Đỗ Quyên

undefined

Ông cha ta cho rằng:

"Cá không ăn muối cá ươn

Con cãi cha mẹ chăm đường con hư".

Em hãy giải thích và bình luận câu nói trên.

Đỗ Quyên
12 tháng 4 2022 lúc 9:05

Không copy hay tham khảo!

Bình luận (4)
Trịnh Thuỳ Linh (xôi xoà...
12 tháng 4 2022 lúc 9:11

em hiểu ý nghĩa của câu 

"Cá không ăn muối cá ươn

Con cãi cha mẹ chăm đường con hư". là:

Lời dạy của cha mẹ luôn đúng là người từng trải ba mẹ không muốn con mình lớn lên sẽ như nghề bốc vác , phụ hồ ,. . . cha mẹ luôn quan tâm con cái của mình tuy dạy luôn đánh mắng nhưng cũng vì muốn tốt cho con sau này lớn lên sẽ ông này, bà kia . Khi thật sự con ko nghe buộc cha mẹ phải dùng cách đánh mắng như khi nói ra những câu như vậy con đau 1 cha mẹ đau 10 . Chỉ cần nhìn thấy con mình ngày 1 lớn lên theo hướng tích cực ba mẹ sẽ tự thay đổi cách dạy , nếu con đi sai hướng ba mẹ bắt buộc phải dùng roi để chỉnh lại hướng đi cho con sao cho đúng nhất có thể . Con khi ho sốt , cha mẹ lo cả đêm thao thức vì con . những bậc cha mẹ chân chính đều dạy con những điều đúng đắn, tâm huyết, có khi như là cắt ruột truyền cho con. Đó là nhiệm vụ, là lo toan, mong ước sâu xa, tha thiết nhất của cha mẹ.

Bình luận (5)
Nguyễn Ngân Hòa
12 tháng 4 2022 lúc 10:05

Em giải thích như thế này: Nếu như cá mà không ướp muối thì cá sẽ bị ươn, không còn ngon nữa. Nếu như con cái mà không nghe lời cha mẹ thì con sẽ hư theo một cách nào đó.

Tuy nhiên nếu mà bình luận về câu nói trên thì em chia ra 50% là đúng và 50% là sai. Xét về mặt đúng của câu trên thì cha mẹ là người đi trước, đã trải qua những điều tốt xấu và có riêng cho chính bản thân một túi kinh nghiệm. Và chẳng một ai muốn thấy con mình phải trải qua những điều tệ, xấu xí mà mình từng trải hết. Họ đưa ra những lời khuyên, lời chỉ bảo để con có được những quyết định đúng đắn. Mỗi bước đi của con có thể cứng cáp hơn và thành công hơn.

Thế nhưng, xét về mặt sai, vào thời điểm hiện tại, khi mà mọi thứ giữa thời thế lúc cha mẹ mình bằng tuổi mình và lúc mình ở bây giờ, mọi thức có sự khác nhau rõ rệt. Đôi khi lời khuyên của cha mẹ lại không đúng. Bởi, có thể ở thời điểm đó của cha mẹ làm thế này là đúng nhưng ở hiện tại điều đó đã không còn đúng nữa. Ta phải thích nghi với cuộc sống hiện tại, đổi mới tư duy, khi đó cha mẹ sẽ có những lời khuyên hữu ích phù hợp với hiện tại.

Chốt lại, em nghĩ bản thân mình cần phải biết phân biệt đúng sai, cái gì nên làm cái gì không nên làm, xét về các mặt lợi và hại. Lời khuyên của cha mẹ không bỏ đi nhưng ta nên tiếp thu, xem đó là một ý kiến, quan điểm đứng trên lập trường của người từng trải. Từ đó rút ra cho mình những bước đi đúng đắn. Không phải lúc nào nghe lời cha mẹ là đúng, nhưng nghe lời cha mẹ mình không sai! 

Bình luận (3)
Tiểu Linh Linh
13 tháng 4 2022 lúc 21:47

               Cá ko ăn muối cá ươn

Con cãi cha mẹ chăm đường con hư ''.

Em hiểu nghĩa câu là :

Dân tộc Việt rất coi trọng đạo lí, phép tắt. Nhất là đối với cha mẹ dành tình yêu thiêng liêng cho con cái. Về hàm ý thì khi cá ăn muối ( cá ướp muối ) sẽ bảo quản đc lâu dài, còn nếu ko đc ướp muối, cá sẽ ươn  ( biến chất, có mùi hôi ) . Cũng giống như con cái ko đc làm cha mẹ đau lòng, cần nghe lời cha mẹ mới chưởng thành và chĩnh chạc hơn.

