Vật lý

Don Nguyễn
Xem chi tiết
Sky SơnTùng
2 tháng 6 2016 lúc 19:40
Ta có: \(\omega=2\pi f=100\pi\left(rad/s\right)\)
Nhiệt lượng
\(Q=I^2Rt=\frac{E^2_0t}{2R}=\frac{\left(\omega NBS\right)^2t}{2R}=\frac{\left(200.100\pi.0,002\right)^2.60}{2.1000}\)\(=474J\)Đáp án B
Bình luận (0)
Đinh Tuấn Việt
2 tháng 6 2016 lúc 19:35

undefined

Bình luận (0)
Just Smile
Xem chi tiết
Hoàng Nguyên Vũ
27 tháng 4 2017 lúc 17:51

Cách 1:

Điện học lớp 7

Ta có: Đ1 // Đ2 // Đ3 // Đ4 nên:

+) \(I=I_1+I_2+I_3+I_4\)

Cả 4 bóng đèn giống nhau do đó:

\(I_1=I_2=I_3=I_4=\dfrac{I}{4}=\dfrac{0,4A}{4}=0,1A\)

+) \(U=U_1=U_2=U_3=U_4\) (U là hiệu điện thế nguồn điện)

Nguồn điện có hiệu điện thế 12V nên:

\(U=U_1=U_2=U_3=U_4=12V\)

Do đó cả 4 bóng đèn sáng bình thường.

Cách 2:

Điện học lớp 7

Ta có: Đ1 nt Đ2 nt (Đ3 // Đ4) nên:

+) \(I=I_1=I_2=I_{34}=0,4A\)

\(I_{34}=I_3+I_4\\ \Rightarrow I_3=I_4=\dfrac{0,4A}{2}=0,2A\)

+) \(U=U_1+U_2+U_{34}\)

\(\Rightarrow U_1=U_2=U_{34}=\dfrac{U}{3}=\dfrac{12V}{3}=4V\)

Đ3 // Đ4 nên:

\(U_{34}=U_3=U_4=4V\)

Do đó cả 4 đèn sáng như nhau và sáng bằng 1/3 độ sáng bình thường.

Cách 3:

Điện học lớp 7

Ta có: Đ1 nt Đ234 và (Đ2 nt Đ3) // Đ4 nên:

+) \(I=I_1=I_{234}=0,4A\)

\(I_{234}=I_{23}+I_4\\ \Rightarrow I_{23}=I_4=\dfrac{I_{234}}{2}=0,2A\\ I_{23}=I_2=I_3=0,2A\)

+) \(U=U_1+U_{234}=12V\)

\(\Rightarrow U_1=U_{234}=\dfrac{12V}{2}=6V\\ U_{234}=U_{23}=U_4=6V\\ U_{23}=U_2+U_3\\ \Rightarrow U_2=U_3=\dfrac{U_{23}}{2}=\dfrac{6V}{2}=3V\)

Do đó đèn Đ1 sáng bằng 1/2 mức bình thường, đèn Đ2 và Đ3 sáng như nhau và bằng 1/4 mức bình thường, đèn Đ4 sáng bằng 1/2 mức bình thường.

Bình luận (1)
Duong Tran Nhat
3 tháng 5 2017 lúc 18:10

chịu

Bình luận (1)
Nguyễn ☠Văn☠Xuân☠
7 tháng 5 2017 lúc 20:32

Chịu thôi ok

Bình luận (0)
Dellinger
Xem chi tiết
Hoàng Nguyên Vũ
22 tháng 4 2017 lúc 18:24

Hỏi đáp Vật lý

Khi quả cầu ở treo ở B được nhúng vào chất lỏng thì tác dụng lên quả cầu ngoài trọng lực còn có lực đẩy Ác-si-mét của chất lỏng.

Gọi điểm treo dây mới lad O'. Phân tích các lực trên thanh đòn AB.

- Lực căng dây bằng trọng lượng của quả cầu treo ở A kí hiệu là P, chiều từ trên xuống, điểm đặt tại đầu A, cánh tay đòn O'A = l - x.

