Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đỗ Hồng Mai
Xem chi tiết
HT.Phong (9A5)
17 tháng 2 2023 lúc 15:36

Theo em những câu thơ trên nới về hiện tượng: vào hằng năm, vào gần cuối tháng hai, đầu tháng ba âm lịch, tuy mùa rét đã qua, mùa nóng đã tới, nhưng có lúc bỏng nhiên trời lại lạnh, rét lại vài ngày 

Đoàn Trần Quỳnh Hương
17 tháng 2 2023 lúc 15:58

Những câu thơ trên gợi cho em nhớ về hiện tượng "Rét nàng Bân": cách gọi chỉ đợt rét cuối cùng của mùa đông, xảy ra vào khoảng đầu tháng ba Âm lịch ở miền Bắc Việt Nam. Đây là 1 đợt rét đậm, kéo dài vài ngày và thường kèm mưa phùn hoặc mưa nhỏ.

Suy nghĩ của em về hiện tượng trên: Dân gian đã mượn một câu chuyện cổ tích để lý giải hiện tượng tự nhiên gần gũi với chúng ta. Nhưng đồng thời qua câu chuyện ấy về hiện tượng "rét nàng Bân" ta cũng rút ra bài học cho chính mình. Chúng ta không phải nàng Bân sẽ được Thượng đế ưu ái cho thêm thời gian và cơ hội để hoàn thành công việc. Vì vậy khi có công việc ta cần cố gắng hoàn thành ngay lập tức, rèn luyện cho mình sự kỉ luật là hoàn thành công việc đúng hạn được đề ra.

9323
17 tháng 2 2023 lúc 16:24

   Theo em, bốn câu thơ trên nói về hiện tượng rét nàng Bân là đợt rét cuối cùng của mùa đông ở miền Bắc nước ta, xảy ra vào đầu tháng Ba âm lịch. Đây là đợt rét đậm kèm theo mưa phùn và chỉ diễn ra trong vài ngày. Rét nàng Bân được gắn liền với những tình cảm gia đình như tình cảm của vợ dành cho chồng, của cha dành cho con gái ruột, của mẹ dành cho con trai ruột.

Vui lòng để tên hiển thị
Xem chi tiết
Cô Tuyết Ngọc
17 tháng 2 2023 lúc 10:35

Một quyển sách thật đáng để đọc đúng không các em? Cảm ơn bạn Calcius đã có bài viết review hay như vậy. Cô sẽ gửi tặng bạn 10 GP nhé.
Cô khuyến khích tất cả các thành viên của hoc24 đăng những bài review về 1 cuốn sách, hay 1 bộ phim mà ta thấy có ý nghĩa nhé. Các bạn viết bài thì đăng lên và gửi link để cô ghim những bài viết hay lên trang chủ nhé.

Nhật Văn
16 tháng 2 2023 lúc 19:36

Hay đấy azaiii đẹp troai =))

Mẫn Nhi
16 tháng 2 2023 lúc 21:38

Anh đẹp troai à nhầm xấu

Đỗ Hồng Mai
Xem chi tiết
9323
16 tháng 2 2023 lúc 15:45

  "Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện".

 

   Câu nói trên của nhà văn Nam Cao quả là rất đúng đắn. Một người không có trách nhiệm với công việc của mình, cũng là một người không có trách nhiệm với cộng đồng. Làm việc một cách qua loa sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, như bác sĩ khám bệnh không kĩ lưỡng, dẫn đến sức khoẻ bệnh nhân xấu đi,... Vì thế, nhà văn Nam Cao muốn nói rằng là một nhà văn cần phải chọn lọc ngôn từ, tìm hiểu kĩ lưỡng để đưa đến người đọc những bài viết hay nhất, không đặt bút lên trang giấy những câu từ có thể gây hiểu lầm cho người đọc với những suy nghĩ lệch lạc, sai lầm.

Sad:(
16 tháng 2 2023 lúc 15:59

qua câu nói cua Nam Cao đã giúp em  hiểu rằng. Nghề nghiệp nào cũng như nhau đừng tự hào khi giới thiệu bố mẹ tôi là một doanh nhân thành đạt, hay đừng ngại ngùng khi nói mẹ tôi là công nhân quét rác bởi vì đó đều là một nghề được cả xã hội thừa nhận. Quan trọng hơn là khi bắt tay vào công việc cần phải làm việc một cách nghiêm túc, có trách nhiệm với công việ như thế bạn đang làm những công việc rất có ích không chỉ cho bản thân mà dành cho cả cộng đồng.

Nguyễn Ngọc Thiện Nhân
16 tháng 2 2023 lúc 19:42

Có lẽ, khi làm việc con người thường chú trọng tới số lượng hơn chất lượng, thế nên mới dẫn đến tình trạng làm việc cẩu thả và kết quả mà những người làm việc không toàn tâm toàn ý nhận được là thành phẩm “không hoàn thiện” hoặc không thành sản phẩm nữa. Vì vậy,trong cuốn Đời Thừa,nhà văn Nam Cao đã có câu:

"Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện". 