 

Bình luận (1)
kimcherry
12 tháng 4 2022 lúc 9:22

theo em hiểu rằng cha mẹ đánh mắng cũng chỉ muốn tốt cho mình vì cha mẹ đã từng trải qua. Nếu khi cha mẹ nói muốn tốt cho ta mà chúng ta tỏ thái độ tỏ ra khó chịu thì kết quả sẽ không được tốt như mong muốn. Cha mẹ luôn dành những điều tốt nhất cho chúng ta nên chúng ta nên nhận lấy đừng vứt đi những điều đó. Có thể mình bị đau ít thì cha mẹ của chúng ta lại đau rất nhiều. Khi chúng ta càng lớn thì cha mẹ sẽ đổi cách dạy dỗ để chúng ta không cảm thấy khó chịu. Nên em nghĩ là chúng ta nên nghe lời cha mẹ nếu không chúng ta có thể trở thành một đứa con hư

Bình luận (4)
Trần Thị Như Quỳnh 6/4
12 tháng 4 2022 lúc 9:23

em hiểu ý nghĩa của câu

 "Cá không ăn muối cá ươn

Con cãi cha mẹ chăm đường con hư" 

Câu tục ngữ khẳng định nếu con cái mà không biết vâng lời dạy bảo của cha mẹ thì sẽ hư hỏng . Bởi lẽ, cha mẹ là người sinh ta ra, nuôi dưỡng ta nên người, cha mẹ luôn mong muốn con cái của mình ngoan ngoãn và trưởng thành. Cha mẹ rất thương yêu con cái, vì thương yêu nên muốn cho con mình những điều tốt đẹp nhất và bổn phận làm con là phải biết vâng lời dạy bảo của cha mẹ để trở thành người tốt trong xã hội . 

Bình luận (0)
Lysr
12 tháng 4 2022 lúc 10:16

Ông cha ta thường nói :

"Cá không ăn muối cá ươn

Con cãi cha mẹ chăm đường con hư".

     Vậy thì ý nghĩa của câu ca dao ấy có nghĩa là gì ? Đầu tiên , chúng ta được biết là nếu không ướp muối cho cá, cá có thể bị hư hỏng, ươm, không ăn được. Ở đây, nhân dân ta muốn dùng phép ẩn dụ : " Cá " là đứa con thơ ngây, " Muối " là cha mẹ, đấng sinh thành. Nếu không có muối , cá sẽ chẳng bao giờ tươi ngon, do đó muối là một phần quan trọng không thể thiếu đối với cá. Theo em, từ "ăn" ở đây là những kinh nghiệm, những lời răn dạy chỉ bảo của cha mẹ đối với con cái , vì vậy " Cá không ăn muối cá ươn " tức " Con cãi cha mẹ trăm đường con hư " .

     Vậy thì tại sao lại như vậy ? Cha mẹ - điều thiêng liêng cao quý mà con người ta ai cũng có, là tiếng gọi thân thương đầy ấm áp. Cha mẹ luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho chúng ta, đã bao nhiêu lần cha mẹ nói về những việc ta nên và không nên làm? Để rồi sau đó ta nhận ra rằng ta chưa thực hiện bất cứ điều gì ! Vậy đó, trong cuộc sống đầy bộn bề và những cám dỗ ấy, những đấng sinh thành chỉ mong con của họ được giáo dục một cách tốt nhất nhưng thử nghĩ xem, đã có bao lần bạn cãi lại cha , mẹ chỉ vì một điều gì đó nhỏ nhặt ?!  Sau này, khi chúng ta lớn lên, khi đã đủ trưởng thành để nhận thức được mọi việc và đặc biệt, khi ta trở thành những người cha, người mẹ, ta sẽ lại nhớ nhung, hối hận về những ngày tháng thơ dại đã từng làm cha mẹ buồn, để rồi lại muốn nghe lời mẹ mắng , lời cha răn để thấy mình vẫn còn thơ dại. Tôi nhớ có một câu nói : " Tình yêu của mẹ như nắng ấm..ngọt ngào và dễ thấy. Tình yêu của cha như trời đêm, lặng im nhưng vô cùng sâu thẳm." , quả thật đúng là như vậy. Thứ tình yêu ấy là khát khao của bao người, là điều mật ngọt nhất mà cuộc đời đầy rẫy những chông gai này ban tặng cho chúng ta, vì vậy ta phải biết quý trọng và đặc biệt phải biết nghe lời cha mẹ bởi lẽ, đó là sự chân thành hơn bất cứ chân thành nào khác . 

    Câu ca dao " Cá không ăn muối cá ươn , con cãi cha mẹ chăm đường con hư" là một lời dạy sâu sắc từ các thế hệ cha ông để lại, nhằm nhắc nhở cho con cháu sau này phải biết nghe lời cha mẹ. Như tôi đã nói ở trên rằng "tình yêu của cha mẹ dành cho con cái không giống bất kỳ điều gì khác trên thế giới, nó không biết đến luật lệ hay sự thương hại. nó thách thức tất cả và không khoan nhượng tiêu diệt tất cả những gì cản đường nó", chính vì vậy , hãy nghe lời cha mẹ và đừng làm họ buồn nhé !

Bình luận (0)
Nguyễn Thế Bảo
12 tháng 4 2022 lúc 10:23

em hiểu ý nghĩa của câu 

"Cá không ăn muối cá ươn

Con cãi cha mẹ chăm đường con hư". là:

Lời dạy của cha mẹ luôn đúng là người từng trải ba mẹ không muốn con mình lớn lên sẽ như nghề bốc vác , phụ hồ ,. . . cha mẹ luôn quan tâm con cái của mình tuy dạy luôn đánh mắng nhưng cũng vì muốn tốt cho con sau này lớn lên sẽ ông này, bà kia . Khi thật sự con ko nghe buộc cha mẹ phải dùng cách đánh mắng như khi nói ra những câu như vậy con đau 1 cha mẹ đau 10 . Chỉ cần nhìn thấy con mình ngày 1 lớn lên theo hướng tích cực ba mẹ sẽ tự thay đổi cách dạy , nếu con đi sai hướng ba mẹ bắt buộc phải dùng roi để chỉnh lại hướng đi cho con sao cho đúng nhất có thể . Con khi ho sốt , cha mẹ lo cả đêm thao thức vì con . những bậc cha mẹ chân chính đều dạy con những điều đúng đắn, tâm huyết, có khi như là cắt ruột truyền cho con. Đó là nhiệm vụ, là lo toan, mong ước sâu xa, tha thiết nhất của cha mẹ.

Bình luận (0)
kodo sinichi
12 tháng 4 2022 lúc 10:46

theo e thì ông cho ta đã ví ta như con cá vậy . cá ko ăn muối cá ươn tức là nếu chũng ta ko có cho mự ta sẽ ko có trên đời . con cãi cho mẹ chăn đường con hư tưc là chũng ta ko nên cãi cha mẹ ta nên hiếu thảo để bố mẹ vui là vì bố mẹ đã sinh ra chúng ta cho ta đí học va vui chơi , bố mẹ cũng đã dnhf cả cuộc đời cho chúng ta ....

Bình luận (0)
Phan Quỳnh Hoa
12 tháng 4 2022 lúc 10:50

Câu tục ngữ "cá ko ăn muối cá ươn" là câu tục ngữ xưa của cha ông ta thể hiện sự yêu thương của bố mẹ đối vs những đứa con và một phần nào đó cũng răn dạy rằng con cái rằng phải nghe lời cha mẹ. Người xưa thường có phong tục ướp cá để bảo quản cá, để giữ cá lâu hơn.Nếu ko ướp muối cá sẽ dễ bị ươn , dễ hư. Điều đó dc ông cha ta liên hệ với việc răn dạy con cái của các bậc cha mẹ.Bố mẹ là đấng sinh thành, là người dưỡng dục và cx là người thương chúng ta nhất. Trên thế giới này, ko một ai yêu thương con cái bằng bố mẹ. Vì thế tất cả những thứ họ dạy, nhắc nhở đều là tốt cho chúng ta. Chúng ta phải nghe lời bố mẹ nếu ko chúng ta cx sẽ như con cá khi chưa dc ướp muối mà thôi. Tôi từng đọc một bài báo về một người ăn cướp , người ăn cướp nói rằng :' Xin các anh nói vs con tôi rằng cho dù tôi là cướp nhưng con tôi thì ko, tôi mong nó sẽ lớn lên như mọi người và đừng để tôi ảnh hưởng đến cuộc sống của nó. Và cũng nói với nó rằng bố xin lỗi con gái nhiều"Thế đấy cho dù bbos hay mẹ chúng ta là người xấu họ cũng không dạy chúng ta trở thành một người xấu đâu

Bình luận (0)
Đỗ Tuệ Lâm
12 tháng 4 2022 lúc 10:59

Cá không ăn muối cá ươn

Nghĩa đen: Ý chỉ khi muốn bảo quản cá thì cần ướp muối, nếu không sẽ bị ươn - bị hỏng.

Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.

