Một số giáo viên hay học sinh khi làm bài tập vẫn viết phản ứng như sau:
\(MgCl_2+2NH_3+2H_2O\rightarrow Mg\left(OH\right)_2+2NH_4Cl\)
Theo em phản ứng trên có hợp lý ở mặt thực tiễn hay không và vì sao?
Hm thưởng thì mình chưa biết :))
Một số giáo viên hay học sinh khi làm bài tập vẫn viết phản ứng như sau:
\(MgCl_2+2NH_3+2H_2O\rightarrow Mg\left(OH\right)_2+2NH_4Cl\)
Theo em phản ứng trên có hợp lý ở mặt thực tiễn hay không và vì sao?
Hm thưởng thì mình chưa biết :))
Các số liệu hay dẫn chứng để chứng minh cho bài làm của mình các bạn đều có thể tự tìm và trích dẫn lại là được nhé!
- Phản ứng MgCl2 + 2NH3 + 2H2O → Mg(OH)2 + 2NH4Cl không hợp lý trong mặt thực tiễn. Các lý do bao gồm:
+ Không thể xảy ra tự nhiên: Phản ứng này không phù hợp với các quy tắc và nguyên tắc cơ bản của hoá học. Trong môi trường nước, MgCl2 sẽ tạo thành ion Mg2+ và Cl-, còn NH3 sẽ tạo thành ion NH4+ và OH-. Do đó, phản ứng trên không thể xảy ra tự nhiên.
+ Không tuân theo quy tắc bảo toàn nguyên tố: Phản ứng trên không tuân theo quy tắc bảo toàn nguyên tố. Trong phản ứng, nguyên tố Cl trong MgCl2 biến mất và không xuất hiện trong sản phẩm, trong khi nguyên tố N trong NH3 không được tạo ra.
+ Thiếu thông tin chi tiết: Phản ứng trên không cung cấp đủ thông tin chi tiết về điều kiện phản ứng, nhiệt độ, áp suất và chất xúc tác. Các yếu tố này có thể ảnh hưởng đáng kể đến khả năng xảy ra của phản ứng.
Anh là giáo viên vậy anh có viết vậy không? Vì sao? Thưởng thì ko có ạ.
Vì sao chất Florua lại bảo vệ được răng?
Tham Khaor
Răng được bảo vệ bởi lớp men cứng, dày khoảng 2mm. Lớp men này là hợp chất Ca5(PO4)3OH và được tạo thành bằng phản ứng: 5Ca2+ + 3PO43- + OH- → Ca5(PO4)3OH (1) Quá trình tạo lớp men này là sự bảo vệ tự nhiên của con người chống lại bệnh sâu răng. Sau các bửa ăn, vi khuẩn trong miệng tấn công các thức ăn còn lưu lại trên răng tạo thành các axit hữu cơ như axit axetic và axit lactic. Thức ăn với hàm lượng đường cao tạo điều kiện tốt cho việc sản sinh ra các axit đó. Lượng axit trong miệng tăng làm cho pH giảm, làm cho phản ứng sau xảy ra: H+ + OH- → H2O Khi nồng độ OH- giảm, theo nguyên lí Lơ-Sa-tơ-li-ê, cân bằng (1) chuyển dịch theo chiều nghịch và men răng bị mòn, tạo điều kiện cho sâu răng phát triển. Biện pháp tốt nhất phòng sâu răng là ăn thức ăn ít chua, ít đường và đánh răng sau khi ăn. Người ta thường trộn vào thuốc đánh răng NaF hay SnF2, vì ion F- tạo điều kiện cho phản ứng sau xảy ra: 5Ca2+ + 3PO43- + F- → Ca5(PO4)3F Hợp chất Ca5(PO4)3F là men răng thay thế một phần Ca5(PO4)3OH Ở nước ta, một số người có thói quen ăn trầu, việc này rất tốt cho việc tạo men răng theo phản ứng (1), vì trong trầu có vôi tôi Ca(OH)2, chứa các ion Ca2+ và OH- làm cho cân bằng (1) chuyển dịch theo chiều thuận
Răng được bảo vệ bởi lớp men cứng, dày khoảng 2mm. Lớp men này là hợp chất Ca5(PO4)3OH và được tạo thành bằng phản ứng: 5Ca2+ + 3PO43- + OH- → Ca5(PO4)3OH (1) Quá trình tạo lớp men này là sự bảo vệ tự nhiên của con người chống lại bệnh sâu răng.
thaam khao
Răng được bảo vệ bởi lớp men cứng, dày khoảng 2mm. Lớp men này là hợp chất Ca5(PO4)3OH và được tạo thành bằng phản ứng: 5Ca2+ + 3PO43- + OH- → Ca5(PO4)3OH (1) Quá trình tạo lớp men này là sự bảo vệ tự nhiên của con người chống lại bệnh sâu răng.
Theo các em, đây là hình vẽ dưới đây mô tả loại phản ứng gì trong dung dịch, điều kiện để xảy ra phản ứng là gì?
- Hình vẽ trên mô tả phản ứng trao đổi trong dung dịch.
- Điều kiện :
+ Các chất tạo thành phải có ít nhất một chất kết tủa hoặc dễ bay hơi hay dễ phân huỷ, hoặc yếu hơn so với chất tham gia ( đối với axit)
Phản ứng trên là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch, điều kiện để phản ứng xảy ra là phải có kết tủa , chất khí bay hơi hoặc là chất điện li yếu
Khoan, đây là phản ứng trao đổi ạ,
-> Trao đổi tình cảm, trong tình yêu để tồn tại và duy trì được lâu chúng ta thường sẽ có 1 người nói nhiều 1 người nói ít hơn, 1 người trầm hơn 1 người sôi động, một người luôn nhường nhịn hơn (hạ mình 1 xíu, kết tủa), 1 người thường có cái tôi cao hơn xíu và hơi nóng nảy (bay hơi, cao hơn xíu).
Tình yêu là vậy á các emmmm <3
Vì sau khi bị muỗi đốt, nếu ta bôi vào vết muỗi đốt một ít nước xà phòng sẽ cảm thấy bớt ngứa, xót?
Khi muỗi cắn thì sẽ tiết vào chỗ đốt một ít axit fomic => Chỗ bị cắn sẽ thấy ngứa, xót
Xà phòng có thành phần chủ yếu là kiềm (NaOH) , khi bôi xà phòng vào vết đốt thì kiềm sẽ phản ứng với axit ở vết đốt tạo muối trung hòa, làm vết đốt bớt sưng, ngứa
Tham khảo
Do axit fomic trong vết muỗi cắn là một axit khá mạnh chỉ cần bôi vào vết đốt một ít nước xà phòng đặc, nước xà phòng có tính kiềm sẽ phản ứng với axit fomic biến thành hợp chất không có tính axit cũng không có tính kiềm (người ta gọi là có phản ứng trung tính). Quá trình vừa nêu trên trong hoá học gọi là quá trình trung hoà. Axit fomic là nguyên nhân gây ra tấy, ngứa bị trung hoà thành muối trung tính. Nguyên nhân gây tấy ngứa sẽ giảm nhẹ đi nhiều.
Tham khảo:
Do axit fomic trong vết muỗi cắn là một axit khá mạnh chỉ cần bôi vào vết đốt một ít nước xà phòng đặc, nước xà phòng có tính kiềm sẽ phản ứng với axit fomic biến thành hợp chất không có tính axit cũng không có tính kiềm (người ta gọi là có phản ứng trung tính). Quá trình vừa nêu trên trong hoá học gọi là quá trình trung hoà. Axit fomic là nguyên nhân gây ra tấy, ngứa bị trung hoà thành muối trung tính. Nguyên nhân gây tấy ngứa sẽ giảm nhẹ đi nhiều.
CHUỖI SERIES CÂU HỎI ĐỀ LUYỆN THI ĐGNL ĐHQG TPHCM
[MÔN HÓA HỌC NGÀY 3]
94.C
95.A
96.D
(1) Sai vì lớp nổi lên là muối của axit béo
(2) Đúng
(3) Đúng
(4) Đúng
(5) Đúng
[KHẢO SÁT Ý KIẾN VỀ VIỆC TỔ CHỨC CUỘC THI HÓA]
Xin chào các bạn :3 Nếu những ai đã tham gia Hoc24 lâu rồi thì cũng chẳng lạ gì gương mặt của mình còn các bạn người mới chắc hẳn sẽ bỡ ngỡ đấy hehe :3 Mình từng là CTV thuộc những đời đầu (chắc là nhiệm kì 5 6 hay sao đó) của Hoc24 nói đơn giản vậy thôi ha :3.