Câu nói trên nhằm nhấn mạnh việc làm cẩu thả, thiếu trách nhiệm của con người. Một người công nhân làm nhà không có tâm, thì nhà sẽ nức nẻ và có thể bị sập nhà. Người dạy học mà không có chuyên tâm thì học sinh sẽ không thể hiểu bài. Thợ mộc đóng bàn, ghế không có trách nhiệm thì bàn sẽ không đẹp, ghế sẽ không vững. Nguy hiểm hơn là khi mà một bác sĩ, tuy có tài giỏi đến đâu mà làm việc không có lương tâm, bán thuốc cả đắt, trong tiền hơn nghĩa và làm việc qua loa sẽ lại càng làm cho nạn nhân thậm chí con bệnh thêm,… Thấy thế, em đã phần nào hiểu ra được tầm quan trọng khi làm việc có trách nhiệm. Vậy trong văn chương thì sao? Trong văn chương nếu chúng ta không biết lựa chọn từ ngự phù hợp, câu từ lũng cũng thì người đọc sẽ không thể hình dung được mình viết gì. Em sẽ luôn luôn để câu nói ấy trong lòng để tự nhủ rằng mình nên làm việc một cách có trách nhiệm

Đỗ Hồng Mai
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Huyền
13 tháng 2 2023 lúc 11:25

Trong một quyển sách được ví như tương lai của cả nhân loại, đọc sách như là một cách để biết thêm được tri thức, giáo dục của con người. Một xã hội mà không có cách sống văn minh, lạc quan hay không biết đến sách thì không thể phát triển. Thời nay có rất nhiều quyển sách tốt nhưng trong đó vẫn có quyển xấu. Nên chọn những cuốn sách phù hợp nhé!

Ng Bảo Ngọc
13 tháng 2 2023 lúc 11:29

Em thấy câu nói đó rất đúng. Nếu chúng ta cần vững vàng và hiểu biết sâu rộng trong cuộc sống, chúng ta nên đọc sách. Đọc sách không chỉ giúp chúng ta hiểu biết về mọi thứ, nó còn giúp chúng ta giảm bớt rất nhiều áp lực trong môi trường sống. Cho nên, dù chúng ta không thích muốn đọc sách thì chúng ta cũng cần dành ra một khoảng thời gian để khám phá những quyển sách thú vị.Tuy nhiên, trong cuộc sống văn minh hiện đại này, nhiều người lại chỉ quan tâm đến Internet và dần quên đi những cuốn sách dó. Những cuốn sách mang đến tuổi thơ, những cuốn sách mang đến nhiều hiểu biết.... Và chúng ta chỉ nên đọc những cuốn sách hay, văn minh, phù hợp với lứa tuổi chứ đừng đọc những cuốn sách có nội dung không văn minh.

Nguyễn thành Đạt
13 tháng 2 2023 lúc 11:40

Đọc sách là một nếp sống văn hóa, là một hoạt động, là một hình thức tự học. Khi việc đọc sách đã trở thành thói quen thì đó là một thói quen đẹp. Đọc sách đã trở thành một nhu cầu , hoặc để giải trí, hoặc để thưởng thức cái đẹp của thơ văn, hoặc để học tập, nghiên cứu. Sách giáo khoa Toán, Lý, Hóa, Vă, Sử, Địa, Ngoại Ngữ ... là người thầy, người bạn của học sinh (theo từng lớp học, cấp học). Ngoài sách giáo khoa còn có sách tham khảo. Học ở thầy, học ở bạn, học ở cuộc sống xã hội "Đi một ngày đàng học một sàng khôn", cũng chưa đủ, mà còn phải đọc sách. Đọc sách để tự học, để nghiên cứu mở rộng và chuyên sâu

Khi đọc sách đã trở thành một thói quen đẹp thì tuổi trẻ cần biết chọn sách tốt, sách hay để đọc, phải biết rèn luyện phương pháp đọc sách. Nghĩa là không đọc xô bồ, không đọc qua loa, mà phải vừa đọc vừa suy nghĩ, nghiền ngẫm, đọc có ghi chép, đọc để học tập và ứng dụng

Cô Tuyết Ngọc
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
11 tháng 2 2023 lúc 16:50

 Bạo hành bằng lời nói là hành động dùng ngôn ngữ gây tổn hại về mặt cảm xúc, tâm lý cho người khác. Đối với những nạn nhân đặc biệt là lứa tuổi học đường thì tổn thương bằng bạo hành lời nói càng được nhân lên sâu sắc. Những đứa trẻ bị bạo hành bằng lời nói thường tự ti, vẫn tồn tại cảm giác sợ hãi trước lời nói của người khác. Chúng đặt ra cho mình những giới hạn, những vùng cấm địa nhốt mình trong một không gian thế giới của riêng mình. Điều ấy ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của con người. Đứa trẻ không thể phát triển toàn diện về nhân cách và lối sống. Trái tim đóng khép không còn mở ra cánh cửa nào tiến đến cuộc sống bên ngoài. Những cảm xúc tiêu cực dần dồn nén từ những lời nói công kích của đối tượng bạo hành dần trở thành một con rắn độc ăn mòn tinh thần của đứa trẻ và có thể chúng sẽ rơi vào một trạng thái bệnh - trầm cảm. Chúng ta biết đến Hạ Hồng Việt với bộ tranh " ngưng ngược đãi" gây xúc động ảnh tới truyền thông. Bộ tranh là những lời nói bạo lực mà chúng ta có thể bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày. Không ai nghĩ nó là bạo lực, nhưng nó gây tổn thương như bất cứ loại bạo nào. Mỗi hành động bạo lực ngôn từ đều đem đến một tác hại tiêu cực đến với người nghe. Sâu thẳm trong tâm hồn của những người đã phải trải qua đều có những vết nứt mãi mãi không thể liền lại. Đối với xã hội, nó như một cái gai mọc lên gây hoang mang, nhức nhối len lỏi tồn tại cùng sự phát triển của xã hội. Lời nói là một công cụ giao tiếp kết nối những mối quan hệ giữa người với người được gần nhau hơn không phải dùng để giày xéo, sử dụng như là một "kẻ sát nhân" ẩn mình giết hại con người từ bên trong. Ngôn tử sắc hơn dao có sức hủy diệt hơn bất kỳ lưỡi hái nào của Tử thần. Chỉ cần một nhát chém cũng có thể đưa con người đến với bờ vực sinh tử. Nhưng nếu biết sử dụng lời nói nói vào mục đích đúng đắn ăn thì nó có thể trở thành liều thuốc kỳ diệu chữa lành cho mọi gọi căn bệnh tinh thần. Tổn thương trong bạo lực ngôn từ là không thể tránh. Nhưng yêu thương anh chính là cách để hàn gắn, để thay đổi, giảm đi tình trạng bạo lực lời nói đang diễn ra trong cuộc sống thường nhật. Lưng chừng tuổi trẻ nhiệt huyết nhưng cũng đầy chênh vênh, nhưng tôi cảm thấy mình đủ lớn để hiểu những tác hại bài của bạo lực lời nói trong học đường cũng như là cuộc sống. Chính tôi và các bạn - một phần của xã hội này đều phải có trách nhiệm đẩy lùi loại bạo lực này, chữa lành vết thương của những nạn nhân một lần nữa đưa hạnh phúc trở về với họ. 