- Lực căng dây bằng hợp lực của hai lực ngược chiều là lực đẩy Ác-si-mét FA chiều từ dưới lên và trọng lượng P của vật nặng B chiều từ trên xuống, cánh tay đòn của lực căng dây này là O'B = l + x.

Do hệ thống đang cân bằng nên theo điều kiện cân bằng của đòn bẩy ta có:

\(P.O'A=\left(P-F_A\right).O'B\\ \Rightarrow P.\left(l-x\right)=\left(P-F_A\right)\left(l+x\right)\left(1\right)\)

Gọi thể tích của hai quả cầu là V, khối lượng riêng của chất lỏng là D, khối lượng riêng của sắt là Ds. Hai quả cầu được nhúng chìm ta có:

\(P=10D_s.V;F_A=10D.V\)

Thay vào (1) ta được:

\(10D_s.V\left(l-x\right)=\left(10D_s.V-10D.V\right)\left(l+x\right)\\ \Rightarrow D_s.V\left(l-x\right)=V\left(D_s-D\right)\left(l+x\right)\\ \Rightarrow D_s\left(l-x\right)=\left(D_s-D\right)\left(l+x\right)\\ \Rightarrow D=D_s-\dfrac{D_s\left(l-x\right)}{l+x}=7,8-\dfrac{7,8\left(20-1,08\right)}{20+1,08}\approx0,8\left(g|cm^3\right)\)

Vậy khối lượng riêng của chất lỏng là 0,8g/cm3.

Bình luận (0)
Ngô Thị Tường Vy
28 tháng 4 2017 lúc 9:45

Ban cho minh spam ti'

May ban vao tuong minh giai giup de cuong su 8 cua minh nha, cam on

_ xin loi da lam phien

Bình luận (0)
Phạm Thị Thanh Xuân
7 tháng 5 2017 lúc 14:14

hihi

Bình luận (0)
Demacia
Xem chi tiết
Hoàng Nguyên Vũ
20 tháng 4 2017 lúc 23:02

m1 = 100g = 0,1kg ; c1 = 900J/g.K ; t1 = 10oC

m2 = 400g = 0,4kg ; c2 = 4200J/kg.K

m = 200g = 0,2kg ; c3 = 230Jkg.K ;

Gọi khối lượng phần nhôm và phần thiếc trong thỏi hợp kim là mn và mt. Ta có:

\(m_n+m_t=m\Rightarrow m_t=m-m_n\left(1\right)\)

Nhiệt lượng do thỏi hợp kim tỏa ra khi hị nhiệt từ t2 = 120oC xuống t3 = 14oC là:

\(Q_{tỏa}=\left(m_n.c_1+m_t.c_3\right)\left(t_2-t_3\right)\\ =\left(900m_n+230m_t\right)\left(120-14\right)=10600\left(9m_n+2,3m_t\right)\)

Nhiệt lượng mà nước và nhiệt lượng kế nhôm thu vào để tăng nhiệt độ từ t1 = 10oC đến t3 = 14oC là:

\(Q_{thu}=\left(m_1.c_1+m_2.c_2\right)\left(t_3-t_1\right)=\left(0,1.880+0,4.4200\right)\left(14-10\right)=7072\left(J\right)\)

Thep phương trình cân bằng nhiệt:

\(Q_{tỏa}=Q_{thu}\\ \Rightarrow10600\left(9m_n+2,3m_t\right)=7072\\ \Rightarrow9m_n+2,3m_t=\dfrac{7072}{10600}\left(2\right)\)

Thay (1) vào (2):

\(9\left(m-m_t\right)+2,3m_t=\dfrac{7072}{10600}\\ \Rightarrow9m-9m_t+2,3m_t=\dfrac{7072}{10600}\\ \Rightarrow9m-m_t\left(2,3-9\right)=\dfrac{7072}{10600}\\ \Rightarrow-m_t=\dfrac{\dfrac{7070}{10600}-9.0,2}{2,3-9}\\ \Rightarrow m_t\approx0,16908\left(g\right)\\ \Rightarrow m_n=0,03092\left(g\right)\)

Phần nhôm có khối lượng 30,92kg phần thiếc có khối lượng 169,08kg.

