Trên mạch 1 của phân tử ADN có tỉ lệ \(\dfrac{A+G}{T+X}=\dfrac{7}{9}\) thì tỉ lệ này trên mạch 2 và trên cả phân tử ADN là bao nhiêu?
Trên mạch 1 của phân tử ADN có tỉ lệ \(\dfrac{A+G}{T+X}=\dfrac{7}{9}\) thì tỉ lệ này trên mạch 2 và trên cả phân tử ADN là bao nhiêu?
Ta có : \(\dfrac{A1+G1}{T1+X1}=\dfrac{7}{9}\)
mà A1 = T2 , T1 = A2 , G1 = X2 , X1 = G2 nên suy ra :
\(\dfrac{T2+X2}{A2+G2}=\dfrac{7}{9}\) ⇔ \(\dfrac{A2+G2}{T2+X2}=\dfrac{9}{7}\)
Trên cả phân tử ADN : \(\dfrac{A+G}{T+X}=1\)
Ta có :
mà A1 = T2 , T1 = A2 , G1 = X2 , X1 = G2 nên suy ra :
⇔
Trên cả phân tử ADN :
[CÂU HỎI SINH HỌC]
Rễ cây sống trong môi trường nước thường xốp và toả tròn nhằm mục đích thích nghi gì?
2GP cho 3 bạn trả lời đúng, giải thích hay nhất nha!
- Rễ cây sống trong môi trường nước thường có cấu trúc xốp để giảm khối lượng và tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với nước \(\rightarrow\) giúp cây hấp thụ được lượng lớn oxy cần thiết cho quá trình hô hấp và giúp cây có thể nổi trên mặt nước.
- Rễ cũng toả tròn để có thể giữ thăng bằng trên môi trường nước tránh bị đổ, ngoài ra với 1 số cây thì dùng để cố định cây tránh bị nước cuốn trôi.
Theo em thì rễ cây sống trong môi trường nước thường xốp và tỏa tròn để thích nghi với môi trường nước,giữ mình nổi được trên mặt nước,có thể hấp thụ được khí oxi truyền khắp cơ quan giúp cây phát triển.
Rễ sống trong môi trường nước xốp và tỏa tròn , rất thích nghi môi trường nước , giúp hấp thụ được oxygen .
;_;
Ngày Trái đất là một sự kiện được tổ chức hàng năm trên toàn thế giới vào ngày 22 tháng 4 nhằm nâng cao nhận thức về môi trường và khuyến khích các hoạt động bảo vệ môi trường. Ngày này được đề xuất bởi nhà bảo vệ môi trường người Mỹ Gaylord Nelson vào năm 1970 và đã trở thành một ngày kỷ niệm toàn cầu từ đó.
Ngày Trái đất là một cơ hội để tất cả chúng ta có thể tập trung vào việc cải thiện môi trường sống của chúng ta. Đây cũng là một dịp để gửi thông điệp về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và sự cần thiết của việc thực hiện các hành động để bảo vệ Trái đất.
Ngoài ra, trong ngày này, nhiều tổ chức và cộng đồng trên khắp thế giới cũng thường tổ chức các hoạt động và sự kiện để kêu gọi sự chú ý đến các vấn đề liên quan đến môi trường và khuyến khích mọi người tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường.
Với sự gia tăng của các vấn đề về môi trường, Ngày Trái đất trở thành một ngày quan trọng để tất cả chúng ta có thể tập trung vào việc bảo vệ môi trường và tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn cho chúng ta và cho các thế hệ kế tiếp.
Em hãy nêu những việc làm của em để góp phần bảo vệ môi trường nhé.
Những việc làm của em để góp phần bảo vệ môi trường:
- Không xả rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi quy định
- Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ
- Tiết kiệm điện, nước
- Hạn chế sử dụng túi nilon
- Trồng nhiều cây xanh
- Tham gia các phong trào bảo vệ môi trường
những việc làm của em đã góp phần bảo vệ môi trường:
+ trồng nhiều cây xanh
+không xả rác bừa bãi ra sông,ngòi,..
+vứt rác đúng nơi quy định
+kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ môi trường
+hạn chế sử dụng bao bì nilon
Những việc làm của em để góp phần bảo vệ môi trường:
- Không xả rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi quy định(1 số loại rác sẽ có thùng riêng để phân loại nên,nên phân loại đúng để vất)
- Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để tránh bẩn và không khí trong lành hơn
- Tiết kiệm điện, nước
- Hạn chế sử dụng túi nilon
- Trồng nhiều cây xanh
- Tham gia các phong trào bảo vệ môi trường
Góp ý riêng:
Với lại em thấy 1 số trường khi vào năm học mới(cũ) thường thả bóng bay để khai giảng em thấy nó cứ hại môi trường sao ấy:) nên em nghĩ chúng ta nên dùng cách khác để bớt hại môi trường.Em nghĩ nên chỉ giơ cờ với hoa giấy thôi.Đây là ý kiến riêng góp ý của em ạ..-
Câu hỏi: Việc quét vôi vào gốc cây (khoảng một mét từ mặt đất lên) có tác dụng gì?
