Chị em Thúy Kiều- Nguyễn Du

Huy Jenify
Xem chi tiết
Bảo Bảo
28 tháng 6 2022 lúc 20:37
tham khảo :

Đoạn thơ trích trong phần mở đầu của Truyện Kiều có thể nói là bức chân dung xinh xắn, đẹp đẽ của hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân.

 

Bốn câu mở đầu là lời giới thiệu chung về hai nhân vật có nhan sắc lộng lẫy, hai cô con gái đầu lòng của nhà viên ngoại họ Vương. Hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng kết hợp với phép ẩn dụ là những biện pháp tu từ trong thơ văn cổ cho ta thấy sắc đẹp hai chị em Thúy Kiều thật là thanh tao, trong trắng như mai như tuyết của thiên nhiên. Những người con gái vừa mới lớn dậy này đã được Nguyễn Du giới thiệu thật súc tích nhưng đầy trân trọng, mến thương:

 

Mai cốt cách, tuyết tinh thần,

 

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.

 

Họ đẹp từ hình dáng bên ngoài cho đến tâm hồn bên trong.

 

Sau lời giới thiệu chung là bức chân dung của nàng Vân. Tác giả vẫn bút pháp ước lệ kết hợp với một hệ thống từ ngữ chọn lọc, bốn câu thơ tiếp theo như vẽ ra trước mắt ta hình ảnh người thiếu nữ trong sáng, ngây thơ, rất đỗi đoan trang, phúc hậu dễ hòa lẫn với chung quanh.

 

Đây là cái đẹp toàn bích của một người hiền dịu, trong sáng, vô tư, không gợn một nét nhỏ bụi trần từ “khuôn trăng', “nét ngài” cho đến nụ cười, giọng nói. Nhưng nhà họa sĩ hình như không phải dụng công nhiều trong miêu tả nhân vật này. Bút lực của ông còn dành cho nhân vật Thúy Kiều. Nhà thơ tả Thúy Vân, tưởng như sắc đẹp của Thúy Vân không ai hơn được nữa để rồi sau đó Thúy Kiều xuất hiện thì Thúy Vân chỉ là cái nền làm tôn thêm vẻ đẹp của Kiều. Chỉ hai câu:

 

Kiều càng sắc sảo mặn mà,

 

So bề tài sắc lại là phần hơn.

 

Như là một phép đòn bẩy, nhà thơ đã nâng nhân vật chính lên một bậc cao hẳn cả tài lẫn sắc trước mắt người đọc. Đến đây, tác giả không dừng lại ở hình thức bên ngoài mà đi sâu vào tài năng, tính cách bên trong, vào sự "sắc sảo mặn mà", “một hai nghiêng nước nghiêng thành” của Thúy Kiều.

 

Nếu ở nàng Vân, cái đẹp phúc hậu, đoan trang dễ chinh phục chung quanh:

 

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da

 

thì ở nàng Kiều, cái đẹp “sắc sảo mặn mà dễ gây tạo vật ghen tuông, hờn dỗi:

 

"Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh".

 

Các cụ ta xưa đã nhận xét về cái đẹp của hai chị em Kiều, một người là “sắc trung chi hiền”, một người là “sắc trung chi thánh kể cũng đã chí lí lắm vậy.

 

Thực ra vẻ đẹp bên ngoài là điều đáng chú ý, song đáng quan tâm hơn vẫn là tài hoa và tính cách của nhân vật. Tác giả đã dùng nhiêu câu kiến trúc theo lối tiểu đối để cho tài và sắc của Thúy Kiều được giới thiệu đến mức độ tới hạn của nó:

 

Mai cốt cách/ tuyết tinh thần

 

Mây thua nước tóc/ tuyết nhường màu da

 

Làn thu thủy /nét xuân sơn

 

Hoa ghen thua thắm/ liễu hờn kém xanh

 

Sắc đành đòi một/tài đành họa hai.

