Chị em Thúy Kiều- Nguyễn Du

Bách Nguyễn
Xem chi tiết
minh nguyet
8 tháng 8 2022 lúc 22:36

Nghiêng nước nghiêng thành: Chỉ vẻ đẹp của người con gái xinh đến độ nước mất, thành nghiêng.

Bình luận (0)
Châuu
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
4 tháng 8 2022 lúc 16:59

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.

BPTT: nhân hóa

Tác dụng: làm cho sự diễn đạt việc dự báo trước số phận bạc mênh, bị người đời ghen ghét hờn thù của Thuý Kiều trở nên hay hơn, sâu sắc hơn. Đồng thời cũng tả được vẻ đẹp của Thúy Kiều đến mức nào.

Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.

BPTT: điệp ngữ.

Tác dụng: nhấn mạnh ý nói của câu trước (ý nói Thúy Kiều vừa đẹp vừa tài vẹn toàn tất cả), qua đó làm câu thơ thêm liên kết, thêm hay hơn, lời thơ trở nên có hồn có vần hơn.

Bình luận (0)
Nguyễn Đặng Duy Hoàng
4 tháng 8 2022 lúc 15:31

Wait bạn ơi đây là lớp 1 chứ đâu phải lớp 9 đâu(ý là bài học lớp 9 còn lớp hiện tại là lớp 1)

Bình luận (2)
Châuu
Xem chi tiết
minh nguyet
3 tháng 8 2022 lúc 21:57

Trang trọng: Tôn trọng một cách tối đa

Đoan trang: Đứng đắn, thẳng thắn

Việc sử dụng từ ngữ đó cho thấy thái độ tôn trọng, yêu mến của tác giả đối với Thúy Vân. Nàng mang vẻ đẹp đài các của một tiểu thư, của một người con gái hiền diu, nết na. 

Bình luận (0)
Châuu
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
3 tháng 8 2022 lúc 15:50

thuộc từ loại: tính từ.

Giải nghĩa: "tố nga" tức đẹp đẽ chỉ đến người con gái đẹp.

Tác dụng: giới thiệu vẻ đẹp của Thúy Kiều và Thúy Vân.

Bình luận (0)
giúp tôi
3 tháng 8 2022 lúc 16:41

thuộc từ loại: tính từ.

Giải nghĩa: "tố nga" tức đẹp đẽ chỉ đến người con gái đẹp.

Tác dụng: giới thiệu vẻ đẹp của Thúy Kiều và Thúy Vân.

Bình luận (0)
8/6.11 Thành Minh Minh Đ...
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
29 tháng 7 2022 lúc 14:10

Câu b mình không rõ đề ạ

Câu c:

Có người từng nói rằng văn học chân chính xưa nay bất biến với đời là nhờ tạo nên từ máu và nước mắt của người nghệ sĩ. Và chính nhà thơ Nguyễn Du đã làm được điều đó, đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là một trong các đoạn trích đặc sắc trong tác phẩm nổi tiếng của ông - "Truyện Kiều". Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều có vẻ đẹp sắc sảo mặn mà cả về tài lẫn sắc. Kiều đẹp lộng lẫy đến nỗi không chỉ "đời ganh ghét" mà thiên nhiên còn tị. Mây thua nước tóc, Tuyết nhường màu da Đến vật bồng bềnh, mượt mà như mây còn thua mái tóc của Kiều. Màu da của Kiều trắng đến nỗi tuyết còn phải nhịn nhường mấy phần. Qua đó cho thấy vẻ đẹp nàng Kiều là vẻ kiều lệ, vẻ đẹp khiến cho "hoa e nguyệt nhường". Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. Người ta thường nói "Đẹp như hoa", "thắm như hoa", "tươi như hoa" nhưng đến hoa còn ghen tị vì thua với sắc đẹp của Kiều. Ta có thể thấy, vẻ đẹp ấy mới thắm, mới đắm lòng người làm sao!. Liễu lại hờn giận vì kém xanh, xanh ở đây không phải xanh xao mà là xanh tươi, tươi tắn tức chỉ cái đẹp của Kiều như mùa xuân vậy, lúc nào cũng "thắm" hơn hoa và "tươi" hơn liễu. Bởi vậy mới nói vẻ đẹp của nàng là vẻ đẹp của sắc và vẻ đẹp của cả tài, hoàn toàn hơn hẳn nét đẹp của Thúy Vân. Theo em, qua hình ảnh nàng Kiều, Nguyễn Du chính là muốn khắc họa đến những người phụ nữ tài sắc vẹn toàn nhưng lại bạc mệnh, không được hạnh phúc trong cuộc sống và gặp nhiều trắc trở. Thật thương thay, xót thay cho số phận người phụ nữ xinh đẹp tài hoa mà phận lại bạc!.
Bình luận (1)
Phú Đức
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
24 tháng 7 2022 lúc 20:13

Tham khảo cách làm ạ:

Mở đoạn:

Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề

Vd: dẫn từ tác giả đến tác phẩm,..v.v

Thân đoạn:

Nêu khái quát nội dung đoạn trích, thân phận của Thúy Kiều và cuộc đời của nàng.

