Bánh chưng- bánh giầy

Aoi Kiriya
Xem chi tiết
phạm Thị Hà Nhi
25 tháng 8 2018 lúc 16:48

Câu 1: Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao và bằng hình thức gì?

- Hoàn cảnh vua Hùng chọn người nối ngôi: giặc ngoài đã yên và vua đã già.

- Ý định của vua Hùng: người nối ngôi phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng.

- Hình thức chọn người nối ngôi: “Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám”

⟹ Đây là một câu đố đử thử tài các lang làm sao có thể dâng lễ vật vừa ý vua cha.

Câu 2: Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?

-Lang Liêu là người con thiệt thòi nhất, nghèo và chỉ làm việc đồng áng, trồng lúa, khoai.

- Chàng hiểu được ý thần lấy nguyên liệu sẵn có của nhà nông để làm ra hai loại bán.

Câu 3: Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua?

- Lang Liêu là người biết quý trọng hạt gạo, biết dùng những thứ so bàn tay mình làm ra để lễ Tiên vương.

- Nguyên liệu làm ra thứ bánh đó ai cũng có thể kiếm và tự tay mình trồng ra được. Hơn nữa, việc gói hai thứ bánh ấy lại rất dễ làm nên bất kể người giàu hay người nghèo đều có thể làm hai thứ bánh ngon này dâng lên lễ Tổ tiên để thể hiện tấm lòng của mình.

Câu 4: Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”?

- Giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy đồng thời tái hiện hình ảnh con người trong công cuộc dựng nước.

- Truyện còn phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta.

II. LUYỆN TẬP:

Câu 1: Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy?

- Đề cao nghề làm nông có từ thời xa xưa.

- Một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt và cũng là phong tục cổ truyền của nước ta.

- Giúp cho con cháu nhớ về tổ tiên và thể hiện lòng kính trọng với người sinh thành và nuôi dưỡng mình.

Câu 2: Đọc truyện này, em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?

Em thích nhất chi tiết Lang Liêu gặp được thần bởi vì:

- Chi tiết rất truyền thuyết và cổ tích làm cho câu chuyện có phần lý thú.

- Thần sẽ giúp những người có hoàn cảnh éo le hơn những người khác, người đó phải có tài, tâm và đức.

- Người được thần giúp phải hiểu được ý thần bởi thần ở đây chính là đại diện cho nhân dân.

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Huyền
25 tháng 8 2018 lúc 10:45
Soạn bài: Bánh chưng bánh giầy

Bố cục:

- Phần 1 (Từ đầu ... chứng giám): Nhà vua ra quyết định truyền ngôi.

- Phần 2 (tiếp ... hình tròn): Lang Liêu và các hoàng tử tìm kiếm và làm lễ vật.

- Phần 3 (còn lại): ý nghĩa và tục lệ làm bánh chưng bánh giầy.

Tóm tắt:

Hùng Vương đưa ra điều kiện để chọn người kế ngôi trong số hai mươi người con trai: Không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi. Các Lang đua nhau làm lễ thật hậu, thật ngon. Có chàng Lang Liêu – người con thứ mười tám mồ côi mẹ, chỉ chăm lo đồng áng, không biết lấy gì làm lễ vật. Một đêm, chàng nằm mộng được thần chỉ bảo làm một loại bánh hình vuông tượng đất – bánh chưng, một bánh hình tròn tượng trời – bánh giầy làm lễ vật. Vua rất vừa ý và chọn hai thứ bánh ấy tế Trời, Đất, Tiên vương và truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó, bánh chưng, bánh giầy trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết người Việt.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Vua Hùng chọn người nối ngôi khi tuổi đã già, đất nước thanh bình. Với ý định chọn người nối chí, không nhất thiết là con trưởng thông qua cuộc thi tài, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi.

Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ vì chàng có hoàn cảnh không thuận lợi như các anh em. Chàng gần gũi với đời sống nhân dân, làm đồng áng, trồng lúa, khoai; cũng chỉ có chàng là hiểu được gợi ý của thần – lấy gạo làm bánh lễ Tiên vương.