 

Chưa hết, Nguyễn Du đã không tiếc lời ca ngợi nàng bằng một loạt từ ngữ biểu thị giá trị tuyệt đối: “ Thông minh vốn sẵn tính trời”“Pha nghề thi hoạ, đủ mùi ca ngâm". "Cung thương lầu bậc ngũ âm, nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”'. Không một chữ đưa đẩy, các chữ, các hình ảnh được đối chọi với nhau và các từ ngữ biểu thị giá trị tuyệt đối, đã thực sự tạo nên nhịp thơ trang trọng, đĩnh đạc càng tôn thêm tài sắc của Thúy Kiều

Bình luận (0)
Hùng Đặng Ngọc
Xem chi tiết
Kudo Shinichi
26 tháng 6 2022 lúc 21:19

Trong đoạn trích "Chị Em Thúy Kiều" của Nguyễn Du, Kiều hiện lên là một người con gái tài sắc vẹn toàn. Vẻ đẹp của Kiều được tác giả sử dụng những hình tượng nghệ thuật ước lệ "thu thủy", "xuân sơn", "hoa", "liễu" để miêu tả một tuyệt thế giai nhân. Vẻ đẹp ấy được đặc tả qua đôi mắt, bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Đó là một đôi mắt biết nói và có sức rung cảm lòng người. Hình ảnh ước lệ "làn thu thủy" là làn nước mùa thu gợi lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh và linh hoạt. Còn "nét xuân sơn" có nghĩa là nét núi mùa xuân, tôn lên đôi lông mày thanh tú trên khuôn mặt trẻ trung. Vẻ đẹp của Kiều không chỉ dừng lại ở đó, câu thơ "hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh" cũng là hình ảnh làm nổi bật vẻ đẹp mĩ lệ của Kiều, vẻ đẹp hoàn mĩ và sắc sảo ấy có sức quyến rũ lạ lùng, khiến cho thiên nhiên không thể dễ dàng chịu thua, chịu nhường mà phải nảy sinh lòng ghen ghét, đố kị. Đồng thời, qua chi tiết này, Nguyễn Du cũng ngầm báo hiệu số phận của Kiều sẽ gặp nhiều sóng gió, trắc trở. Không chỉ mang một vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, Kiều còn là một cô gái thông minh và rất mực tài hoa. Cái tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, gồm đủ cả cầm, kì, thi, họa. Đặc biệt nhất, tài đàn của nàng đã trở thành sở trường, năng khiếu vượt lên trên mọi người. Ở đây, tác giả đã đặc tả cái tài của Kiều để gợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn "Bạc mệnh" mà Kiều tự sáng tác nghe thật da diết, buồn thương, nói lên tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm. Như vậy, chỉ bằng mấy câu thơ trong đoạn trích, Nguyễn Du đã không chỉ miêu tả được vẻ đẹp hoàn mĩ và cái tài của Kiều mà còn dự báo trước được tương lai của nhân vật.

Bình luận (0)
Bảo Bảo
29 tháng 6 2022 lúc 8:06

"Chị em Thúy Kiều" là đoạn trích độc đáo trong Truyện Kiều. Trong đoạn trích, Nguyễn Du đã cho ta những hình dung cụ thể về thứ bậc, nhan sắc và phẩm chất của hai cô gái. Cách khẳng định của tác giả :"Mai cốt cách, tuyết tinh thần/ Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười" gợi ra nhan sắc tuyệt sắc của hai cô gái. Họ còn đẹp trong những nét đẹp riêng biệt. Vân hiện lên với "trang trọng khác vời" và gây ấn tượng về sự phúc hậu, đoan trang. Vẻ đẹp của Thúy Vân thật sự đã trở thành sự ngưỡng vọng ủa thiên nhiên, tạo vật nên "mây thua, tuyết nhường". Nguyễn Du dùng ước lệ tượng trưng cùng nhân hóa để tô đậm hơn vẻ đẹp của Vân và dự báo về một cuộc đời với nhiều an yên, hanh phúc của Vân. Cũng đẹp nhưng Kiều "là phần hơn". Đặc biệt, tác giả không miêu tả vẻ đẹp của Kiều một cách rõ nét từ gương mặt đến màu da, mái tóc như Vân mà đã tập trung vào vẻ đẹp tâm hồn của Kiều. Vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp "hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh". Nhân hóa, ước lệ tương trưng trong câu thơ góp phần khẳng định cuộc đời Kiều không êm đềm, không bình yên mà trải qua nhiều sóng gió, gian truân. Kiều đẹp và quá tài năng nhưng những gì chờ đợi nàng không phải hanh phúc. Dự báo của Nguyễn Du làm ta thấy thương cho người con gái hồng nhan bạc phận ấy. 