Nguyễn Ngọc Thiện Nhân
11 tháng 2 2023 lúc 16:53

    Lời nói của chúng ta có lẽ đã từ rất lâu được tạo nên từ ngôn ngữ mà ông cha ta từ ngàn xưa để lại. Thế nhưng, việc sử dụng ngôn ngữ nói cho đúng mức, đúng lễ độ, thân phận của mình thì ngày nay mỗi chúng ta vẫn chưa hoàn thiện đúng.Vì  đôi khi bực tức sinh nông nổi mà một số người cố tìm cách đả thương người khác bằng cách nói ra lời lẻ thiếu văn hoá. Có nhiều các bạn buộc miệng nói cho vui. Nguyên nhân đến từ việc bắt chước người lớn hơn chửi rủa, nói năng bậy bạ. Còn một số thì cãi lời cha, mẹ của mình nói ra những lời vô lễ. Ấy còn chưa kể đến một tình cảnh các bạn quen miệng, tới đâu cũng nói ra những từ ngữ tục tỉu. Điển hình là ở trường học của em. Dường các bạn không chỉ nói những lời trêu gẹo bình thường nữa mà thay vào đó là chửi tục và lấy đó làm thú vui. Có câu thơ như thế này:

                         “Chim khôn hót tiếng rảnh rang

                   Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe" 

Câu thơ nhằm nhắn nhủ cho những " con chim" hay hót hãy hót một cách trong sách và con người nên nói lời nói chân tình thay vào lời chửi rủa. Em mong rằng nếu ai cũng nhìn nhận ra vấn đề của việc ăn nói thì có lẽ, và sắp tới mọi người sẽ gắn kết với nhau hơn.

Đỗ Hồng Mai
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
9 tháng 2 2023 lúc 14:32

Đoạn trích và bức ảnh trên nằm trong bài "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long.

Tóm tắt truyện: Truyện ngắn trên thuật lại cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu ở một mình trên đỉnh Phanxibang cao 3143 mét. Cô kĩ sư và anh họa sĩ đã nói chuyện với anh chàng thanh niên này trong ba mươi phút tạm dừng chân trên chuyến hành trình qua Sa-Pa. Dù chỉ ba mươi phút ngắn ngủi mà hai vị khách qua đường ấy đã hiểu thấu nhận ra được vẻ đẹp tâm hồn của anh thanh niên đồng thời cảm thấy quý mến anh chàng này nhiều hơn. Anh thanh niên đã để lại nhiều cảm xúc và ấn tượng tốt đẹp cho cô gái và ông họa sĩ về những con người nhiệt thành, hăng say lao động, thầm lặng cống hiến cho đất nước trong cái lặng lẽ của vùng đất nơi mà người ta tưởng như chỉ có sự nghỉ ngơi.

Suy nghĩ của em về văn bản trên: 

- Trong chương trình lớp 9 em ấn tượng nhất là văn bản "Lặng lẽ Sa Pa" bởi chính nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm này. Nhắc đến Sa Pa ta thường nhớ đến Sa Pa là địa điểm nghỉ dưỡng nơi con người bỏ qua những muộn phiền để nghỉ ngơi. Ấy vậy mà trên đỉnh Phanxibang mây mù khuất lối lại có một anh thanh niên đầy lòng nhiệt thành cống hiến cho đất nước đến thế. Trước thiên nhiên và điều kiện khắc nghiệt anh tự tìm cho mình những niềm vui. Anh tự trồng rau, nuôi gà. Anh tự hào vì mình đã đóng góp vào chiến thắng của không quân Việt Nam trước quân địch. Đối với anh, được sống cống hiến chính là niềm vui và động lực để tiếp tục hoàn thành công việc của mình ở nơi đây. Chính anh thanh niên đã cho tôi hiểu rằng "Hạnh phúc thực sự duy nhất đến từ việc cống hiến hết bản thân vì một mục đích nào đó." ( William Cowper ). Tôi thật sự muốn một ngày nào đó bản thân mình có thể trở thành một người như anh thanh niên lạc quan, yêu đời, không ngần ngại cống hiến phần đời đẹp nhất cho Tổ quốc. Hình ảnh những người lao động nơi địa đầu Tổ quốc góp phần xây dựng CNXH ở miền Bắc thật đẹp. Cuối truyện hình ảnh của anh dần khuất lấp sau mây mù của núi tuyết vùng Tây Bắc nhưng những ấn tượng về anh trong tôi vẫn sâu sắc như lần đầu được thưởng thức truyện ngắn này. 

