Chuyện người con gái Nam Xương- Nguyễn Dữ

Loan Bich
Xem chi tiết
0o0^^^Nhi^^^0o0
4 tháng 8 2017 lúc 22:53

Viết lại kết thúc nhé.

Trương Sinh lập một đàn giải oan ở bến Hoàng Giang sau 3 ngày đêm thì Vũ Nương hiện về đứng ở giữa dòng, lúc ẩn lúc hiện và nói với Trương Sinh :" . . .đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa!". Lời nói cuối cùng của Vũ Nương đã để lại 1 bi kịch sâu sắc cho gia đình này:ly nước đã đổ rồi ko bao giờ hốt lại đầy được nữa.Bi kịch của gia đình này hoàn toàn khác với bi kịch của gia đình Phạm Công - Cúc Hoa, nên Cúc Hoa về đoàn tụ với cha con Phạm Công làm người đọc bằng lòng thích thú. Còn Vũ Nương "chẳng thể trở về nhân gian được nữa" sẽ làm tăng thêm bi kịch cho câu chuyện này, đồng thời đó cũng là lời tố cáo XHPK thần quyền nam giới. "phu xướng phụ tùy", chiến tranh loạn lạc liên miên gây ra bao nhiên cảnh ly tán và trong bất kỳ hoàn cảnh nào, XH nào.. .1 khi bi kịch gia đình xảy ra thì người phụ nữ sẽ là người chịu thiệt thòi nhiều nhất.

Bình luận (2)
Mai Hà Chi
4 tháng 8 2017 lúc 22:59

Câu a ) Em đồng ý với kết thúc của tác giả:
- Chi tiết kết thúc tạo sự li kì hấp dẫn và có hậu. Điều đó thể hiện ước mơ của con người về sự bất tử, chiến thắng của cái thiện , cái đẹp; thể hiện nỗi khát khao một cuộc sống công bằng hạnh phúc cho người lương thiện đặc biệt là người phụ nữ bất hạnh
- Tuy nhiên chi tiết kì ảo ko làm giảm tính bi kịch của truyện bởi sự trở về của Vũ Nương chỉ trong thoáng chốc, là ảo ảnh loang loáng mờ nhạt giữa dòng sông. Trước sau nó vẫn là bi kịch của người phụ nữ
- Lời từ biệt của Vũ Nương là lời tố cáo cái nhân gian của xã hội phong kiến đầy oan nghiệt, khổ đau chà đạp lên thân phận của người phụ nữ. Chi tiết nghệ thuật còn thể hiện cảm quan của nhà văn đối với xã hội đương thời và lòng thương cảm với thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ
* Nếu viết theo kết thúc khác:
- Để Vũ Nương trở về đoàn tụ với gia đình thì kết thúc toàn bộ câu chuyện sẽ ra sao? Có thể phù hợp vơí tâm lí nguyện vọng của nhân dân lao động nhưng câu chuyện còn hấp dẫn nữa ko? Xét về thực tế có hợp lô- gíc không?
- Để Vũ Nương hoá thân vào người khác làm vợ Trương Sinh và chăm sóc con có được không ? Liệu Trương Sinh có thay đổi tính đa nghi, độc đoán không ? Tình cảm vợ chồng có hạnh phúc không ?

+ Để Trương Sinh phải chết vì hốì hận… Kết thúc như vậy có phải là một sự trừng phạt của cổ tích?

....

=> Cái kết của tác giả là hợp lí nhất !

Bình luận (1)
Mai Hà Chi
4 tháng 8 2017 lúc 22:59
b) Vẻ đẹp của tâm hồn Vũ Nương qua lời thoại cuối :
“Thiếp cảm ơn đức Linh phi. Đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”. => Xây dựng lời thoại cuối cùng của tác phẩm, Nguyễn Dữ đã hoàn thiện vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Vũ Nương. Cho dù Vũ Nuonwg không thể trở về nhân gian nhưng khát vọng về cuộc sống nơi trần thế cũng như khát vọng hạnh phúc trong nàng vẫn tha thiết khôn nguôi.
- Tấm lòng bao dung đầy vị tha của Vũ Nương đối với Trương Sinh ( sắc thái ngôn ngữ vừa trang trọng vừa thân thương trìu mến)
- Ân nghĩa thuỷ chung một lòng một dạ gắn bó với Linh Phi, thề nguyền dù sống chết cũng không phụ ơn nghĩa cũng có nghĩa là biết trân trọng danh dự, phẩm giá của chính mình. Đối với Vũ Nương điều đó quan trọng hơn cả sinh mệnh bản thân và thiêng liêng hơn cả khát vọn trở về nhân gian dù khất vọng ấy vô cùng tha thiết

