Vật lý

Trần Trọng Nghĩa
Xem chi tiết
Hoàng Nguyên Vũ
21 tháng 5 2017 lúc 9:44

Gọi chiều dài của hai thanh là l, S là tiết diện của mỗi thanh.

a) Hệ thông hai thanh là một đòn bẩy có điểm tựa tại O.

Cơ học lớp 8

Gọi chiều dài phần bị cắt là l1.

Phân tích các lực tác dụng lên đòn bẩy:

- Trọng lượng \(\overrightarrow{P_1}\) của thanh thứ nhất, do phần thanh bị cắt đã được đặt lên chính giữa phần còn lại nên trọng lực của thanh sẽ có điểm đặt tại trung điểm của phần còn lại của thanh, cánh tay đòn của trọng lực này là \(\dfrac{l-l_1}{2}\)

- Trọng lượng \(\overrightarrow{P_2}\) của thanh thứ hai, điểm đặt tại trung điểm của thanh thứ hai, cánh tay đòn là \(\dfrac{l}{2}\)

Do hai thanh đã cân bằng nên theo điều kiện cân bằng của đòn bẩy ta có:

\(P_1\cdot\dfrac{l-l_1}{2}=P_2\cdot\dfrac{l}{2}\\ \Rightarrow d_1.l.S\dfrac{l-l_1}{2}=d_2.l.S\dfrac{l}{2}\\ \Leftrightarrow1,25d_2\cdot\dfrac{l-l_1}{2}=d_2\cdot\dfrac{l}{2}\\ \Leftrightarrow1,25\cdot\dfrac{l-l_1}{2}=\dfrac{l}{2}\\ \Leftrightarrow l_1=l-2\dfrac{\dfrac{l}{2}}{1,25}\\ =20-2\dfrac{\dfrac{20}{2}}{1,25}=4\left(cm\right)\)

b)

Cơ học lớp 8

Gọi chiều dài phần bị cắt là l2, trọng lượng của phần bị cắt là P1'

Phân tích các lực tác dụng lên đòn bẩy:

- Trọng lượng của phần còn lại của thanh thứ nhất có độ lớn là P1 - P1', điểm đặt tại trung điểm phần còn lại của thanh thứ nhất, cánh tay đòn là \(\dfrac{l-l_2}{2}\)

- Thanh thứ hai vẫn như phần a.

Do hai thanh đã cân bằng nên theo điều kiện cân bằng của đòn bẩy ta có:

\(\left(P_1-P_1'\right)\cdot\dfrac{l-l_2}{2}=P_2\cdot\dfrac{l}{2}\\ \Rightarrow\left(d_1.S.l-d_1.S.l_2\right)\dfrac{l-l_2}{2}=d_2.l.S\dfrac{l}{2}\\ \Leftrightarrow1,25d_2.S\left(l-l_2\right)\cdot\dfrac{l-l_2}{2}=d_2.l.S\dfrac{l}{2}\\ \Leftrightarrow1,25\left(l-l_2\right)\dfrac{l-l_2}{2}=l\dfrac{l}{2}\\ \Leftrightarrow1,25\dfrac{\left(l-l_2\right)^2}{2}=l\dfrac{l}{2}\\ \Leftrightarrow\left(l-l_2\right)^2=2\dfrac{l\dfrac{l}{2}}{1,25}=2\dfrac{20\dfrac{20}{2}}{1,25}=320\\ \Leftrightarrow l_2=20-\sqrt{320}\approx2,11\left(cm\right)\)

Do l2 > 0

Bình luận (1)
Duong Tran Nhat
28 tháng 5 2017 lúc 15:48

tịu

Bình luận (2)
Nguyễn Đăng Nhật
Xem chi tiết
Hoàng Nguyên Vũ
16 tháng 5 2017 lúc 14:49

Gọi m1 là khối lượng của pít tông 1, m2 là khối lượng của pít tông 2.

Gọi S là tiết diện của hai nhánh S = 50cm2 = 5.10-3m3.

* Trường hợp đặt quả cân lên pít tông 1.

Áp suất lỏng - Bình thông nhau

Gọi h là độ chênh lệch mực nước giữa hai nhánh của bình thông nhau h = 5cm = 0,05m.

Xét 2 điểm A và B cùng nằm trên một mặt phẳng nằm ngang đi qua mặt dưới của pít tông 1, gọi áp suất tại hai điểm này là pA và pB. Ta có:

\(p_A=p_B\\ \Rightarrow\dfrac{10m+10m_1}{S}=\dfrac{10m_2}{S}+10D.h\\ \Rightarrow\dfrac{10m+10m_1}{5.10^{-3}}=\dfrac{10m_2}{5.10^{-3}}+10000.0,05\\ \Leftrightarrow10m+10m_1=10m_2+2,5\\ \Leftrightarrow m_1=m_2+0,25-m\left(1\right)\)

* Trường hợp đặt quả cân lên pít tông 2.

