Chương I - Hệ thức lượng trong tam giác vuông

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Công chúa vui vẻ

Cho \(\Delta ABC\) có AB = 6, AC = 8, BC = 10.

a, Chứng minh: \(\Delta ABC\) vuông.

b, Kẻ đường cáo AH của \(\Delta ABC\). Gọi N, M lần lượt là hình chiếu của H trên AB, AC. Tính BH và MN.

c, Tính SNHMA.

d, Chứng minh: \(\widehat{ANM}=\widehat{ACB}\).

Trần Thanh Phương
31 tháng 8 2019 lúc 20:02

Hệ thức lượng trong tam giác vuông

a) Ta có : \(AB^2+AC^2=6^2+8^2=100=BC^2\)

Theo ĐL Pytago đảo thì tam giác ABC vuông tại A.

=> đpcm.

b) Theo hệ thức lượng trong tam giác vuông ta có :

\(AB^2=BH\cdot BC\Leftrightarrow BH=\frac{AB^2}{BC}=\frac{6^2}{10}=3,6\)(cm)

Vì tứ giác AMHN có 3 góc vuông nên tứ giác này là HCN.

Do đó \(MN=AH\)

Ta có : \(HC=BC-BH=10-3,6=6,4\)(cm)

Theo hệ thức lượng trong tam giác vuông ta có :

\(AH^2=BH\cdot HC\Leftrightarrow AH=\sqrt{BH\cdot HC}=\sqrt{3,6\cdot6,4}=4,8\)(cm)

c) Vì HM // AB nên theo ĐL Ta-lét ta có :

\(\frac{HC}{BC}=\frac{MC}{AC}=\frac{HM}{AB}\)

\(\Leftrightarrow\frac{6,4}{10}=\frac{MC}{8}=\frac{HM}{6}\)

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}MC=5,12\left(cm\right)\\HM=3,84\left(cm\right)\end{matrix}\right.\)

Ta có: \(AM=AC-MC=8-5,12=2,88\left(cm\right)\)

Ta có: \(S_{AMHN}=HM\cdot AM=3,84\cdot2,88=11,0592\left(cm^2\right)\)

d) Ta có: \(\widehat{ACB}+\widehat{HAC}=90^0\)

Mặt khác: \(\widehat{ANM}+\widehat{HAC}=\widehat{NAH}+\widehat{HAC}=90^0\)

Từ 2 điều trên ta có \(\widehat{ACB}=\widehat{ANM}\) (đpcm)

Xin Lỗi 1 Tình Yêu
31 tháng 8 2019 lúc 19:41

a, AB2+AC2=62+82=100

BC2=102=100

Do 100=100 nên tam giác ABC vuông

Diệu Huyền
31 tháng 8 2019 lúc 19:46

a, Ta có:

\(AB^2+AC^2=6^2+8^2=36+64=100\)

\(BC^2=10^2=100\)

Vì : \(AB^2+AC^2=BC^2=100\)

=> \(\Delta ABC\) vuông

Lê Thị Thục Hiền
31 tháng 8 2019 lúc 19:58

a,Có AC2+AB2=82+62=100=102=BC2

=> AB2+AC2=BC2

=> Tam giác ABC vuông tại A (đ/lý py-ta-go đảo)

b,Áp dụng ht lượng trong tam giác vuông ABC có:

\(AB^2=BH.BC\)

=> \(BH=\frac{AB^2}{BC}=\frac{6^2}{10}=3.6\left(cm\right)\)

Dễ dàng c/m được NHMA là hcn(t/giác có 3 góc vuông)

=> AH=MN(t/c đường chéo trong hcn)

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông ABC có:

\(AB.AC=AH.BC\)

=> \(AH=\frac{AB.AC}{BC}=\frac{6.8}{10}=4.8\left(cm\right)\)

<=> MN=AH=4,8(cm)

c, Có NH//AC(cùng vuông góc với AB) , HM//AB(cùng vuông góc với AC)

Áp dụng đ/lý ta-lét vào tam giác ABC có:

\(\frac{BH}{BC}=\frac{NH}{AC}\)=> NH=\(\frac{BH.AC}{BC}=\frac{3,6.8}{10}=2,88\left(cm\right)\)

\(\frac{HM}{AB}=\frac{HC}{BC}\)=> HM=\(\frac{AB.HC}{BC}=\frac{6.\left(6,4\right)}{10}=3,84\left(cm\right)\)

Diện tích hcn ANHM là: \(S=NH.HM=2,88.3,84=11,0592\left(cm^2\right)\)

d,Gọi O là gđ của NM và AH

Có OM=OH(t/c đường chéo trong hcn)

=> Tam giác ONH cân tại O

=> \(\widehat{ONH}=\widehat{OHN}\)

<=> \(90^0-\widehat{ONH}=90^0-\widehat{OHN}\)

<=> \(\widehat{ANH}-\widehat{ONH}=\widehat{NHM}-\widehat{OHN}\)

<=>\(\widehat{ANM}=\widehat{AHM}\)

\(\widehat{AHM}=\widehat{ACB}\)(cùng phụ \(\widehat{MHC}\))

=> \(\widehat{ANM}=\widehat{ACB}\)

Vũ Minh Tuấn
31 tháng 8 2019 lúc 20:16

Hình bạn tự vẽ nha!

a) Ta có: \(AB^2+AC^2=6^2+8^2=36+64=100.\)

\(BC^2=10^2=100.\)

=> \(AB^2+AC^2=BC^2\left(=100\right)\)

Áp dụng định lí Py - ta - go đảo

=> \(\Delta ABC\) vuông tại \(A.\)

Mình chưa học đến lớp 9 nên chỉ làm được câu a) thôi nhé.

Chúc bạn học tốt!


Các câu hỏi tương tự
illumina
Xem chi tiết
Lương Tuệ Mẫn
Xem chi tiết
Lương Tuệ Mẫn
Xem chi tiết
Nguyễn Võ Bảo Nhi
Xem chi tiết
阮芳邵族
Xem chi tiết
Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Uyên
Xem chi tiết
•๖ۣۜUηĭɗεηтĭƒĭεɗ
Xem chi tiết
Anh Nguyen
Xem chi tiết