Sang thu- Hữu Thỉnh

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Hữu Thỉnh (1942) tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh, bút danh là Vũ Hữu.

- Quê quán: Quê ở Tam Dương - Vĩnh Phúc.

- Sự nghiệp sáng tác:

+ Năm 1963 ông nhập ngũ rồi trở thành cán bộ trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ.

+ Ông tham gia ban chấp hành hội nhà văn Việt Nam các khóa III, IV, V.

+ Năm 2000 ông là Tổng thư kí hội nhà văn Việt Nam.

+ Tác phẩm tiêu biểu: Sang thu, Âm vang chiến hào,...

- Ông là người viết nhiều, viết hay về con người và cuộc sống nông thôn. Thơ ông giản dị nhưng vô cùng tinh tế và sâu sắc.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ

Bài thơ Sang thu được Hữu Thỉnh sáng tác vào gần cuối năm 1977, in lần đầu tiên trên báo Văn nghệ, sau đó được in lại nhiều lần trong các tập thơ.

b. Bố cục

- Khổ 1: Cảm nhận về thiên nhiên lúc giao mùa, tín hiệu báo thu về.

- Khổ 2: Cảm nhận về quang cảnh đất trời lúc vào thu.

- Khổ 3: Những biến chuyển âm thầm của tạo vật và suy ngẫm về cuộc đời người lúc chớm thu.

@92279@@92280@

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Sự biến chuyển của đất trời lúc sang thu

- Nhà thơ chợt nhận ra tín hiệu của sự chuyển mùa từ ngọn gió se (nhẹ, khô và hơi lạnh) mang theo hương ổi (ổi đang vào độ chín).

- "Phả": sự hòa quyện, trải dài khắp ngõ ngách làng quê.

- "Sương chùng chình": phép nhân hóa, miêu tả làn sương mỏng nhẹ bắt đầu xuất hiện, dường như sương cũng đang chậm lại để chờ đợi một điều gì đó.

=> Những biến chuyển của không gian được tác giả cảm nhận bằng nhiều giác quan tinh tế: khứu giác, xúc giác, thị giác và bằng cả tâm hồn của mình.

- Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng qua các từ bỗng, hình như.

@92281@

2. Những biến chuyển trong không gian lúc vào thu

- Biến chuyển trong không gian lúc sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan và sự rung động thật tinh tế.

+ Hương ổi lan vào không gian, phả vào gió se.

+ Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm.

+ Dòng sông trôi một cách thanh thản gợi lên vẻ êm dịu của bức tranh thiên nhiên, những cánh chim bắt đầu vội vã buổi hoàng hôn. 

- Cảm giác giao mùa được diễn tả thú vị qua đám mây mùa hạ "vắt nửa mình sang thu".

-> Phép nhân hóa: "sông dềnh dàng", "chim vội vã", "mây vắt nửa mình" tạo nên những hình ảnh hữu hình, không gian đất trời mở ra nhiều tầng bậc khác nhau khi thu về.

@92282@

3. Những biến chuyển âm thầm của tạo vật và suy ngẫm về cuộc đời người lúc chớm thu

- Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng nhạt dần. Những ngày giao mùa nay đã ít đi những cơn mưa ào ạt, bất ngờ.

- Lúc này cũng bớt đi những tiếng sấm bất ngờ gắn cùng những cơn mưa rào mà mùa hạ thường có.

-> Tín hiệu mùa hạ vẫn còn nhưng đã nhạt dần.

- Sấm là những biến đổi bất thường. Lúc sang thu, bớt đi những tiếng sấm bất ngờ. Cũng có thể hiểu: hàng cây không còn bị bất ngờ, bị giật mình bởi tiếng sấm nữa. Với hình ảnh có giá trị tả thực về hiện tượng thiên nhiên này, tác giả muốn gửi gắm suy ngẫm của mình - khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.

@92287@

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Cách sử dụng từ độc đáo.

- Các biện pháp tu từ quen thuộc.

- Giọng thơ em đềm cùng với cảm nhận tinh tế.

2. Nội dung

Cảm nhận được đặc điểm bức tranh thiên nhiên cùng tình cảm thiết tha, tâm hồn tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh. Bài thơ có nhiều hình ảnh đặc sắc, gợi cảm về thời điểm giao mùa hạ - thu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.

@92284@@92285@