Áp suất lỏng - Bình thông nhau

Xét 2 điểm A' và B' cùng nằm trên một mặt phẳng nằm ngang đi qua mặt dưới của hai pít tông, gọi áp suất tại hai điểm này là pA' và pB'. Ta có:

\(p_{A'}=p_{B'}\\ \Rightarrow\dfrac{10m_1}{S}=\dfrac{10m_2+10m}{S}\\ \Leftrightarrow10m_1=10m_2+10m\\ \Leftrightarrow m_1=m_2+m\left(2\right)\)

* Từ (1) và (2) ta có:

\(m_2+0,25-m=m_2+m\\ \Leftrightarrow0,25=2m\\ \Leftrightarrow m=0,125\left(kg\right)\)

Bình luận (3)
Vy Tôn
Xem chi tiết
Hoàng Nguyên Vũ
9 tháng 5 2017 lúc 13:30

Tóm tắt

Q = 129kJ = 129000J

\(\Delta t\) = 50oC

m = 1,8kg

c1 = 880J/kg.K

c2 = 4200J/kg.K

Nhiệt học lớp 8

m1 = ?

m2 = ?

Giải

Ta có: \(m_1+m_2=m\Rightarrow m_2=m-m_1\)

Nhiệt lượng cả nước và bình thu vào để nóng thêm 50oC được tính theo công thức:

\(Q=\left(m_1.c_1+m_2.c_2\right)\Delta t\\ \Leftrightarrow Q=\left[m_1.c_1+\left(m-m_1\right)c_2\right]\Delta t\\ \Leftrightarrow Q=\left(m_1.c_1+c_2.m-c_2.m_1\right)\Delta t\\ \Leftrightarrow Q=\left[m_1\left(c_1-c_2\right)+c_2.m\right]\Delta t\\ \Leftrightarrow m_1=\dfrac{\dfrac{Q}{\Delta t}-c_2.m}{c_1-c_2}\\ =\dfrac{\dfrac{129000}{50}-880.1,8}{4200-880}=0,3\left(kg\right)\\ \Rightarrow m_2=1,5\left(kg\right)\)

Khối lượng của bình nhôm là 0,3kg, khối lượng của nước là 1,5kg.

Bình luận (0)
Quỳnh Sky
Xem chi tiết
♌   Sư Tử (Leo)
6 tháng 5 2016 lúc 11:03

\(\lambda=\frac{v}{f}=\frac{30}{15}=2cm\)

Vì 2 nguồn cùng pha nên số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn AB thỏa mãn:   

\(-AB< k\lambda< AB\)    

\(\Leftrightarrow\) -8,2 < 2k < 8,2

\(\Leftrightarrow\) -4,1 < k < 4,1

\(k\in Z\Rightarrow k=0;^+_-1;^+_-2;^+_-3;^+_-4\)

Vậy có 9 điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn AB.

 Số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên đoạn AB thỏa mãn:

       \(-AB< \left(k+0,5\right)\lambda< AB\)

 \(\Leftrightarrow\)    -8,2 < (k+0,5).2 < 8,2

 \(\Leftrightarrow\)   -4,6 < k < 3,6

     \(k\in Z\Rightarrow k=0;^+_-1;^+_-2;^+_-3;-4\)

      Vậy có 8 điểm có biên độ dao động cực tiểu trên đoạn AB.

Bình luận (0)
Như Hồ
Xem chi tiết
Hoàng Nguyên Vũ
8 tháng 5 2017 lúc 17:47

Tóm tắt

h = 2,5cm = 0,025m

t = 1phút = 60s

V = 120000dm3 = 120m3

Cơ học lớp 8

a) A = ?

b) Cơ học lớp 8 = ?

Giải

a) Trọng lượng của lượng nước tuôn xuống trong 1 phút là:

\(P=d.V=120.10000=1200000\left(N\right)\)

Công của dòng nước đó là:

\(A=P.h=1200000.0,025=30000\left(J\right)\)

b) Công suất của dòng nước là:

Cơ học lớp 8\(=\dfrac{A}{t}=\dfrac{30000}{60}=500\left(W\right)\)

Bình luận (0)
Trần Thị Hoa
Xem chi tiết
Trần Hoàng Sơn
27 tháng 10 2015 lúc 9:34

Cơ năng: \(W=0,064+0,096=0,16J\) \(\Rightarrow v_{max}=\sqrt{3,2}\)(m/s)

+ Thời điểm t1: \(v_1=\sqrt{1,92}\)(m/s)

+ Thời điểm t2: \(v_2=\sqrt{1,28}\)(m/s)

Biểu diễn sự biến thiên vận tốc bằng véc tơ quay ta có: 

√3,2 √1,28 √1,92 v O M N

Do \(v_1^2+v_2^2=v_{max}^2\) nên OM vuông góc ON.