Thành phần chủ yếu trong vôi là canxi nên việc quét vôi nơi gần gốc cây và đất giúp hạn chế các bào tử nấm, cải thiện đất, ngăn ngừa sự suy thoái của đất. Trên các cây trồng lâu năm có kẽ nứt là nơi đẻ trứng của các loài sâu đục thân, do đó khi quét vôi thì sâu đục thân không đẻ trứng được cũng như các loại, sâu, bọ, côn trùng khác có hại cho cây không thể leo lên cây.
Khi trồng trọt biện pháp này trồng này được áp dụng khá phổ biến đối với cây thân gỗ, cây ăn trái và cây trong công nghiệp nhằm chống lại sự tấn công của nấm bệnh hay các loại sâu bọ gây hại đến cây như sâu đục thân tìm đến để đẻ trứng trong những kẽ nứt của cây.
Câu hỏi: Việc quét vôi vào gốc cây (khoảng một mét từ mặt đất lên) có tác dụng gì?
- làm mát cho cây vào ngày nắng nóng, vừa phản xạ với ánh sáng vừa làm giảm sự bay hơi nước ở cây.
Virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người có tên được viết tắt theo tiếng Anh là HIV. Loại virus này chỉ có khả năng xâm nhập và phá huỷ một số tế bào của miễn dịch của người như tế bào bạch cầu T4, đại thực bào.
- Cũng giống như cơ chế chung của các virus khác, virus HIV cũng bám vào tế bào chủ nhờ các gai glycoprotein và để bám vào được tế bào chủ thì cần có sự tương tác đặc hiệu chìa khóa- ổ khóa với thụ thể tế bào chủ.
- Các gai glycoprotein của HIV có chức năng giúp HIV liên kết được với các thụ thể đặc hiệu trên các tế bào đặc cầu của hệ miễn dịch của người ( tế bào bạch cầu T4, đại thực bào) để xâm nhập vào tế bào đó.
- Bởi vì gai Glycoprotein và protein mặt ngoài của HIV chỉ thích hợp để bám vào các thụ thể trên bề mặt của tế bào miễn dịch. HIV gắn với thụ thể CD4 trên bề mặt tế bào, sau đó liên kết với một thụ thể khác.
- Khi đã liên kết được với cả hai thụ thể này, HIV sẽ xâm nhập vào tế bào và bắt đầu quá trình sao chép và lây nhiễm bên trong tế bào.
- Nhờ các gai Glycoprotein để bám vào các thụ thể trên bề mặt của tế bào miễn dịch mà nếu bị suy giảm miễn dịch ở người là vì Nhiễm vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là hậu quả của nhiễm 1 trong số 2 retrovirus tương tự nhau (HIV-1 và HIV-2) chúng phá hủy tế bào lympho CD4+ và làm giảm khả năng miễn dịch qua trung gian tế bào, tăng nguy cơ nhiễm trùng và ung thư.
Câu hỏi: Quá trình nhân lên của virus cúm có điểm gì khác so với quá trình nhân lên của virus HIV?
Quá trình nhân lên của virus cúm và virus HIV có một số điểm khác nhau:
- Vì là virus RNA, cả hai đều dựa vào enzyme RNA polymerase để sao chép genome của mình. Tuy nhiên, virus HIV còn sử dụng enzyme khác là reverse transcriptase, giúp chuyển đổi RNA của nó thành DNA và sau đó nằm trong DNA tế bào chủ để nhân lên. Trong khi đó, virus cúm không cần enzyme này mà sao chép RNA trực tiếp.
- Quá trình nhân nên của virus HIV là chậm hơn so với virus cúm.
- Virus cúm có cấu trúc capsid thành đồng hình, bao quanh bởi lớp vỏ lipid. Trong khi đó, virus HIV có capsid hình nón bị lệch tâm.
quá trình nhân của virus cúm :
+ Khi xâm nhập vào tế bào thích hợp cho nó thì ARN của virus sẽ đc tổng hợp trong nhân của tb vật chủ còn các thành phần khác của virus được tổng hợp trong bào tương của tế bào.(gg)
quá trình nhân lên của HIV(gg)
+ HIV sử dụng chính chất liệu di truyền của tế bào bạch cầu để nhân lên, sinh sôi và nảy nở, quá trình cứ vậy tiếp diễn
Câu hỏi:
1. Người dân dựa vào cơ sở khoa học nào để làm nước mắm từ cá?
2. Độ đạm nước mắm là gì?