Câu 3 (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn tế lễ bởi hai thứ bánh đó thể hiện sự quý trọng nghề nông (thời bấy giờ là nước nông nghiệp); còn thể hiện ý tưởng sáng tạo sâu xa (tượng Trời, tượng Đất, thể hiện sự đùm bọc). Lang Liêu thể hiện là người có tài, có đức, có hiếu, xứng đáng trở thành minh quân trong tương lai.

Câu 4 (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Ý nghĩa truyền thuyết : giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy, phong tục lễ tết, đó là thành tựu của văn minh nông nghiệp; đề cao lao động, đề cao nghề nông, thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta.

Luyện tập

Câu 1 (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Ý nghĩa phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy: truyền thống tốt đẹp nhớ ơn tổ tiên và đề cao vai trò nghề trồng lúa nước.

Câu 2* (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Có thể chọn chi tiết thần báo mộng cho Lang Liêu. Chi tiết này tạo nên tính thần kì, hấp dẫn cho truyện, thể hiện rằng Lang Liêu xứng đáng là người kế vị tốt nhất vì được thần phù trợ, hiểu được ý thần, biết quý trọng nghề nông, có tính sáng tạo.

Nguồn: vietjack.com

Bình luận (0)
Nhan Thanh
25 tháng 8 2018 lúc 13:01
Soạn bài: Bánh chưng bánh giầy

Bố cục:

- Phần 1 (Từ đầu ... chứng giám): Nhà vua ra quyết định truyền ngôi.

- Phần 2 (tiếp ... hình tròn): Lang Liêu và các hoàng tử tìm kiếm và làm lễ vật.

- Phần 3 (còn lại): ý nghĩa và tục lệ làm bánh chưng bánh giầy.

Tóm tắt:

Hùng Vương đưa ra điều kiện để chọn người kế ngôi trong số hai mươi người con trai: Không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi. Các Lang đua nhau làm lễ thật hậu, thật ngon. Có chàng Lang Liêu – người con thứ mười tám mồ côi mẹ, chỉ chăm lo đồng áng, không biết lấy gì làm lễ vật. Một đêm, chàng nằm mộng được thần chỉ bảo làm một loại bánh hình vuông tượng đất – bánh chưng, một bánh hình tròn tượng trời – bánh giầy làm lễ vật. Vua rất vừa ý và chọn hai thứ bánh ấy tế Trời, Đất, Tiên vương và truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó, bánh chưng, bánh giầy trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết người Việt.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Vua Hùng chọn người nối ngôi khi tuổi đã già, đất nước thanh bình. Với ý định chọn người nối chí, không nhất thiết là con trưởng thông qua cuộc thi tài, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi.

Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ vì chàng có hoàn cảnh không thuận lợi như các anh em. Chàng gần gũi với đời sống nhân dân, làm đồng áng, trồng lúa, khoai; cũng chỉ có chàng là hiểu được gợi ý của thần – lấy gạo làm bánh lễ Tiên vương.

Câu 3 (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn tế lễ bởi hai thứ bánh đó thể hiện sự quý trọng nghề nông (thời bấy giờ là nước nông nghiệp); còn thể hiện ý tưởng sáng tạo sâu xa (tượng Trời, tượng Đất, thể hiện sự đùm bọc). Lang Liêu thể hiện là người có tài, có đức, có hiếu, xứng đáng trở thành minh quân trong tương lai.

Câu 4 (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Ý nghĩa truyền thuyết : giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy, phong tục lễ tết, đó là thành tựu của văn minh nông nghiệp; đề cao lao động, đề cao nghề nông, thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta.

Luyện tập

Câu 1 (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Ý nghĩa phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy: truyền thống tốt đẹp nhớ ơn tổ tiên và đề cao vai trò nghề trồng lúa nước.

Câu 2* (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Có thể chọn chi tiết thần báo mộng cho Lang Liêu. Chi tiết này tạo nên tính thần kì, hấp dẫn cho truyện, thể hiện rằng Lang Liêu xứng đáng là người kế vị tốt nhất vì được thần phù trợ, hiểu được ý thần, biết quý trọng nghề nông, có tính sáng tạo.

nhớ kick !!!!!!!