HT.Phong (9A5)
9 tháng 2 2023 lúc 12:04

 Đoạn trích  nằm trong văn bản " Lặng lẽ Sa Pa " của tác giả Nguyễn Thành Long .

Tóm tắt: 

Trên chuyến xe từ Hà Nội đến Lào Cai, bác lái xe, ông họa sĩ lão thành và cô kĩ sư nông nghiệp trẻ vui vẻ trò chuyện. Chiếc xe dừng lại 30 phút để hành khách nghỉ ngơi. Nhân dịp đó, bác lái xe giới thiệu với mọi người anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh núi Yên Sơn.

Anh thanh niên mời ông họa sĩ và cô gái lên thăm nơi ở và làm việc của mình. Mặc dù chịu nhiều gian khổ nhưng anh vẫn tích cực làm việc góp phần vào công việc lao động sản xuất và chiến đấu. Ông họa sĩ cảm nhận được nét đẹp của người lao động mới qua hình ảnh anh thanh niên.

Ông định vẽ chân dung anh nhưng anh từ chối và giới thiệu 2 người khác xứng đáng hơn, đó là ông kĩ sư trồng rau và người cán bộ nghiên cứu sét. Ông họa sĩ và cô gái chia tay anh để tiếp tục cuộc hành trình với bao tình cảm lưu luyến.

Cảm nhận của em: 

Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long là một truyện ngắn hay. Với cốt truyện đơn giản xoay quanh một tình huốn gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên làm công tác ở trạm khi tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sapa, đã để lại trong long người đọc một niềm sung sướng, thú vị. Vì thế có ý kiến cho rằng:

Đọc truyện "Lặng lẽ Sapa" của nguyễn thành Long tuổi trẻ chúng ta cảm nhận được bao điều bổ ích và thú vị: Cuộc đời thật đẹp và đáng yêu. Chung quanh ta có biết bao nhiêu con người đẹp, tâm hồn họ, việc làm của họ làm ta cảm phục, kính yêu.

Truyện lặng lẽ Sapa gần như không cốt truyện. Một anh thanh niên làm công tác khi tượng kiêm vật lí địa cầu và sống đơn độc trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn trăm mét. Công viêc của anh bình thường nhưng vô cùng quan trọng góp phần phục vụ cho sản xuất và chiến đấu. Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh đã làm nổi bật mẫu người lí tưởng và để lại một cuộc chia tay đầy lưu luyến. Cuộc đời của anh thanh niên cũng như ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, anh cán bộ đo xét trong truyện thât đẹp và đáng yêu.

9323
9 tháng 2 2023 lúc 12:25

Tham khảo:

- Đoạn trích nằm trong văn bản " Lặng lẽ Sa Pa " của tác giả Nguyễn Thành Long.

 

 *Tóm tắt: 

  Trên chuyến xe từ Hà Nội đến Lào Cai, bác lái xe, ông họa sĩ và cô kĩ sư nông nghiệp trẻ tuổi vui vẻ trò chuyện. Chiếc xe dừng lại 30 phút để hành khách nghỉ ngơi. Nhân dịp đó, bác lái xe giới thiệu với mọi người về anh thanh niên hai mươi bảy tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh núi Yên Sơn. Anh thanh niên mời ông họa sĩ và cô gái lên thăm nơi ở và làm việc của mình và tâm sự đôi chuyện. Mặc dù có nhiều gian khổ nhưng anh vẫn tích cực làm việc góp phần vào công việc lao động sản xuất và chiến đấu. Ông họa sĩ cảm nhận được nét đẹp của một người lao động đích thực qua hình ảnh của anh thanh niên. Ông định vẽ chân dung anh nhưng anh khiêm tốn từ chối và giới thiệu hai người khác xứng đáng hơn, đó là ông kĩ sư trồng rau và người cán bộ nghiên cứu sấm sét. Ông họa sĩ và cô kĩ sư chia tay anh để tiếp tục cuộc hành trình với bao tình cảm lưu luyến.

 

* Cảm nhận của em về đoạn tóm tắt này: Truyện nǵn Lặng lẽ Sa Pa là câu chuyện xoay quanh về cảnh đẹp ở Sa Pa, cũng như nói về đức tính khiêm tốn của anh thanh niên.

Đỗ Hồng Mai
Xem chi tiết
Ng Bảo Ngọc
8 tháng 2 2023 lúc 11:03

Em nhìn thấy trong bức tranh, mặc dù nhìn bên ngoài có vẻ rằng củ cà rốt bên tay phải( theo phía em nhìn) là to hơn của bên tay trái nhưng lại ngược lại. Bài học rút ra được ràng:" Chúng ta không nên chỉ nhìn vào vẻ bề ngoài mà đánh giá người ta"

Nguyễn Khánh Huyền
8 tháng 2 2023 lúc 11:08

Nghĩa đen:

Trong to nhưng đừng tưởng nó đẹp mà hãy xem sâu thẳm bên trong có đẹp hay không? 

