Nội dung lý thuyết
Năm 1990, nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày sinh Bác Hồ, có nhiều bài viết về Người. “Phong cách Hồ Chí Minh” là một phần trong bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” của tác giả Lê Anh Trà.
Văn bản có thể chia làm hai phần:
- Từ đầu đến “rất hiện đại” : Hồ Chí Minh với sự tiếp thu văn hóa các dân tộc nhân loại.
- Phần còn lại: Những nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh.
- Động lực thúc đẩy Hồ Chí Minh tìm hiểu sâu sắc về các dân tộc và văn hóa thế giới xuất phát từ khát vọng cứu nước.
- Hoàn cảnh: Cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian nan, vất vả, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi nhiều nước, tiếp xúc với văn hóa nhiều vùng trên thế giới. Để có được vốn tri thức văn hóa sâu rộng ấy, Bác Hồ đã:
+ Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ (nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài như Nga, Pháp, Anh, Trung,..)
+ Làm nhiều nghề khác nhau, qua công việc, lao động mà học hỏi
+ Học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc
- Điều quan trọng là Người đã tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài:
+ Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động;
+ Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay và đông thời phê phán những hạn chế, tiêu cực;
+ Trên nền tảng văn hóa dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế (tất cả những ảnh hưởng quốc tế đã được nhào nặn với cái gốc không gì lay chuyển được).
- Ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh có một phong cách sống vô cùng giản dị:
+ Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ: chiếc nhà sàn nhỏ vừa là nơi tiếp khách, vừa là nơi làm việc, đồng thời cũng là nơi ngủ.
+ Trang phục giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ, tư trang ít ỏi
+ Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, cà muối, cháo hoa…
- Cách sống giản dị, đạm bạc lại vô cùng thanh cao:
+ Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong nghèo khó.
+ Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời.
+ Đây là cách sống có văn hóa, thể hiện một quan niệm thẩm mỹ: cái đẹp gắn liền với sự giản dị, tự nhiên.
- Viết về cách sống của Bác, tác giả liên tưởng đến các vị hiền triết ngày xưa:
+ Nguyễn Trãi: bậc thầy khai quốc công thần, ở ẩn.
+ Nguyễn Bỉnh Khiêm: làm quan, ở ẩn.
- Kết hợp giữa kể và bình luận. Đan xen những lời kể là những lời bình luận rất tự nhiên: “Có thể nói ít vị lãnh tụ nào lại am hiểu về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh”, "Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong chuyện cổ tích",...
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
- Đan xen thơ của các vị hiền triết, cách sử dụng từ Hán Việt gợi cho người đọc thấy sự gần gũi giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với các vị hiền triết của dân tộc
- Sử dụng nghệ thuật đối lập: vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại, hiện đại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam...
1. Nghệ thuật
- Kết hợp hài hòa giữa thuyết minh với lập luận.
- Chọn lọc chi tiết giữa thuyết minh với lập luận.
- Ngôn ngữ sử dụng chuẩn mực.
2. Nội dung
- Vẻ đẹp trong phẩm chất Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại.
+ Kết hợp giữa vĩ đại và bình dị.
+ Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.
=> Rút ra ý nghĩa của việc học tập, rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh: Cần phải hòa nhập với khu vực và quốc tế nhưng cũng câdn phải giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc.