12GP, Đọc 6 lời trích dẫn và các bản dịch sau đây và trả lời câu hỏi:
1. "Through action, a man becomes a hero
Through death, a hero becomes a legend
Through time, a legend becomes a myth
But through hearing a myth... a man takes action."
(Qua hành động, con người bỗng hóa anh hùng. Qua cái chết, anh hùng bỗng hóa huyền thoại. Theo thời gian, huyền thoại bỗng hóa thần thoại. Qua thần thoại, con người chủ động hành động.)
2. "Yesterday is history, tomorrow is a mystery but today is a gift, that is why it's called a present."
(Hôm qua là lịch sử, ngày mai chất chứa bí ẩn nhưng hôm nay là một món quà, đó là lí do vì sao nó được gọi là hiện tại; present = hiện tại = món quà)
3. "A cheeseburger without cheese is just a hamburger"
(Một cái bánh kẹp phô mai không có phô mai thì chỉ được coi là một cái bánh kẹp thông thường.)
4. "Your mind is like Water.
When it gets agitated, it becomes difficult to see.
But if you allow it to settle, the answer becomes clear."
(Tâm trí bạn giống như Nước vậy. Khi nó dao động, nó thật khó để nhìn xuyên qua, nhưng khi bạn để nó lặng thì câu trả lời sẽ dần hiện ra rõ ràng.)
5. "Only when a mosquito lands on your testicles, do you truly learn to solve
problems without violence."
(Chỉ khi con muỗi hạ cánh vào "chỗ hiểm" của bạn, bạn mới học được cách xử lí vấn đề trong yên bình).
6. "If you are depressed you are living in the past.
If you are anxious you are living in the future.
If you are at peace you are living in the present."
(Nếu bạn căng thẳng, bạn đang sống trong quá khứ. Nếu bạn lo âu, bạn đang sống trong tương lai. Nhưng nếu tâm bạn tịnh, bạn đang được sống là chính mình).
_Master Oogway, Kung Fu Panda (2008, 2011, 2016).
_Mark Twain.
Yêu cầu: 2GP mỗi ý cho câu trả lời xuất sắc.
a. Dựa vào bản dịch, bạn hãy cho biết từ "present" ở câu trích dẫn số 2 và "cheeseburger" ở câu 3 đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào? Tác dụng về mặt nội dung của biện pháp tu từ này là gì?
b. Theo bạn, trong câu trích dẫn số 4, tác giả viết hoa từ "Nước" là có dụng ý gì, và đã sử dụng biện pháp tu từ gì?
c. Theo bạn, vì sao Oogway lại lấy con muỗi và "chỗ hiểm" để dạy chúng ta bài học về sự kiềm chế? Nếu ta thay bằng những danh từ khác, theo bạn, ý nghĩa sẽ thay đổi như thế nào?
d. Hiện tại bản dịch sang tiếng Việt của câu trích dẫn số 6, cụm "living in the present" đang là "sống là chính mình". Tuy nhiên, theo ý nghĩa tiếng Anh thông thường, "living in the present" là "sống ở thời đại hiện tại". Theo bạn, có phải người dịch đã dịch sai? Ý nghĩa của bản gốc và bản dịch có khác nhau không, tại sao?
e. Các bạn hãy liên hệ 6 câu trích dẫn trên và trình bày bài học chung bằng 1 đoạn văn ngắn. Bạn ấn tượng nhất với câu trích dẫn nào? Vì sao?
f. Trong câu trích dẫn đầu tiên, con người chúng ta sẽ hành động khi được truyền cảm hứng qua 1 thần thoại nào đó. Hãy kể ra 1 thần thoại đã truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ ngày nay, và chứng minh câu trích dẫn đầu tiên là đúng.
a.Dựa vào bản dịch, bạn hãy cho biết từ "present" ở câu trích dẫn số 2 và "cheeseburger" ở câu 3 đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ.