Bàn luận:

Vẻ đẹp nhan sắc của Thúy Kiều:

" Kiều càng sắc sảo mặn mà" -> Thúy Kiều mặn mà về tâm hồn, sắc sảo về trí tuệ.

"làn thu thủy": vẻ đẹp của đôi mắt trong veo, êm dịu, đượm buồn như nước hồ mùa thu.

"nét xuân sơn": vẻ đẹp của đôi lông mày như nét bút vẽ núi mùa xuân trong bức tranh thủy mặc.

-> Tác giả sử dụng lối ước lệ tượng trưng để đặc tả riêng đôi mắt trong sáng, long lanh của Kiều.

=> Thúy Kiều gợi lên là trang tuyệt thế giai nhân với vẻ đẹp "nghiêng nước nghiêng thành" khiến thiên nhiên phải ganh ghét, đố kị: hoa ghen, liễu hờn.

=> Dự cảm về số phận, cuộc đời lênh đênh sau này.

Tài năng của Thúy Kiều:

Cái tài của Thúy Kiều đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến: cầm, kì, thi, họa

"Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm"

Kiều am hiểu mọi thứ nhưng nổi bật nhất là thi ca, cầm chương:

"Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương"

---> Đặc biệt cung đàn bạc mệnh của nàng là tiếng lòng của trái tim đa sầu, đa cảm: "Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân".

-> Dự báo cuộc đời, vận mệnh bi kịch của nàng như khúc đàn "Bạc mệnh".

=> Chân dung Thúy Kiều khiến tạo hóa ganh ghét, tài hoa thiên bẩm, tâm hồn đa sầu đa cảm dự báo số phận trắc trở, nghiệt ngã đầy sóng gió bởi “Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”.

=> Số phận chung của người phụ nữ xưa phải chịu những tủi cực, khó khăn, sự bất công của xã hội. Cuộc đời của họ như tấm lụa đào phất phơ giữa chợ, như thân bèo trôi nổi vô định không biết trôi dạt về đâu.

Kết đoạn:

Khái quát lại vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều trong đoạn trích.

Nêu cảm nhận của mình.

Bình luận (1)
linh bùi
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
22 tháng 7 2022 lúc 14:44

BPTT: ẩn dụ

Tác dụng: miêu tả tinh tế, rõ ràng vẻ đẹp của 2 chị em nàng Kiều, qua đó làm cho câu thơ tăng giá trị diễn đạt và gợi hình gợi cảm hơn.

Bình luận (0)
Ng Bao Nhi
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
22 tháng 7 2022 lúc 12:46

Có người từng nói rằng văn học chân chính xưa nay bất biến với đời là nhờ tạo nên từ máu và nước mắt của người nghệ sĩ. Và chính nhà thơ Nguyễn Du đã làm được điều đó, đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là một trong các đoạn trích đặc sắc trong tác phẩm nổi tiếng của ông - "Truyện Kiều". Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều có vẻ đẹp sắc sảo mặn mà cả về tài lẫn sắc. Kiều đẹp lộng lẫy đến nỗi không chỉ "đời ganh ghét" mà thiên nhiên còn tị. 

Mây thua nước tóc, Tuyết nhường màu da

Đến vật bồng bềnh, mượt mà như mây còn thua mái tóc của Kiều. Màu da của Kiều trắng đến nỗi tuyết còn phải nhịn nhường mấy phần. Qua đó cho thấy vẻ đẹp nàng Kiều là vẻ kiều lệ, vẻ đẹp khiến cho "hoa e nguyệt nhường".

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh

Người ta thường nói "Đẹp như hoa", "thắm như hoa", "tươi như hoa" nhưng đến hoa còn ghen tị vì thua với sắc đẹp của Kiều. Ta có thể thấy, vẻ đẹp ấy mới thắm, mới đắm lòng người làm sao!. Liễu lại hờn giận vì kém xanh, xanh ở đây không phải xanh xao mà là xanh tươi, tươi tắn tức chỉ cái đẹp của Kiều như mùa xuân vậy, lúc nào cũng "thắm" hơn hoa và "tươi" hơn liễu. Bởi vậy mới nói vẻ đẹp của nàng là vẻ đẹp của sắc và vẻ đẹp của cả tài, hoàn toàn hơn hẳn nét đẹp của Thúy Vân. Theo em, qua hình ảnh nàng Kiều, Nguyễn Du chính là muốn khắc họa đến những người phụ nữ tài sắc vẹn toàn nhưng lại bạc mệnh, không được hạnh phúc trong cuộc sống và gặp nhiều trắc trở. Thật thương thay, xót thay cho số phận người phụ nữ xinh đẹp tài hoa mà phận lại bạc!.

