Chuyện người con gái Nam Xương- Nguyễn Dữ

Nguyễn Quỳnh Anh
Xem chi tiết
亗нᴀɴᴀʙι⁀ᶦᵈᵒᶫ
Xem chi tiết
Toptop Kiếm tiền
3 tháng 11 2022 lúc 20:20

Chỉ vì một câu nói ngây ngô của trẻ thơ, mà tôi đã làm mất mẹ, làm gia đình mỗi người một phương. Vậy là đã 10 năm kể từ khi mẹ tôi đi mất, giờ tôi đã đủ lớn để hiểu những gì đã xảy ra với gia đình tôi, tại sao tôi lại không có mẹ ở bên cạnh nữa.

Tôi còn thường nghe mọi người kể lại, mẹ tôi là một người phụ nữ đẹp, hiền lành, tư dung tốt đẹp, cha tôi cũng vì mến dung hạnh mà cưới mẹ. Nhưng chẳng bao lâu sau triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêm, cha tôi dẫu trong con nhà dòng, nhưng vì không có học nên phải lên đường sung binh đợt đầu. Bấy giờ mẹ tôi đương thì mang thai tôi, được mười ngày thì tôi ra đời. Ngày qua tháng lại, thoắt cái nửa năm, vì tuổi già cùng chẳng thể chịu được cảnh đợi chờ con, bà tôi đã qua đời dù mẹ đã hết sức thuốc thang chăm sóc. Trước khi mất bà có dặn dò, khuyên nhủ mẹ tôi, và nói rằng người sống phúc đức ắt được giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn.

Qua một năm sau, cha tôi trở về, vừa lúc tôi mới bi bô học nói. Cha dẫn tôi đi hỏi mộ bà, nhưng lúc ấy vì chưa nhận biết được cha mình nên tôi cứ khóc nằng nặc không theo, cha gạn hỏi tôi mới vô tình nói nàng: “Ông cũng là cha tôi ư? Ông cũng biết nói, chứ không như cha trước kia chỉ biết nín thin thít.” Cha tôi sinh nghi đành gạn hỏi tôi, với cái ngây ngô của một đứa trẻ chưa đến 2 tuổi, tôi đã nói rằng đêm nào cha cũng đến chơi với tôi và mẹ làm gì cha cũng làm theo. Tôi chẳng ngờ được rằng, chính câu nói đấy đã khiến cha tôi sinh lòng ghen tức. Vốn tính đa nghi, cha tin lời tôi, về nhà mắng chửi mẹ thậm tệ mặc mẹ có gạn hỏi ai nói, cố gắng giải thích như thế nào đi chăng nữa. Họ hàng làm xóm khi đó cũng hết lời bênh vực và biện bạch nhưng cha cũng chẳng tin. Bất đắc dĩ, mẹ tôi tắm rửa chay sạch, ra bến Hoàng Giang gieo mình. Một đêm phòng không vắng vẻ, khi chỉ còn cha con tôi, thấy bóng cha trên vách tôi ngỡ là cha mình đến, cất tiếng gọi, lúc nào cha mới nhận ra nỗi oan khuất của mẹ, nhưng liệu còn có thể làm gì nữa khi người đi thì cũng đã đi rồi, người ở lại thì phải tiếp tục cuộc sống của mình. Mãi sau này tôi mới biết, mẹ tôi được Linh Phi cứu, đưa xuống làm cung nữ dưới thuỷ cung. Gặp lại Phan Lang- một người cùng làng, nhờ trao kỉ vật và nói hộ nỗi lòng cho cha tôi, sau đó thì cha đã lập đàn giải oan ở bến sông, nhưng mẹ tôi cũng chỉ hiện lên mờ mờ ảo ảo nói lời từ biệt, rồi biến mất.

