Bài 3: Tính chất đường phân giác của tam giác

Sách Giáo Khoa

1. Cho \(\Delta ABC,AB=14cm,AC=10cm,BC=12cm\) . Đường phân giác của \(\widehat{BAC}\) cắt BC ở D

a) Tính DC, DB

b) Tính tỉ số diện tích của △ABD và △ACD

Lưu ý khi chứng minh cần có mở ngoặc thêm giải thích: VD: AB=AC⇒△ABC cân (dấu hiệu nhận biết tam giác cân), vẽ hình

Nguyễn Việt Lâm, Nguyễn Văn Đạt, Phạm Thị Diệu Huyền,..... giúp mình với!

2. Cho △ABC, phân giác BD. Tính độ dài cạnh AC, biết \(\frac{AB}{BC}=\frac{2}{7}\)\(DC-DA=1cm\)

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
20 tháng 2 2020 lúc 10:02

Bài 2)

A B C D

Xét \(\Delta ABC\)\(BD\) là đường phân giác

\(\Rightarrow\frac{AB}{BC}=\frac{AD}{DC}\) ( tính chất đường phân giác trong tam giác )

\(\frac{AB}{BC}=\frac{2}{7}\) nên \(\frac{AD}{DC}=\frac{2}{7}\Rightarrow\frac{AD}{2}=\frac{DC}{7}\)

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có :

\(\frac{DC}{7}=\frac{AD}{2}=\frac{DC-AD}{7-2}=\frac{1}{5}\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}DC=\frac{1}{5}\cdot7=\frac{7}{5}\left(cm\right)\\AD=\frac{1}{5}\cdot2=\frac{2}{5}\left(cm\right)\end{matrix}\right.\)

Do đó : \(AC=DC+AD=\frac{7}{5}+\frac{2}{5}=\frac{9}{5}\left(cm\right)\)

Vậy : \(AC=\frac{9}{5}\left(cm\right)\)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
20 tháng 2 2020 lúc 10:09

Bài 1 :

A B C D H

a) Trong \(\Delta ABC\) có AD là đường phân giác

\(\Rightarrow\frac{BD}{AB}=\frac{DC}{AC}\) ( tính chất đường phân giác trong tam giác )

hay : \(\frac{BD}{14}=\frac{DC}{10}\left(AB=14cm,AC=10cm\right)\)

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có :

\(\frac{BD}{14}=\frac{DC}{10}=\frac{BD+DC}{14+10}=\frac{BC}{24}=\frac{12}{24}=\frac{1}{2}\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}BD=\frac{1}{2}\cdot14=7\left(cm\right)\\DC=\frac{1}{2}\cdot10=5\left(cm\right)\end{matrix}\right.\)

Vậy : \(BD=7\left(cm\right),DC=5\left(cm\right)\)

b) Kẻ \(AH\perp BC\) tại \(H\)

Khi đó : \(\frac{S_{ABD}}{S_{ACD}}=\frac{\frac{1}{2}\cdot AH\cdot BD}{\frac{1}{2}\cdot AH\cdot CD}=\frac{BD}{CD}=\frac{7}{5}\)

Vậy tỉ số \(\frac{S_{ABD}}{S_{ACD}}=\frac{7}{5}\)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trịnh Long
20 tháng 2 2020 lúc 9:45

Áp dụng định lí Ta-let đúng ko?

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Ngọc Lộc
20 tháng 2 2020 lúc 10:03

Bài 1 :

A B C D H

- Xét \(\Delta ABC\) có AD là phân giác của \(\widehat{BAC}\left(D\in BC\right)\)

=> \(\frac{BD}{AB}=\frac{DC}{AC}\) ( Tính chất đường phân giác trong tam giác )

\(D\in BC\) ( GT )

=> \(BD+DC=BC=12\left(cm\right)\)

- Áp dụng dãy tỉ số bằng nhau

\(\frac{BD}{AB}=\frac{DC}{AC}=\frac{BD}{14}=\frac{DC}{10}=\frac{BD+DC}{14+10}=\frac{12}{24}=\frac{1}{2}\)

=> \(\left\{{}\begin{matrix}\frac{BD}{14}=\frac{1}{2}\\\frac{CD}{10}=\frac{1}{2}\end{matrix}\right.\)

=> \(\left\{{}\begin{matrix}BD=7\left(cm\right)\\CD=5\left(cm\right)\end{matrix}\right.\)

b, Ta có : \(\frac{S_{ABD}}{S_{ACD}}=\frac{\frac{1}{2}.AH.BD}{\frac{1}{2}.AH.DC}=\frac{BD}{DC}=\frac{7}{5}\)

Bài 2 :

B A D C

- Xét \(\Delta ABC\) có BD là phân giác của \(\widehat{ABC}\left(D\in AC\right)\)

=> \(\frac{AD}{AB}=\frac{DC}{BC}\) ( Tính chất đường phân giác trong tam giác )

=> \(\frac{AB}{BC}=\frac{AD}{DC}=\frac{2}{7}\left(GT\right)\) ( I )

- Ta có : \(DC-DA=1\left(cm\right)\left(GT\right)\)

=> \(DC=1+DA\) ( II )

- Thay DC = DA + 1 vào biểu thức ( I ) ta được :

\(\frac{AB}{BC}=\frac{AD}{1+AD}=\frac{2}{7}\)

=> \(2+2AD=7AD\)

=> \(2=5AD\)

=> \(AD=\frac{2}{5}\left(cm\right)\)

- Thay \(AD=\frac{2}{5}\) vào biểu thức ( II ) ta được :

\(DC=1+\frac{2}{5}=\frac{7}{5}\left(cm\right)\)

- Ta lại có : \(DC+DA=AC\)

=> \(AC=\frac{2}{5}+\frac{7}{5}=\frac{9}{5}\left(cm\right)\)

Vậy cạnh AC có độ dài là \(\frac{9}{5}cm\) .

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Ngọc
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Linh Đan
Xem chi tiết
tút tút
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
anh
Xem chi tiết
Trần Ngọc Quỳnh Thy
Xem chi tiết
Co Nguyen
Xem chi tiết