Bình luận (0)
susu
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Thy
3 tháng 5 2018 lúc 20:46

Một năm học đã kết thúc, em hân hoan khi được mẹ đưa về thăm quê ngoại. Em đã thưởng thức một buổi bình minh rực rỡ và tràn trề sức sống của buổi sáng tinh khôi.

Trời hãy còn sớm mà em đã thức dậy, chạy ùa ra sân. Khí trời còn se lạnh. Làn gió thổi nhè nhẹ khẽ lay động những giọt sương mai còn e ấp trong chiếc lá non mơn mởn. Cả xóm làng như bồng bềnh trong biển sương và làn khói trắng cả hai đang quyện vào nhau để tạo nên nhứng dải lụa mềm uốn lượn trên bầu trời rồi lan toả nhanh khắp cả cánh đồng. Mới sáng mà những cây lúa đang thì con gái đã ngả đầu vào nhau thủ thỉ trò chuyện. Đồng lúa trông như một tấm thảm nhung mượt mà đang nhấp nhô theo làn gió. Ở tận chân trời phía đông, những tia nắng yếu ớt đang cố gắng xuyên qua hàng bạch đàn thẳng tắp ven đường , ánh sáng rực rỡ muôn vàn màu sắc. Những giọt sương bắt đầu tan dần trong những tia sáng dịu dàng của buổi bình minh. Ánh nắng chan hoà, đồng lúa trông như một bức tranh tuyệt mỹ. Em say sưa ngắm cảnh và hít thở bầu không khí trong lành và thấy tim mình đập rộn lên một niềm vui phơi phới…

Ông mặt trời đã thực sự hiện ra rực rỡ giữa những đám mây trắng xoá xoè rộng ánh sáng xuống vạn vật. Cả xóm làng như bừng lên dưới ánh bình minh. Cánh đồng vang rộn âm thanh thánh thót của những chú chim vùa thức dậy đã rủ nhau bay liệng và hát ca. Thấp thoáng ở đằng xa là bóng những chiếc áo của bà con nông dân đang làm cỏ. Tiếng kẽo kẹt của chiếc xe bò chở đồ hoà lẫn với tiếng lội nước bì bõm của các cô chú làm không khí của cánh đồng thêm nhộn nhịp.

Rảo bước trên bờ kênh nhỏ em cảm thấy khoan khoái vô cùng. Dòng nước lấp lánh ánh nắng trời như một tấm gương. Thỉnh thoảng một vài chú đòng đong nhảy lên rồi vội vàng lặn xuống mất tăm để lại những vòng tròn cứ lan rộng ra. Đột ngột vang lên tiếng rao hàng trên con đưòng ven làng phá tan không khí yên lặng. Em chạy vội vào khu vườn nhà tràn ngập nắng vàng ấm áp. Bên luống rau xanh rờn, mái đầu bạc của ngoại đang lúi húi bắt sâu. Những buổi bình minh thật đẹp nơi thôn dã ấy là những kỉ niệm khó quên trong cuộc đời em. Em vẫn luôn muốn được về quê ngoại để có dịp thưởng thức những buổi sáng như vậy!

Bình luận (1)
Huong San
6 tháng 6 2018 lúc 11:37

Quê hương! Hai tiếng ấy cất lên thật thiêng liêng trong lòng mỗi con người. Quả đúng như vậy, hình bóng quê hương yêu dấu thanh bình, yên ả đã hằn sâu vào kí ức tuổi thơ em. Càng lớn khôn trưởng thành em càng thấy quê hương mình có nhiều vẻ đẹp. Nhưng có lẽ thích nhất là được ngắm nhìn phong cảnh quê em vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời.