=> Những yếu tố kì ảo (dẫn chứng) đã tạo nên một kết thúc phần nào có hậu cho tác phẩm, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân về sự công bằng trong cuộc đời, người tốt dù trải qua bao oan khuất cuối cùng vẫn được minh oan. Nhưng tính bi kịch của tác phẩm ko vì thế mà giảm đi vì tất cả chỉ là ảo ảnh và mau chóng tan biến, nó góp phần tô đậm nỗi đau của người phụ nữ xa xưa ... ~ Chúc bn học tốt!~
Bình luận (2)
Yumi Nguyễn
Xem chi tiết
Mai Hà Chi
31 tháng 7 2017 lúc 12:51

Trước khi tự tử , Vũ Nương tắm gội sạch sẽ và ngửa mặt lên trời thốt lên lời khấn trước khi chết vì : Nàng muốn đó là một lời cầu xin thần sông chứng giám cho nỗi oan khuất ,cho tấm lòng trong sạch của mình . Lời than ấy còn thể hiện nỗi thất vọng đến tột cùng , nỗi đau đớn không có gì diễn tả nổi của một người phụ nữ phẩm giá trong sạch ,nhân hậu...nhưng đã bị đẩy đến cái chết bức từ !

~ Chúc bn học tốt !~

Bình luận (0)
thao nguyen
Xem chi tiết
thao nguyen
16 tháng 7 2017 lúc 15:20

giups mk vs ạ

Bình luận (0)
Thanh Bình
Xem chi tiết
Phượng Bích
15 tháng 7 2017 lúc 21:19

b, -"Trong lòng mẹ" trích trong tác phẩm "Những ngày thơ ấu" của nhà văn Nguyên Hồng.

-"Tức nước vỡ bờ" trích trong tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố.

Hai tác phẩm này đều nằm trong sgk Ngữ Văn 8.

Bình luận (0)
Đặng Thị Huyền Trang
16 tháng 7 2017 lúc 17:13

a) chịu ^^

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Song Nhân
16 tháng 7 2017 lúc 19:25

a) -Từ " một tiết" ở đây ý nói: luôn giữ trọn lòng chung thủy với chồng( tiết:danh dự và phẩm giá của con người).
- Từ đây ta có thể thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữa phong kiến rất thuần khiết, trong sáng,khoan dung, luôn chung thủy, một lòng với chồng, ngoài ra cũng có thể thấy được thân phận bất hạnh, không được đề cao vai trò trong gia đình lẫn xã hội, họ phải chịu đựng sự bất công của xã hội nhất là "trọng nam khinh nữ". Từ đó cho ta thấy được thân phận bi thương của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
b) - Tác phẩm "Tức nước vỡ bờ"( trích Tắt đèn) của Ngô Tất Tố về chị Dậu.
- Tác phẩm "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương.

Bình luận (1)
Tài Nguyễn Đình
Xem chi tiết
nguyen thi thao
13 tháng 7 2017 lúc 13:35

em có đồng tình.vì hành động đó của chàng là đã thể hiện chàng vẫn còn lòng thương người và biết yêu quý mọi người xung quanh

Bình luận (0)
Lê Thảo Linh
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
7 tháng 7 2017 lúc 21:07

DÀN Ý

1. Mở bài:

• Người phụ nữ bình dân có truyền thống tốt đẹp về đạo đức, phẩm chất nhưng trong xã hội phong kiến nhưng chịu đau khổ.

