Chuyện người con gái Nam Xương- Nguyễn Dữ

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nhược Vy
Xem chi tiết
Đạt Trần
14 tháng 8 2017 lúc 10:22

- Với đặc trưng riêng của thể loại truyền kỳ, Nguyễn Dữ đã sáng tạo thêm phần cuối của câu chuyện. Vũ Nương đã không chết, hay nói đúng hơn, nàng được sống cuộc sống khác bình yên và tốt đẹp hơn ở chốn thủy cung. Tại đây, Vũ Nương tình cờ gặp một người cùng làng là Phan Lang. Nàng đã nhờ Phan Lang gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh. Trương Sinh nghe Phan Lang kể, biết vợ bị oan, bèn lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về, ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện, nói với chồng lời tạ từ rồi vĩnh viễn trở về chốn làng mây cung nước.
- Đây là một kết thúc phần nào có hậu. Vì Vũ Nương được giải oan, nàng được sống ở chốn thủy cung với các nàng tiên, giống mô típ Thánh Gióng về trời, An Dương Vương xuống biển, Mị Châu chết, máu biến thành ngọc trai… trong truyện cổ tích Việt Nam. Nó thể hiện ước mơ của nhân dân về sự công bằng trong cuộc đời: ở hiền gặp lành, người tốt dù có gặp bao nhiêu oan khuất, cuối cùng cũng sẽ được minh oan, được trả lại thanh danh và phẩm giá.
- Tuy nhiên, kết thúc này vẫn mang màu sắc bi kịch: Vũ Nương trở về uy nghi, rực rỡ nhưng chỉ thấp thoáng, lúc ẩn lúc hiện ở giữa dòng sông rồi vĩnh viễn biến mất. Tất cả chỉ là ảo ảnh,hư vô và mau chóng tan biến, nó góp phần tô đậm nỗi đau của người phụ nữ bạc mệnh.Thực tại lại trở về với thực tại: Vũ Nương vĩnh viễn không thể trở về trần gian, nàng chẳng bao giờ được làm vợ, làm mẹ như mong muốn lớn nhất của đời nàng; chàng Trương vẫn phải trả giá cho hành động phũ phàng của mình, sống trong cảnh phòng không vắng vẻ…ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya; bé Đản mãi mãi không còn mẹ…
=> Qua kết thúc truyện này, chúng ta thấy được thái độ căm ghét, lên án của Nguyễn Dữ đối với xã hội bất công đương thời, cái xã hội mà ở đó người phụ nữ không thể có hạnh phúc. Điều đó càng khẳng định nỗi đau xót và niềm thương cảm của tác giả với số phận bi thảm của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến

Mai Hà Chi
14 tháng 8 2017 lúc 11:54

Tham khảo các ý nhé !

- Với đặc trưng riêng của thể loại truyền kỳ, Nguyễn Dữ đã sáng tạo thêm phần cuối của câu chuyện. Vũ Nương đã không chết, hay nói đúng hơn, nàng được sống cuộc sống khác bình yên và tốt đẹp hơn ở chốn thủy cung. Tại đây, Vũ Nương tình cờ gặp một người cùng làng là Phan Lang. Nàng đã nhờ Phan Lang gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh. Trương Sinh nghe Phan Lang kể, biết vợ bị oan, bèn lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về, ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện, nói với chồng lời tạ từ rồi vĩnh viễn trở về chốn làng mây cung nước.
- Đây là một kết thúc phần nào có hậu. Vì Vũ Nương được giải oan, nàng được sống ở chốn thủy cung với các nàng tiên, giống mô típ Thánh Gióng về trời, An Dương Vương xuống biển, Mị Châu chết, máu biến thành ngọc trai… trong truyện cổ tích Việt Nam. Nó thể hiện ước mơ của nhân dân về sự công bằng trong cuộc đời: ở hiền gặp lành, người tốt dù có gặp bao nhiêu oan khuất, cuối cùng cũng sẽ được minh oan, được trả lại thanh danh và phẩm giá.
- Tuy nhiên, kết thúc này vẫn mang màu sắc bi kịch: Vũ Nương trở về uy nghi, rực rỡ nhưng chỉ thấp thoáng, lúc ẩn lúc hiện ở giữa dòng sông rồi vĩnh viễn biến mất. Tất cả chỉ là ảo ảnh,hư vô và mau chóng tan biến, nó góp phần tô đậm nỗi đau của người phụ nữ bạc mệnh.Thực tại lại trở về với thực tại: Vũ Nương vĩnh viễn không thể trở về trần gian, nàng chẳng bao giờ được làm vợ, làm mẹ như mong muốn lớn nhất của đời nàng; chàng Trương vẫn phải trả giá cho hành động phũ phàng của mình, sống trong cảnh phòng không vắng vẻ…ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya; bé Đản mãi mãi không còn mẹ…
=> Qua kết thúc truyện này, chúng ta thấy được thái độ căm ghét, lên án của Nguyễn Dữ đối với xã hội bất công đương thời, cái xã hội mà ở đó người phụ nữ không thể có hạnh phúc. Điều đó càng khẳng định nỗi đau xót và niềm thương cảm của tác giả với số phận bi thảm của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.

Nguyễn Thị Hồng Nhung
14 tháng 8 2017 lúc 10:16

* Khái quát về tác giả, tác phẩm:

- Nguyễn Dữ là gương mặt nổi bật của văn học Việt Nam thế kỉ XVI.

- Với tập truyện ngắn “Truyền kì mạn lục” ông thực sự đã mang đến cho nền văn học dân tộc một “Thiên cổ kì bút” có khả năng lay động lòng người bởi giá trị mọi mặt của nó.

- “Chuyện người con gái Nam Xương” là thiên thứ 16 và là thiên tiêu biểu trong tập sáng tác này. Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, “Chuyện người con gái Nam Xương” thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. Tác phẩm là một áng văn hay, thành công về nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình.

1. Vẻ đẹp truyền thống và số phận oan nghiệt của người phụ nữ:

a. Vẻ đẹp truyền thống:

- Mở đầu tác phẩm, tác giả đã có lời giới thiệu bao quát về Vũ Nương “Tính đã thuỳ mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp” tạo ấn tượng về một chân dung phụ nữ hoàn hảo. - Sau đó ông đi sâu miêu tả vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của nhân vật trong các mối quan hệ khác nhau, trong các tình huống khác nhau.

* Trước hết Vũ Nương là người phụ nữ thuỷ chung, son sắc trong tình nghĩa vợ chồng:

- Trong cuộc sống vợ chồng, biết Trương Sinh vốn có tính đa nghi, nên nàng luôn “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa”. Nàng luôn giữ cho tình cảm gia đình đầm ấm, yên vui. Nàng là một người vợ hiền thục, khôn khéo, nết na đúng mực!

- Hạnh phúc êm ấm tưởng bền lâu, không ngờ đất nước xảy ra binh biến, Trương Sinh phải đầu quân ra trận ở biên ải xa xôi. Buổi tiễn chồng đi lính, Vũ Nương rót chén rượu đầy, dặn dò chồng những lời tình nghĩa, đằm thắm, thiết tha: “ Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”. Ước mong của nàng thật bình dị, lời lẽ dịu dàng ấy, chứng tỏ nàng luôn coi trọng hạnh phúc gia đình mà xem thường mọi công danh phù phiếm. Nàng cảm thông trước những nỗi vất vả gian lao mà chồng sẽ phải chịu đựng: “Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường.Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến thiếp ôm nỗi quan hoài, mẹ già triền miên lo lắng.”.Qua lời nói dịu dàng, nàng cũng bộc lộ nỗi khắc khoải nhớ chồng của mình: “Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng,cũng sợ không có cánh hồng bay bổng”. Đúng là lời nói, cách nói của một người vợ hết mực thùy mị, dịu dàng. Trái tim ấy giàu lòng yêu thương, biết chịu đựng những thử thách, biết đợi chờ để yên lòng người đi xa, thật đáng trân trọng biết bao!