Nghĩa bóng:

Cứ ngỡ rằng mình đẹp về vẻ bề ngoài là tự hào, nhìn trong xem, có thực sự to lớn như bạn tưởng?

Qua tình huống, qua lối sống bạn mới thấy được giá trị của bản thân. Đừng vội đánh giá người khác khi chưa biết giá trị thật sự của họ

9323
8 tháng 2 2023 lúc 11:22

  Củ cà rốt bên phải tuy lá nhỏ thấp, nhưng củ lại rất to; còn củ cà rốt bên trái tuy lá cao to hơn nhưng củ thì bé hơn bên kia. Suy nghĩ của em về bức tranh này là: "Đừng nên đánh giá thấp người khác chỉ vì vẻ bề ngoài"

Đỗ Hồng Mai
Xem chi tiết
Trần Tuấn Hoàng
7 tháng 2 2023 lúc 14:10

5 bài thơ đã được học trong chương trình Văn (9):

- Đồng chí (Chính Hữu).

- Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật).

- Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận).

- Bếp lửa (Bằng Việt).

- Ánh trăng (Nguyễn Duy).

sky12
7 tháng 2 2023 lúc 15:00

5 bài thơ đã được học trong chương trình Ngữ Văn 9:

- "Mùa xuân nho nhỏ"- Thanh Hải

- "Viếng lăng Bác"- Viễn Phương

- "Bếp lửa"- Bằng Việt

- "Ánh trăng"- Nguyễn Duy

- "Đoàn thuyền đánh cá" - Huy Cận

Uyên  Thy
7 tháng 2 2023 lúc 15:07

Ngữ Văn 9: 
Đồng Chí của Chính Hữu
Bài thơ tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật
Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận
Bếp lửa của Bằng Việt
Ánh trăng của Nguyễn Duy

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Ngô Hải Nam
22 tháng 1 2023 lúc 22:00

a

phương thức biểu đạt: nghị luận

b

nghệ sỹ -> nghệ sĩ

Nên sử lỗi cách dòng từ câu '' Năm nay kỉ niệm 20 năm chương trình .... Táo xây dựng xin rời cuộc chơi''

Năm nay kỷ niệm 20 năm chương trình, có nhiều đặc sắc, các nghệ sỹ cống hiến hết mình bao gồm cả nghệ sỹ Công Lý rất mệt ngồi một chỗ nhưng vẫn có mặt để tề tựu đông đủ.Nhưng xem mà không cười nổi.Không phải vì kịch bản dở, hay các nghệ sỹ gạo cội diễn kém. Ngược lại, năm nay chả nể nang nói thẳng đánh thẳng ở tầng cao nhất hay thậm chí là chỉ đích danh vô nghiệm. Nhưng cũng vì lẽ đó mà không cười vì mọi thứ nó sát với đời với thực tế quá nhất, là đến đoạn lăng kính hồng.Táo Giao thông đeo kính lên, thấy đường cao tốc trải dài thẳng tấp đường sá nối liền nối đẹp miên man.Táo Y tế đeo kính lên nhìn thấy thuốc đầy tủ, bông gạc sấp kho, nhân viên y tế vui vẻ với nghề ân cần với bệnh nhân như nhân viên khách sạn 5 sao.Táo Kinh tế đeo kính lên chỉ một màu xanh tím, nhà đất nhảy vọt lên giá vụt trần.Táo Xây dựng thì xin rời cuộc chơi.

c

 Theo em thì lăng kính hồng là phản ánh đúng những sự thật xảy ra ở cuộc đời này. Nó có thể phản ánh mặt tốt đẹp của xã hội nhưng nó cũng có thể là mặt tối của xã hội hay là những lỗi cần được khắc phục

d

Theo em thì cụm từ nó có nghĩa là tuy những thứ trước mắt mình thấy lợi, thấy mừng nhưng cũng tự hỏi nó có thực sự có lợi như thế không, hay là nó làm chỉ để che đi, quên đi cái xấu hay tác hại mà nó mang lại (em ko chắc lắm)

e

Tác dụng

- Khi được sự tin tưởng của nhân dân thì ta sẽ được nhân dân tin tưởng, kính trọng

- Được sự tôn trọng của họ

- Được sự hợp tác của nhân dân mỗi khi nhà nước cần

...

minh nguyet
22 tháng 1 2023 lúc 22:11

a, PTBĐ: Tự sự

b, Thiếu dấu phẩy + sai chính tả trong câu: ''trải dài thẳng tấp đường sá nối liền nối đẹp miên man'' => Chữa lại: ''trải dài thẳng tấp-> tắp đường sá nối liền, nối đẹp miên man''

Thiếu dấu phẩy: ''vui vẻ với nghề ân cần với bệnh nhân'' => Chữa lại: ''vui vẻ với nghề, ân cần với bệnh nhân''

Thiếu dấu hai chấm: ''gợi nên sự thật phũ phàng rằng ao năm qua chúng ta sống trong sự ảo tưởng ru ngủ'' => Chữa lại: ''gợi nên sự thật phũ phàng rằng: Bao năm qua chúng ta sống trong sự ảo tưởng ru ngủ''

Thiếu dấu phẩy, sai cách diễn đạt: ''lừa đảo trái phiếu trắng trợn tinh vi đầy hệ thống và kéo dài nhiều, rất nhiều năm rồi.'' => Chữa lại: ''lừa đảo trái phiếu trắng trợn tinh vi, đầy hệ thống và kéo dài nhiều năm rồi.''