Hôm nay mình đăng bài này nhằm tham khảo ý kiến của các bạn về việc có nên mở cuộc thi hóa học cho mùa này hay không mà thôi (đúng như tên đầu đề :3). Thực ra mình đã từng tổ chức cuộc thi 3 mùa rồi. Mùa 1 thì mình vẫn còn là trẻ măng đề thi có phần dễ thở vì mình chỉ mở rộng thi cho đề lớp 8 nên phải nói là mùa 1 thành công rực rỡ. Tới mùa 2 thì không được suôn sẻ lắm vì cuộc thi phải đình trệ ở vòng 3 do vấn đề cá nhân của mình. Còn tới mùa 3 mình khá thất vọng vì mình đã ấp ủ nó từ trong năm rồi, biên soạn đề rồi tổng hợp đề các kiểu nhưng rồi cuộc thi cũng bị đình trệ ở vòng 2 do lý do đề của mình ngoài tầm kiểm soát khiến nhiều bạn nản và bỏ bài thi. Hmm đấy là cả quá trình lịch sử về cuộc thi hóa của mình tổ chức :( Năm nay mình muốn nó đổi mới hơn nhưng mình vẫn sợ việc bị flop quật cho tung cuộc thi lắm nên quay trở lại mình muốn đưa ra một vài câu hỏi để các bạn góp ý gỡ rối cho mình :<
Thứ 1: Liệu mình nên tổ chức cuộc thi nữa không? Hay nên để cho một thành viên khác đứng lên tổ chức cho có màu sắc mới? Còn nếu mình tổ chức thì mình có nên biến đổi toàn bộ hình thức và thể lệ thi của mùa này không? Nếu thay đổi thì thay đổi như thế nào?
Thứ 2: Mình tính lần này mở rộng toàn vùng kiến thức lên cả chương trình THPT nhưng đa phần sẽ về lớp 11 chỉ một phần nhỏ của lớp 12. Ý kiến các bạn như thế nào?
Thứ 3: Mình muốn xin một vài góp ý của các bạn cho cuộc thi lần này, ví dụ các bạn có thể gợi ý cho mình toàn bộ thể lệ của cuộc thi xem như nào. Mình sẽ tham khảo và tổng hợp để làm nên một cuộc thi riêng của box Hóa từ trước đến nay.
Còn về việc cùng hợp tác tạo dưng cuộc thi thì mình vẫn chưa nghĩ tới nhưng ai muốn cùng mình tổ chức cuộc thi (không cần thiết phải có năng lực đỉnh cao về Hóa, bạn có thể chỉ cần góp ý về thể lệ hay vấn đề khác cho mình) thì cứ liên hệ với mình. Mình rất trân trọng các ý kiến góp ý của các bạn!
Thân :3
Nhớ cái đợt trước mình tham gia đã đời , xong nó nghỉ á mn :)
Nào chúng ta lại ngủ ngon với 1 câu hóa học mang nặng hướng logic tư duy nào :3
Một mẩu nhôm đặt trong không khí 1 thời gian dài bị oxi hóa thành hỗn hợp $Al_2O_3$ và $Al(OH)_3$, đem trộn chúng với Li, Na và K thu được hỗn hợp X. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X vào nước dư, thu được dung dịch Y và 0,036 mol khí $H_2$. Cho từ từ đến hết dung dịch bao gồm 0,02 mol $H_2SO_4$; 0,01 mol $HCl$ và 0,01 mol $HNO_3$ vào Y thì thấy kết tủa max là m(g) rồi bị hòa tan mất 1 phần và thu được dung dịch Z (chỉ chứa các muối clorua, nitrat và sunfat trung hòa). Lượng kết tủa bị hòa tan là bao nhiêu?