Bình luận (0)
Mai Phạm Nhã Ca
Xem chi tiết
Hoàng Nguyên Vũ
23 tháng 4 2017 lúc 10:19

Tóm tắt

m1 = 300g = 0,3kg ; t1 = 30oC

t2 = 250oC ; c1 = 380J/kg.K

t3 = 20oC ; c2 = 4200J/kg.K

__________________________________

a) Q = ?

b) m2 = ?

Giải

a) Nhiệt lượng cần truyền cho miếng đồng để nó tăng nhiệt độ từ t1 = 30oC lên t2 = 250oC là:

\(Q=m_1.c_1\left(t_2-t_1\right)\\ =0,3.380\left(250-30\right)=25080\left(J\right)\)

b) Khi bỏ miếng đồng có nhiệt độ t2 = 250oC vào nước có nhiệt độ t3 = 20oC thì miếng đồng truyền nhệt lượng cho nước.

Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra khi hạ nhiệt độ từ t2 = 250oC xuống t = 60oC là:

\(Q_{tỏa}=m_1.c_1\left(t_2-t\right)=0,3.380\left(250-60\right)=21660\left(J\right)\)

Nhiệt lượng nước thu vào khi tăng nhiệt độ từ t3 = 20oC lên t = 60oC là (bỏ qua nhiệt lượng cốc thu vào)

\(Q_{thu}=m_2.c_2\left(t-t_3\right)=m_2.4200\left(60-20\right)=168000m_2\left(J\right)\)

Theo phương trình cân bằng nhiệt:

\(Q_{tỏa}=Q_{thu}\\ \Rightarrow21660=168000m_2\\ \Rightarrow m_2\approx0,1289\left(kg\right)\)

Vậy khối lượng nước trong cốc là 0,1289kg

Bình luận (2)
lên để hỏi thôi
Xem chi tiết
༺ ๖ۣۜPhạm ✌Tuấn ✌Kiệτ ༻
20 tháng 5 2016 lúc 14:41

Gọi m, V, D lần lượt là khối lượng, thể tích, khối lượng riêng của vật. 
Khi thả vật rắn vào bình đầy nước hoặc bình đầy dầu thì có một lượng nước hoặc một lượng dầu ( có cùng thể tích với vật ) tràn ra khỏi bình. 
Độ tăng khối lượng của cả bình trong mỗi trường hợp: 
m1 = m – D1V    (1)
m2 = m– D2V    (2) 
Lấy (2) – (1) ta có:

m2 – m1 = V(D1 – D2) 
\(\Rightarrow V=\frac{m_2-m_1}{D_1-D_2}=300\) (cm3)
Thay giá trị của V = 300 cm3 vào (1), ta đc:

\(m=m_1+D_1V=321,75\left(g\right)\)

Từ công thức \(D=\frac{m}{V}\), ta có:

\(D=\frac{m}{V}=\frac{321,75}{300}\approx1,07\left(g\right)\)

Bình luận (5)
Nguyễn Thế Bảo
20 tháng 5 2016 lúc 14:51

Bạn xem lời giải của mình nhé:

Giải:

Gọi m, V, D lần lượt là khối lượng, thể tích, khối lượng riêng của vật.

Khi thả vật rắn vào bình đầy nước hoặc bình đầy dầu thì có một lượng nước hoặc một lượng dầu ( có cùng thể tích với vật ) tràn ra khỏi bình.