Thiếu dấu hai chấm: ''Khi ngày càng nhiều củi vào lò, dân tuy mừng những cũng tự hỏi mọi sự đã trầm kha tới mức nào." => Chữa lại: ''Khi ngày càng nhiều củi vào lò, dân tuy mừng những cũng tự hỏi: ''Mọi sự đã trầm kha tới mức nào?"

d, Chúng ta có thể hiểu ''lăng kính hồng'' là cách nhìn cuộc sống mơ tưởng, mang phần thi vị, giàu tính ''nghệ sĩ''. Chương trình đã phản ánh hiện thực khác xa so với cách nhìn qua ''lăng kính hồng'' để cho chúng ta có thể hình dung đúng về cuộc sống hiện nay và cần phải nhìn cuộc sống bằng con mắt thực tế, cũng là lời nhắc nhở những cán bộ cấp cao phải có hình thức cũng như biện pháp cải thiện cuộc sống người dân.

d, Cụm từ được sử dụng cuối bài như một cách khác để hỏi mức độ trầm trọng của vấn đề. Mình đồng tình với quan điểm của tác giả vì những vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay đã có từ lâu nhưng chưa được giải quyết triệt để dẫn đến mất niềm tin trong nhân dân, cần có nhiều biện pháp hơn nữa để ngăn chặn việc này.

d, Sự tin tưởng có vai trò rất lớn trong xã hội hiện nay. Nó không chỉ mang tính tích cực mà còn là sự gửi gắm của con người với mỗi việc trong cuộc sống. Sự tin tưởng giúp cho cuộc sống được cải thiện, con người luôn có động lực để phấn đấu. Trong chương trình ''Táo quân 2023'' đã đề cập đến các vấn đề như giá đất, vật tư y tế... là những vấn đề nổi cộm trong năm 2022 khi xuất hiện nhiều trường hợp vi phạm gây bức xúc dư luận. Tuy rằng mọi việc đã có biện pháp xử lí cụ thể nhưng niềm tin của nhân dân cũng phần nào bị giảm đi do tình trạng này kéo dài quá lâu. Vậy nên, vấn đề niềm tin trong xã hội là vấn đề vô cùng quan trọng, giúp cho cuộc sống yên ấm, bền chặt hơn.

Nhân dịp năm mới, em xin chúc các thầy cô, các anh chị, các bạn CTV, CTVVIP một năm mới vui vẻ, mạnh khỏe, bình an và có một năm bùng nổ tại hoc24 ạ ❤ 

Đoàn Trần Quỳnh Hương
23 tháng 1 2023 lúc 9:39

a. Phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên là: Nghị luận

b. Lỗi sai thứ nhất "Năm nay kỷ niệm 20 năm chương trình, có nhiều đặc sắc, các nghệ sỹ cống hiến hết mình bao gồm cả nghệ sỹ Công Lý rất mệt ngồi một chỗ nhưng vẫn có mặt để tề tựu đông đủ." sửa lại thành: 

"Năm nay kỷ niệm 20 năm chương trình có nhiều đặc sắc: các nghệ sỹ cống hiến hết mình bao gồm cả nghệ sỹ Công Lý rất mệt ngồi một chỗ nhưng vẫn có mặt để tề tựu đông đủ."

Lỗi sai thứ hai "Nhưng cũng vì lẽ đó mà không cười vì mọi thứ nó sát với đời với thực tế quá nhất, là đến đoạn lăng kính hồng." thừa một dấu phẩy 

--> Sửa lại: "Nhưng cũng vì lẽ đó mà không cười vì mọi thứ nó sát với đời với thực tế quá nhất là đến đoạn lăng kính hồng."

Lỗi thứ ba "Khi ngày càng nhiều củi vào lò, dân tuy mừng những cũng tự hỏi mọi sự đã trầm kha tới mức nào." thiếu dấu hai chấm.

--> Sửa lại Khi ngày càng nhiều củi vào lò, dân tuy mừng những cũng tự hỏi "mọi sự đã trầm kha tới mức nào."

 

c. Theo em, "lăng kính màu hồng" là hiện thực được tô hồng khiến chúng ta nghĩ rằng mình đã làm được nhưng thực chất nó chỉ là ảo ảnh che mặt. Để thật sự sở hữu thành tựu đó chúng ta còn cả quãng đường dài. Hình ảnh ẩn dụ "lăng kính màu hồng" kết hợp cùng phân tích ví dụ từ các táo đã cho chúng ta thức tỉnh: ta không thể dùng lăng kính màu hồng để nhìn vào vùng hiện thực tăm tối cũng như là để tạo nên một niềm tin "giả dối" với những khác. Sự thật mất lòng nhưng nó khiến chúng ta biết tiến bộ, cố gắng để cải thiện khuyết điểm tồn đọng từ lâu. Còn hiện thực được nhìn qua lăng kính màu hồng chỉ khiến ta mãi chìm đắm trong ảo tưởng, không thể thoát ra khỏi cái vỏ bọc cũ mà vươn lên phát triển mạnh mẽ. 

d. "Trầm kha" là ám chỉ những căn bệnh nghiêm trong kéo dài khó chữa và đặc biệt là khó giải quyết. Câu hỏi "mọi sự đã trầm kha tới mức nào?" để người đọc tỉnh thức trước tình trạng thật của đất nước. Nó không giống như khi được nhìn qua "lăng kính hồng" của cán bộ cấp cao hay những điều được viết trên mặt báo mà nó luôn tồn đọng những mặt tiêu cực kéo dài nhiều năm như : tham nhũng, hối lộ... Khi nào mới được giải quyết hay là không bao giờ. Cụm từ được tác giả sử dụng cuối bài khiến chúng ta phải tự vấn chính mình. 