Nghĩa bóng:

+ Con cãi cha mẹ thì sẽ trở thành đứa con bất hiếu.

+ Con mà cãi lại lời bố mẹ giống như cá không được ăn muối thì sẽ thành thứ hư hỏng,bỏ đi.

+ Hạ thấp giá trị bản thân cơ bản nhất của một con người.

Bình luận (0)

Câu  trên có ý muốn nói rằng cha mẹ muốn chúng ta làm gì, mặc dù không muốn nhưng vẫn phải nghe theo vì cha mẹ là người đã từng trải, những điều cha mẹ nói luôn luôn tốt và có ích cho chúng ta. Ví như khi cá mua ở chợ về, muốn giữ cá được tươi lâu, người ta thường làm sạch cá rồi ướp muối, cá thấm muối, khi chế biến cá ăn sẽ ngon hơn. Ngược lại, nếu để lau ko ướp muối, cá sẽ ươn, ăn không còn ngon nữa. Con người ta cũng như vậy, con cái nếu ko nghe lời cha mẹ thì sẽ giống như con cá bị ươn  vì ko ăn muối, sẽ trở nên hư hỏng và không thành người tốt được.

Bình luận (0)
Kudo Shinichi AKIRA^_^
12 tháng 4 2022 lúc 12:14

"Cá không ăn muối cá ươn

Con cãi cha mẹ chăm đường con hư".Em nghĩ là:

    Ông cha ta nói như vậy vì đơi cha mẹ đi trước luôn hướng đúng cho con nhưng mà bây giờ thì những đứa trẻ luôn có những hướng đi cảu mình thì không sai nhưng mà lời khuyên của cha mẹ thì tốt hơn và đúng hơn định hướng của chúng ta.

Bình luận (0)
Ngô Nguyễn Như Ngọc
12 tháng 4 2022 lúc 13:03

"Cá không ăn muối cá ươn

Con cãi cha mẹ chăm đường con hư". là:

Lời dạy của cha mẹ luôn đúng là người từng trải ba mẹ không muốn con mình lớn lên sẽ như nghề bốc vác , phụ hồ ,. . . cha mẹ luôn quan tâm con cái của mình tuy dạy luôn đánh mắng nhưng cũng vì muốn tốt cho con sau này lớn lên sẽ ông này, bà kia . Khi thật sự con ko nghe buộc cha mẹ phải dùng cách đánh mắng như khi nói ra những câu như vậy con đau 1 cha mẹ đau 10 . Chỉ cần nhìn thấy con mình ngày 1 lớn lên theo hướng tích cực ba mẹ sẽ tự thay đổi cách dạy , nếu con đi sai hướng ba mẹ bắt buộc phải dùng roi để chỉnh lại hướng đi cho con sao cho đúng nhất có thể . Con khi ho sốt , cha mẹ lo cả đêm thao thức vì con . những bậc cha mẹ chân chính đều dạy con những điều đúng đắn, tâm huyết, có khi như là cắt ruột truyền cho con. Đó là nhiệm vụ, là lo toan, mong ước sâu xa, tha thiết nhất của cha mẹ.

Bình luận (1)
Phạm Anna
12 tháng 4 2022 lúc 14:10

Câu "Cá không ăn muối cá ươn

Con cãi cha mẹ trăm đường con hư"

Nghĩa là : 

Lời dậy của cha mẹ luôn luôn là đúng và muốn tốt cho con, không muốn con phải làm nghề bốc vác, phụ hồ, ... Cha mẹ rất quan tâm đến con cái của mình tuy có lúc dạy luôn đánh và mắng nhưng cũng vì muốn tốt cho con mình sau này lớn lên sẽ thành ông này, bà kia. Khi thật sự con không muốn nghe buộc cha mẹ phải đánh và mắng. Chỉ cần thấy con mình lớn lê theo 1 hướng tích cực

thì cha mẹ sẽ tự thay đổi cách dạy học, nếu con đi sai hướng cha mẹ buộc phải dùng roi để chỉnh lại hướng đi sao cho đúng.

Bình luận (0)
Khánh Tâm
12 tháng 4 2022 lúc 19:29

Từ ngàn xưa, dân tộc Việt Nam có truyền thống tôn trọng đạo lí. Trong các quan hệ tình cảm thì quan hệ giữa cha mẹ và con cái sẽ là mối quan hệ tình cảm thiêng liêng nhất. Trách nhiệm lớn lao của cha mẹ chính là nuôi dạy các con nên người. Còn ngược lại, bổn phận của con cái chính là phải lễ phép và vâng lời cha mẹ. Vâng lời sẽ là biểu hiện của lòng hiếu thảo, của đạo người làm con. Nếu làm sai lời cha mẹ, phụ lòng cha mẹ, con cái khó có thể trở thành người tốt. Để khẳng định vai trò răn dạy, chỉ bảo của cha mẹ đối với con cái, người xưa đã có câu: "Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha mẹ chăm đường con hư".