dẫn trực tiếp gạch chân

Bình luận (0)
Dương Thiên Kim
Xem chi tiết
suli acc3
Xem chi tiết
Trần Hiếu Anh
22 tháng 5 2022 lúc 16:48

:v

Bình luận (0)
Lê Loan
22 tháng 5 2022 lúc 16:49

v:;

Bình luận (0)
laala solami
22 tháng 5 2022 lúc 16:49

thì làm seo

bc 

Bình luận (0)
suli
Xem chi tiết
Na Gaming
22 tháng 5 2022 lúc 15:49

Tham Khảo

“Đầu lòng hai ả tố nga

Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân”

Thuý Kiều, Thuý Vân là hai ả tố nga, hai cô con gái đầu lòng của Vương Viên Ngoại, Thuý Kiều là chị Thuý Vân là em.

“Mai cốt cách tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”

Với bút pháp ước lệ tượng trưng kết hợp với phép ẩn dụ, câu thơ đã gợi tả vẻ đẹp toàn mĩ của hai chị em Kiều. Hai nàng nhận ra với dáng vẻ thanh cao, duyên dáng như hoa mai, tâm hồn trong trắng như tuyết. Cả hai chị em đều sở hữu sắc đẹp tuyệt trần, hoàn hảo mười phân vẹn mười khôn một chút khiếm quyết nhưng mỗi người lại có một vẻ riêng nổi bật, hấp dẫn dành cho hai chị em Kiều.

Bình luận (1)
suli
Xem chi tiết
Kudo Shinichi AKIRA^_^
18 tháng 5 2022 lúc 21:17

Refer

 

Thúy Kiều, nhân vật chính trong Truyện Kiều, một cô gái tài sắc vẹn toàn, có tâm hồn cao thượng. Nhận dịp du xuân, nàng gặp Kim Trọng, một thanh niên hào hoa phong nhã. Hai người yêu nhau và cùng nhau thề nguyền thủy chung. Nhưng tai họa bất ngờ ập đến với Kiều. Gia đình bị nạn. Kiều tự nguyện bán mình chuộc cha. Bị bọn Mã Giám Sinh và Tú Bà đưa vào lầu xanh. Kiều định tự tử để thoát khỏi cảnh ô nhục nhưng không được. Sau lần mắc mưu Sở Khanh đi trốn bị bắt lại, bị đánh đập tàn nhẫn, nàng đành chịu tiếp khách. Ít lâu sau, Kiều được Thúc Sinh - một kẻ giàu có say mê nàng, chuộc nàng về làm vợ lẽ. Nhưng chưa được một năm Kiều lại bị Hoạn Thư, vợ cả của Thúc Sinh, bày mưu bắt về hành hạ. Nàng bị bắt làm con ở hầu rượu gãy đàn mua vui cho vợ chồng ả. Khổ nhục quá, Kiều bỏ trốn khỏi nhà Hoạn Thư nhưng lại lọt vào một lầu xanh khác. Ở đây, nàng gặp Từ Hải và trở thành vợ người anh hùng này. Phất cờ khởi nghĩa, hùng cứ một phương, Từ Hải giúp Kiều báo ân báo oán. Nhưng cũng chẳng bao lâu, Kiều bị mắc lừa Hồ Tôn Hiến, nàng khuyên Từ Hải ra hàng phục triều đình, Từ Hải bị phản bội và chết đứng. Kiều bị làm nhục và bị ép gả cho một viên thổ quan. Đau xót và tủi nhục, nàng đã tự tử ở sông Tiền Đường nhưng lại được sư Giác Duyên cứu sống. Kim Trọng và gia đình Thúy Kiều đi tìm. Sau mười lăm năm trời lưu lạc, Kiều trở lại sum họp với gia đình. Nàng từ chối không chắp nối mối duyên xưa cùng Kim Trọng mà họ trở thành bạn bè để giữ tình cảm cho được trong sáng và đẹp đẽ.