Mẹ cứ vậy mà xa rời cuộc sống của hai cha con tôi. Tôi tin rằng ở dưới thủy cung, mẹ vẫn dõi theo cuộc sống của chúng tôi. Tôi rất hối hận vì nếu ngày ấy tôi đã hiểu chuyển, chẳng nói ra lời ngây ngô đó thì sẽ không có sự tình này. Và tôi cũng mong rằng, sẽ không có gia đình nào gặp phải tình cảnh như gia đình của chúng tôi nữa. Gia đình chỉ hạnh phúc nhất khi nó đủ trọn vẹn

Bình luận (0)
kiet
Xem chi tiết
Toptop Kiếm tiền
3 tháng 11 2022 lúc 20:36

Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ là một trong những tác phẩm được đánh giá cao bởi sự đan xen hòa quyện giữa giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực sâu sắc. Nổi bật trong tác phẩm là một người phụ nữ đức hạnh, luôn khao khát một cuộc sống hạnh phúc nhưng bởi do những lễ giáo phong kiến khắc nghiệt và sâu xa hơn là do chiến tranh gây ra đã khiến cái ước mơ bé nhỏ đó không trở thành hiện thực mà nó còn làm cho người phụ nữ đó rơi vào một tấn bi kịch không lối thoát. Người phụ nữ đó tên là Vũ Nương mang một nét tài sắc, nhưng lại mang một số phận đầy thảm thương, cay đắng.

Mở đầu tác phẩm, hình ảnh của Vũ Nương được tác giả thể hiện qua các câu văn biền ngẫu. Tác giả không nêu tư dung trước mà nêu phẩm giá, đức hạnh của người con gái đoan trang này. Đằng sau những câu văn tưởng chừng như thuật lại là một thái độ trân trọng ngợi ca. Lần đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam, Vũ Nương lại được xuất hiện trong vẻ đẹp bình thường, giản dị, hoàn thiện, hoàn mỹ. Đó là một vẻ đẹp chuẩn mực trong xã hội phong kiến. Vũ Nương chính là hiện thân của vẻ đẹp truyền thống, muôn đời của người con gái Việt Nam. Chỉ bằng những miêu tả ngắn gọn, súc tích đã tạo lên một trường liên tưởng cho người đọc.

Dù xuất thân trong một gia đình nghèo, nhưng ở cô vẫn ánh lên bởi những phẩm chất cao quý mà không thấp hèn. Dù được gả vào một gia đình giàu có, nhưng không vì thế mà cô ham giàu sang, phú quý. Cuộc sống của cô trước và sau khi về nhà chồng vẫn thế, vẫn chăm chỉ làm lụng để không làm phụ lòng ai. Ai ai cũng đều yêu mến cô, ngay cả với mẹ chồng.

Vẻ đẹp của Vũ Nương không chỉ bởi nhan sắc bên ngoài, mà ngược lại nó lại được thể hiện rõ hơn qua phẩm chất, cách xử sự và tình cảm mà cô hết lòng dành cho gia đình nhỏ bé của mình.

Lấy chồng chẳng được bao lâu thì cô nghe tin chồng phải đi lính. Đây là tình huống đầu tiên mà tác giả đặt ra thử thách đối với cô. Không ham giàu sang phú quý, cô chỉ có một mong muốn nhỏ nhoi là được sống hạnh phúc bên gia đình. Khác hẳn với những người phụ nữ, mong muốn chồng đi lính để có thể thăng quan, tiến chức, nhưng Vũ Nương lại không muốn chồng ra chiến trường vì lo lắng cho an nguy của chồng. Lối nói ước lệ: “Nhìn trăng soi …đất thú” để diễn tả tâm trạng của người phụ nữ luôn lo lắng cho phu quân của mình. Đi lính ra chiến trường thì lành ít dữ nhiều. Ở đây, vẻ đẹp của Vũ Nương được ánh lên thông qua một tâm hồn trong sáng, không quen công danh, một người chỉ luôn hướng về chồng, lo lắng cho chồng và hết mực yêu thương.

Không chỉ đối với chồng, ngay cả đối với mẹ chồng cô cũng thực hiện tốt nghĩa vụ của một người con dâu, thay chồng chăm sóc mẹ, không để mẹ phàn nàn dù chỉ một tiếng. Cô coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và khi mẹ mất thì hết lời thương xót, ma chay tử tế như đối với mẹ đẻ của mình. Cô là một người con dân hiếu thảo, hiếm có.