Khi tiếng gà gáy râm ran vang vọng khắp xóm làng như xé tan bầu không khí yên tĩnh của buổi sớm mai, gọi mọi vật tỉnh giấc sau một đêm dài yên lặng. Làn sương mùa xuân mỏng manh như tấm khăn voan khổng lồ bao trùm khắp không gian. Gió vẫn nhè nhẹ thổi. Những ngôi sao trên bầu trời thức dậy muộn hối hả chạy trốn. Từ trong các bếp ánh lửa bập bùng, ngọn khói lan xa. Đâu đó tiếng chó sủa văng vẳng, tiếng vo gạo sàn sạt, tiếng xoong nồi va vào nhau loảng xoảng vọng ra từ các gia đình. Tiếng gọi nhau dậy đi học, đi làm í ới. Em cũng đã trở dậy ăn sáng rồi chuẩn bị đến trường. Vừa bước chân ra đến đầu làng em đã thấy một bầu không khí trong lành và dễ chịu. Chao ôi! Tiết trời mùa xuân thật là đẹp từ phía đằng đông ông mặt trời từ từ nhô lên chiếu muôn vàn ánh hào quang xuống trần gian. Từ trong vòm cây vải, cây nhãn trong vườn nhà ông Tư đầu làng những anh chích choè đang luyện giọng hoà cùng muôn điệu tiếng chim khác tấu lên khúc nhạc không lời chào bình minh tươi đẹp. Em khoan khoái dạo bước trên con đường quen thuộc cùng các bạn trong xóm đến trường. Trên đường tấp nập, nhộn nhịp những bước chân, tiếng trò chuyện của người đi làm, đi chợ, tiếng các bạn học sinh cười nói vui vẻ, ríu ran...

Phóng tầm mắt ra xa nhìn cánh đồng quê hương trong buổi ban mai mới thấy sức sống mùa xuân đang dâng trào mãnh liệt. Cánh đồng lúa mượt mà như một tấm thảm bằng nhung xanh trải dài xa tít. Nắng sớm dìu dịu, làn gió mơn man làm cho cánh đồng hệt như một bức tranh thêu của một nghệ nhân khéo léo. Những giọt sương mai còn đọng trên lá cây ngọn cỏ láp lánh. Một đàn cò trắng bay ngang rồi đậu xuống một bờ cỏ xanh mượt. Hương lúa nồng nàn lan toả theo chiều gió, sóng lúa nhấp nhô, rì rào.

Xa xa là dòng sông quê hương hiền hoà chảy. Sông tốt bụng lắm, xin bao nhiêu nước cũng cho. Hai bên bờ những bãi dâu, vườn chuối xanh um. Vài con thuyền chầm chậm xuôi dòng. Tiếng máy hút cát trên thuyền xình xịch vang động mặt sông. Trên triền đê mấy chú bò thung thăng gặm cỏ. Luỹ tre ven đê vẫn đu mình trong gió, xanh biếc một màu xanh quê hương. Mặt trời đã lên cao, nắng vàng lan toả khắp muôn nơi. Em cùng các bạn đã đến trường từ lúc nào không biết. Em bước vào lớp học trong lòng trào dâng một cảm xúc khó tả.

Quê hương thật thân quen giản dị. Quê hương đã lưu giữ bao kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu. Dù có đi đâu xa, em cũng chẳng thể nào quên được vẻ đẹp của quê mình vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời. Bởi đó là những gì thiêng liêng thơ mộng nhất của tuổi thơ em.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thu Hương
8 tháng 8 2018 lúc 15:30

Quê hương là tất cả những gì gần gũi thân thương nhất mà ai đi xa cũng phải nhơ phải thương phải lưu luyến mãi. Yêu quê hương ta yêu tất cả những gì thuộc về nó. Những người dân chân lấm tay bùn luôn thức dậy đi làm khi binh minh còn chưa đến trên quê hương. Và có lẽ đối với tôi quê hương vào buổi sáng sớm được thể hiện rõ nét nhất.

Đó là một buổi sáng ngày hè, như thường lệ tôi đi học với lũ bạn cùng lớp. Vì nhà khá gần trường nên chúng tôi đi bộ đến trường. Buổi sáng những giọt sương vẫn còn đang đọng lại trên những bông hoa bên đường nhìn như những bông hoa tuyết thật đẹp. Chốc chốc lại thấy những bạn học sinh cùng trang lứa đi nhanh từng đám cùng nhau tới trường. Tiếng nói râm ran trên con đường khiến cho làng quê bé nhỏ tràn đầy sức sống. Trên những tán cây cao đôi con chim đang ca tiếng hát líu lo bắt đầu một ngày mới sau một giấc ngủ dài. Trê từng con xóm nhỏ là các bác các thím chở rất nhiều rau củ quả và thức ăn đem ra chợ bán . Các thím gọi nhau ý ới vang khắp từng ngõ xóm để ra đến chợ . Hi vọng ngày hôm nay các thím sẽ mua may bán đắt.