Như vậy góc quay là \(90^0\)

Thời gian: \(t=\frac{1}{4}T=\frac{\pi}{48}\Rightarrow T=\frac{\pi}{12}\)

\(\Rightarrow\omega=24\)(rad/s)

Biên độ: \(A=\frac{v_{max}}{\omega}=\frac{\sqrt{3,2}}{24}=0,07m=7cm\)

Bình luận (3)
Hue Le
23 tháng 10 2015 lúc 22:02

tại t_2 ta có

W_đ/W_t = 1 --> x=A/\eqrt{2}

W_đ = W_t -->W= 2 W_đ =0.128

tại t=0 W_t = W-W_đ =0.032 -->W_đ /W_t =3 hay  x =+-A/2

w= 20 rad/s W=1/2w^2*m*A^2 --->A=8

t/12+T/8 =5T/24=\pi/48 -->T=0.1\pi

Bình luận (0)
Trần Hoàng Sơn
23 tháng 10 2015 lúc 23:21

Tại sao ở t2 thì Wđ / Wt = 1 vậy bạn Hue Le

Bình luận (0)
Linh Thuy
Xem chi tiết
Hoàng Nguyên Vũ
5 tháng 5 2017 lúc 21:50

\ 2 /

Tóm tắt

m1 = 400g = 0,4kg

c1 = 880J/kg.K

V2 = 1l \(\Rightarrow\) m2 = 1kg

c2 = 4200J/kg.K

t1 = 20oC

Hỏi đáp Vật lý

t2 = 100oC

Q = ?

Giải

Nhiệt lượng ấm nhôm cần thu vào để tăng nhiệt độ từ t1 = 20oC lên t2 = 100oC là:

\(Q_1=m_1.c_1\left(t_2-t_1\right)=0,4.880\left(100-20\right)=28160\left(J\right)\)

Nhiệt lượng nước cần thu vào để tăng nhiệt độ từ t1 = 20oC lên t2 = 100oC là:

\(Q_2=m_2.c_2\left(t_2-t_1\right)=1.4200\left(100-20\right)=336000\left(J\right)\)

Tổng nhiệt lượng cần cung cấp cho ấm nước để đun sôi lượng nước là:

\(Q=Q_1+Q_2=28160+336000=364160\left(J\right)\)

Bình luận (0)
dfsa
6 tháng 5 2017 lúc 21:53

Bài 1

Vì Ban ngày khi nhiệt độ tăng đất liền hấp thụ nhiệt tốt hơn sẽ có nhiệt độ cao hơn so với biển,do vậy hình thành vùng áp thấp ở đất liền và vùng áp cao ở biển,gió từ áp cao sẽ thổi về áp thấp tức từ biển thổi vào đất liền.Vào ban đêm nhiệt độ giảm xuống đất liền tỏa nhiệt tốt hơn nên sẽ có nhiệt độ thấp hơn hình thành vùng áp cao ở đất liền và áp thấp ở biển,gió từ sẽ thổi ngược lại từ đất liền ra biển

Bình luận (0)
dfsa
6 tháng 5 2017 lúc 21:56

Câu 3

* Quá trình rơi từ độ cao h đã chuyễn hóa thế năng thành động năng

Bình luận (0)
Mộc Tuyết Như
Xem chi tiết
Hoàng Nguyên Vũ
7 tháng 5 2017 lúc 15:37

Tóm tắt

R1 = 20cm ; R2 = 10cm

t1 = 20oC ; D1 = 1000kg/m3

t2 = 40oC ; D2 = 2700kg/m3

c1 = 4200J/kg.K ; c2 = 880J/kg.K

Nhiệt học lớp 8

t = ?

Giải

Ta thấy khối lượng riêng của nhôm lớn hơn khối lượng riêng của nước nên khi thả quả cầu nhôm vào nước thì quả cầu nhôm sẽ chìm hoàn toàn trong nước, nhưng quả cầu nhôm chỉ chìm một nửa nên chiều cao của mực nước trong bình bằng bán kính của quả cầu nhôm \(\Rightarrow h=R_2=10cm\)

Thể tích của quả cầu nhôm và lượng nước trong bình là:

\(V_2=\dfrac{4}{3}\cdot\left(R_2\right)^3.3,14\approx4186,67\left(cm^3\right)=4,1867.10^{-3}\left(m^3\right)\)