Chú thích:

Lời dẫn gián tiếp: Có người từng nói rằng văn học chân chính xưa nay bất biến với đời là nhờ tạo nên từ máu và nước mắt của người nghệ sĩ. 

Câu ghép: 

+ Và chính nhà thơ Nguyễn Du đã làm được điều đó, đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là một trong các đoạn trích đặc sắc trong tác phẩm nổi tiếng của ông - "Truyện Kiều".

+ Theo em, qua hình ảnh nàng Kiều, Nguyễn Du chính là muốn khắc họa đến những người phụ nữ tài sắc vẹn toàn nhưng lại bạc mệnh, không được hạnh phúc trong cuộc sống và gặp nhiều trắc trở.

Bình luận (0)
Nn Ánh
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
19 tháng 7 2022 lúc 15:19

Bạn có bao giờ thắc mắc rằng điểm khởi đầu và đích đến của văn học là ở đâu?. Người nghệ sĩ sẽ kiếm tìm điều gì trong chính trang viết của mình?. Bàn về sứ mệnh cao cả ấy, nhà văn người Nga Pau-tốp-xki đã từng quan niệm rằng: "Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vua của người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp". Còn nhà văn Thạch Lam thì cho rằng: "Công việc của nhà văn là phát hiện cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, mang đến cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức". Ta thấy điều đó càng được khắc họa rõ nét qua nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Du (người nghệ sĩ với trái tim tha thiết suốt đời đi tìm và phụng sự cái đẹp). Ông đã để lại cho văn đàn nhiều tác phẩm có giá trị, đặc biệt không thể không kể tới tác phẩm " Truyện Kiều". Thông qua đoạn thơ: 

  Đầu lòng hai ả tố nga 

Thúy Kiều là chị , em là Thúy Vân 

  Mai cốt cách tuyết tinh thần 

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười .

đã thể hiện hình ảnh của 2 chị em Thúy Kiều Thúy Vân. Cái gì gọi là đầu lòng hai ả tố nga?. Đó là câu giới thiệu hay tiểu thư xinh đẹp, rất tinh tế!. Đó là lời khen, lời ca ngợi vẻ đẹp của Thúy Kiều và Thúy Vân. Tiếp đến câu sau nữa là giới thiệu thân phận của hai người này, chị là thúy kiều còn em là thúy vân. Tình chị em mãi vẫn bền chặt như keo sơn dẫu tháng năm có trôi như thế nào, qua đó phần nào nói lên cốt cách của hai người. Sau đó là:" Mai cốt cách, tuyết tinh thần". Hình ảnh ấy mang ý nghĩa tượng trưng kết hợp với phép ẩn dụ là những biện pháp tu từ trong thơ văn cổ cho ta thấy được sắc đẹp hai chị em Thúy Kiều thật là thanh thanh tao, trong trắng như mai như tuyết của thiên nhiên. Đó không chỉ là dáng vẻ bên ngoài của họ, câu thơ này còn đang gợi tả vẻ đpẹ bên trong của họ. Những người con gái vừa mới lớn dậy này đã được Nguyễn du giới thiệu thật súc tích nhưng đầy trân trọng mến thương. Thúy Kiều và Thúy Vân, mỗi người có một vẻ riêng ví như mai có "cốt cách" của mai, tuyết có "tinh thần" của tuyết vậy. Và tất cả sự nhận xét chung quy lại được bày ra ở câu cuối của đoạn thơ này "Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười". Nói rằng hai chị em, ai cũng có một nét đẹp riêng của mình không ai giống ai cả. Người thì toát lên vẻ đẹp kiều diễm, kẻ thì lộ ra vẻ đẹp thiết tha. Mỗi người một vẻ đẹp lại còn "mười phân vẹn mười". " Mười phân vẹn mười " ấy cũng muốn nói đến sự hoàn hảo của hai chị em, có mười phần đẹp thì lại đẹp hết cả mười phần. Thật mới nghưỡng mộ, thật mới đẹp đẽ làm sao!.

Bình luận (0)
Lê Ngọc Diệp
Xem chi tiết