Bình luận (1)
Huỳnh Kim Ngân
18 tháng 5 2022 lúc 21:18

Tham khảo

Thúy Kiều, nhân vật chính trong Truyện Kiều, một cô gái tài sắc vẹn toàn, có tâm hồn cao thượng. Nhân dịp du xuân, nàng gặp Kim Trọng, một thanh niên hào hoa phong nhã. Hai người yêu nhau và cùng nhau thề nguyền thủy chung. Nhưng tai họa bất ngờ ập đến với Kiều. Gia đình bị nạn. Kiều tự nguyện bán mình chuộc cha. Bị bọn Mã Giám Sinh và Tú Bà đưa vào lầu xanh. Kiều định tự tử để thoát khỏi cảnh ô nhục nhưng không được. Sau lần mắc mưu Sở Khanh đi trốn bị bắt lại, bị đánh đập tàn nhẫn, nàng đành chịu tiếp khách. Ít lâu sau, Kiều được Thúc Sinh – một kẻ giàu có say mê nàng, chuộc nàng về làm vợ lẽ. Nhưng chưa được một năm Kiều lại bị Hoạn Thư, vợ cả của Thúc Sinh, bày mưu bắt về hành hạ. Nàng bị bắt làm con ở hầu rượu gảy đàn mua vui cho vợ chồng ả. Khổ nhục quá, Kiều bỏ trốn khỏi nhà Hoạn Thư nhưng lại lọt vào một lầu xanh khác. Ở đây, nàng gặp Từ Hải và trở thành vợ người anh hùng này. Phất cờ khởi nghĩa, hùng cứ một phương, Từ Hải giúp Kiều báo ân báo oán. Nhưng cũng chẳng bao lâu, Kiều bị mắc lừa Hồ Tôn Hiến, nàng khuyên Từ Hải ra hàng phục triều đình, Từ Hải bị phản bội và chết đứng.

Kiều bị làm nhục và bị ép gả cho một viên thổ quan. Đau xót và tủi nhục, nàng đã tự tử ở sông Tiền Đường nhưng lại được sư Giác Duyên cứu sống. Kim Trọng và gia đình Thúy Kiều đi tìm.

Sau mười lăm năm trời lưu lạc, Kiều trở lại sum họp với gia đình. Nàng từ chối không chắp nối mối duyên xưa cùng Kim Trọng mà họ trở thành bạn bè để giữ tình cảm cho được trong sáng và đẹp đẽ.

Bình luận (3)
Tuấn Kiên Phạm
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
17 tháng 5 2022 lúc 21:03

Biện pháp tu từ :

- nhân hóa (Hoa cười, ngọc thốt )

- liệt kê ( đầy đặn, nở nang, đoan trang )

-  ẩn dụ (mây thua, tuyết nhường )

`->` Tác dụng : nhấn mạnh vẻ đẹp của Thúy Vân, tăng tính sinh động cho bài thơ, ca ngợi vẻ đẹp của Thúy Vân.

Bình luận (1)
minh nguyet
25 tháng 3 2022 lúc 20:45

Chị làm đọc hiểu nha!

1. Chị em Thúy Kiều - Nguyễn Du

2. Nghiêng nước nghiêng thành

3. ''Xuân'' mang nghĩa gốc. 

Xuân: Mùa đầu tiên của năm.

4. BPTT: Nhân hóa

Tác dụng: Giúp cho câu thơ thêm sức gợi, giàu hình ảnh

Cho thấy vẻ đẹp đến hoa phải ghen tức, liễu phải hờn khi thấy vẻ đẹp của Thúy Kiều. 

5. NT:

Dùng nhiều từ ngữ giàu hình ảnh

Thành ngữ được sử dụng một cách linh hoạt. 

Ngôn ngữ trang trọng, sắc sảo. 

Bình luận (1)
Đỗ Thành Trung
15 tháng 1 2022 lúc 13:39

đề bài đâu?

 

Bình luận (1)
qlamm
15 tháng 1 2022 lúc 13:50

Đề?

Bình luận (1)
Rin Huỳnh
15 tháng 1 2022 lúc 13:52

??

Bình luận (0)
Linh Nguyễn
Xem chi tiết