- Khi xa chồng, Vũ Nương ngày ngày đợi chờ, ngóng trông đến thổn thức “Giữ trọn tấm lòng thủy chung, son sắt”, “tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liêu tường hoa chưa hề bén gót”. Nỗi nhớ thương dài theo năm tháng “Mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn,mây che kín núi,thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được”. Nàng vừa thương chồng, vừa nhớ chồng, vừa thương xót cho chính mình đêm ngày phải đối mặt với nỗi cô đơn vò võ. Tâm trạng nhớ thương đau buồn ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của những người chinh phụ trong mọi thời loạn lạc xưa nay:

"… Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong…" (Chinh phụ ngâm)

-> Thể hiện tâm trạng ấy, Nguyễn Dữ vừa cảm thông với nỗi đau khổ của Vũ Nương, vừa ca ngợi tấm lòng thủy chung, thương nhớ đợi chờ chồng của nàng.

- Khi hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ: Vũ Nương ra sức cứu vãn, hàn gắn. Khi người chồng trút cơn ghen bóng gió lên đầu, Vũ Nương đã ra sức thanh minh, phân trần. Nàng đã viện đến cả thân phận và tấm lòng của mình để thuyết phục chồng “Thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu.....cách biệt ba năm giữ gìn một tiết.....” Những lời nói nhún nhường tha thiết đó cho thấy thái độ trân trọng chồng, trân trọng gia đình nhà chồng, niềm tha thiết gìn giữ gia đình nhất mực của Vũ Nương.

- Rồi những năm tháng sống ở chốn làng mây cung nước sung sướng nàng vẫn không nguôi nỗi thương nhớ chồng con. Vừa gặp lại Phan lang, nghe Lang kể về tình cảnh gia đình nàng đã ứa nước mắt xót thương. Mặc dù đã nặng lời thề sống chết với Linh Phi nhưng nàng vẫn tìm cách trở về với chồng con trong giây lát để nói lời đa tạ tấm lòng chồng. Rõ ràng trong trái tim người phụ nữ ấy, không bợn chút thù hận, chỉ có sự yêu thương và lòng vị tha.

* Vũ Nương còn là người con dâu hiếu thảo với mẹ chồng, một người mẹ hiền đầy tình yêu thương con.

- Trong ba năm chồng đi chiến trận, một mình nàng vừa làm con vừa làm cha vừa làm mẹ để chăm sóc phụng dưỡng mẹ chồng, nuôi dạy con thơ.

- Với mẹ chồng, nàng là một cô con dâu hiếu thảo. Chồng xa nhà, nàng đã thay chồng phụng dưỡng mẹ chu đáo. Khi bà ốm nàng đã thuốc thang lễ bái thần phật và lấy những lời khôn khéo để khuyên răn để bà vơi bớt nỗi nhớ thương con. Đến khi bà mất, nàng đã hết lời thương xót, ma chay tế lễ cẩn trọng hệt như với cha mẹ đẻ của mình. Cái tình ấy quả có thể cảm thấu cả trời đất cho nên trước lúc chết người mẹ già ấy đã trăng trối những lời yêu thương, động viên, trân trọng con dâu “Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ lòng con như con đã chẳng phụ mẹ".

- Với con thơ nàng hết sức yêu thương, chăm chút. Sau khi xa chồng đầy tuần, nàng sinh bé Đản, một mình gánh vác cả giang sơn nhà chồng nhưng chưa khi nào nàng chểnh mảng việc con cái. Chi tiết nàng chỉ bóng mình trên vách và bảo đó là cha Đản cũng xuất phát từ tấm lòng của người mẹ : để con trai mình bớt đi cảm giác thiếu vắng tình cảm của người cha.

=> Nguyễn Dữ đã dành cho nhân vật một thái độ yêu mến, trân trọng qua từng trang truyện, từ đó khắc họa thành công hình tượng người phụ nữ với đầy đủ phẩm chất tốt đẹp.

b. Số phận oan nghiệt:

- Vũ Nương đã làm tròn bổn phận của một phụ nữ, người vợ, người mẹ, người con, ở cương vị nào nàng cũng làm rất hoàn hảo. Nàng đúng là người phụ nữ lí tưởng của gia đình. Nàng xứng đáng được hưởng hạnh phúc nhưng hạnh phúc đã không mỉm cười với nàng.

- Ngày Trương Sinh trở vể cũng là lúc bi kịch cuộc đời nàng xảy ra. Câu chuyện của bé

Đản, đứa con trai vừa lên ba tuổi, về “ một người đàn ông đêm nào cũng đến” đã làm cho

Trương Sinh nghi ngờ. Với bản tính hay ghen cộng thêm tính gia trưởng, thất học, Trương Sinh đối xử với vợ hết sức tàn nhẫn. Giấu biệt lời con nói, Trương Sinh đã “ mắng nhiếc nàng và đánh đuổi đi” mặc cho Vũ Nương hết sức phân trần, mặc cho “hàng xóm can ngăn cũng chẳng ăn thua gì”. Nàng đau khổ đến xé lòng “nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió”, “khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồn xa…” Bi kịch dâng tràn đến đỉnh điểm, Vũ Nương phải tìm đến cái chết để chứng minh cho sự trong sạch của chính mình! Còn gì đớn đau, còn gì bi thương hơn thế???...

- Thật ra, nỗi bất hạnh của Vũ Nương không phải bắt đầu ở tấn bi kịch này. Nỗi bất hạnh đến với Vũ Nương từ khi nàng chấp nhận cuộc hôn nhân với Trương Sinh. Từ đầu, ta đã nhận ra đây là một cuộc hôn nhân không bình đẳng. Vũ Nương vốn “ con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu”, còn Trương Sinh muốn lấy được Vũ Nương chỉ cần “ nói với mẹ đem trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ”. Sự cách bức ấy cộng thêm cái thế của người chồng, người đàn ông trong chế độ nam quyền phong kiến đã khiến cho Trương Sinh tự cho mình cái quyền đánh đuổi vợ không cần có chứng cứ rõ ràng. Trong những ngày làm dâu nhà họ Trương, Vũ Nương cũng đâu hạnh phúc hơn gì! Nàng phải luôn chịu đựng sự xét nét “ phòng ngừa quá sức” của chồng.

- Lấy chồng không được bao lâu thì niềm vui “nghi gia nghi thất” của Vũ Nương bị mất đi bởi chồng “có tên trong số lính đi vào loại đầu”. Nàng thiếu phụ tuổi xuân còn phơi phới đã phải gánh chịu nỗi buồn “chiếc bóng năm canh” của đời người chinh phụ.

Mặt biếng tô miệng càng biếng nói

Sớm lại chiều dòi dõi nương song

Nương song luống ngẩn ngơ lòng

Vắng chàng điểm phấn tô hồng với ai

(Chinh phụ ngâm khúc)

- Rồi gánh nặng gia đình chồng cộng thêm noi cô đơn vì phòng không gối chiếc đã bào mòn tuổi xuân của Vũ Nương. Ta có thể cảm nhận được nỗi vất vả của nàng qua những vần điệu ca dao cổ: Có con phải khổ vì con

Có chồng phải gánh giang sơn nhà chồng”

Hình như số phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa đều có chung nỗi bất hạnh như thế!