(Con cái không nghe lời răn dạy của cha mẹ chẳng khác nào như cá không ăn muối, sẽ hư hỏng, không thể trở thành người tốt được.)

Bình luận (0)

*trăm đường chứ cô nhỉ :D

Bình luận (4)
Tạ Phương Linh
12 tháng 4 2022 lúc 19:57

Theo em thì hiểu là:

Dân tộc Việt Nam có truyền thống tôn trọng đạo lí từ ngàn xưa. Trong các quan hệ tình cảm thì quan hệ giữa cha mẹ và con cái là thiêng liêng nhất. Trách nhiệm lớn lao của cha mẹ là nuôi dạy các con nên người. Ngược lại, bổn phận của con cái là phải lễ phép và vâng lời cha mẹ. Vâng lời là biểu hiện của lòng hiếu thảo, của đạo làm con. Nếu trái lời cha mẹ, phụ lòng cha mẹ, con cái khó trở nên người tốt. Để khẳng định vai trò răn dạy, chỉ bảo của cha mẹ đối với con cái, người xưa đã có câu:

Bài học lớn về đạo làm người được rút ra từ một thực tế hết sức giản đơn. Thường thường, mua cá ở chợ về, muốn giữ được tươi lâu, người ta mổ sạch sẽ rồi đem ướp muối. Cá thấm muối, thịt săn chắc, khi chế biến thành món ăn, hương vị sẽ đậm đà. Ngược lại, nếu để lâu không ướp muối, cá sẽ ươn, ăn mất ngon.

Con cái không nghe lời dạy bảo của cha mẹ khác nào như cá không ăn muối, sẽ hư hỏng, không thể trở thành người tốt được.

Vấn đề mà câu tục ngữ đặt ra rất đúng. Sự hiểu biết, từng trải trong xã hội khiến cha mẹ có nhiều kinh nghiệm sống. Những kinh nghiệm ấy phải trả giá bằng mồ hôi, nước mắt, có khi cả bằng máu nên lại càng quý báu. Với tình thương yêu vô bờ và trách nhiệm lớn lao, các bậc làm cha làm mẹ không tiếc công sức của mình để nuôi dạy con cái ngày một lớn khôn cả về thể xác lẫn tâm hồn. Con váng mình, sốt mẩy, cha mẹ lo đêm, lo ngày. Con học hành tấn tới, cha mẹ vui mừng. Con có biểu hiện không ngoan, cha mẹ đau lòng xót ruột, tìm mọi cách dạy dỗ, giáo dục, giúp con hướng thiện.

Người xưa có câu: Nước mắt chảy xuôi; lại có câu: Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ. Mong muốn duy nhất của cha mẹ là con cái trở thành người hữu dụng làm rạng rỡ cho gia đình, Tổ quốc. Cho nên, những bậc cha mẹ chân chính đều dạy con những điều đúng đắn, tâm huyết, có khi như là cắt ruột truyền cho con. Đó là nhiệm vụ, là lo toan, mong ước sâu xa, tha thiết nhất của cha mẹ.



 

Bình luận (0)
nthv_.
12 tháng 4 2022 lúc 19:59

Ông cha ta xưa vẫn thường dạy: "Cá không ăn muối cá ươn/ Con cãi cha mẹ trăm đường con hư". Nhưng đó là từ rất lâu về trước còn ở thời điểm hiện tại, liệu câu tục ngữ ấy còn đúng?

Trước hết ta cần phải hiểu được hàm ý mà ông cha ta gửi gắm trong đó. Ở đây ông cha ta đã so sánh những đứa con hư như những con cá ươn vậy. Chúng không được dạy dỗ cũng chính là không được ăn muối. Việc ương bướng, hư hỏng, hay cãi cha cãi mẹ, không nghe lời là những thời hư làm mất đi những tính cách trong sáng ban đầu của đứa trẻ, khiến nó dần trở nên mất đi những thứ tốt đẹp ban đầu và hư đi.