- Tác dụng về mặt nội dung của thủ pháp ẩn dụ "present" ở câu trích dẫn số 2:
+ Nhắc nhở con người biết trân trọng từng khoảnh khắc trong hiện tại và sống hết mình vì nó. Chúng ta không có sức mạnh thay đổi quá khứ đồng thời cũng không có khả năng nhìn thấu suốt tương lai có thể nói vận mệnh của chính mình được chúng ta tạo ra trong hiện tại. Vì vậy, ta nên coi hiện tại là một món quà của Thượng đế ban tặng, sống trọn trong từng phút giây đến khi ta đi đến tận cùng của sự sống cũng không hối tiếc điều gì.
-Tác dụng về mặt nội dung của thủ phẩm ẩn dụ qua từ “cheeseburger” ở câu thứ 3:
+ “Cheeseburger” theo cách hiểu của tôi là một bản thể hoàn hảo trọn vẹn nhất mà con người luôn ao ước. Và điểm khác biệt của nó với chiếc bánh mì kẹp thông thường là bởi nó chứa phô mai - một điểm nhấn khiến thực khách không thể cưỡng lại sức hấp dẫn của nó. Con người cũng vậy, chúng ta luôn cần có một màu sắc riêng để trở thành một cá thể khác biệt kiến tạo dấu ấn độc đáo của cá nhân. Chúng ta sống không có lấy đến một điểm sáng sẽ chẳng khác nào là sự tồn tại vô hình không ai nhớ mặt đặt tên. Và ta không sinh ra để biến mất như một hạt cát vô danh như thế.
+ Qua biện pháp ẩn dụ trên, tác giả muốn nhắn gửi ta cần làm nên bản sắc cá nhân riêng cho bản thân mình. Chúng ta là độc bản không nên tự biến mình thành một trong những con người là phiên bản của nhau.
b. Theo bạn, trong câu trích dẫn số 4, tác giả viết hoa từ "Nước" là có dụng ý:
+ Tác giả coi nước như là một cá thể sống có hành động và nhận thức. Qua đó, chúng ta có thể thấy tâm trí thực ra là một cá thể sống khác bên trong ta cần trò chuyện, thấu hiểu và học được cách nắm bắt nó. Nếu ta để tâm mình giao động, ta sẽ không bao giờ có được câu trả lời cho mọi thắc mắc nhưng khi ta để lòng mình tĩnh tại, đáp án ở ngay trong bản thân mình.
- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu nói trên là so sánh “Tâm trí” - “Nước”
c. Oogway lại lấy con muỗi và "chỗ hiểm" để dạy chúng ta bài học về sự kiềm chế bởi:
- Con muỗi thường hành động rất nhanh nhưng cái muỗi để lại là sự ngứa ngáy khó chịu trong một khoảng thời gian dài. “Chỗ hiểm” có thể hiểu là nơi riêng tư chúng ta không muốn người khác biết. Đặc biệt khi muốn đuổi con muỗi ra khỏi vị trí đó ta cần sự khôn khéo nếu không rất dễ gây sự chú ý trong đám đông và nhận lại sự hổ thẹn chính là bản thân mình. Vì vậy khả năng kiềm chế trong những tình huống “tiến thái lưỡng nan” như vậy là rất quan trọng. Có một câu châm ngôn “Mất tiền là chẳng mất gì cả còn mất danh dự là mất nửa cuộc đời”. Đối mặt với tình huống con muỗi sẽ đốt vào “chỗ hiểm” của mình, ta nên kiềm chế những hành động thái quá dễ gây sự chú ý đích là để tránh ánh mắt đánh giá của những người xung quanh.