- Ở phần sau của câu chuyện, ta thấy Vũ Nương được sống sung sướng dưới Thủy cung, được kề cận với Linh Phi, vợ vua biển Nam Hải nhưng không vì thế mà ta thấy nàng hạnh phúc. Và làm sao có thể hưởng thụ hạnh phúc cho được khi quyền làm mẹ,làm vợ của nàng vĩnh viễn không còn? Bi kịch vẫn đeo bám theo Vũ Nương vào tận chốn Thủy cung huyền bí. Người đọc càng cảm thấy xót xa hơn khi nghe câu nói của nàng ở cuối truyện: “ Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng trở về nhân gian được nữa”. Âm dương đã cách trở đôi đường. Hạnh phúc bị tan vỡ khó lòng hàn gắn lại được. Kết thúc câu chuyện bi đát này là một khoảng vắng mênh mông, mờ mịt… Đằng sau yếu tố hoang đường, câu chuyện về nàng Vũ Nương mang đậm tính hiện thực và thấm đẫm tinh thần nhân đạo.

Duc Duy
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nhung
21 tháng 8 2017 lúc 14:41

Vũ Nương là một phụ nữ đảm đang, giàu tình thương. Chồng ra trận mới được một tuần thì nàng sinh ra một đứa cọn trai đặt tên là Đản. Mẹ chồng già yếu, ốm đau, nàng "hết sức thuốc thang", "ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn". Vừa phụng dưỡng mẹ già, vừa chăm sóc nuôi dạy con thơ. Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã "hết lời thương xót", việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo "như đối với cha mẹ đẻ mình". Qua đó, ta thấy trong Vũ Nương cùng xuất hiện 3 con người tốt đẹp: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang thủy chung, người mẹ hiền đôn hậu. Đó là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa.

Qua năm sau, "việc quân kết thúc, Trương Sinh từ miền xa chinh chiến trở về. Thế nhưng, Vũ Nương không được hưởng hạnh phúc trong cảnh vợ chồng sum họp. Chỉ vì chuyện chiếc bóng qua miệng đứa con thơ mới tập nói, mà Trượng Sinh đinh ninh là vợ hư, đã "máng nhiếc" và "đánh đuổi đi". Vốn là một kẻ vô học lại hồ đồ vũ phu. Trương Sinh đã bỏ ngoài tai mọi lời "bày tỏ" của vợ, mọi sự "biện bạch" của họ hàng làng xóm. Vũ Nương đã bị chồng đẩy vào bi kịch, bị vu oan là người vợ "mất nết hư ân”. Vũ Nương phải nhảy xuống sông Hoàng Giang tự tử để tỏ rõ là người phụ nữ "đoan trang giữ tiết, minh bạch gìn lòng", mãi mãi soi tỏ với dời "vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin là cỏ Ngu Mĩ". Bi kịch Vũ Nương là bi kịch gia đình từ chuyện chồng con, nhưng nguyên nhân sâu xa là do chiến tranh loạn lạc đã gây nên. Chỉ một thời gian ngắn, sau khi Vũ Nương tự tử, một đêm khuya dưới ngọn đèn, chợt đứa con nói rằng: "Cha Đản lại đến kia kìa !". Lúc bấy giờ Trương Sinh "mới tỉnh ngộ thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã rồi . Người đọc xưa nay cũng chỉ biết thở dài, cùng Nguyễn Dữ xót thương cho người con gái Nam Xương và bao phụ nữ bạc mệnh khác trong cõi đời. Vũ Nương tự tử, nàng cũng chẳng oán chồng con "rày xin chén nước cho người thác oan" (Truyện Kiều).

Phần cuối truyện đậm đặc tính chất hoang đường. Nào là Phan Lang nằm mộng thấy người con gái áo xanh đến kêu xin tha mạng. Phan Lang được biếu một con rùa mai xanh nhưng không giết thịt mà đem thả con rùa xuống sông. Nào là Phan Lang bị chết đuối, xác giạt vào động rùa ở hải đảo. Linh Phi vợ vua biển Nam Hải lấy khăn dấu mà lau, thuốc thần mà đổ. Phan Lang sống lại. Linh Phi mở tiệc ở gác Triêu Dương để thết đãi Phan Lang, ân nhân cứu sống mình ngày xưa. Tình tiết Phan Lang gặp Vũ Nương tại bữa tiệc của Linh Phi. Vũ Nương khóc khi nghe Phan Lang nhắc lại nhà cửa, phần mộ của tiền nhân. Tình tiết Vũ Nương gửi Phan Lang chiếc hoa tai vàng và dặn chồng lập đàn tràng ở bến Hoàng Giang. Hình ảnh Vũ Nương ngồi kiệu hoa, phía sau có năm mươi chiếc xe cờ tán võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện... là những chi tiết hoang đường, nhưng đã tô đậm nỗi đau của người phụ nữ bạc mệnh... yên phận hẩm hiu, và có giá trị tố cáo lễ giáo phong kiến vô nhân đạo. Câu nói của ma Vũ Nương giữa dòng sông vọng vào: "Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa" đã làm cho giá trị nhân đạo của truyện thêm phần bi thiết. Nỗi ân tình của Vũ Nương đã được minh oan và giải tỏa? nhưng âm - dương đã đôi đường cách trở, nàng chẳng thể trở lại dương gian, chẳng bao giờ còn được làm vợ, làm mẹ nữa. Bé Đản mãi mãi là đứa con mồ côi mẹ.

Tóm lại, Vũ Nương là một người con gái dung hạnh mà bạc mệnh. Nguyễn Dữ đã kể lại cuộc đời oan khổ của nàng với bao tình xót thương sâu sắc. Tuy mang yếu tố hoang đường, nhung áng văn "Chuyện người con gái Nam Xương" giàu giá trị nhân đạo. Nhân vật Vũ Nương là một điển hình cho bi kịch của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.

Mai Hà Chi
21 tháng 8 2017 lúc 14:43

chuyện người con gái Nam Xương là câu chuyện thứ 16 của Truyền Kỳ Mạn Lục, được bắt đầu từ truyện ” vợ chàng Trương”. Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của tác giả trước số phận bất hạnh của người phụ nữ trong Xã hội phong kiến, đồng thời ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của họ qua nhân vật chính Vũ Nương.

Trước tiên Vũ Nương là người phụ nữ mang nhiều phẩm chất tốt đẹp, là người phụ nữ bình dân xuất thân từ gia đình nghèo nhưng nang vừa có nhan sắc, vừa có đức hạnh. Tính đã thùy mị nết na lại thêm tư duy tốt đẹp.

Vẻ đẹp của Vũ Nương mang vẻ đẹp của một người phụ nữ- của chiếc bánh trôi trong thơ của Hồ Xuân Hương ” vừa trắng lại vừa tròn”. vì vậy Trương Sinh con nhà hào phú đã xin với mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ, cuộc hôn nhân không bình đẳng, đã vậy Trương Sinh lại có tính đa nghi, hay ghen. Vậy mà trong đạo vợ chồng nàng tỏ ra là một phụ nữ thông minh, đôn hậu, biết chồng có tính đa nghi hay ghen nàng đã ” luôn giữ gìn khuôn phép… thất hòa” chứng tỏ nàng rất khéo léo trọng việc vun vén hạnh phúc gia đình.

Sống trong thời loạn lạc nên cuộc sum vậy chưa được bao lâu thì Trương Sinh tòng quân đi lính nơi biên ải,. Buổi tiễn chồng ra trận nàng rót chén rượu đầy chúc chồng bình yên ” chàng đi chuyến này thiếp chẳng mong…thế là đủ rồi”. Ước mong của nàng thật giản dị chỉ vì nàng coi trọng hạnh phúc gia đình hơn mọi công danh phù phiếm ở đời. Những năm xa cách Vũ Nương thương nhớ chồng khôn xiết kể: ” Mỗi khi bướm lượn đầy vườn may che kín núi tì nỗi buồn chân trời góc bể lại không thể nào ngăn được”

Tâm trạng thương nhớ ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của nhiều người chinh phụ trong thời loạn lạc ngày xưa.