Nhưng câu hỏi chúng ta cần đặt ra ở đây là gì: liệu nó có còn đúng với thời điểm thực tại? Tất nhiên là có nhưng một phần vẫn là không! Vậy thế nào mới gọi là đúng? Đúng ở đây là khi cha mẹ dạy bảo những điều hay lẽ phải mà con cái lại đi làm ngược lại, thích cãi, tự cho mình làm đúng trong khi cha mẹ là những người đi trước, họ sẽ có cái nhìn khái quát hơn và những điều họ dạy con mình không thể nào là dạy những điều xấu được. Vậy còn sai? Sai là vì trong thời đại phát triển như hiện nay, người trẻ là lớp người tiếp thu và tạo ra được nhiều thứ mới hơn trong khi thế hệ cha mẹ lại rất khó để làm quen với môi trường sống hiện đại và biến đổi một cách nhanh chóng như vậy. Điều này tạo nên khoảng cách thế hệ trong gia đình, dẫn tới những xung đột hay mâu thuẫn, cãi nhau là điều đương nhiên. Nhưng vì người lớn chưa thể nắm bắt được hết những kiến thức mới của nhân loại nên có thể những điều họ nói đoi lúc sẽ cổ hủ so với ngày nay, do đó việc con cái cãi ở đây không phải là sai mà như một lời giải thích giúp cha mẹ mình có thể hiểu thêm về cuộc sống đổi thay này!

*Một chút ý kiến của em ạ!*

Bình luận (0)
Tuấn Trịnh
12 tháng 4 2022 lúc 20:30

Lời dạy của cha mẹ luôn đúng là người từng trải ba mẹ không muốn con mình lớn lên sẽ như nghề bốc vác , phụ hồ ,. . . cha mẹ luôn quan tâm con cái của mình tuy dạy luôn đánh mắng nhưng cũng vì muốn tốt cho con sau này lớn lên sẽ ông này, bà kia . Khi thật sự con ko nghe buộc cha mẹ phải dùng cách đánh mắng như khi nói ra những câu như vậy con đau 1 cha mẹ đau 10 . Chỉ cần nhìn thấy con mình ngày 1 lớn lên theo hướng tích cực ba mẹ sẽ tự thay đổi

Bình luận (0)
Thành
12 tháng 4 2022 lúc 20:34

Một trong những đạo lý làm người căn bản và quan trọng nhất chính là đạo hiếu của người con đối với cha mẹ. Trong những tình cảm con người, duy chỉ có tình cảm cha mẹ và con cái là tình cảm thiêng liêng nhất, cha mẹ là người sinh thành và dưỡng dục con cái nên người, ngược lại, con cái phải hiếu thảo, lễ phép và vâng lời cha mẹ. Ca dao có câu "Cá không ăn muối cá ươn - Con cãi cha mẹ trăm đường con hư", đây chính là bài học nhận thức răn dạy phận làm con phải biết lắng nghe sự dạy bảo, lời khuyên răn của bậc cha mẹ.

Ca dao tục ngữ xưa nghe sao mà gần gũi, thân thương với cuộc sống hằng ngày, hình ảnh con cá cũng được đưa vào ca dao trở thành hình ảnh minh họa cho những lời răn dạy. Chúng ta chẳng ai còn xa lạ gì với cá, nó có trong bữa ăn hằng ngày, và ai đã từng làm cá cũng sẽ biết cách nói "cá ăn muối" nghĩa là đem cá đã được mổ sạch đem ướp muối để cho thịt cá được ngấm muối, săn chắc và đỡ mùi tanh khi chế biến. Nếu cá không được ướp muối để lâu sẽ bị ươn, "cá ươn" chính là trạng thái cá chết để lâu, thịt mềm nhũn và có mùi hôi không còn mùi tanh đặc trưng của cá. "Con cãi cha mẹ" là những lời nói hay hành động làm trái lại lời dạy bảo, sai khiến của cha mẹ, cãi cha mẹ sẽ trở thành người "con hư" có nghĩa là người con không có giáo dục, hư hỏng, đốn mạt, không ra gì. Câu ca dao đã ví con cái cãi lại lời cha mẹ giống như cá mà không được ăn muối, sẽ trở thành thứ hư hỏng, bỏ đi, không thể trở thành người tốt được. Muối ở đây tương ứng với những lời răn dạy, chỉ bảo của cha mẹ, không ăn muối cá sẽ ươn giống như con không nghe lời cha mẹ, con sẽ khó mà nên người.

