Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Ansalus de Insulis vĩ đại từng viết: “Hãy học tập không ngừng như thể bạn sẽ trường sinh bất tử; nhưng hãy sống nhiệt thành như thể bạn không còn cơ hội nữa ngày mai”.
Mỗi chúng ta đều có một sứ mệnh trong cuộc đời này và phải nỗ lực hết mình để hoàn thành nó. Sứ mệnh đó bắt đầu từ khi bạn sinh ra và sẽ theo bạn cho đến hơi thở cuối cùng! Sứ mệnh đó được cụ thể hóa bằng trách nhiệm trong mỗi giai đoạn hoặc thời kỳ của cuộc đời mỗi người.
Trách nhiệm là yếu tố cơ bản làm nên một con người đích thực. Trách nhiệm điều chỉnh hành động của con người theo những nguyên tắc nhất định. Dù bạn là ai hay vị trí hiện tại của bạn là gì thì việc tỏ ra có trách nhiệm trong những việc mình làm là điều rất cần thiết. Trong tất cả những trách nhiệm mà bạn phải gánh vác thì trách nhiệm với bản thân là cao cả và nặng nề nhất. Nếu bạn tỏ ra hèn kém hoặc nghi ngại ngay trong chính suy nghĩ và quyết định của mình thì sớm muộn gì, bạn cũng sẽ thất bại.
(George Matthew Adams – Không gì là không thể, NXB Tổng hợp TPHCM, 2017, tr.103)
Câu 1. Xác định lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên.
Câu 2. Chỉ ra trách nhiệm cao cả và nặng nề nhất của mỗi người được nêu trong đoạn trích.
Câu 3. Theo em, việc con người sống không có trách nhiệm sẽ gây ra hậu quả gì cho bản thân?
Câu 4. Em có đồng ý với ý kiến: “Dù bạn là ai hay vị trí hiện tại của bạn là gì thì việc tỏ ra có trách nhiệm trong những việc mình làm là điều rất cần thiết” không? Vì sao?
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Bạn có thế không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chan, môi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.
(Trích Bản thân chúng ta là giá trị có sẵn - Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr.24)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn.
Câu 3 (0,5 điểm): Nêu tên một biện pháp tu từ có trong những câu in đậm.
Câu 4 (0,5 điểm): Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Bài 1
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Hãy dạy con cái mình sống nhiều hơn với các thế giới có thật
xung quanh mình, đang diễn ra hàng ngày…, để chúng đừng đắm mình và chạy theo thế giới ảo trên các trang mạng. Hãy làm sao để chúng nói chuyện, trao đổi, tâm sự… nhiều hơn với người thân trong gia đình chứ đừng suốt ngày đuổi theo những ảo ảnh trên mạng.
Trong tình hình hiện nay các mạng xã hội trên Internet mang lại nhiều nguy hiểm cho con trẻ chúng ta…Xin các vị hãy quan tâm điều này nhiều hơn, đã có rất nhiều trẻ em trở thành hư đốn, thậm chí phạm pháp vì quá mê say với thế giới ảo.
(Trích thư của thầy giáo Văn Như Cương-Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội-gửi đến các phụ huynh nhân dịp đầu năm học mới)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ phần trích trên, em hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 12 câu) trình bày suy nghĩ về hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay.
Bài 2
Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi:
Hãy sống như đời sông để biết yêu nguồn cội
Hãy sống như đời núi vươn tới những tầm cao
Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng
Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông
Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la?
Và sao không là phù sa dâng mỡ màu cho hoa?
Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa?
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư?
Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông?
Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung?
Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc?
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư?
(Trích lời bài hát Khát Vọng – Phạm Minh Tuấn)
Câu 1 (2 điểm)
Từ những ca từ trên, em hãy viết đoạn văn (12 câu) trình bày suy nghĩ của mình về khát vọng sống có ích của giới trẻ hiện nay.
Đề 6:
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?
Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Sống một cuộc đời cũng như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.
Dan Zadra viết rằng: “Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn”. Vậy thì hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim ta đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…
(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr.43-44)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Caau2. Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu văn: Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất.
Câu 3.Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau: “Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn”.
Câu 4. “Ước mơ cháy bỏng nhất” của em là gì? Em sẽ làm gì để biến ước mơ đó thành hiện thực? (Trả lời trong khoảng 5-7 dòng).
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Có người nói thành đạt là do gặp thời, có người lại cho là do hoàn cảnh bức bách, có người cho là do có điều kiện được học tập, có người lại cho là do có tài năng trời cho. Các ý kiến đó mỗi ý chỉ nói tới một nguyên nhân, mà lại đều là nguyên nhân khách quan, họ quên mất nguyên nhân chủ quan của con người.
Thật vậy. Gặp thời tức là gặp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng sẽ qua đi. Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí có người lại gồng mình vượt qua"
(Nguyên Hương, Trò chuyện với bạn trẻ, Ngữ văn 9, tập hai, NXB GDVN, 2018)
Câu 1: Xác định một phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn in đậm ở trên và chỉ rõ từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết.