” Nhớ chàng đằng đẳng đường lên bằng trời

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong”

( Chinh phụ ngâm khúc- Đoàn Thị Điểm)

Thể hiện tâm trạng ấy Nguyễn Dữ vừa cảm thông với nỗi đau xa cách trồng của Vũ Nương vừa ca ngợi tấm lòng chung thủy của nàng.

Không chỉ là một người vợ chung thủy, Vũ Nương còn là một người mẹ hiền, người con dâu hiếu thảo, chàng ra trận vừa tròn tuần thì nàng sinh con nuôi dạy con khôn lớn. Để bù đắp thiếu vắng cha của con nàng chỉ chiếc bóng của mình tren tường và nói là cha Đản, còn với mẹ chồng già yếu nàng chăm sóc mẹ rất chu đáo, thuốc thang phụng dưỡng như cha mẹ đẻ của mình. Nàng đã làm chọn chữ ” công” với nhà chồng. Đây là điều rất đáng chân trọng của Vũ Nương bởi thời xưa quan hệ mẹ chồng nàng dâu dường như chưa bao giờ êm đẹp và chứa đầy những định kiến khắt khe.

Tấm lòng của nàng đã được người mẹ chồng ghi nhận, điều này thể hiện qua những lời chăn chối của bà trước khi qua đời ” Sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức giống dòng tối tươi, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Vũ nương chính là người phụ nữ lý tưởng trong xã hội ngày xưa: Công, dung, ngôn, hạnh.

Là người phụ nữ có bao phẩm chất tốt đẹp đáng lẽ nàng phải được hưởng cuộc sống hạnh phúc chí ít cũng như nàng mong ước đó là thú vui nghi gia, nghi thất- vợ chồng con cái sum họp bên nhau. Thế nhưng cuộc sống của Vũ Nương cũng như cuộc đời của người phụ nữ xưa là những trang buồn đầy nước mắt. Bất hạnh của nàng bắt đầu từ khi giặc tan Trương Sinh trở về, chuyện cái bóng của con thơ đã là Trương Sinh ngờ vực, rồi kết tội Vũ Nương. Chàng đinh ninh là vợ hư, nàng hết lời phân trần để bày tỏ lòng thủy chung, cố gắng hàn gắn hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ những tất cả đều vô ích. Vốn có tính hay ghen lại vũ phu ít học. Trương sinh đã đối xử với nàng hết sức tàn nhẫn ” mắng nhiếc, đánh đuổi nàng đi”, bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ và những lời khuyên can của hàng xóm. Thất vọng đến tột cùng Vũ Nương đành mượn dòng nước quê hương để giải tỏ lỗi lòng trong trắng của mình. Nàng ” tắm gọi chay sạch ra bến sông Hoàng Giang ngửa cổ lên trời là than rằng” kẻ bạc mệnh này duyên hẩm hiu… phỉ nhở”. Nói rồi nàng nhảy xuống sông tự vẫn. Vũ Nương bị người thân nhất đẩy xuống bên bờ vực thẳm dẫn đến bi kịch gia đình. Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương( thân phận người phụ nữ trong XHPK) qua “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ,” chết trong còn hơn sống đục”

với tấm lòng yêu thương con người Nguyễn Dữ không để cho sự trong sáng cao đẹp của Vũ Nương phải chịu oan khuất nên phần cuối chuyện đầy ắp những chi tiết hoang đường kì ảo. Sau câu chuyện của Phan Lang, Trương Sinh lập đàn giải oan cho vợ. Nàng trở về trong thế rực rõ uy nghi nhưng chỉ thấp thoáng trong giây lát rồi biến mất mãi mãi. Vũ Nương mãi mất đi quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền làm vợ, làm mẹ. Bi kịch củaVũ Nương cũng chính là bi kịch của người phụ nữ Xã hội xưa. Bi kịch ấy không chỉ dừng ở thế kỉ XVI, XVII, XVIII mà đến đầu thế kỷ XIX Nguyễn Du từng viết trong truyện Kiều.

” Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

Với niềm xót thương sâu sắc Nguyễn Dữ lên ái những thế lực tàn ác chà đạp lên những khát vọng chính đáng của con người – của phụ nữ. Ông tố cao xã hội phong kiến với những hư tục phi lý, trọng nam khinh nữ, đạo tàm tòng dây bao bất công và hiện thân của nó là nhân vật Trương Sinh, người chồng ghen tuông mù quáng, vũ phu song sống với hụ tục là thế lực đồng tiền bạc án nên Trương Sinh con nhà hào phú một lúc bỏ ra tăm lạng vàng để cưới Vũ Nương. Ngoài ra ông còn tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã làm phá vỡ hạnh phúc gia đình của con người.

Như vậy bằng cách xây dựng truyện hết sức độc đáo là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự sự, trữ tình và yếu tố thực ảo. chuyện ” Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ mang đến cho chúng ta bao ấn tượng tốt đẹp. Truyện ca ngợi Vũ Nương có đầy đủ phẩm chất tốt đẹp mang tính truyền thống nhưng cuộc đời nàng lại là những trang buồn đầy nước mắt. Vẻ đẹp số phận của nàng cũng là vẻ đẹp số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ. Ngày nay chúng ta được sống trong thế giới công bằng dân chủ, văn minh người phụ nữ là một nửa của thế giới họ được hưởng những quyền lợi mà nam giới được hưởng. Vậy chúng ta hãy phát huy những vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ xưa và thương cảm trước số phận của họ.

Nguyễn Tử Đằng
21 tháng 8 2017 lúc 15:44

Bạn tham khảo nha !

Trước tiên Vũ Nương là người phụ nữ mang nhiều phẩm chất tốt đẹp, là người phụ nữ bình dân xuất thân từ gia đình nghèo nhưng nang vừa có nhan sắc, vừa có đức hạnh. Tính đã thùy mị nết na lại thêm tư duy tốt đẹp.

Vẻ đẹp của Vũ Nương mang vẻ đẹp của một người phụ nữ- của chiếc bánh trôi trong thơ của Hồ Xuân Hương ” vừa trắng lại vừa tròn”. vì vậy Trương Sinh con nhà hào phú đã xin với mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ, cuộc hôn nhân không bình đẳng, đã vậy Trương Sinh lại có tính đa nghi, hay ghen. Vậy mà trong đạo vợ chồng nàng tỏ ra là một phụ nữ thông minh, đôn hậu, biết chồng có tính đa nghi hay ghen nàng đã ” luôn giữ gìn khuôn phép… thất hòa” chứng tỏ nàng rất khéo léo trọng việc vun vén hạnh phúc gia đình.

Sống trong thời loạn lạc nên cuộc sum vậy chưa được bao lâu thì Trương Sinh tòng quân đi lính nơi biên ải,. Buổi tiễn chồng ra trận nàng rót chén rượu đầy chúc chồng bình yên ” chàng đi chuyến này thiếp chẳng mong…thế là đủ rồi”. Ước mong của nàng thật giản dị chỉ vì nàng coi trọng hạnh phúc gia đình hơn mọi công danh phù phiếm ở đời. Những năm xa cách Vũ Nương thương nhớ chồng khôn xiết kể: ” Mỗi khi bướm lượn đầy vườn may che kín núi tì nỗi buồn chân trời góc bể lại không thể nào ngăn được”

Tâm trạng thương nhớ ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của nhiều người chinh phụ trong thời loạn lạc ngày xưa.

” Nhớ chàng đằng đẳng đường lên bằng trời

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong”

( Chinh phụ ngâm khúc- Đoàn Thị Điểm)

Thể hiện tâm trạng ấy Nguyễn Dữ vừa cảm thông với nỗi đau xa cách trồng của Vũ Nương vừa ca ngợi tấm lòng chung thủy của nàng.