• Đọc “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ ta thương nàng Vũ Thị Thiết đã chịu đựng nỗi đau oan khuất.

2. Thân bài:

a) Vũ Nương, người phụ nữ đẹp người, đẹp nết

• Có tu tưởng tốt đẹp.

• Người vợ dịu hiền, khuôn phép: chồng đi xa vẫn một lòng chung thủy, thương nhớ chồng khôn nguôi, mong chồng trở về bình yên vô sự, ngày qua tháng lại một mình vò võ nuôi con.

• Người con dâu hiếu thảo: chăm nuôi mẹ chồng lúc đau yếu, lo việc ma chay, tế lễ chu toàn khi mẹ chồng mất.

b) Nỗi đau, oan khuất của nàng:

• Người chồng đa nghi vì nghe lời con trẻ ngây thơ nên nghi oan, cho rằng nàng đã thất tiết.

• Nàng đau khổ, khóc lóc bày tỏ nỗi oan với chồng nhưng chồng vẫn không nghe còn mắng nhiếc, đánh và đuổi nàng đi.

• Không thể thanh minh được, nàng tìm đến cái chết để tỏ bày nỗi oan ức của mình.

c) Khi chết rồi Vũ Nương vẫn thiết tha với gia đình, muốn trở về quê cũ.

• Ởthuỷ cung, nàng vẫn nhớ quê hương, có ngày tất phải tìm về.

• Tìm về là để giải bày nỗi oan với chồng, với mọi người.

• Nhưng nàng không thể trở về với nhân gian được nữa.

3. Kết luận:

• Vũ Nương tiêu biểu cho số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội cũ.

• Nhân vật Vũ Nương để lại trong lòng người đọc nỗi cảm thương sâu sắc.

Bình luận (0)
Minh Tâm
Xem chi tiết
肖战
17 tháng 7 2020 lúc 6:19

Trong xã hội phong kiến xưa, thân phận người phụ nữ vô cùng nhỏ bé, bọt bèo. Không chỉ nhỏ bé về thân phận mà còn chịu nhiều bất công, chèn ép của định kiến xã hội phong kiến đương thời. Viết về đề tài này, Nguyễn Dữ trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” đã lột tả sâu sắc được nỗi bất hạnh mang tính bi kịch ấy của người phụ nữ thông qua nhân vật Vũ Nương.

Bi kịch của Vũ Nương trước hết có ngọn nguồn từ những cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa. Vì chiến tranh mà con phải xa cha, vợ cách biệt chồng. Mọi hiểu lầm dẫn đến bi kịch sau này của Vũ Nương đều bắt nguồn từ đây. Đời làm vợ được sống bên chồng của Vũ Nương thật ngắn ngủi: “sum họp chưa thỏa …. đã chia phôi vì động việc lửa binh”. Trương Sinh ra trận, nàng phải sống trong cảnh “vợ trẻ xa chồng”, “mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được”…

Ở nhà, nàng vừa khắc khoải nhớ thương, vừa lo làm lụng sớm khuya nuôi con, nuôi mẹ. Gánh nặng gia đình bao nhiêu gian nan, vất vả trút cả lên vai. Mẹ già yếu, ốm đau rồi mất. Con thơ bé dại. Vũ Nương một thân một mình chẳng ai đỡ đần sẻ chia trăm công nghìn việc.

Trong xã hội nam quyền mang tính chất gia trưởng của xã hội phong kiến xưa đã dung túng, tiếp tay cho hành động tăm tối, mù quáng của Trương Sinh; cho Trương Sinh được quyền kết tội vợ mà không cần giải thích lí do, mắng nhiếc, đánh đập, xua đuổi, dồn đẩy vợ đến chỗ phải quyên sinh mà vẫn vô can.

Sau ba năm chờ đợi, Trương Sinh trở về, nhưng oái oăm thay, lúc chàng Trương trở về cũng là lúc Vũ Nương phải vĩnh viễn rời xa tổ ấm. Trớ trêu hơn, cái bóng biểu tượng của tình vợ chồng gắn bó, để nguôi nỗi nhớ cha của con, nhớ chồng của vợ. Vậy mà Trương Sinh lại hồ đồ, đa nghi, một mực khẳng định đó là bằng chứng hư hỏng của vợ.