(Dựa trên đề thi THPTQG năm 2018 - Đề chính thức)
Câu 1: Cho các chất sau: Glyxin, butan, metyl axetat, butan - 1 - ol, axit propionic
Sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các chất trên và giải thích.
Câu 2: Một mẫu khoáng vật có chứa Fe, Cu, S, C và O. Biết mẫu khoáng vật chứa 3 loại chất rắn dạng tinh thể muối và có khối lượng là 20,48 gam. Nung nóng mẫu khoáng vật trong bình chứa \(O_2\) được hỗn hợp rắn và thu được 2,24 lít (đktc) khí X (không có \(O_2\)). Lấy hỗn hợp rắn đem hòa tan bằng lượng \(HNO_3\) đặc, nóng dư. Sau phản ứng thu được 13,44 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm 2 loại khí và dung dịch Y. Nhỏ từ từ \(Ba\left(OH\right)_2\) dư vào dung dịch Y thu được 34,66 gam kết tủa. Lọc lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 29,98 gam chất rắn khan. Cho biết tỉ khối của Z với X bằng \(\dfrac{86}{105}\). Phần trăm khối lượng của \(Cu_2S\) là bao nhiêu?
Câu 3: Hỗn hợp X gồm Mg và \(Fe_3O_4\) (trong đó Mg chiếm 9,375% khối lượng X). Cho m gam X tan hết vào dung dịch gồm \(H_2SO_4\) 2M và \(KNO_3\) 1M thu được dung dịch Y chỉ chứa 17,87 gam muối trung hòa và 224ml NO (đktc, khí duy nhất). Cho Y tác dụng với dung dịch \(Ba\left(OH\right)_2\) dư thu được a gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m gần nhất với giá trị nào dưới đây?
A. 35,5 B. 20,25 C. 22,5 D. 32,75
Câu 1 : Qua nhận xét về phân tử khối và liên kết hidro trong mỗi hợp chất, ta có :
Thứ tự : Axit > Ancol > Este > Hidrocacbon
Ta thấy : Glyxin ở dạng ion lưỡng cực nên có nhiệt độ sôi cao hơn axit propionic
Vậy, theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy là :
Glyxin > Axit propionic > Butan-1-ol >Metyl axetat > Butan
#2 - Reup #11 - 10102020
Trong một phòng thí nghiệm có một nhóm học sinh cùng giáo viên đang tiến hành thí nghiệm về tính chất hoá học của O2. Vì không muốn như trong sách giáo khoa nên học sinh kiến nghị giáo viên dùng kẽm phản ứng. Sau khi phản ứng thu được một hỗn hợp màu đen. Giáo viên đem trộn hỗn hợp trên với ZnCO3 (Ngựa pà). Định lượng cho thấy hỗn hợp đó chứa 24,06 gam trong đó tỉ lệ số mol các chất có khối lượng mol tăng dần lần lượt là 3:1:1. Sau tan học giáo viên hoà tan hoàn toàn hỗn hợp trên trong dung dịch H2SO4 và NaNO3 thu được một dung dịch Z và V lít hỗn hợp khí H (đktc) gồm NO, N2O, CO2, H2 (biết tỉ khối của T so với H2 là 14,533). Cho lượng BaCl2 dư vào Z đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 79,22 gam kết tủa. Còn nếu cho Z hoà tan với KOH thì phản ứng tối đa là 1,21 mol. Giá trị của V là bao nhiêu
Vì câu này vẫn chưa có ai giải nên mình mới mò nó lại :(