\(V_1=3,14.\left(R_1\right)^2.h-\dfrac{V_2}{2}\\ =3,14.20^2.10-2093,335\approx10467\left(cm^3\right)=10,467.10^{-3}\left(m^3\right)\)

Khối lượng của nước và quả cầu nhôm là:

\(m_1=V_1.D_1=10,467.10^{-3}.1000=10,467\left(kg\right)\\ m_2=V_2.D_2=4,1867.10^{-3}.2700\approx11,304\left(kg\right)\)

Nhiệt lượng quả cầu nhôm tỏa ra khi hạ nhiệt độ từ t2 = 40oC xuống t là:

\(Q_{tỏa}=m_2.c_2\left(t_2-t\right)\)

Nhiệt lượng nước thu vào khi tăng nhiệt độ từ t1 = 20oC lên t là:

\(Q_{thu}=m_1.c_1\left(t-t_1\right)\)

Theo phương trình cân bằng nhiệt:

\(Q_{thu}=Q_{tỏa}\\ \Rightarrow m_1.c_1\left(t-t_1\right)=m_2.c_2\left(t_2-t\right)\\ \Rightarrow10,467.4200\left(t-20\right)=11,304.880\left(40-t\right)\\ \Rightarrow t\approx23,691\left(^oC\right)\)

Vậy nhiệt độ khi cân bằng nhiệt của hỗn hợp là 23,691oC

Bình luận (3)
Mã Phương Nhi
Xem chi tiết
Minh Hiền Trần
7 tháng 5 2016 lúc 10:18

Tóm tắt:

m1 = 275g = 0,275 kg

t1 = 400C

m2 = 950g = 0,95 kg

t2 = 100C

c = 4200 J / kg.K

t = ?

Giải:

Nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp là:

Theo PTCBN:

Q1 = Q2

<=> m1.c.(t1 - t) = m2.c.(t-t2)

<=> 0,275.4200.(40-t) = 0,95.4200.(t-10)

<=> 46200 - 1155t = 3990t - 39900

<=> -5145t = -86100

<=> t = 16,7 (0C)

ok

Bình luận (0)
Đào Ngọc Hoa
7 tháng 5 2016 lúc 20:15

Tóm tắt:                                                      Giải

m1=275g=0,275kg                       Dựa vào phương trình cân bằng nhiệt, ta có:

m2=950g=0,95kg                          m1.c.\(\Delta t_1\)=m2.c.\(\Delta t_2\)

t1=40oC                                         <=>0,275.4200.(40-t)=0,95.4200.(t-10)

t2=10oC                                         <=>0,275(40-t)=0,95(t-10)

c=4200 J/kg.K                              <=>11-0,275t=0,95t-9,5

Tính t=?(oC)                                   <=>11+9,5=0,95t+0,275t

                                                        <=>20,5=1,225t

                                                        <=>16,7=t      

Mình là thành viên mới ủng hộ mình nha!

Bình luận (0)
Hà Đức Thọ
5 tháng 5 2016 lúc 21:07

Hướng dẫn:

Gọi nhiệt độ cân bằng là t.

Nhiệt lượng tỏa ra là: Q tỏa = 0,275.c(40-t)

Nhiệt lượng thu vào là: Q thu = 0,95.c(t-10)

Phương trình cân bằng nhiệt: Q tỏa  = Q thu

Suy ra: 0,275(40-t)= 0,95.(t-10)

Bạn giải rồi tìm t nhé.

Bình luận (0)
Nguyễn Longnho
Xem chi tiết
Hoàng Nguyên Vũ
7 tháng 5 2017 lúc 13:05

Tóm tắt

m1 = 738g = 0,738kg

t1 = 15oC ; c1 = 4190J/kg.K

m2 = 200g = 0,2kg

t2 = 100oC ; t = 17oC

Nhiệt học lớp 8

c2 = ?

Giải

Nhiệt lượng nước thu vào khi tăng nhiệt độ từ t1 = 15oC lên t = 17oC là:

\(Q_{thu}=m_1.c_1\left(t-t_1\right)\)

Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra khi hạ nhiệt độ từ t2 = 100oC xuống t = 17oC là:

\(Q_{tỏa}=m_2.c_2\left(t_2-t\right)\)

Theo phương trình cân bằng nhiệt:

\(Q_{tỏa}=Q_{thu}\\ \Rightarrow m_2.c_2\left(t_2-t\right)=m_1.c_1\left(t-t_1\right)\\ \Rightarrow c_2=\dfrac{m_1.c_1\left(t-t_1\right)}{m_2\left(t_2-t\right)}\\ =\dfrac{0,738.4190\left(17-15\right)}{0,2\left(100-17\right)}\approx372,56\left(\text{J/kg.K}\right)\)

Nhiệt dung riêng của đồng là 372,56J/kg.K

Bình luận (0)