Trước hết, ta cần khẳng định rằng câu ca dao mang ý nghĩa đúng đắn và có giá trị đạo lý sâu sắc. Cha mẹ là người đã sinh ra ta, nuôi ta khôn lớn, trải qua cuộc sống và nhiều kinh nghiệm sống hơn con cái, những điều cha mẹ dạy bảo luôn là điều hay lẽ phải, bởi có cha mẹ nào lại không mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con mình. Thấy con làm cái này chưa đúng, cha mẹ chỉ bảo cặn kẽ cho con làm lại thật chính xác, thấy con làm điều trái với đạo lý, cha mẹ từ từ khuyên ngăn và dạy bảo giúp con tránh xa điều ác, làm người tốt. Cha mẹ không bao giờ lại đi dạy những thói hư tật xấu, truyền đạt những tư tưởng tiêu cực và nhồi nhét vào đầu con cái những điều không hay bởi cha mẹ nào cũng hết lòng vì con cái, mong cho con nên người, tài giỏi và thành đạt. Vì những điều tốt đẹp mà cha mẹ luôn muốn dành cho con cái nên con cái phải hiểu được tấm lòng cha mẹ, phải biết lắng nghe, ghi nhớ, kính trọng và vâng lời cha mẹ, những lời dạy bảo của cha mẹ đáng quý hơn ngàn vàng, quý trọng lời của cha mẹ mới là trọn đạo làm con. Nếu con cái để ngoài tai những lời của cha mẹ thì mãi mãi vẫn không thể trưởng thành, không tiến bộ và nên người được, ngược lại còn khiến mình trở thành người con bất hiếu, vô giáo dục. Ngày nay, tính đúng đắn của câu ca dao vẫn nguyên vẹn, tuy nhiên xét trong từng hoàn cảnh, không còn quan niệm con cái nhất nhất nghe theo lời sai bảo của cha mẹ mà bây giờ con cái có thể đứng trên quan điểm của mình bày tỏ ý kiến và trao đổi với bố mẹ. Dù là cha mẹ nhưng cũng sẽ có những lúc sai lầm, sẽ có lúc sai khiến con làm điều sai mà không nhận ra, chính vì vậy, người con phải biết lắng nghe và tiếp thu sự chỉ bảo của cha mẹ một cách chọn lọc. Cần có sự lắng nghe của cả hai phía, con nghe lời chỉ bảo của cha mẹ, cha mẹ cũng cần lắng nghe nguyện vọng và ý kiến của con cái, như vậy mới dung hòa được những vấn đề trong cuộc sống. Tuy nhiên, dù có quyền được bày tỏ ý kiến nhưng con cái phải luôn giữ phép tắc, lễ nghĩa, thái độ đúng mực, có được như vậy gia đình sẽ luôn hòa thuận, hạnh phúc, con cái nên người, cha mẹ nhẹ lòng.

Câu ca dao "Cá không ăn muối cá ươn - Con cãi cha mẹ trăm đường con hư" thực sự là một bài học đạo đức quý giá đối với những người làm con, những người học sinh chúng ta chính là những người phải ghi nhớ và thực hiện theo đúng tinh thần của câu ca dao. Chúng ta cần phải biết lắng nghe lời của cha mẹ, trở thành con ngoan trò giỏi, hoàn thiện bản thân nên người, có ích cho gia đình và xã hội.


Dạ Cho Con xin 1 tick ạ eoeo

Bình luận (0)
Khanh Nguyễn Hà
12 tháng 4 2022 lúc 20:39

Mời cô tham khảo:

Bố mẹ dù có đánh mắng, chê trách nhưng đừng nghĩ bố mẹ mắng thật mà là bố mẹ nhắc nhở và khuyên bảo chúng ta hãy rút kinh nghiệm để không bị sai sót hoặc bị bố mẹ mắng mỏ

Bố mẹ mắng chính là lời nói và khuyên bảo nhẹ nhàng vì chúng ta ko hiểu đc 1 phần của cuộc sống để thêm bài học hay. Em cũng có lần bị bố mẹ mắng nặng nhưng sau đó đã trở lại với cuộc sống yên bình, rồi sau này em luôn bt bố mẹ chính là " anh hùng trong cuộc sống '' của em.

EM CẢM ƠN MN ĐÃ ĐỌC BÀI CỦA EM

Bình luận (0)
𝓓𝓾𝔂 𝓐𝓷𝓱
12 tháng 4 2022 lúc 21:39

"trăm đường" mà cô nhỉ :))

Bình luận (0)
lạc lạc
12 tháng 4 2022 lúc 21:52

theo em , câu tục ngữ này phản ánh đến những người con bất hiếu 

=> cha mẹ nuôi chúng ta lớn lên , nuôi ăn hoc mà bây giờ con cái cãi cha mẹ không những là làm cho tình cảm xa cách thêm mà còn làm cha mẹ buồn 

cha mẹ là tất cả .Nếu cha mẹ có mắng mỏ thì chỉ muốn tốt cho mình 

= 1 người mẹ nuôi 10 đứa con , 10 đứa con không nuôi được 1 người mẹ ; Qua câu tục ngữ này thì chắc bạn cũng hiểu ý nghĩa rồi 