\(\left\{{}\begin{matrix}Zn:3a\\ZnO:a\\ZnCO_3:a\end{matrix}\right.\). Suy ra : 3a.65 + 81a + 125a= 24,06 ⇒ a = 0,06
\(n_{Zn^{2+}} = 3a + a + a = 0,3(mol)\)
\(n_{SO_4^{2-}} = n_{BaSO_4} = \dfrac{79,22}{233} = 0,34(mol)\)
\(n_{NH_4^+} = n_{NaOH} - 4n_{Zn^{2+}} = 0,01(mol)\)
BTĐT trong Z : \(n_{Na^+} = 0,34.2 - 0,3.2 - 0,01 = 0,07(mol)\)
\(\left\{{}\begin{matrix}Zn\\ZnO\\ZnCO_3\end{matrix}\right.\)+ \(\left\{{}\begin{matrix}H_2SO_4:0,34\\NaNO_3:0,07\end{matrix}\right.\)→ \(\left\{{}\begin{matrix}NO:x\\N_2O:y\\CO_2:0,06\\H_2:z\end{matrix}\right.\) + \(\left\{{}\begin{matrix}Zn^{2+}:0,3\\SO_4^{2-}:0,34\\NH_4^+:0,01\\Na^+:0,07\end{matrix}\right.\) + H2O
Ta có : 30x + 44y + 0,06.44 + 2z = (x + y + 0,06 + z).14,533.2
BTNT với N : x + 2y + 0,01 = 0,07
Phân bổ H+ : 0,34.2 = 0,06.2 + 0,06.2 + 4x + 10y + 2z + 0,01.10
Suy ra : x = 0,04 ; y = 0,01 ; z = 0,04. Vậy : V = (0,04 + 0,01 + 0,06 + 0,04).22,4 = 3,36(lít)
Auker các bác em đã trở lại và chắc rằng chẳng ai nhớ em :)) Nhưng không sao em lại mở lại chủ đề "hứng lên thì 1 câu hóa" vậy :<
#1 - HNO3
Một bạn học sinh trộn hỗn hợp các chất \(FeO;Fe\left(OH\right)_2;FeCO_3;Fe_3O_4\) với nhau thu được m gam chất rắn biết rằng trong đó \(Fe_3O_4\) chiếm 1/4 tổng số mol hỗn hợp). Sau đó hòa tan hỗn hợp trên với dung dịch \(HNO_3\) loãng dư thu được 22,4(l) (đktc) hỗn hợp khí X gồm 2 khí không màu có tỉ khối so với \(H_2\) là 17,8 và dung dịch Y. Cho hỏi số mol \(HNO_3\) phản ứng là bao nhiêu?
Mong đừng ế :<
X gồm : CO2(a mol) ; NO(b mol)
Ta có :
a + b= 1
44a + 30b = 1.17,8.2
Suy ra : a = 0,4 ; b = 0,6
Hỗn hợp ban đầu gồm : \(\begin{matrix}FeO:x\left(mol\right)\\Fe\left(OH\right)_2:y\left(mol\right)\\FeCO_3:a=0,4\left(mol\right)\\Fe_3O_4:z\left(mol\right)\end{matrix}\)
Ta có : z = 0,25(x + y + 0,4 + z)
⇒ x + y - 3z + 0,4 = 0(1)
Bảo toàn electron : x + y + 0,4 + z = \(3n_{NO}\)=1,8(2)
Từ (1)(2) suy ra : z = 0,45 ; x + y = 0,95
Phân bổ H+ :
\(2H^++ O^{2-} \to H_2O\\ OH^- + H^+ \to H_2O\\ 2H^+ + O_{trong\ Fe_3O_4}^{2-} \to H_2O\\ CO_3^{2-} + 2H^+ \to CO_2 + H_2O\\ 4H^+ + NO_3^- \to NO + 2H_2O\)
Vậy :
\(n_{HNO_3} = n_{H^+} =(x + y).2 + 8z + 2n_{CO_2} + 4n_{NO}=0,95.2 + 0,45.8 + 0,4.2 + 0,6.4=8,7(mol)\)
May quá cũng không ế các bác ạ :<
Đáp án:
Ta có: \(n_{NO}=0,6\left(mol\right);n_{CO_2}=0,4\left(mol\right)\)
Nhận thấy tất cả các chất đều cho 1e
Do đó bảo toàn e ta có: \(n_{hh}=3.n_{NO}=3.0,6=1,8\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow n_{Fe_3O_4}=0,45\left(mol\right)\Rightarrow\Sigma n_{FeO;Fe\left(OH\right)_2}=0,95\left(mol\right)\)
Nhận thấy \(O;2OH\) đều cần \(2H^+\) để phản ứng
Do đó bảo toàn H+ ta có: \(n_{HNO_3}=4.n_{NO}+2.n_{CO_3^{2-}}+2.\Sigma n_{O;OH}+2.n_O=8,7\left(mol\right)\)