Không chỉ là một người vợ chung thủy, Vũ Nương còn là một người mẹ hiền, người con dâu hiếu thảo, chàng ra trận vừa tròn tuần thì nàng sinh con nuôi dạy con khôn lớn. Để bù đắp thiếu vắng cha của con nàng chỉ chiếc bóng của mình tren tường và nói là cha Đản, còn với mẹ chồng già yếu nàng chăm sóc mẹ rất chu đáo, thuốc thang phụng dưỡng như cha mẹ đẻ của mình. Nàng đã làm chọn chữ ” công” với nhà chồng. Đây là điều rất đáng chân trọng của Vũ Nương bởi thời xưa quan hệ mẹ chồng nàng dâu dường như chưa bao giờ êm đẹp và chứa đầy những định kiến khắt khe.

Tấm lòng của nàng đã được người mẹ chồng ghi nhận, điều này thể hiện qua những lời chăn chối của bà trước khi qua đời ” Sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức giống dòng tối tươi, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Vũ nương chính là người phụ nữ lý tưởng trong xã hội ngày xưa: Công, dung, ngôn, hạnh.



Là người phụ nữ có bao phẩm chất tốt đẹp đáng lẽ nàng phải được hưởng cuộc sống hạnh phúc chí ít cũng như nàng mong ước đó là thú vui nghi gia, nghi thất- vợ chồng con cái sum họp bên nhau. Thế nhưng cuộc sống của Vũ Nương cũng như cuộc đời của người phụ nữ xưa là những trang buồn đầy nước mắt. Bất hạnh của nàng bắt đầu từ khi giặc tan Trương Sinh trở về, chuyện cái bóng của con thơ đã là Trương Sinh ngờ vực, rồi kết tội Vũ Nương. Chàng đinh ninh là vợ hư, nàng hết lời phân trần để bày tỏ lòng thủy chung, cố gắng hàn gắn hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ những tất cả đều vô ích. Vốn có tính hay ghen lại vũ phu ít học. Trương sinh đã đối xử với nàng hết sức tàn nhẫn ” mắng nhiếc, đánh đuổi nàng đi”, bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ và những lời khuyên can của hàng xóm. Thất vọng đến tột cùng Vũ Nương đành mượn dòng nước quê hương để giải tỏ lỗi lòng trong trắng của mình. Nàng ” tắm gọi chay sạch ra bến sông Hoàng Giang ngửa cổ lên trời là than rằng” kẻ bạc mệnh này duyên hẩm hiu… phỉ nhở”. Nói rồi nàng nhảy xuống sông tự vẫn. Vũ Nương bị người thân nhất đẩy xuống bên bờ vực thẳm dẫn đến bi kịch gia đình. Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương( thân phận người phụ nữ trong XHPK) qua “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ,” chết trong còn hơn sống đục”

với tấm lòng yêu thương con người Nguyễn Dữ không để cho sự trong sáng cao đẹp của Vũ Nương phải chịu oan khuất nên phần cuối chuyện đầy ắp những chi tiết hoang đường kì ảo. Sau câu chuyện của Phan Lang, Trương Sinh lập đàn giải oan cho vợ. Nàng trở về trong thế rực rõ uy nghi nhưng chỉ thấp thoáng trong giây lát rồi biến mất mãi mãi. Vũ Nương mãi mất đi quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền làm vợ, làm mẹ. Bi kịch củaVũ Nương cũng chính là bi kịch của người phụ nữ Xã hội xưa. Bi kịch ấy không chỉ dừng ở thế kỉ XVI, XVII, XVIII mà đến đầu thế kỷ XIX Nguyễn Du từng viết trong truyện Kiều.

” Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

Với niềm xót thương sâu sắc Nguyễn Dữ lên ái những thế lực tàn ác chà đạp lên những khát vọng chính đáng của con người – của phụ nữ. Ông tố cao xã hội phong kiến với những hư tục phi lý, trọng nam khinh nữ, đạo tàm tòng dây bao bất công và hiện thân của nó là nhân vật Trương Sinh, người chồng ghen tuông mù quáng, vũ phu song sống với hụ tục là thế lực đồng tiền bạc án nên Trương Sinh con nhà hào phú một lúc bỏ ra tăm lạng vàng để cưới Vũ Nương. Ngoài ra ông còn tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã làm phá vỡ hạnh phúc gia đình của con người.

Như vậy bằng cách xây dựng truyện hết sức độc đáo là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự sự, trữ tình và yếu tố thực ảo. chuyện ” Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ mang đến cho chúng ta bao ấn tượng tốt đẹp. Truyện ca ngợi Vũ Nương có đầy đủ phẩm chất tốt đẹp mang tính truyền thống nhưng cuộc đời nàng lại là những trang buồn đầy nước mắt. Vẻ đẹp số phận của nàng cũng là vẻ đẹp số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ. Ngày nay chúng ta được sống trong thế giới công bằng dân chủ, văn minh người phụ nữ là một nửa của thế giới họ được hưởng những quyền lợi mà nam giới được hưởng. Vậy chúng ta hãy phát huy những vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ xưa và thương cảm trước số phận của họ.



Nguyễn Văn Thắng
Xem chi tiết
Vũ Thị Thu Nguyệt
16 tháng 9 2017 lúc 11:43

trong khi chồng đi lính , vũ nương chỉ bóng mk trên vách bảo là cha đản vì khi đản sinh ra đã không nhìn thấy mặt cha nàng làm thế để trong tâm hồn con vẫn có cha ,con sẽ nghĩ rằng cha thương con và hằng đêm vẫn về thăm con và vs nàng cũng cảm thấy đỡ nhớ chồng hơn.chi tiết cái bóng hoàn thiện vẻ đẹp của vũ nương yêu con và thương nhớ chồng.việc đưa yếu tố kì ảo vào chuyện làm hoàn thiện vẻ đẹp của vũ nương và làm cho câu chuyện kết thúc có hậu.

Nguyễn Thủy Tiên
Xem chi tiết
Lê Ngân
Xem chi tiết
Vũ Thị Thu Nguyệt
16 tháng 9 2017 lúc 17:17

mk gợi ý thôi

luận điểm 1:văn học luôn ca ngợi những ai biết yêu thương

*t/c gia đình:

+tình mẹ con:trong lòng mẹ,tôi đi học(ở ''trong lòng mẹ''dù bà cô có hắt hủi ...những cổ tục...nhưng chú bé Hồng vẫn...;ở ''tôi đi học''ngày khai trương đầu tiên của con ,mẹ đã chuẩn bị vô cùng chu đáo...)

+tình anh em:cuộc chia tay của những con búp bê(sau những ngày sống đầm ấm vs nhau anh em Thành và Thủy đã phải chia tay...),trong những câu thơ câu ca dao''anh em như ...đỡ đần''...

+tình vợ chồng:chị dậu vs anh dậu trong ''tức nc vỡ bờ''(tình cảm vợ chồng thiêng liêng,khi anh dậu bị trả về trong tình thế thập tử nhất sinh chị dậu đã....)

*tình yêu thương đồng loại(ngoài xã hội)chiếc lá cuối cùng (lòng nhân hậu: xiu và giônxi ko phải là chị em ruột thịt chỉ sống chung vs nhau trong một khu ổ chuột nhưng khi giônxi ốm xiu đã...cụ bơ men vẽ bức tranh...bức tranh cứu sống giôn xi dc đánh đổi bằng mạng sống của cụ bơ men...)

luận điểm 2:

*sự khô héo tình cảm vs người thân trong gia đình:bà cô trong ''trong lòng mẹ'';dì ghẻ trong ''tấm cám''

*phê phán những kẻ vô lương tâm :lý thông trong ''thạch sanh''

*phê phán những kẻ vô lương tâm độc ác ,ko có tình yêu thương đồng loại :bọn quan lại trong ''sống chết mặc bay'';cai lệ và người nhà lý trưởng trong ''tắt đèn''

bạn tự diễn xuôi nhaha

Ami Ngọc
17 tháng 4 2018 lúc 22:44
Dàn bài nè bạn! 1. Mở bài:
- Lòng nhân ái, tình yêu thương giữa con người với con người là đạo lí của dân tộc ta và nhiều dân tộc khác trên thế giới.