Theo tôi, nếu ta thay bằng những danh từ khác, theo bạn, ý nghĩa sẽ thay đổi lớn. Nó sẽ mất đi một phần giá trị của câu nói. Con muỗi hạ cánh vào chỗ hiểm là một tình huống “khó đỡ” đòi hỏi con người phải kiềm chế sự hốt hoảng hoặc phải chấp nhận im lặng cho qua chuyện. Đặt vào trong một tình huống khó xử như vậy mới có thể nêu bật được bài học kiềm chế trong lặng thầm một cách sâu sắc nhất.
d. Hiện tại bản dịch sang tiếng Việt của câu trích dẫn số 6, cụm "living in the present" đang là "sống là chính mình". Tuy nhiên, theo ý nghĩa tiếng Anh thông thường, "living in the present" là "sống ở thời đại hiện tại". Nhưng em cho rằng người dịch đã dịch câu sang ý nghĩa như vậy để câu mang hàm ý sâu sắc hơn đồng thời mang đến một thông điệp gần gũi hơn đến người đọc. Theo quan điểm của em “sống ở thời hiện tại” là “sống là chính mình”. Khi chúng ta sống cho hiện tại nghĩa là ta đang sống trong những phút giây tận hưởng nhất thỏa sức làm những điều bản thân mình mong muốn như theo đuổi đam mê, kiến tạo ước mơ và khi ấy mỗi giây mỗi phút ta được sống đều ý nghĩa. Ta thể hiện cái tôi cá nhân và tất cả những phẩm chất mà ta có, đó chẳng phải là sống là chính mình hay sao? “Sống ở thời đại hiện tại” và “sống là chính mình” có điểm tương đồng như thế. Sống hết mình trong thời đại hiện tại là một cách để ta được sống là chính mình.
Nếu xét về mặt nghĩa đen, ta sẽ ít thấy sự tương đồng giữa bản gốc và bản dịch. Nhưng khi ta đào sâu vào những tầng nghĩa ẩn sâu, ta sẽ thấy sự tinh tế của người dịch khi đưa thông điệp đến gần hơn với người đọc. Nếu ta đọc bản gốc và tự dịch sẽ rất khó để hiểu ý nghĩa đằng sau của câu nói song với cách dịch thuật “sống là chính mình” đã giúp chúng ta hiểu hơn về câu nói, đồng thời dẫn lối tư duy cho độc giả tìm đến triết lý sống của riêng mình.
*Bởi vì những câu sau có độ khó cao hơn nên em sẽ làm lần lượt theo từng ngày ạ. Mong nhận được đánh giá của anh.
a, nghệ thuật ẩn dụ. Tác dụng câu 2: Nhắc nhở chúng ta phải biết yêu quý biết trân trọng từng khoảnh khắc trong hiện tại và sống hết mình vì nó.Bởi chúng ta không có sức mạnh thay đổi thời gian hay quá khứ đồng thời cũng không có khả năng nhìn thấu suốt tương lai để có thể đoán trước , nói ra vận mệnh của chính chúng ta được chúng ta tạo ra trong hiện tại. Vì vậy, ta nên coi hiện tại là một món quà vô giá của Thượng đế ban tặng cho con người chúng ta, vậy nên phải biết sống trọn trong từng giây từng phút đến khi ta đi đến tận cùng của sự sống cũng không hối tiếc điều gì.
Tác dụng câu 3:“Cheeseburger” theo cách hiểu của em là một là một chiếc bánh mì kẹp phô mai hoàn hảo . Chỉ có 1 điểm khác biệt của nó với chiếc bánh mì kẹp thông thường là bởi nó chứa phô mai - một điểm nhấn mà khiến thực khách không thể cưỡng lại sức hấp dẫn của nó.
Con người cũng vậy, chúng ta luôn cần có một màu sắc riêng để trở thành một cá thể khác biệt kiến tạo dấu ấn độc đáo của cá nhân. Chúng ta sống không có lấy đến một điểm sáng sẽ chẳng khác nào là sự tồn tại vô hình không ai nhớ mặt đặt tên. Và ta không sinh ra để biến mất như một hạt cát vô danh như thế.
+ Qua biện pháp ẩn dụ trên, tác giả muốn nhắn gửi ta cần làm nên bản sắc cá nhân riêng cho bản thân mình. Chúng ta là độc bản không nên tự biến mình thành một trong những con người là phiên bản của nhau.