1. Cơ sở khoa học để làm nước mắm từ cá: Enzyme được tiết ra từ Vi sinh vật sẽ phân giải các đại phân tử Protein ở cá thành các đơn phân đơn giản amino acid có trong nước mắm.
2. Độ đạm của nước mắm có thể hiểu là tổng hàm lượng N có trong một lít nước mắm. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng sản phẩm, về mùi và vị của mắm.
1.Vi sinh vật thường có khả năng tiết ra enzyme để phân giải các chất đạm có trong cá tạo thành các chất có trong nước mắm.
2.Độ đạm là các hàm lượng khí nitrogen có trong mắm
1. Cơ sở khoa học để làm nước mắm từ cá: Enzyme được tiết ra từ Vi sinh vật sẽ phân giải các đại phân tử Protein ở cá thành các đơn phân đơn giản amino acid có trong nước mắm.
2. Độ đạm của nước mắm có thể hiểu là tổng hàm lượng N có trong một lít nước mắm. Độ đạm của nước mắm được xem là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng sản phẩm, độ thơm đặc trưng, đánh chất tính mùi của mắm.
Câu hỏi: Dung dịch cồn - iodine có khả năng ức chế sự sinh trưởng và tiêu diệt hầu hết các loại vi sinh vật. Cồn - iodine có được coi là chất kháng sinh không? Vì sao?
- Cồn iodine không được coi là chất kháng sinh.
Chúng không được coi là chất kháng sinh bởi có những hạn chế khi đưa vào cơ thể người như sau:
- Chúng tiêu diệt vi sinh vật có hại trong cơ thể nhưng cũng tiêu diệt toàn bộ vi sinh vật có lợi.
- Chính khả năng sát trùng mạnh, có tính phá hủy các chất hữu cơ, đặc biệt là da.
Không được vì khi chúng xâm nhập vào cơ thể chúng ta thì vi khuẩn sẽ cực kì có lợi và dần dần chúng ta sẽ suy yếu đi.
- Dung dịch cồn - iodine có khả năng ức chế sự sinh trưởng và tiêu diệt hầu hết các loại vi sinh vật nhưng chúng không được coi là chất kháng sinh
Vì:
+) Chúng tiêu diệt cả toàn bộ vi sinh vật có lợi
+) Có khả năng sát trùng mạnh (da)
Câu hỏi: Hãy nêu những tiêu chí phân loại tế bào gốc. Dựa vào những tiêu chí đó, có thể phân loại tế bào gốc thành những loại nào?
- Dựa vào 2 tiêu chí là: Nguồn gốc và khả năng biệt hoá.
- Phân biệt dựa vào nguồn gốc ta chia ra làm 2 loại tế bào trưởng thành và tế bào gốc phôi.
- Dựa vào khả năng biệt hoá ta chia làm 4 loại: toàn năng, vạn năng, đa năng và đơn năng.
Hãy nêu những tiêu chí phân loại tế bào gốc.dựa vào 2 tiêu chí là: Nguồn gốc và khả năng biệt hoá.
Phân biệt dựa vào nguồn gốc ta chia ra làm 2 loại tế bào trưởng thành và tế bào gốc phôi.
Dựa vào khả năng biệt hoá ta chia làm 4 loại: toàn năng, vạn năng, đa năng và đơn năng.
*Dựa vào 2 tiêu chí đó là:
- Nguồn gốc: chia thành 2 loại là tế bào gốc phôi và tế bào trưởng thành.
- Khả năng biệt hoá: chia thành 4 loại là toàn năng, vạn năng, đa năng, đơn năng
Câu hỏi: Vì sao các bệnh do vi sinh vật gây ra dễ xuất hiện và phát triển thành dịch ở vùng nhiệt đới hơn so với vùng ôn đới?
- Do nhiệt đới có nhiệt độ nóng nên vi sinh vật có thể dc phát triển thành dịch và dễ xuất hiện
- Còn ôn đới có nhiệt độ lạnh nên các vi sinh vật bị hạn chế phát triển thành dịch và ko thể xuất hiện
Vì vậy nên các bệnh do vi sinh vật gây ra dễ xuất hiện và phát triển thành dịch ở vùng nhiệt đới hơn so với vùng ôn đới
vì vùng nhiệt đới ở trong vùng xích đạo nên vi sinh vật có thể dc phát triển thành dịch và dễ xuất hiện
- Vùng nhiệt đới nóng ẩm nên là môi trường lí tưởng của các vi sinh vật gây bệnh.
- Các vùng ôn đới và hàn đới do lạnh hơn, vi sinh vật sống trong môi trường nóng ẩm sẽ khó bùng phát dịch hơn.
=> Vùng nhiệt đới xảy ra nhiều dịch bệnh hơn so với vùng ôn đới.