Em đồng tình với quan điểm của tác giả khi nhận ra chính bản thân mình cũng đang nhìn hiện thực bằng "lăng kính hồng" cúa báo đài đưa tin. Hiện thực là điều rất khó chấp nhận nên ta thường dùng cách né tránh hoặc tô hồng nó để làm yên lòng người mà không hề tính đến hệ lụy về sau. Những vấn đề bất cập được chúng ta bỏ ngoài tai, phớt lờ coi như không nhìn thấy đã trở thành "con sâu làm rầu nồi canh" kéo ngược sự phát triển của xã hội. Vì vậy, đây là lúc chúng ta phải tự vấn chính mình và chọn cho mình một cách riêng để thấu thị những vấn đề đằng sau mỗi chiếc kính màu hồng. 

e. Theo em, cán bộ thiên đình vẫn xứng đáng với niềm tin của nhân dân bởi: họ biết mình làm sai và quyết định cùng nhau sửa chữa, xã hội biến hóa khôn lường nên rất khó để các Táo đưa ra một giải pháp hài lòng tất cả người dân trong xã hội nhưng ít nhất đến cuối cùng họ cũng tự mình tri nhận bài học trong việc quản lý nhà nước và biết suy nghĩ cho lợi ích của nhân dân hơn. 

Vai trò của sự tin tưởng: 

Chúng ta đang sống trong thời đại mà phương tiện truyền thông rất phát triển. Theo cách nói vui của một số người là cứ lướt 10 bài sẽ có 9 bài là tin giả còn một bài còn lại là thông tin chưa được kiểm chứng. Vì vậy, niềm tin trong xã hội ngày hôm nay rất quan trọng, Nó là kim chỉ nam cho những hành động đúng đắn, sống nghiêm chỉnh với pháp luật. Đặc biệt là để mình bị vô hiệu hóa với tác động của tin giả và các tin phản động chống phá nhà nước. Niềm tin còn góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Mối quan hệ được xây dựng bằng niềm tin chắc chắn sẽ bền vững và từ đó cùng nhau nâng đỡ nhau trên con đường phát triển. 

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
18 tháng 1 2023 lúc 23:41

a.Dựa vào bản dịch, bạn hãy cho biết từ "present" ở câu trích dẫn số 2 và "cheeseburger" ở câu 3 đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ. 

- Tác dụng về mặt nội dung của thủ pháp ẩn dụ  "present" ở câu trích dẫn số 2: 

+ Nhắc nhở con người biết trân trọng từng khoảnh khắc trong hiện tại và sống hết mình vì nó. Chúng ta không có sức mạnh thay đổi quá khứ đồng thời cũng không có khả năng nhìn thấu suốt tương lai có thể nói vận mệnh của chính mình được chúng ta tạo ra trong hiện tại. Vì vậy, ta nên coi hiện tại là một món quà của Thượng đế ban tặng, sống trọn trong từng phút giây đến khi ta đi đến tận cùng của sự sống cũng không hối tiếc điều gì.

 

-Tác dụng về mặt nội dung của thủ phẩm ẩn dụ qua từ “cheeseburger” ở câu thứ 3: 

+ “Cheeseburger” theo cách hiểu của tôi là một bản thể hoàn hảo trọn vẹn nhất mà con người luôn ao ước. Và điểm khác biệt của nó với chiếc bánh mì kẹp thông thường là bởi nó chứa phô mai - một điểm nhấn khiến thực khách không thể cưỡng lại sức hấp dẫn của nó. Con người cũng vậy, chúng ta luôn cần có một màu sắc riêng để trở thành một cá thể khác biệt kiến tạo dấu ấn độc đáo của cá nhân. Chúng ta sống không có lấy đến một điểm sáng sẽ chẳng khác nào là sự tồn tại vô hình không ai nhớ mặt đặt tên. Và ta không sinh ra để biến mất như một hạt cát vô danh như thế.

+ Qua biện pháp ẩn dụ trên, tác giả muốn nhắn gửi ta cần làm nên bản sắc cá nhân riêng cho bản thân mình. Chúng ta là độc bản không nên tự biến mình thành một trong những con người là phiên bản của nhau. 

b. Theo bạn, trong câu trích dẫn số 4, tác giả viết hoa từ "Nước" là có dụng ý: 

+ Tác giả coi nước như là một cá thể sống có hành động và nhận thức. Qua đó, chúng ta có thể thấy tâm trí thực ra là một cá thể sống khác bên trong ta cần trò chuyện, thấu hiểu và học được cách nắm bắt nó. Nếu ta để tâm mình giao động, ta sẽ không bao giờ có được câu trả lời cho mọi thắc mắc nhưng khi ta để lòng mình tĩnh tại, đáp án ở ngay trong bản thân mình. 

