Đồng chí- Chính Hữu

Syngoc

Cảm nhận của em về người lính qua bài thơ "Đồng chí" từ đó nêu trách nhiệm của bản thân với Tổ quốc

Cô Châu Hạnh
22 tháng 11 2022 lúc 23:56

Mở bài:

- Giới thiệu bài thơ, tác giả.

- Nêu vấn đề chính của bài viết: cảm nhận về người lính trong bài thơ Đồng chí và nêu trách nhiệm của bản thân.

Thân bài:

* Hình tượng người lính thể hiện ở 2 nội dung:

– Nội dung hình tượng: (Hình ảnh người lính hiện lên một cách chân thực, cảm động):

+ Họ là người nông dân áo vải, từ những vùng quê nghèo khó “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”… vào cuộc chiến đấu gian khổ.

+ Chấp nhận cuộc sống quân ngũ đầy thiếu thốn: “áo rách vai”, “quần có vài mảnh vá”, “chân không giày”; gian khổ: “cười buốt giá” “sốt run người”…

– Nội dung tình cảm: (Hình ảnh người lính với vẻ đẹp tình cảm, tâm hồn):

+ Lí tưởng chung đã khiến họ từ mọi phương trời xa lạ tập hợp lại trong hàng ngũ quân đội cách mạng và trở nên thân quen gắn bó: “Súng bên súng đầu sát bên đầu”.

+ Mục đích: Tất cả vì tổ quốc mà hi sinh… Họ gửi lại quê hương tất cả: “Gian nhà không mặc kệ gió lung lay”.

+ Tình đồng chí:

Được nảy sinh từ nhiều điểm chung: (Cảnh ngộ, lí tưởng, nhiệm vụ…) để rồi thành mối tình tri kỉ: Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Tình cảm ấy phát triển thành tình đồng chí.

Tình đồng chí giúp người lính vượt lên mọi khó khăn gian khổ:

+ Giúp họ chia sẻ, cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau:

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày”… “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”.

+ Giúp họ vượt qua những gian lao thiếu thốn của cuộc kháng chiến: “Áo anh rách vai”… chân không giày. Cùng chịu đựng những cơn “Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”

* Vẻ đẹp tâm hồn của những người chiến sĩ:

– Lãng mạn và lạc quan: “miệng cười buốt giá”; hình ảnh “đầu súng trăng treo” gợi nhiều liên tưởng phong phú.

- Nêu trách nhiệm của bản thân với Tổ quốc (phần này các bạn tự thể hiện, nêu ra trách nhiệm của bản thân mà mình cần phải thực hiện, viết thành đoạn văn ngắn)

Kết bài:

Khái quát nâng cao:

– Vẻ đẹp của người lính trong bài thơ tiêu biểu cho vẻ đẹp của anh bộ đội cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp.

– Hình tượng người lính được thể hiện qua các chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực cô đọng mà giàu sức biểu cảm, hướng về khai thác đời sống nội tâm.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Takeruwatashi
Xem chi tiết
Vũ Linh Chang
Xem chi tiết
37.Nguyễn Phan Phương Vy
Xem chi tiết
Ng Le Huy
Xem chi tiết
phong duat
Xem chi tiết
Paper43
Xem chi tiết
HUY KO NGU
Xem chi tiết
NT Linh
Xem chi tiết
Minh Đoàn
Xem chi tiết
Tờ Thư
Xem chi tiết