Nội dung lý thuyết
- Tên thật: Cù Huy Cận.
- Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho.
- Quê: Nghệ Tĩnh.
- Là nhà thơ lớn của phong trào thơ Mới.
- Một số tác phẩm chính:
- Lửa thiêng (1940).
- Trời mỗi ngày lại sáng (1958).
- Đất nở hoa (1960).
- Hai bàn tay em (1967).
- Bài ca cuộc đời (1963).
- Gieo hạt (1984).
- Ngày hằng sống ngày thơ (1975).
1. Xuất xứ
- Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được tác giả sáng tác ngày 4/10/1958 ở Quảng Ninh, in trong tập "Trời mỗi ngày lại sáng".
2. Bố cục
Bài thơ có thể chia làm 3 phần:
- Khổ 1 - 2: Cảnh ra khơi.
- Khổ 3 - 6: Cảnh đoàn thuyền đánh cá.
- Khổ 7: Cảnh trở về.
- Khung cảnh hoàng hôn trên biển vừa diễm lệ, vừa đầy sức sống: "Sóng đã cài then đêm sập cửa".
- Nghệ thuật so sánh nhân hóa: vũ trụ như một căn nhà khổng lồ bước vào trạng thái nghỉ ngơi.
- Có sự đối lập giữa vũ trụ và con người: Vũ trụ nghỉ ngơi >< con người lao động.
- "Sóng cài then đêm sập cửa - Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi" : ( Vần thanh trắc >< vần thanh bằng)
- Khí thế của những con người ra khơi đánh cá: mạnh mẽ, tươi vui, lạc quan, yêu lao động.
-> Diễn tả niềm vui yêu đời,yêu lao động, yêu cuộc sống tự do, tiếng hát của những con người làm chủ quê hương giàu đẹp.
- Khung cảnh biển đêm: thoáng đãng lấp lánh, ánh sáng đẹp, vẻ đẹp lãng mạn, kỳ ảo của biển khơi.
- Nhà thơ đã tưởng tượng ngược lại, bóng sao ùa nước Hạ Long, làm nên tiếng thở của đêm, một sự sáng tạo nghệ thuật - biển đẹp màu sắc lấp lánh. Hình ảnh đẹp lộng lẫy và rự rỡ của các loài cá trên biển: cá thu, cá song, cá nhụ, cá bạc,... với những màu sắc lung linh, huyền ảo: hồng trắng, vàng chóe, vảy bạc, "đuôi vàng lóe rạng đông".
Thuyền ta lái gió với buồm trăng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
- Con thuyền đánh cá vốn nhỉ bé trước biển cả bao la đã trở thành con thuyền kì vĩ, khổng lồ, hòa nhập với kích thước rộng lớn của vũ trụ, thiên nhiên: lái gió, buồm trăng, mây cao, dò bụng biển,...
- Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền có nhịp trăng cao.
- Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,
Kéo xoăn tay chùm cá nặng.
-> Cảnh lao động với khí thế sôi nổi, hào hứng, khẩn trương, hang say.
- Âm hưởng của tiếng hát là âm hưởng chủ đạo, niềm yêu say mê cuộc sống, yêu biển, yêu quê hương, yêu lao động.
- Nhịp điệu khỏe khoắn, đa dạng, cách gieo vần biến hóa, sự tưởng tượng phong phú, bút pháp lãng mạn.
3. Khổ 7: Cảnh trở về
- "Câu hát căng buồm".
- "Mặt trời đội biển".
- "Mắt cá huy hoàng…"
=> Gợi lên một cảnh kỳ vĩ, hào hung, khắc họa đậm nét vẻ đẹp khỏe mạnh và thành quả lao động của người dân miền biển.
- Khi ra đi là lúc hoàng hôn, vũ trụ vào trạng thái nghỉ ngơi.
1. Nghệ thuật
Nghệ thuật: bài thơ được viết trong không khí phơi phới, phấn khởi của nhwungx con người lao động với bút pháp lãng mạn, khí thế tưng bừng của cuộc sống mới tạo cho bài thơ một vẻ đẹp hoành tráng mơ mộng.
2. Nội dung
Ca ngợi sự giàu đẹp của biển, sự giàu đẹp trong tâm hồn của những người lao động mới, phơi phới tin yêu cuộc sống mới, ngày đêm chạy đua với thời gian để cống hiến, để xây dựng, ho là những con người đáng yêu, đáng quý trọng.