Câu 2: Theo tác giả, khi gặp “hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục”, con người có những cách ứng xử nào?
Câu 3: Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến: Phải chăng hoàn cảnh khó khăn cũng là cơ hội để mỗi người khám phá khả năng của chính mình?
Một thầy giáo môn Tiếng Anh tại một trường trung học ở Bonston (Mỹ) trong ngày tốt nghiệp của học sinh lớp 12 đã phát biểu như sau:
"Các em không hề đặc biệt, và cũng chẳng phải những người xuất chúng. Ở đất nước này, đang có hơn 3,2 triệu học sinh cấp 3 tốt nghiệp từ 37 nghìn trường trung học. Các em thấy không, nếu tất cả đều nghĩ mình đặc biệt, thì cuối cùng chảng có ai đặc biệt cả (..) Đừng nghĩ mình là số một".
Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 500 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên
Những thiên tài văn học đâu nhỉ giúp mình mấy câu này với, cảm ơn!
….Cho nên, cách tốt nhất để có được hạnh phúc thật sự lại rất đơn giản, đó là tự tạo ra hạnh phúc ngay trong chính bản thân bạn. Vâng, đúng thế, hạnh phúc không thật sự nằm ở chiếc xe bạn lái, ngôi nhà bạn ở, hay công việc bạn đang có,… bởi vì có những người đã đạt được rất nhiều thứ họ mong muốn, nhưng rốt cuộc, họ vẫn không cảm thấy thật sự hạnh phúc. Đơn giản là vì hạnh phúc nằm trong chính bản thân mỗi chúng ta, nó nằm ở ngay trong chính bạn. Bạn tạo ra hạnh phúc bằng cách trân trọng tất cả những gì bạn đang có, cũng như chấp nhận và yêu quý chính bản thân bạn. Đó chính là “bí quyết” hạnh phúc mà tôi muốn chia sẻ với bạn. Bạn có biết rằng, những việc tưởng chừng như rất đơn giản tầm thường như mỗi ngày khi bạn có 3 bữa ăn đầy đủ, hoặc mỗi tối bạn được ngả lưng trên chiếc giường êm ấm của mình, bạn đã hạnh phúc hơn 3 tỉ người khác trên thế giới này. Bạn có biết rằng, nếu mỗi ngày bạn đơn giản thức dậy vào buổi sáng, bạn đã hạnh phúc hơn 150.000 người sẽ không bao giờ thức dậy nữa từ ngày hôm đó…. (Sống và khát vọng,Trần Đăng Khoa, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2018) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Hãy chỉ ra bí quyết hạnh phúc mà tác giả đã chia sẻ trong đoạn trích. Câu 2: Anh/chị hiểu như thế nào về quan niệm “hạnh phúc thực sự rất đơn giản” được nhắc đến trong đoạn trích? Câu 3: Tác giả muốn khẳng định điều gì khi đưa ra ý kiến “hạnh phúc không thật sự nằm ở chiếc xe bạn lái, ngôi nhà bạn ở, hay công việc bạn đang có”? Câu 4: Anh chị có cho rằng mỗi người chúng ta đều có thể “tạo ra hạnh phúc bằng cách trân trọng tất cả những gì bạn đang có”? Vì sao?
Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày.
Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?
Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.
Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…
(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên?
Câu 2. Tìm thành phần phụ chú trong văn bản trên và cho biết tác dụng của thành
phần ấy.
Câu 3. Xác định ít nhất một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu Sống một cuộc đời, cũng giống vẽ một bức tranh vậy và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ ấy.
Câu 4. Nêu nội dung văn bản trên.
BÀN TAY YÊU THƯƠNG
Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp Một vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ : " Chắc rồi các em lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh tên là Đu-lớt : bức tranh vẽ một bàn tay.
Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em đoán : "Đó là bàn tay của bác nông dân". Một em khác cự lại : "Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật....". Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả bức tranh. Đu-lớt cười ngượng nghịu : "Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!".
Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi cô thường dùng bàn tay để dắt Đu-lớt bước ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn như các trẻ khác, gia cảnh của em từ lâu đã trở nên rất khó khăn. Cô chợt hiểu ra ….
(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ - 2004)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: Xác định một lời dẫn trực tiếp trong văn bản.
Câu 3: Bằng một câu văn, em hãy viết tiếp điều cô giáo chợt hiểu ra.
Câu 4: Thông điệp rút ra từ văn bản trên.
Câu 5: Từ câu chuyện Bàn tay yêu thương, hãy viết một đoạn văn bộc lộ suy nghĩ của mình về ý nghĩa của câu chuyện.
đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới :
(1)tác phẩm nghệ thuật nào cũng sây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại .(2) nhưng nghệ sĩ ko những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều j mới mẻ .(3) anh gửi vào tác phẩm một lá thư ,một lời nhắn nhủ , anh muốn đem 1 phần góp của mình góp vào đờ sống chung quanh.
câu 1: chỉ ra các phép liên kết giữa các câu trong đoạn văn trên .
câu 2 em hiểu"ghi lại cái đã có rồi" nghĩa là j?