- Văn học, với chức năng cao cả của nó, luôn luôn ngợi ca những tấm lòng nhân ái “thương người như thể thương thân”, đồng thời cũng lên án những kẻ thờ ơ, dửng dưng hoặc nhẫn tâm chà đạp lên số phận con người.

2. Thân bài:
a) Mối quan hệ giữa văn học và tình thương
- Theo Hoài Thanh (ý nghĩa văn chương) thì nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người...)
- Các tác phẩm văn chương thường khơi gợi tình thương và lòng nhân ái của con người...).

b) Văn học ca ngợi lòng nhân ái
- Trước hết là những tình cảm ruột thịt trong mỗi gia đình:
+ Cha mẹ yêu thương, hết lòng, hi sinh vì con cái.
+ Con cái hiếu thảo, yêu thương, kính trọng cha mẹ.
+ Anh chị em ruột thịt yêu thương, đùm bọc nhau.
(Dẫn chứng:
+ Người mẹ trong Cổng trường mở ra, Mẹ tôi...
+ Người cha trong Lão Hạc, Mẹ tôi...
+ Hai anh em Thành - Thủy trong Cuộc chia tay của những con búp bê).
- Tình làng nghĩa xóm.
(Dẫn chứng: ông giáo với lão Hạc, bà lão láng giềng với gia đình chị Dậu...)
- Tình đồng nghiệp, bạn bè, thầy trò...
(Dẫn chứng: 3 nhân vật họa sĩ trong Chiếc lá cuối cùng, cô giáo và các bạn của Thủy trong Cuộc chia tay của những con búp bê...).

c) Văn học phê phán những kẻ thờ ơ hoặc nhẫn tâm chà đạp lên số phận con người
- Những kẻ thiếu tình thương ngay trong gia đình.
(Dẫn chứng: bà cô bé Hồng trong Trong lòng mẹ, ông bố nghiện ngập trong Cô bé bán diêm..).
- Những kẻ lạnh lùng, độc ác ngoài xã hội.
(Dẫn chứng: vợ chồng nghị Quế trong Tắt đèn, những người qua đường đêm giao thừa trong Cồ bé bán diêm..).

3. Kết bài:
Liên hệ thực tế và mong ước của em.
Ṇĝuŷėṇ Ħỏǡŋġ
Xem chi tiết
one!
1 tháng 5 2018 lúc 22:35

Trả lời:

a) Lời nói của Vũ Nương thể hiện nàng là người nhân hậu ,độ lượng,tuy Trương Sinh nghi oan mình nhưng Vũ Nương không một lời oán trách,một người sâu nặng với gia đình ,yêu chồng.

b) Đoạn kết của câu chuyện kết thúc rất có hậu ,nó làm hài lòng người đọc .Vì nhờ có yếu tố mang tính chất cổ tích mà Vũ Nương được giải oan ,Trương Sinh nhận ra lỗi lầm của mình lập đền giải oan cho Vũ Nương và cũng cho thấy được hậu quả của việc nông nỗi ,ghen tuông mù quáng của Trương Sinh mà dẫn đến bi kịch gia đình phải chia cắt.

Phương Anh Đỗ
Xem chi tiết
Mỹ Đỗ
19 tháng 9 2017 lúc 21:52

Một số nét đẹp :

- Thùy mị nết na tư dung tốt đẹp

-Cuộc sống với Trương Sinh : giữ gìn khuôn phép ko tường để lúc nào vợ chồng thất hòa

-ngày chia tay chồng : k ham danh lợi chỉ mong đc bình yên lo lắng chia sẻ nỗi vất vả nơi chiến trường

.........

Trang Thắng
Xem chi tiết
Nguyễn Đặng Phương Giang
21 tháng 9 2017 lúc 12:55

m cx chưa làm đc à khocroi

Tín Nguyễn
Xem chi tiết
Lâm Thiên Băng
21 tháng 9 2017 lúc 18:32

Vẻ đẹp của Vũ Nương mang vẻ đẹp của một người phụ nữ- của chiếc bánh trôi trong thơ của Hồ Xuân Hương ” vừa trắng lại vừa tròn”. vì vậy Trương Sinh con nhà hào phú đã xin với mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ, cuộc hôn nhân không bình đẳng, đã vậy Trương Sinh lại có tính đa nghi, hay ghen. Vậy mà trong đạo vợ chồng nàng tỏ ra là một phụ nữ thông minh, đôn hậu, biết chồng có tính đa nghi hay ghen nàng đã ” luôn giữ gìn khuôn phép… thất hòa” chứng tỏ nàng rất khéo léo trọng việc vun vén hạnh phúc gia đình.

Windy
27 tháng 9 2017 lúc 22:15

Nguyễn Dữ sống ở thế kỷ XVI quê ở huyện Trường Tân nay là Thanh Miện – Hải Dương. Ông là học trò của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các tác phẩm của ông đã đóng góp rất lớn cho nền văn học trung đại Việt Nam. Điển hình là ” Truyền kỳ Mạn Lục” gồm có hai mươi câu chuyện nhỏ. Trong đó tiêu biểu là chuyện người con gái Nam Xương là câu chuyện thứ 16 của Truyền Kỳ Mạn Lục, được bắt đầu từ truyện ” vợ chàng Trương”. Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của tác giả trước số phận bất hạnh của người phụ nữ trong Xã hội phong kiến, đồng thời ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của họ qua nhân vật chính Vũ Nương.

Trước tiên Vũ Nương là người phụ nữ mang nhiều phẩm chất tốt đẹp, là người phụ nữ bình dân xuất thân từ gia đình nghèo nhưng nang vừa có nhan sắc, vừa có đức hạnh. Tính đã thùy mị nết na lại thêm tư duy tốt đẹp.

Vẻ đẹp của Vũ Nương mang vẻ đẹp của một người phụ nữ- của chiếc bánh trôi trong thơ của Hồ Xuân Hương ” vừa trắng lại vừa tròn”. vì vậy Trương Sinh con nhà hào phú đã xin với mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ, cuộc hôn nhân không bình đẳng, đã vậy Trương Sinh lại có tính đa nghi, hay ghen. Vậy mà trong đạo vợ chồng nàng tỏ ra là một phụ nữ thông minh, đôn hậu, biết chồng có tính đa nghi hay ghen nàng đã ” luôn giữ gìn khuôn phép… thất hòa” chứng tỏ nàng rất khéo léo trọng việc vun vén hạnh phúc gia đình.

Sống trong thời loạn lạc nên cuộc sum vậy chưa được bao lâu thì Trương Sinh tòng quân đi lính nơi biên ải,. Buổi tiễn chồng ra trận nàng rót chén rượu đầy chúc chồng bình yên ” chàng đi chuyến này thiếp chẳng mong…thế là đủ rồi”. Ước mong của nàng thật giản dị chỉ vì nàng coi trọng hạnh phúc gia đình hơn mọi công danh phù phiếm ở đời. Những năm xa cách Vũ Nương thương nhớ chồng khôn xiết kể: ” Mỗi khi bướm lượn đầy vườn may che kín núi tì nỗi buồn chân trời góc bể lại không thể nào ngăn được”

Tâm trạng thương nhớ ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của nhiều người chinh phụ trong thời loạn lạc ngày xưa.