-  Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu nói trên là so sánh “Tâm trí” - “Nước”

c. Oogway lại lấy con muỗi và "chỗ hiểm" để dạy chúng ta bài học về sự kiềm chế bởi: 

-  Con muỗi thường hành động rất nhanh nhưng cái muỗi để lại là sự ngứa ngáy khó chịu trong một khoảng thời gian dài. “Chỗ hiểm” có thể hiểu là nơi riêng tư chúng ta không muốn người khác biết. Đặc biệt khi muốn đuổi con muỗi ra khỏi vị trí đó ta cần sự khôn khéo nếu không rất dễ gây sự chú ý trong đám đông và nhận lại sự hổ thẹn chính là bản thân mình. Vì vậy khả năng kiềm chế trong những tình huống “tiến thái lưỡng nan” như vậy là rất quan trọng. Có một câu châm ngôn “Mất tiền là chẳng mất gì cả còn mất danh dự là mất nửa cuộc đời”. Đối mặt với tình huống con muỗi sẽ đốt vào “chỗ hiểm” của mình, ta nên kiềm chế những hành động thái quá dễ gây sự chú ý đích là để tránh ánh mắt đánh giá của những người xung quanh. 

Theo tôi, nếu ta thay bằng những danh từ khác, theo bạn, ý nghĩa sẽ thay đổi lớn. Nó sẽ mất đi một phần giá trị của câu nói. Con muỗi hạ cánh vào chỗ hiểm là một tình huống “khó đỡ” đòi hỏi con người phải kiềm chế sự hốt hoảng hoặc phải chấp nhận im lặng cho qua chuyện. Đặt vào trong một tình huống khó xử như vậy mới có thể nêu bật được bài học kiềm chế trong lặng thầm một cách sâu sắc nhất. 

 
Đoàn Trần Quỳnh Hương
20 tháng 1 2023 lúc 22:59

d. Hiện tại bản dịch sang tiếng Việt của câu trích dẫn số 6, cụm "living in the present" đang là "sống là chính mình". Tuy nhiên, theo ý nghĩa tiếng Anh thông thường, "living in the present" là "sống ở thời đại hiện tại". Nhưng em cho rằng người dịch đã dịch câu sang ý nghĩa như vậy để câu mang hàm ý sâu sắc hơn đồng thời mang đến một thông điệp gần gũi hơn đến người đọc. Theo quan điểm của em “sống ở thời hiện tại” là “sống là chính mình”. Khi chúng ta sống cho hiện tại nghĩa là ta đang sống trong những phút giây tận hưởng nhất thỏa sức làm những điều bản thân mình mong muốn như theo đuổi đam mê, kiến tạo ước mơ và khi ấy mỗi giây mỗi phút ta được sống đều ý nghĩa. Ta thể hiện cái tôi cá nhân và tất cả những phẩm chất mà ta có, đó chẳng phải là sống là chính mình hay sao? “Sống ở thời đại hiện tại” và “sống là chính mình” có điểm tương đồng như thế. Sống hết mình trong thời đại hiện tại là một cách để ta được sống là chính mình.  

Nếu xét về mặt nghĩa đen, ta sẽ ít thấy sự tương đồng giữa bản gốc và bản dịch. Nhưng khi ta đào sâu vào những tầng nghĩa ẩn sâu, ta sẽ thấy sự tinh tế của người dịch khi đưa thông điệp đến gần hơn với người đọc. Nếu ta đọc bản gốc và tự dịch sẽ rất khó để hiểu ý nghĩa đằng sau của câu nói song với cách dịch thuật “sống là chính mình” đã giúp chúng ta hiểu hơn về câu nói, đồng thời dẫn lối tư duy cho độc giả tìm đến triết lý sống của riêng mình. 

*Bởi vì những câu sau có độ khó cao hơn nên em sẽ làm lần lượt theo từng ngày ạ. Mong nhận được đánh giá của anh.

Pham Quoc Hung
20 tháng 1 2023 lúc 7:18

a, nghệ thuật ẩn dụ. Tác dụng câu 2: Nhắc nhở chúng ta phải biết yêu quý  biết trân trọng từng khoảnh khắc trong hiện tại  và  sống hết mình vì nó.Bởi chúng ta không có sức mạnh thay đổi thời gian hay  quá khứ đồng thời cũng không có khả năng nhìn thấu suốt tương lai để có thể đoán trước , nói ra vận mệnh của chính chúng ta được chúng ta tạo ra trong hiện tại. Vì vậy, ta nên coi hiện tại là một món quà vô giá của Thượng đế ban tặng cho con người chúng ta, vậy nên phải biết sống trọn trong từng giây từng phút đến khi ta đi đến tận cùng của sự sống cũng không hối tiếc điều gì.

Tác dụng câu 3:“Cheeseburger” theo cách hiểu của em là một là một chiếc bánh mì kẹp phô mai hoàn hảo . Chỉ có 1 điểm khác biệt của nó với chiếc bánh mì kẹp thông thường là bởi nó chứa phô mai - một điểm nhấn mà khiến thực khách không thể cưỡng lại sức hấp dẫn của nó.

 Con người cũng vậy, chúng ta luôn cần có một màu sắc riêng để trở thành một cá thể khác biệt kiến tạo dấu ấn độc đáo của cá nhân. Chúng ta sống không có lấy đến một điểm sáng sẽ chẳng khác nào là sự tồn tại vô hình không ai nhớ mặt đặt tên. Và ta không sinh ra để biến mất như một hạt cát vô danh như thế.

+ Qua biện pháp ẩn dụ trên, tác giả muốn nhắn gửi ta cần làm nên bản sắc cá nhân riêng cho bản thân mình. Chúng ta là độc bản không nên tự biến mình thành một trong những con người là phiên bản của nhau.