Độ tăng khối lượng của cả bình trong mỗi trường hợp:

m1 = m – D1.V (1)

m2 = m – D2.V (2)

Lấy (2) – (1) ta có: m2 – m1 = V.(D1 – D2)

\(\Rightarrow V=\frac{m_2-m_1}{D_1-D_2}=300\left(cm^3\right)\)

Thay giá trị của V vào (1) ta có : \(m=m_1+D_1.V=321,75\left(g\right)\)

Từ công thức \(D=\frac{m}{V}=\frac{321,75}{300}\approx1,07\)(g/cm3)

Vậy V = 300 cm3

m = 321,75g

\(D\approx\) 1,07g/cm3

Chúc bạn học tốt!hihi

 



 

Bình luận (3)
Nguyễn Thế Bảo
20 tháng 5 2016 lúc 15:02

lại tự lập ních rồi tự trả lời và tự tích đúng ko ๖ۣۜPresident ๖ۣۜof ๖ۣۜclass ღ7A ◕♌Lớp ♫trưởng ღ7A◕

Bình luận (0)
VnDoc
Xem chi tiết
Hoàng Nguyên Vũ
10 tháng 4 2017 lúc 22:01

Phương trình cân bằng nhiệt

Phương trình cân bằng nhiệt

a) Khi rót m (kg) nước từ bình 1 sang bình 2 thì nước bình 1 thu nhiệt lượng và nước bình 2 tỏa nhiệt lượng những nhiệt lượng đó là:

\(Q_1=m.c.\left(t'-20\right);Q_2=m_2.c\left(60-t'\right)\)

Cân bằng nhiệt: \(Q_1=Q_2\Rightarrow m.c.\left(t'-20\right)=m_2.c.\left(60-t'\right)\Rightarrow m.t'-20m=60.8-8t'\Rightarrow t'\left(m+8\right)-20m=480\Rightarrow t'=\dfrac{480+20m}{m+8}\left(1\right)\)

Khi rót m (kg) nước từ bình 2 sang bình 1 thì nước ở bình 1 thu nhiệt lượng và nước bình 2 tỏa nhiệt lượng, lúc này bình 1 đã rót đi m nên sẽ còn m1 - m (kg) nước, lúc cân bằng thì nước bình 1 có nhiệt độ là 22oC:

\(Q_1'=\left(m_1-m\right).c.\left(22-20\right);Q_2=m.c.\left(t'-22\right)\)

Cân bằng nhiệt: \(Q_1'=Q_2'\Rightarrow\left(m_1-m\right).c.\left(22-20\right)=m.c.\left(t'-22\right)\Rightarrow\left(4-m\right).2=m.t'-22m\Rightarrow8=m.t'-20m\left(2\right)\)

Thay (1) vào (2) ta được: \(8=\dfrac{m\left(480+20m\right)}{m+8}-20\) ta quy đồng với m+8: \(240m+20m^2-20m^2-160m=8m+64\Rightarrow72m=64\Rightarrow m\approx0,889\left(kg\right)\)

Thay m và (1) ta được: \(t'=\dfrac{480+20.0,889}{0,889+8}\approx56\left(^oC\right)\)

b) Sau khi kết thúc lần rót 1: nhiệt độ nước bình 1 là 22oC, nhiệt độ nước bình 2 là 56oC, khối lượng nước ở bình 2 vẫn là m2 vì đã đổ vào và rót ra. Tiếp tục rót nước từ bình 1 sang bình 2 thì nước ở bình 1 thu nhiệt, nước ở bình 2 tỏa nhiệt, gọi t là nhiệt độ khi cân bằng:

\(Q_1=m.c.\left(t-22\right);Q_2=m_2.c.\left(56-t\right)\)

Cân bằng nhiệt: \(Q_1=Q_2\Rightarrow m.c.\left(t-22\right)=m_2.c.\left(56-t\right)\)với m = 0,889 thì \(0,889t-19,558=448-8t\Rightarrow8,889t=467,558\Rightarrow t\approx52,6\left(^oC\right)\)

Sau khi rót nước ở bình 1 đổ sang bình 2 thì nhiệt độ ở bình 2 là 52,6oC, nhiệt độ nước ở bình 1 là 22oC, khối lượng nước ở bình 1 là m1 - m (kg), nước bình 1 thu nhiệt và nước bình 2 tỏa nhiệt. Gọi t' là nhiệt độ khi cân bằng nhiệt:

\(Q_1'=\left(m_1-m\right).c.\left(t'-22\right);Q_2'=m.c.\left(52,6-t'\right)\)