Trương Sinh nghe lời con thơ về người cha bí ẩn “đêm nào cũng đến” thì từ chỗ nghi ngờ chuyển sang khẳng định “đinh ninh là vợ hư”. Còn gì đau đớn hơn, còn gì đau đớn bằng khi chính người chồng mình rất mực yêu thương nghi ngờ, ruồng rẫy. Vũ Nương bị kết tội thất tiết mà không được giải thích lí do, oan ức mà không thể thanh minh.

Trương Sinh đối với nàng ngày càng lạnh lùng, tàn nhẫn: mắng nhiếc, đánh đập, xua đuổi. Bị bôi nhọ danh dự, bị đày đọa tinh thần, bị chà đạp thể xác, cuối cùng không còn đường nào khác, bị tước đoạt quyền sống, Vũ Nương đã phải tìm đến cái chết.

Không thể minh chứng sự trong sạch của bản thân, quá tuyệt vọng, Vũ Nương đã tìm đến dòng Hoàng Giang để rửa sạch mọi oan khuất: “thần sông có linh, xin ngài chứng giám”.

Bi kịch của Vũ Nương còn được thể hiện ở chi tiết kì ảo cuối truyện. Dù được Linh Phi cứu giúp, nhờ Phan Lang mà Vũ Nương được về gặp chồng một lần trên bến Hoàng Giang nhưng nàng cũng chỉ có thể hiện về và nói vọng vào từ giữa dòng sông những lời nghẹn ngào, chua xót: “Thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”. Ước ao trở về mà chẳng thể trở về, khát khao hạnh phúc mà không thể nào có được hạnh phúc - Đó phải chăng là bi kịch đau đớn nhất của Vũ Nương, cũng là đau đớn nhất của kiếp người?

Như vậy, Vũ Nương là một người phụ nữ có nhiều vẻ đẹp đáng quý nhưng cuộc đời khổ đau, bất hạnh. Phẩm giá của nàng là vẻ đẹp điển hình của người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Còn cuộc đời nàng trớ trêu, bi thảm lại là số phận chung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Qua tác phẩm, Nguyễn Dữ thể hiện được một tinh thần nhân đạo sâu sắc, lên án thói ghen tuông mù quáng, chiến tranh phi nghĩa và chế độ nam quyền. Kêu cứu cho quyền sống, quyền hạnh phúc của con người.

Bình luận (0)
Ngọc Hòa
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
2 tháng 7 2017 lúc 15:04

1.Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vũ Nương
-Đó là kết quả thảm khốc của chiến tranh( dù là chính nghĩa hay phi nghĩa). Nếu không có chiến tranh sảy ra thì trương Sinh ko phải đi lính và ko có sự việc đáng tiếc này sảy ra
-Đó chính là lời nói ngây thơ của bé Đản khi kể chuyện vs người cha về chiếc bóng oan nghiêt. Đây chính là mấu chốt để dẫn tới nguyên nhân cho sự hiểu lầm về con người Vũ nương
-Đó Là Trương Sinh, một con người bảo thủ, độc quyền, đa nghi là nguyên nhân tiếp theo để dẫn đến cái chết của Vũ Nương.
-Tất cả điều trên nhìn chung đều là do xã hội pk bất công. Trọng nam khinh nữ, nam quyền nên số phận của người phụ nữ luôn bị người đàn ông nắm giữ

Bình luận (0)
Nguyễn Thu Hương
4 tháng 7 2017 lúc 8:36

2.Chi tiết cái bóng là nhân vật đặc biệt. Bởi với Vũ Nương thì đó chỉ là cái bóng của chính mình nhưng đối với bé Đản, đó là người cha mà bé không tường mặt. Với Trương Sinh, đó là người đàn ông mò đến hàng đêm khi chàng đi vắng (theo lời kể của bé Đản). Cái bóng còn xuất hiện khi Vũ Nương đã chết, Trương Sinh ngồi ôm bé Đản

