Chương I. Các loại hợp chất vô cơ

Công chúa vui vẻ

Hòa tan một lượng muối cacbonat của một kim loại hóa trị II bằng dd H2SO4 14,7%. Sau khi phản ứng kết thúc khí không còn thoát ra nữa, thì còn lại dd 17% muối sunfat tan. Xác định khối lượng nguyên tử của kim loại.

B.Thị Anh Thơ
31 tháng 10 2019 lúc 14:43

Đặt công thức của muối cacbonat là RCO3.

Giả sử khối lượng dung dịch H2SO4 là 100 gam.

mH2SO4 = 100.(14,7/100) = 14,7 gam => nH2SO4 = 14,7 : 98 = 0,15 mol

PTHH: RCO3 + H2SO4 -> RSO4 + CO2 + H2O

0,15 <---0,15 ------> 0,15 --> 0,15 (mol)

Áp dụng BTKL: m dd sau pư = mRCO3 + m dd H2SO4 - mCO2

= 0,15(R+60) + 100 - 0,15.44 = 0,15R + 102,4 (g)

Nồng độ muối:\(C\%RSO4=\frac{0,15.\left(M_R+96\right)}{0,15M_R+102,4}.100\%=17\%\)

Giải phương trình ta được: MR ≈ 24

Vậy khối lượng nguyên tử của kim loại là 24 đvC

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê Thu Dương
31 tháng 10 2019 lúc 19:04

Gọi M là kim loại cần tìm
vì chất khí không thoát ra, vẫn còn chất rắn không tan, muối sunphat tan => H2SO4 hết, muối cacbonet còn dư
Giả sử có 1 mol axit phản ứng
MCO3 + H2SO4 --> MSO4 + H2O + CO2
1 <------ 1 --------> 1 --------------> 1
khối lượng muối sunphat = (M+96).1
khối lượng dd sau phản ứng = khối lượng dd axit + khối lượng muối cacbonat đã phản ứng - khối lượng CO2 thoát ra = 1.98.100/14,7 + (M+60).1 - 1.44 = M + 682,67

C% muối sunphat =(M+96)/(M+682,67).100% = 17%

->M = 24 ( Mg)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Haiyen Dang
Xem chi tiết
Công chúa vui vẻ
Xem chi tiết
Thư Nguyễn Ngọc Anh
Xem chi tiết
Thư Nguyễn Ngọc Anh
Xem chi tiết
Thái Phạm
Xem chi tiết
Quỳnh Lê
Xem chi tiết
Phương Linh
Xem chi tiết
Công chúa vui vẻ
Xem chi tiết
Khianhmoccua
Xem chi tiết