Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten. -- H.Ten

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
3 coin

2 sơ đồ tư duy chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten

I. Vài nét về tác giả

- Hi-pô-lít Ten sinh năm 1828, mất năm 1893

- Quê quán: Ông sinh ra tại Vouziers, Pháp

- Cuộc đời và sự nghiệp:

   + Năm ông 13 tuổi, 1841, cha ông mất

   + Ông được biết đến là một sinh viên xuất sắc ở cả hai ngành tự nhiên và xã hội, ông đã lấy được hai bằng khi ông chưa 20

   + Năm 1853, ông hoàn thành bằng tiến sĩ

   + Ông được biết đến là triết gia, sử gia, nhà nghiên cứu văn học Pháp, Viện sĩ viện Hàn lâm khoa học Pháp

   + Tác phẩm tiêu biểu: Ông là tác giả của công trình nghiên cứu La- phông- ten và thơ ngụ ngộ của ông (1853)

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Văn bản trích từ chương II, phần thứ hai công trình nghiên cứu khoa học nổi tiếng “La Phông- ten và thơ ngụ ngôn” của ông, xuất bản lần đầu năm 1853, đã tái bản nhiều lần.

2. Bố cục

- Phần 1: (từ đầu đến “Tốt bụng như thế”): Hình tượng cừu trong thơ La Phông- ten

- Phần 2: (còn lại) : Hình tượng chó sói trong thơ La Phông- ten

III/ Đọc - hiểu văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten

a/ Hình tượng con cừu trong thơ La-phông-ten

- Dưới con mắt nhà khoa học Buy - phông, cừu là con vật đần độn, sợ hãi, thụ động, không biết trốn tránh nguy hiểm.

- Trong con mắt của nhà thơ La-phông-ten, ngoài những đặc tính trên, cừu là con vật dịu dàng, tội nghiệp, đáng thương, tốt bụng, giàu tình cảm. Cừu có sợ sệt nhưng không đần độn, sắp bị sói ăn thịt mà cừu vẫn dịu dàng, rành mạch đáp lời sói. Không phải cừu không ý thức được tình huống của mình mà thể hiện tình mẫu tử cao đẹp, là sự chịu đựng tự nguyện hy sinh của cừu mẹ cho con, bất chấp nguy hiểm.

→ La-phông-ten đã động lòng thương cảm, đó là cái nhìn khách quan kết hợp với cảm xúc chủ quan. Tạo được hình ảnh vừa chân thực vừa xúc động về con vật này.

b/ Hình tượng chó sói trong cái nhìn của Buy-phông và La-phông-ten

- Theo Buy-phông chó sói là tên bạo chúa khát máu và đáng ghét, sống gây hại, chết vô hại, bẩn thỉu, hôi hám, hư hỏng. Biểu hiện bản năng về thói quen và sự xấu xí.

- Theo La-phông-ten Chó sói có tính cách phức tạp, độc ác mà khổ sở, trộm cướp bất hạnh, vụng về, thường xuyên đói meo, bị ăn đòn, truy đuổi, đáng ghét, đáng thương.

- Chó sói độc ác, gian xảo, muốn ăn thịt cừu non một cách hợp pháp nhưng những lý do nó đưa ra đều vụng về, sơ hở bị cừu non vạch trần, bị dồn vào thế bí. Cuối cùng sói đành ăn thịt cừu non bất chấp lý do. Chó sói vừa là bi kịch độc ác, vừa là hài kịch của sự ngu ngốc.

c/ Nghệ thuật sáng tạo của La-phông-ten

- Nhà khoa học: Tả chính xác, khách quan, dựa trên quan sát, nghiên cứu, phân tích để khái quát những đặc tính cơ bản của từng loài vật.

- Nhà nghệ sĩ: Tả với quan sát tinh tế, nhạy cảm bằng cả trái tim, trí tưởng tượng phong phú. Đó là đặc điểm, bản chất của sáng tạo nghệ thuật. Người nghệ sĩ khi tả đối tượng thì không chỉ hiểu sâu, kỹ mà còn phải tưởng tượng, nhập thân vào đối tượng.

- La-phông-ten viết về hai con vật giúp người đọc hiểu thêm, nghĩ thêm về đạo lý trên đời, đó là sự đối mặt giữa thiện và ác, kẻ yếu và kẻ mạnh. Chú cừu và chó sói đã được nhân hóa, nói năng, hành động như người với những tâm trạng khác nhau.

Tổng kết

Nội dungBằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn La-phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông, H. Ten nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.

Nghệ thuật

- Cách lập luận, sử dụng phân tích, so sánh, chứng minh để làm nổi bật, sáng tỏ, sống động, thuyết phục.

- Mạch nghị luận được triển khai theo trình tự, từng con vật hiện ra dưới ngòi bút của La-phông-ten và Buy-phông.

Khách