Cân bằng nhiệt: \(Q_1'=Q_2'\Rightarrow\left(m_1-m\right).c.\left(t'-22\right)=m.c.\left(52,6-t'\right)\Rightarrow\left(4-0,889\right).\left(t'-22\right)=0,889.\left(52,6-t'\right)\Rightarrow3,111t'-68,442=46,7614-0,889t'\Rightarrow4t'=115,2034\Rightarrow t=28,8\left(^oC\right)\)

Bình luận (5)
Hung nguyen
11 tháng 4 2017 lúc 10:13

Câu 1: Gọi nhiệt dung riêng của nước, trụ (I), trụ (II) lần lược là \(c_0,c_1,c_2\)

Nếu thả khối trụ (I) bằng đồng có khối lượng m, nhiệt độ \(t=100^oC\) vào bình thì khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước trong bình là \(t_1=25^oC\). Ta có phương trình cân bằng nhiệt.

\(m_0c_0\left(20-25\right)+mc_1\left(100-25\right)=0\)

\(\Leftrightarrow m_1c_1=\dfrac{m_0c_0}{15}\left(1\right)\)

Nếu ko thả khối trụ (I) mà thả khối trụ (II) bằng hợp kim có khối lượng là 2m, nhiệt độ là \(t=100^oC\) vào bình thì khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước trong bình là \(t_2=40^oC\). Ta có phương trình cân bằng nhiệt.

\(m_0c_0\left(20-40\right)+2mc_2\left(100-40\right)=0\)

\(\Leftrightarrow mc_2=\dfrac{m_0c_0}{6}\left(2\right)\)

Nếu thả cùng lúc 2 khối trụ (I) và (II) vào bình thì khi có cân bằng nhiệt thì:

\(m_0c_0\left(20-t'\right)+mc_1\left(100-t'\right)+2mc_2\left(100-t'\right)=0\left(3\right)\)

Thế (1), (2) vào (3) ta được:

\(m_0c_0\left(20-t'\right)+\dfrac{m_0c_0}{15}\left(100-t'\right)+\dfrac{m_0c_0}{3}\left(100-t'\right)=0\)

\(\Leftrightarrow7t'=300\)

\(\Leftrightarrow t'=\dfrac{300}{7}\left(^oC\right)\)

Bình luận (3)
Hung nguyen
11 tháng 4 2017 lúc 10:29

Câu 3/

Vì nhiệt dung riêng đất nhỏ hơn nhiệt dung riêng nước nhiều lần. Do đó ban ngày khi nhận bức xạ từ Mặt Trời, đất nóng nhanh hơn nước biển không khí mặt đất nóng lên bay lên cao hình thành khối khí áp thấp còn không khí ngoài biển lạnh hơn hình thành nên khối khí áp cao, không khí chuyển động từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp (hiện tượng đối lưu) sinh ra gió thổi từ biển vào đất liền. Còn vào ban đêm thì đất tỏa nhiệt tốt hơn nên nhiệt độ giảm nhanh hơn biển làm hình thành khí áp cao ở đất liền và áp thấp ở biển nên gió thổi từ đất liền ra biển.

Bình luận (0)
Hiếu
Xem chi tiết
Nguyễn Quang Hưng
3 tháng 2 2016 lúc 14:51

Đổi đơn vị bước sóng \(0,38 \mu m \leq \lambda \leq 0,76 \mu m\)

                                    \(x_M = 7,2mm.\)

Còn các đại lượng khác giữ nguyên đơn vị.

Tại M là bị tắt tức là vị trí vân tối

\(x_M = x_t = (k+0,5)\frac{\lambda D}{a} => \lambda = \frac{a.x_M}{(k+0,5)D}.(1)\)

Mà \(0,38 \mu m \leq \lambda \leq 0,76 \mu m\)

=> \(0,38 \mu m \leq \frac{a.x_M}{(k+0,5)D} \leq 0,76 \mu m\)

=> \(\frac{a.x_M}{0,76.D}\leq k+0,5 \leq \frac{a.x_M}{0,76.D}.\)

=> \(1,86 \leq k \leq 4,2 . \)

=> \( k = 2,3,4.\)

Vậy có 3 bức xạ bị tắt tại M.

