Đồng chí- Chính Hữu

Komorebi

1, Tìm những từ ngữ thể hiện sự phát triển gắn kết tự nhiên, hợp lí của tình đồng chí ? Phân tích sự phát triển của tình cảm qua những từ ngữ đó

2, Các cặp hình ảnh "súng bên súng", "đầu sát bên đầu", "anh - tôi" luôn song hàng cùng nhau có ý nghĩa gì ?

3, Bài thơ gợi cho em nhớ đến một bài thơ nào cùng đề tài đã học ? Điểm giống nhau của hai bài thơ là gì ?

4, Trong bài thơ, trăng xuất hiện trong câu thơ "Đầu súng trăng treo". Hãy so sánh hình ảnh trăng trong câu thơ ấy và hình ảnh trăng trong câu thơ "Trăng cứ tròn vành vạnh" (Ánh trăng - Nguyễn Duy)

Nguyen
17 tháng 4 2019 lúc 18:40

4.

Thân bài Phân tích hình ảnh đầu súng trăng treo trong bài Đồng chí và ánh trăng trong bài Ánh trăng

Cả hai bài thơ đều được làm vào những năm kháng chiến ác liệt, những người chiến sĩ hành quân qua những cánh rừng u ám nhưng may sao có ánh trăng chiếu sáng cho bước đường đi gian nan của những người chiến sĩ. Trong bài Đồng Chí hình ảnh trăng được hiện lên qua câu thơ: “Đầu súng trăng treo” là câu kết của bài thơ Đồng Chí, là một biểu tượng đẹp về người chiến sĩ những năm kháng chiến ác liệt. Trong đêm những người chiến sĩ không ngủ say, phải phục kích giữa rừng trong đêm tối nhưng đã có ánh trăng soi sáng cho những người chiến sĩ, trăng và những người chiến sĩ như là một người bạn tri kỉ, họ cùng nhau trải qua gian nan cùng nhau, ánh trăng như chứng kiến tất cả sự vất vả của những người chiến sĩ những đêm phải hành quân dọc đường hay những đêm phải phục kích quân thù. Trăng và con người sống hòa hợp với nhau, trở thành tri kỉ của nhau. Hình ảnh trăng tượng trưng cho sự hòa bình, gợi lên cái đẹp và sự thơ mộng lãng mạn đối ngược với hình ảnh ánh trăng là hình ảnh cây súng của những người lính nó biểu tượng cho sự chiến tranh khốc liệt, chết choc. Hai hình ảnh này kết hợp vào thơ làm cho bài thơ vừa có chút lãng mạn nhưng cũng thấy được sự tàn khốc. Ánh trăng được bắt gặp trong rất nhiều bài thơ những năm tháng chiến tranh. Ta cũng bắt gặp ánh trăng trong bài Ánh trăng của Nguyễn Duy trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước:

“ hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỉ”

Nhưng trong thơ của Nguyễn Duy hình ảnh ánh trăng không chỉ gắn với những năm tháng chiến đấu mà còn gắn liền với tuổi thơ hồn nhiên vui vẻ. Nhưng từ khi về với thành phố, đã quên mất đi người bạn tri kỉ đó để rồi một tình huống bất ngờ xuất hiện điện mất “phòng buyn-đin tối om” mở cửa sổ và ánh trăng lại xuất hiện. Ánh trăng cứ thế lặng im để cho con người tự suy nghĩ về cách sống của mình, con người hối hận ăn năn trước sự đổi thay của mình. Trăng vẫn thủy chung chỉ có con người là thay đổi, trước thì là người bạn tri kỉ, mà giờ đi ngang qua nhau cũng chỉ là người dưng:

Bài viết liên quan:

>>Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu

>>Cảm nhận về bài thơ “Ánh trăng”

“vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường”

Ánh trăng xuất hiện khiến con người thấy được sự đổi thay đổi của mình, sống không chung thủy, không còn như ngày xưa chỉ do sự tiện nghi của cuộc sống hiện đại mà quên đi người bạn cũ đã từng gắn bó lâu nay.

<h2 justify;\"="" >Kết luận Phân tích hình ảnh đầu súng trăng treo trong bài Đồng chí và ánh trăng trong bài Ánh trăng

Cả hai bài thơ đều nói về hình ảnh trăng cũng vừa có cái giống nhau cùng nói về ánh trăng là người bạn tri kỉ của người lính trong thời kì chiến tranh, nhưng cũng có những điểm riêng biệt với ánh trăng của Nguyễn Duy. Mỗi bài thơ lại có ý nghĩa riêng và gửi gắm những cảm xúc khác nhau qua thơ, nhưng cả hai bài đều là những bài thơ xuất sắc trong những năm kháng chiến khốc liệt.

Bình luận (4)

Các câu hỏi tương tự
Trung Ly
Xem chi tiết
huy nguyen
Xem chi tiết
Xoài Trái
Xem chi tiết
HUY KO NGU
Xem chi tiết
Phương Linh
Xem chi tiết
Light Sunset
Xem chi tiết
Lý Hồng Phúc
Xem chi tiết
Trường Huy Nguyễn Thái
Xem chi tiết
Lý Hồng Phúc
Xem chi tiết