=>đây là nhân vật đặc biệt bởi không phát ngôn một lời nào, không có khuôn mặt cụ thể nhưng vô tình lại reo rắc mọi ngờ vực và gây ra cái chết cho Vũ Nương. Chi tiết cái bóng là nút thắt quan trọng trong cốt truyện, khiến câu chuyện đẩy lên cao trào và cũng giúp hóa giải tất cả. chính là lời lý giải cho mọi oan khuất của Vũ Nương

=>Được coi như một nhân vật đặc biệt

Bình luận (0)
Nguyễn Thu Hương
4 tháng 7 2017 lúc 8:40

3.Truyện còn được Nguyễn Dữ hư cấu thêm phần sau nhằm thể hiện những ước mơ khát vọng của tác giả về một xã hội tốt đẹp và bình đẳng hơn. Vũ Nương, người phụ nữ đẹp nết, tần tảo đảm đang, thủy chung thì nhất định được hưởng hạnh phúc tốt đẹp, dù không phải ở cõi thực.

=>xoa dịu những bi kịch + khát vọng + niềm tin vào một cuộc sống tốt đẹp hơn cho ng phụ nữ.

=>tấm lòng nhân đạo

Bình luận (0)
Trịnh Thành Công
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
27 tháng 6 2019 lúc 21:27

Trong tác phẩm Truyền kì mạn lục có thể nói nổi bật nhất là Chuyện người con gái Nam Xương. Câu chuyện không chỉ có giá trị hiện thực mà qua đó còn nói lên số phận người phụ nữ lúc bấy giờ và mơ ước về một cuộc sống tốt đẹp hơn của con người.

Bình luận (0)
Thời Sênh
28 tháng 6 2019 lúc 8:29

Nguyễn Dữ, một học trò giỏi của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thành tài, đỗ đạt, ông ra làm quan. Một năm sau, vì chán cảnh triều đình thối nát, ông đã lấy cớ phải nuôi mẹ già mà xin từ quan. Trong những ngày sống "cảnh điền viên vui tuế nguyệt", ông viết "Truyền kỳ mạn lục", một tác phẩm văn xuôi đầu tiên của văn học cổ Việt Nam gồm những truyện có những chi tiết li kì. Phần lớn ca ngợi phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam phải sống trong khuôn mẫu "tam tòng, tứ đức" của đạo đức phong kiến, mà "Chuyện người con gái Nam Xương" là một.

Bình luận (0)
minh nguyet
28 tháng 6 2019 lúc 9:32

Tham khảo:

Nguyễn Dữ là nhà văn lỗi lạc của đất nước ta trong thế kỷ 16. Vốn là học trò giỏi của Trạng Trình - Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ngoài thơ, ông còn để lại tập văn xuôi viết bằng chữ Hán, gồm có 20 truyện ghi chép những mẩu chuyện hoang đường lưu truyền trong dân gian; cuối mỗi truyện thường có lời bình của tác giả. Đằng sau mỗi câu chuyện thần kỳ. "Truyền kì mạn lục" chứa đựng nội dung phê phán những hiện thực xã hội đương thời được nhìn dưới con mắt nhân đạo của tác giả.

Bình luận (0)
Trần Duy
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hương
22 tháng 6 2017 lúc 10:59

a.Vũ Nương hiện về trong làn sương khói mờ ảo nơi người chồng lập đàn giải oan rồi dặn dò chồng, và lại biến mất. Nàng lại trở về sống dưới thủy cung...

b.Nhận xét đó đúng, bởi Vũ Nương được giải oan, được trở về để nói với chồng nỗi oan khuất nhưng chỉ trong chốc lát rồi biến mất. Công lý xuất hiện nhưng nàng đã mãi mãi không thể trở về dương gian. Cuộc sống mà nàng mong muốn: một gia đình hạnh phúc ngay ở cõi thực này mãi mãi không thể thực hiện được mà chỉ tồn tại ở một thế giới khác. Đó là bi kịch không chỉ của riêng Vũ Nương mà còn là số phận chung của người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến.

Bình luận (1)