Bình luận (0)
Trần Ngọc Mai Anh
10 tháng 2 2016 lúc 15:18

có 3 là câu d 

Bình luận (0)
Phú Quang
Xem chi tiết
Hoàng Nguyên Vũ
27 tháng 3 2017 lúc 23:16

S1 S2 t1 t2;v2 t3;v3 A B C

Gọi tổng quãng đường là 2S ta có: \(S_1=S_2=S\)

Thời gian đi trên nửa quãng đường đầu: \(t_1=\dfrac{S_1}{v_1}=\dfrac{S}{v_1}\)

Gọi tông thời gian đi trên nửa quãng đường còn lại là 2t ta có: \(t_2=t_3=t\)

Trên nửa đường còn lại, quãng đường người đó đi trên nừa thời gian đầu và sau là:

\(S_2=v_2.t_2=v_2t\\ S_3=v_3.t_3=v_3t\)

Tổng quãng đường còn lại là:

\(S=S_2+S_3=v_2t+v_3t=t\left(v_2+v_3\right)\\ \Rightarrow t=\dfrac{S}{v_2+v_3}\)

Tổng thời gian đi hết quãng đường AB là:

\(t_{AB}=t_1+2t=\dfrac{S}{v_1}+2\cdot\dfrac{S}{v_1+v_2}=S\left(\dfrac{1}{v_1}+\dfrac{1}{v_2+v_3}\right)\\ =S\dfrac{v_2+v_3+2v_1}{v_1\left(v_2+v_3\right)}\)

Vận tốc trung bình trên cả quãng đường:

\(v_{tb}=\dfrac{2S}{t_{AB}}=\dfrac{2S}{S\cdot\dfrac{v_2+v_3+2v_1}{v_1\left(v_2+v_3\right)}}=\dfrac{2v_1\left(v_2+v_3\right)}{2v_1+v_2+v_3}\)

Mà vtb = 20km/h

\(\Rightarrow20=\dfrac{2.20\left(v_2+25\right)}{2.20+v_2+25}\\ \Rightarrow20=\dfrac{40v_2+1000}{65+v_2}\\ \Rightarrow40v_2+1000=20\left(65+v_2\right)=1300+20v_2\\ \Rightarrow20v_2=300\Rightarrow v_2=15\left(\dfrac{km}{h}\right)\)

Vậy v2 = 15km/h

Bình luận (0)
Ba Thị Bích Vân
31 tháng 3 2017 lúc 11:02

Gọi nửa thời gian còn lại là $t$

Quãng đường đi với vận tốc $18km/h$ lại là $s=18t$

Quãng đường cuối đi với vận tốc $12km/h$ là $s'=12t$

Vận tốc trung bình đi trên nửa quãng đường sau là

$v_{tb}'=\dfrac{s+s'}{t+t}=\dfrac{30t}{2t}=15(km/h)$

Gọi nửa quãng đường đầu là $S$

Thời gian đi hết quãng đường đầu là:$t_1=\dfrac{S}{v_1}=
\dfrac{S}{25}$

Thời gian đi hết quãng đường sau là:$t_2=\dfrac{S}{v_{tb}'}=
\dfrac{S}{15}$

Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là:

$v_{tb}=\dfrac{S+S}{t_1+t_2}=\dfrac{2S}{\dfrac{S}
{25}+\dfrac{S}{15}}=18,75(km/h)$

Vậy vận tốc trung bình trên cả quãng đường là
$18,75 \ km/h$

day chi la goi y bai khac thoi nhe
Bình luận (0)
Nguyễn Khánh Linh
11 tháng 7 2017 lúc 7:32

v2=15km/h

Bình luận (0)
My Sunshine
Xem chi tiết
Hoàng Nguyên Vũ
27 tháng 3 2017 lúc 21:06

Gọi h là chiều cao cục nước đá. 0,09g/cm3 = 90kg/m3 ; 1g/cm3 = 1000kg.m3.