” Nhớ chàng đằng đẳng đường lên bằng trời

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong”

( Chinh phụ ngâm khúc- Đoàn Thị Điểm)

Thể hiện tâm trạng ấy Nguyễn Dữ vừa cảm thông với nỗi đau xa cách trồng của Vũ Nương vừa ca ngợi tấm lòng chung thủy của nàng.

Không chỉ là một người vợ chung thủy, Vũ Nương còn là một người mẹ hiền, người con dâu hiếu thảo, chàng ra trận vừa tròn tuần thì nàng sinh con nuôi dạy con khôn lớn. Để bù đắp thiếu vắng cha của con nàng chỉ chiếc bóng của mình tren tường và nói là cha Đản, còn với mẹ chồng già yếu nàng chăm sóc mẹ rất chu đáo, thuốc thang phụng dưỡng như cha mẹ đẻ của mình. Nàng đã làm chọn chữ ” công” với nhà chồng. Đây là điều rất đáng chân trọng của Vũ Nương bởi thời xưa quan hệ mẹ chồng nàng dâu dường như chưa bao giờ êm đẹp và chứa đầy những định kiến khắt khe.

Tấm lòng của nàng đã được người mẹ chồng ghi nhận, điều này thể hiện qua những lời chăn chối của bà trước khi qua đời ” Sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức giống dòng tối tươi, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Vũ nương chính là người phụ nữ lý tưởng trong xã hội ngày xưa: Công, dung, ngôn, hạnh.

Là người phụ nữ có bao phẩm chất tốt đẹp đáng lẽ nàng phải được hưởng cuộc sống hạnh phúc chí ít cũng như nàng mong ước đó là thú vui nghi gia, nghi thất- vợ chồng con cái sum họp bên nhau. Thế nhưng cuộc sống của Vũ Nương cũng như cuộc đời của người phụ nữ xưa là những trang buồn đầy nước mắt. Bất hạnh của nàng bắt đầu từ khi giặc tan Trương Sinh trở về, chuyện cái bóng của con thơ đã là Trương Sinh ngờ vực, rồi kết tội Vũ Nương. Chàng đinh ninh là vợ hư, nàng hết lời phân trần để bày tỏ lòng thủy chung, cố gắng hàn gắn hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ những tất cả đều vô ích. Vốn có tính hay ghen lại vũ phu ít học. Trương sinh đã đối xử với nàng hết sức tàn nhẫn ” mắng nhiếc, đánh đuổi nàng đi”, bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ và những lời khuyên can của hàng xóm. Thất vọng đến tột cùng Vũ Nương đành mượn dòng nước quê hương để giải tỏ lỗi lòng trong trắng của mình. Nàng ” tắm gọi chay sạch ra bến sông Hoàng Giang ngửa cổ lên trời là than rằng” kẻ bạc mệnh này duyên hẩm hiu… phỉ nhở”. Nói rồi nàng nhảy xuống sông tự vẫn. Vũ Nương bị người thân nhất đẩy xuống bên bờ vực thẳm dẫn đến bi kịch gia đình. Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương( thân phận người phụ nữ trong XHPK) qua “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ,” chết trong còn hơn sống đục”

với tấm lòng yêu thương con người Nguyễn Dữ không để cho sự trong sáng cao đẹp của Vũ Nương phải chịu oan khuất nên phần cuối chuyện đầy ắp những chi tiết hoang đường kì ảo. Sau câu chuyện của Phan Lang, Trương Sinh lập đàn giải oan cho vợ. Nàng trở về trong thế rực rõ uy nghi nhưng chỉ thấp thoáng trong giây lát rồi biến mất mãi mãi. Vũ Nương mãi mất đi quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền làm vợ, làm mẹ. Bi kịch củaVũ Nương cũng chính là bi kịch của người phụ nữ Xã hội xưa. Bi kịch ấy không chỉ dừng ở thế kỉ XVI, XVII, XVIII mà đến đầu thế kỷ XIX Nguyễn Du từng viết trong truyện Kiều.

” Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

Với niềm xót thương sâu sắc Nguyễn Dữ lên ái những thế lực tàn ác chà đạp lên những khát vọng chính đáng của con người – của phụ nữ. Ông tố cao xã hội phong kiến với những hư tục phi lý, trọng nam khinh nữ, đạo tàm tòng dây bao bất công và hiện thân của nó là nhân vật Trương Sinh, người chồng ghen tuông mù quáng, vũ phu song sống với hụ tục là thế lực đồng tiền bạc án nên Trương Sinh con nhà hào phú một lúc bỏ ra tăm lạng vàng để cưới Vũ Nương. Ngoài ra ông còn tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã làm phá vỡ hạnh phúc gia đình của con người.

Như vậy bằng cách xây dựng truyện hết sức độc đáo là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự sự, trữ tình và yếu tố thực ảo. chuyện ” Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ mang đến cho chúng ta bao ấn tượng tốt đẹp. Truyện ca ngợi Vũ Nương có đầy đủ phẩm chất tốt đẹp mang tính truyền thống nhưng cuộc đời nàng lại là những trang buồn đầy nước mắt. Vẻ đẹp số phận của nàng cũng là vẻ đẹp số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ. Ngày nay chúng ta được sống trong thế giới công bằng dân chủ, văn minh người phụ nữ là một nửa của thế giới họ được hưởng những quyền lợi mà nam giới được hưởng. Vậy chúng ta hãy phát huy những vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ xưa và thương cảm trước số phận của họ.

Na lê
Xem chi tiết
Vô Danh
2 tháng 10 2017 lúc 8:21

Truyền kì mạn lục là một công trình nghệ thuật văn xuôi của nhà văn Nguyễn Dữ. Đúng như tên gọi truyền kì, nó đã ghi chép lại nhiều câu chuyện lạ kì trong cổ tích, trong dã sử và lịch sử Việt Nam. Chuyện người con gái Nam Xương chính là một trong những câu chuyện lạ kì như thế và đây cũng là câu chuyện vốn đã được lưu truyền rộng rãi trong, dân gian, rất quen thuộc với mọi người. Để nhào nặn, biến Chuyện người con gái Nam Xương từ một truyện cổ dân gian thành một tác phẩm mang dấu ấn thời đại phong kiến, tác giả đã phải tìm tòi, ghi chép, thêm vào đó những yếu tố kì ảo và ngày nay nó đã trở thành một tác phẩm rất lôi cuốn và được nhiều bạn đọc đón nhận và tôn vinh.