Khi chồng ra chiến trường, mẹ chồng thì mất, một mình Vũ Nương chăm lo, quán xuyến hết việc trong gia đình. Cô vừa là cha, vừa là mẹ của con. Luôn chỉ dạy những điều hay lẽ phải cho con.

Trong câu chuyện, một lần nữa tác giả đặt nhân vật vào trong một tình huống hay cũng chính là bi kịch của cuộc đời cô. Chi tiết cái bóng chính là chi tiết đã làm nên bi kịch của cuộc đời cô. Vì muốn con được yêu thương, không muốn con bị thiếu thốn tình cảm mà mỗi đêm, cô chỉ lên trên bức tường, nơi có cái bóng của mình và bảo con trai: “Đây chính là bố của con”. Vì muốn con có bố, tránh sự tổn thương hay cũng là chỗ dựa vững chắc của Vũ Nương rằng chồng vẫn luôn ở bên, để tránh khỏi mọi lo toan, mệt nhọc, mọi khoảng cách đều bị xóa nhòa. Vì muốn hạnh phúc, vì muốn con được có bố khi bố ra trận, vì muốn có chỗ dựa cho chính mình mà Vũ Nương đã bảo với đứa trẻ ngây dại cái bóng là bố của mình. Để rồi, khi người chồng trở về, do nghe lời con nhỏ mà đã đưa vợ mình vào bước đường cùng. Phải lấy cái chết để chứng minh sự trong sạch của mình.

Làm sao có thể tưởng tượng rằng, người phụ nữ luôn ngày đêm chờ ngóng chồng về, mong chồng về để gia đình trở nên hạnh phúc, thế mà giờ đây lại thành ra như vậy? Bao năm tháng qua, đến khi chồng về, cô sẽ có chỗ dựa vững chắc, để không phải một thân chăm sóc con. Vậy mà giờ thì sao đây?

Chiến tranh, chính là chiến tranh là nguyên nhân sâu xa đã khiến cho vợ chồng Vũ Nương chia tay và gây ra tấn bi kịch này. Chiến tranh đã khiến con người ta trở nên đa nghi, để một người cha thà nghe đứa trẻ con ngây dại nói chứ không chịu nghe người vợ tần tảo sớm hôm, nghe những người hàng xóm xung quanh để rồi Vũ Nương đã phải đắm mình xuống sông tự vẫn.

Cái chết để chứng minh sự trong sạch, để rửa oan và khẳng định danh tiết cho mình, cái chết để quên đi mọi thứ của thực tại. Nhưng nguyên nhân nào đã khiến cho một người luôn khao khát mãnh liệt sự sống, mưu cầu hạnh phúc phải chết? Là do cái ngây thơ của trẻ con, do cái thói ghen tuông mù quáng, do lễ giáo phong kiến hay do chiến tranh gây nên. Nhưng có lẽ, cái lối hành xử của Trương Sinh đem đến chính là sản phẩm của lễ giáo phong kiến gây ra.

Nhân vật Vũ Nương chính là linh hồn của câu chuyện. Nhà văn đã thể hiện vẻ đẹp, phẩm chất của Vũ Nương thông qua việc thể hiện vẻ đẹp và phẩm chất trong sáng của cô. Qua việc miêu tả hình ảnh của nhân vật Vũ Nương nhằm nhận ra được tấn bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Một bi kịch không thể tránh khỏi mà thủ phạm gây ra cái chết oan ức cho cô… lại là chế độ phong kiến. Hơn thế nữa tác giả còn thể hiện cái nhìn đồng cảm, xót thương trước số phận của Vũ Nương nói riêng và của người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung.

Bình luận (0)
Babop
Xem chi tiết
Nhung Phương
Xem chi tiết
Huy Phạm
Xem chi tiết
Đặng Linh
Xem chi tiết
Long Nguyễn
Xem chi tiết
Trần Thái Sơn
Xem chi tiết
Trà My
Xem chi tiết