Diện tích cục nước đá là: S = 150cm3 = 0,00015m3.

Phần nổi cục nước đá là: 2cm = 0,02m.

Khi cục nước đá cân bằng trong nước ta có:

\(P=F_A\\ \Rightarrow10D_{nd}.S.h=10D_n.S.0,02\\ \Rightarrow900.0,00015.h=10000.0,00015.0,02\\ \Rightarrow0,135h=0,03\\ \Rightarrow h=\dfrac{2}{9}\approx0,222\left(m\right)\)

Trọng lượng của khối nước đá:

\(P=10D_{nd}.S.h=900.0,00015.0,222=0,02997\left(N\right)\)

Khối lượng khối nước đá:

\(m=\dfrac{P}{10}=\dfrac{0,02997}{10}=2,997.10^{-3}\left(kg\right)\)

Mình đã nói rồi khối lượng riêng nước đá là 0,9g/cm3 thôi giải theo đề của bạn vậy.

Bình luận (2)
Phạm Thanh Tường
28 tháng 3 2017 lúc 10:17

tóm tắt:

\(h_{nổi}=2cm=0.02m\)

\(S_{đáy}=150cm^2=0.015m^2\)

\(D_{nđá}=0.09g|cm^3=90kg|m^3\)

\(D_{nước}=1g|cm^3=1000kg|m^3\)

\(\overline{m_{cụcđá}=?}\)

giải:

khối lượng phần nổi trên mặt nước là:

\(m_{nổi}=V_{nổi}.D_{nđ}=\left(0,02.0,015\right).90=0,027\left(kg\right)\)

trọng lượng của phần nổi là:

\(P_{nổi}=10m_{nổi}=10.0,027=0,27\left(N\right)\)

trọng lượng riêng của cục nước đá đó là:

\(d_{nđ}=10.D_{nđ}=10.90=900\left(N|m^3\right)\)

trọng lượng riêng của nước là:

\(d_{nước}=10D_{nước}=10.1000=10000\left(N|m^3\right)\)

gọi độ cao phần chìm trong nước là x, thì thể tích phần chìm trong nước là x.0,015.

Ta có: lực đẩy ac-si-met tác dụng lên cục đá đó là:

\(F_A=d_{nước}.V_{chìm}=10000.\left(x.0,015\right)\)

trọng lượng của cả cục nước đá đó là:

\(P=P_{nổi}+P_{chìm}=0,27+V_{cìm}.d_{nđ}=0,27+\left(x.0,015\right).900\)

vì cục nước đá đã nổi lên và ở yên ở đó nên lúc đó, lực đẩy ác-si-met tác dụng lên cục nước đá đó và trọng lượng của nó cần bằng với nhau, hay:

\(F_A=P=\left(x.0,015\right).10000=0,27+\left(x.0,015\right).900\)

\(\Leftrightarrow150x=0,27+13,5x\\ \Leftrightarrow136,5x=0,27\\ \Leftrightarrow x\approx0,002\)

vậy độ cao phần chìm trong nước khoảng 0.002 m

trọng lượng của cả cục nước đá đó là:

\(P=P_{nổi}+P_{chìm}=0,27+V_{chìm}.d_{nđ}\\ \approx0,27+\left(0,002.0,015\right).900\approx0,297\left(N\right)\)

khối lượng của cục nước đá đó là:

\(m_{cụcđá}=\dfrac{P}{10}\approx\dfrac{0,297}{10}\approx0,0297\left(kg\right)\approx29,7\left(g\right)\)

vậy khối lượng của cục đá đó là khoảng 29,7 g.

nếu thấy đúng thì tick giùm mình nha!!ok

Bình luận (4)
Huỳnh Minh Thư
29 tháng 3 2017 lúc 14:28

ai đó chỉ mình bài này đi, một hình hộp chữ nhật có thể tích là 216 cm vuông. nếu tăng 3 kích thước của hình hộp chữ nhật lên 2 lần thì thể tích của hình hộp chữ nhật mới là .

giải

giải dùm nha.

Bình luận (1)