Chuyện người con gái Nam Xương là một tác phẩm viết về một người phụ nữ mang đầy đủ những phẩm chất cao quý như công, dung, ngôn, hạnh nhưng lại bị người chồng nghi oan và cuối cùng nàng đã phải chọn cái chết đế tự minh oan. Mở đầu câu chuyện, Nguyễn Dữ đã giới thiệu: Vũ Nương tính đã thuỳ mị nết na, lại có thêm tư dung tốt đẹp. Điều đó có nghĩa là nàng không những có nhan sắc bề ngoài mà còn có bản tính tốt đẹp bên trong. Khi chung sống với Trương Sinh, nàng luôn giữ gìn, vun vén cho hạnh phúc của gia đình, luôn làm hết phận sự của người vợ hiền, dâu thảo, luôn là người biết mình, hiểu chồng, giữ gìn khuôn phép và không để vợ chồng phải đi đến bất hoà. Tới đây, Vũ Nương đã bắt đầu chiếm được nhiều cảm tình của người đọc bởi sự đức hạnh của nàng. Và phẩm hạnh của nàng còn được thể hiện rõ hơn khi nàng tiễn chồng đi lính. Vũ Nương không mong vinh hoa phú quý, tiền tài danh vọng mà chỉ mong chồng bình an trở về. Nàng còn quan tâm, cảm thông trước nỗi gian lao, vất vả mà người chồng phải chịu đựng. Từ xưa đến nay, mối quan hệ mẹ chồng, nàng dâu ít khi lại hoà thuận, vì thế mà những lời khen ngợi Vũ Nương được nói ra từ chính miệng mẹ chồng nàng lại càng có ý nghĩa gấp bội, lại càng khẳng định được phẩm chất của nàng. Khi xa chồng, nàng luôn khắc khoải, nhớ mong chồng, lo cho chồng nơi xa xôi không biết sống chết thế nào. Nàng đã phải một mình gánh vác, lo toan việc nhà, sinh con, nuôi con, chăm sóc, thuốc thang lúc mẹ chồng đau ốm. Mẹ chồng nàng vì nhớ con trai nên sinh bệnh nặng và qua đời. Nàng đã ma chay tế lễ cho mẹ chồng chu đáo như mẹ đẻ của mình, không để bà con làng xóm phải chê trách nửa lời. Do đó mà mẹ chồng nàng trước khi mất đã ghi nhận và đánh giá cao những công lao của nàng đối với nhà chồng. Quả là một gia đình êm ấm, đề huề, phúc lộc, đáng lẽ phải là sự đền bù xứng đáng cho người phụ nữ chung tình và tận tụy ấy. Thế nhưng Vũ Nương chẳng phụ ai, để rồi lại bị người phụ. Trong thời gian Trương Sinh đi vắng, nàng thường nói đùa con rằng cái bóng của nàng trên tường chính là bố của nó. Có lẽ nàng không biết đối với nàng thì cái bóng chỉ đơn thuần là một cái bóng được tạo bởi ánh đèn nhưng đối với một đứa trẻ ngây thơ thì cái bóng đó đã in sâu vào tiềm thức của nó và cái bóng giả chính là một người bố thực. Và ngày mà Trương Sinh đi lính trở về cũng chính là ngày mà tai hoạ đổ lên đầu nàng. Trương Sinh đi lính trở về với nỗi đau nặng trĩu khi nghe tin mẹ mất và lời nói bi bô của đứa con trai đã được đặt không đúng chỗ. Do vậy đã làm bùng lên sự tức giận, tính ghen tuông, đa nghi của Trương Sinh. Chàng đã tin rằng con mình đã có một người cha khác, vợ mình đã có một người chồng khác. Bao nhiêu lời la lối, mắng nhiếc dã trút lên đầu Vũ Nương. Trương Sinh chỉ biết mắng nhiếc cho hả giận, không tin vợ, không tin hàng xóm và đã đánh đuổi vợ đi. Trương Sinh quả là một kẻ vũ phu, hồ đồ, có cách xử sự độc đoán, không đủ bình tĩnh để phân tích, phán đoán, không tin vào các nhân chứng, bỏ ngoài tai những lời phân trần, không nói ra nguyên cớ để rồi phải hối hận về sự nóng vội của mình. Trong lúc bị chồng nghi oan, Vũ Nương đã phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng, tình nghĩa vợ chồng, khẳng định lòng chung thuỷ của mình và cầu xin chồng đừng nghi oan để cố hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ. Nhưng Trương Sinh đã không nghe những lời giải thích của nàng. Trong lòng nàng lúc đo tràn trề sự thất vọng, đau đớn, nàng không hiểu tại sao mình lại bị đối xử như vậy và nàng cũng chẳng có quyền tự bảo vệ mình, kể cả khi có họ hàng, làng xóm bênh vực. Nàng càng thất vọng hơn khi không thể giãi bày lòng mình với chồng và nàng đã mượn dòng nước sông Hoàng Giang để chứng minh sự trong sạch của mình. Nhưng tấm lòng sắt son, thuỷ chung của người thiếu phụ chưa dừng lại ở đó. Khi nàng nhảy xuống sông tự vẫn, Linh Phi vì cảm động trước tấm lòng của nàng mà đã cứu nàng thoát chết. Dù ở chốn trần gian hay chốn làn mây cung nước thì nàng vẫn nặng tình với cuộc đời, vẫn lo lắng, quan tâm đến chồng, đến con, đến phần mộ tổ tiên, nàng vẫn luôn khát khao, mong mỏi chồng nàng sẽ luôn nhớ đến nàng và sớm giải oan cho nàng. Quả là đáng tiếc cho Vũ Nương bởi một người phụ nữ có tấm lòng đẹp như nàng lại có một cuộc đời đầy đau khổ như vậy chỉ vì nàng có một người chồng quá đa nghi. Hơn nữa, trong chế độ nam quyền của xã hội phong kiến xưa thì người chồng mới là người quyết định mọi việc. Do vậy mà ngay đến cả số phận của mình mà Vũ Nương cũng không thể nắm trong tay. Nhưng chúng ta cũng không thể nào phủ nhận được một nguyên nhân khác, đó là chiến tranh. Nếu không có chiến tranh thì Trương Sinh sẽ không phải đi lính, sẽ không phải xa rời Vũ Nương để rồi sinh ra sự hiểu lầm tai hại dẫn đến cái chết của Vũ Nương. Cái chết oan uổng của nàng không chỉ mang tính chất tự minh oan mà còn là sự giải thoát đối với nàng. Bởi nếu Vũ Nương còn sống trên trần gian thì có lẽ nàng sẽ phải sống trong cảnh gia đình bất hoà, trong sự ngờ vực của chồng và trong sự oan uổng chưa được giãi bày.

Nhưng chừng ấy chi tiết cũng không đủ tạo nên sự kì ảo của câu chuyện mà sự kì ảo đó đã được tác giả thể hiện thật nhiều ở phần kết với những yếu tố trong truyện cổ tích. Đó là chi tiết Phan Lang - người cùng làng với Vũ Nương nằm mộng thả rùa và khi Phan Lang chạy nạn bị chết đuối đã được thần rùa Linh Phi cho uống thuốc tiên sống lại, cho trở về trần gian. Đó là chi tiết Vũ Nương dược Trương Sinh lập đàn giải oan. trên bờ Hoàng Giang và trở về trên chiếc kiệu hoa lấp lánh giữa dòng lúc ẩn, lúc hiện. Đây cũng là những chi tiết làm hoàn thiện nét đẹp tâm hồn của Vũ Nương: vẫn luôn khát khao được phục hồi danh dự, vẫn mong muốn được chăm lo cho chồng con, nhà cửa. Và đồng thời đây cũng là một kết thúc có hậu, thể hiện được ước mơ ngàn đời cùa nhân dân ta về sự công bằng trong cuộc đời: người tốt dù có bị nghi oan rồi cũng được đền trả xứng đáng và cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác.

Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương khép lại đã cho thấy cái tài của Nguyễn Dữ khi ông đã xây dựng một nhân vật Vũ Nương hiền lành, đảm đang, chung thuỷ, một nhân vật Trương Sinh hay ghen tuông, ba phải. Đặc biệt hơn nữa, ông đã xây dựng nên một phần kết khiến chúng ta khi đọc xong phải bâng khuâng để rồi phải mông lung suy ngẫm và tự đặt ra không biết bao nhiêu câu hỏi: liệu rằng Vũ Nương sẽ mãi mãi không quay trở lại? Cuộc sống ở thế giới bên kia của nàng sẽ ra sao? Cuộc sống đó liệu có đem lại hạnh phúc cho nàng không? Nhưng có một điều chắc chắn rằng: dù ở thời đại nào đi chăng nữa thì một con người đẹp đẽ như nàng sẽ luôn được biết đến với lòng tôn kính.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/neu-suy-nghi-cua-em-ve-chuyen-nguoi-con-gai-nam-xuong-cua-c36a2413.html#ixzz4uJFv97Yj