Bình luận (0)
Phong badboy
13 tháng 4 2022 lúc 9:32

em hiểu ý nghĩa của câu 

"Cá không ăn muối cá ươn

Con cãi cha mẹ chăm đường con hư". là:

Lời dạy của cha mẹ luôn đúng là người từng trải ba mẹ không muốn con mình lớn lên sẽ như nghề bốc vác , phụ hồ ,. . . cha mẹ luôn quan tâm con cái của mình tuy dạy luôn đánh mắng nhưng cũng vì muốn tốt cho con sau này lớn lên sẽ ông này, bà kia . Khi thật sự con ko nghe buộc cha mẹ phải dùng cách đánh mắng như khi nói ra những câu như vậy con đau 1 cha mẹ đau 10 . Chỉ cần nhìn thấy con mình ngày 1 lớn lên theo hướng tích cực ba mẹ sẽ tự thay đổi cách dạy , nếu con đi sai hướng ba mẹ bắt buộc phải dùng roi để chỉnh lại hướng đi cho con sao cho đúng nhất có thể . Con khi ho sốt , cha mẹ lo cả đêm thao thức vì con . những bậc cha mẹ chân chính đều dạy con những điều đúng đắn, tâm huyết, có khi như là cắt ruột truyền cho con. Đó là nhiệm vụ, là lo toan, mong ước sâu xa, tha thiết nhất của cha mẹ.

Bình luận (0)
Nguyễn Hà Khanh
13 tháng 4 2022 lúc 10:59

Tham khảo:

thưa cô nghĩa của câu tục ngữ trên có nghĩa là chúng ta phải bt nghe lời hoặc ngoan ngoãn thì ko bị mắng mỏ

em cũng từng trải nghiệm nhiều lần bị mẹ mắng nhưng chính câu mắng đó là lời giảng cho cuộc sống tốt đẹp cho chúng ta hơn. Nên lời mắng là bài học hay để thêm bài học mới cho cuộc sống tương lai và hiện tại cho chúng ta

EM CẢM ƠN MN ĐỌC BÀI CỦA EM

Bình luận (0)

Cha mẹ là những người đã có công lao lớn sinh thành ra chúng ta, họ là những người có công lao như trời bể, chính vì thế những lời lẽ mà cha mẹ dành cho chúng ta là những tình cảm chân thành, chân thực và thiêng liêng nhất, chính vì thế dân gian ta mới có câu: “Cá không ăn muối cá ươn, con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư”.

Bình luận (0)
✧o((>ω< ))o✧
13 tháng 4 2022 lúc 15:48

hay daayj!

Bình luận (0)
Hương Đỗ
13 tháng 4 2022 lúc 17:14

Lời dạy của cha mẹ luôn đúng là người từng trải ba mẹ không muốn con mình lớn lên sẽ như nghề bốc vác , phụ hồ ,. . . cha mẹ luôn quan tâm con cái của mình tuy dạy luôn đánh mắng nhưng cũng vì muốn tốt cho con sau này lớn lên sẽ ông này, bà kia . Khi thật sự con ko nghe buộc cha mẹ phải dùng cách đánh mắng như khi nói ra những câu như vậy con đau 1 cha mẹ đau 10 . Chỉ cần nhìn thấy con mình ngày 1 lớn lên theo hướng tích cực ba mẹ sẽ tự thay đổi cách dạy , nếu con đi sai hướng ba mẹ bắt buộc phải dùng roi để chỉnh lại hướng đi cho con sao cho đúng nhất có thể . Con khi ho sốt , cha mẹ lo cả đêm thao thức vì con . những bậc cha mẹ chân chính đều dạy con những điều đúng đắn, tâm huyết, có khi như là cắt ruột truyền cho con. Đó là nhiệm vụ, là lo toan, mong ước sâu xa, tha thiết nhất của cha mẹ.

NHƯ THẾ KO BIẾT CÓ ĐÚNG KO Ạ???bucminh

Bình luận (0)
bao ngoc
13 tháng 4 2022 lúc 18:41

tham thảo nhé 

 

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Đặng Phương Thảo
Xem chi tiết
Fudo
Xem chi tiết
Fudo
Xem chi tiết
Fudo
Xem chi tiết
Đặng Phương Thảo
Xem chi tiết
Fudo
Xem chi tiết
Đặng Phương Thảo
Xem chi tiết
Đặng Phương Thảo
Xem chi tiết
Bùi Gia Khánh
Xem chi tiết