Thỉnh thoảng có những chiếc xe máy đi qua đó là các anh chị đi làm công nhân trên tỉnh, nhìn các anh chị đi cùng nhau vui vẻ thật là thích . Phía xa xa kia là các bác nông dân ra đồng , các bác cầm trên tay nào cuốc nào liềm để đi ra đồng làm ruộng. Mấy bác đi cạnh nhau hỏi nhau rôm ran nào là lần này nhà anh thu hoạch rau thế nào nào là anh đã bón phân chưa. Chốc chốc lại thấy mấy bà mấy mẹ xách nàn đi chợ. Tất cả những ân thanh đó khiến cho vùng đất nghèo bỗng sôi động náo nhiệt hẳn lên.

Quê hương tôi có nghề truyền thống là dệt vải thế nên khi đi trên đường làng hẳn bạn sẽ nghe thấy tiếng kẽo kẹt của máy dệt vải. Đó là một âm thanh quen thuộc mà nhiều người đi xa vẫn thấy nhớ nhớ cái âm thanh nghe lạ tai ấy. Những đứa bé được sinh ra ở đây cũng thật lạ chúng chỉ cần nghe được tiếng dệt vải là có thể ngủ ngay được mà không cần mẹ nó phải ru ngủ. Đôi khi trong buổi sáng sớm bạn còn bắt gặp được cảnh những bác nông dân đang thả trâu ra đồng, những con nghé lẽo đẽo đi theo mẹ trông thật dễ thương. Đi qua hàng cây là đến cánh đồng lúa. Bây giờ cánh đồng đang vào độ trổ bông. Mùi hương thơm của lúa được những cơn gió phảng phất khẽ lan tỏa khắp cánh đồng. Nhẹ nhàng hít một hơi thật sâu ta cảm giác như được lạc vào một thế giới hoàn toàn khác đó là thế giới của hương đọng thơm của cánh đồng. Ta như đang được đắm mình cùng thiên nhiên , thời gian lúc này như đang đọng lại là những phút giây tuyệt vời mà có lẽ khi đi xa ta cũng không thể nào quên được cảm giác đó. Đứng trước cánh đồng lúa tôi có cảm giác như tâm hồn mình thư thái hơn thanh thản hơn chẳng còn lo lắng muộn phiền diều chi.

Quê hương tôi là thế đó đơn giản như thế thôi nhưng đối với tôi nó thật gần giũ thân thương biết nhường nào. Cảnh vật quê hương tôi đẹp nhất nhộn nhịp nhất là vào những buổi sáng sớm như thế , đó là những người nông dân chân thật chăm chỉ quanh năm cày sâu cuốc bẫm.

Bình luận (2)
Quang Valhien
Xem chi tiết
❤Cô nàng ngốc ❤
30 tháng 4 2018 lúc 9:49

xin nick thj xéo qua môn mĩ thuật đấy!!!

Bên đây ngữ văn ko dính líu!>...........

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Minh Châu
Xem chi tiết
lê thị minh hồng
1 tháng 5 2018 lúc 13:20

đề nào ,1 hay 2 hay 3

Bình luận (0)
Huong San
6 tháng 6 2018 lúc 11:49

Đề 1:

Tôi vẫn nhớ mãi lần đầu tiên về quê. Lúc đó tôi sáu tuổi. Trên đường đi, mọi thứ thật mới mẻ làm sao. Khi xe đi trên đường làng, các khóm tre xanh rờn ôm lấy mái đình, mái chùa. Khi xe đỗ, mấy đứa em họ tôi từ trong làng chạy ùa ra. Đám trẻ dẫn mọi người vào nhà. Nhà ông bà không rộng nhưng lại sáng sủa, ấm cúng. Chào ông bà và thắp hương các cụ xong, tôi theo mấy đứa trẻ ra vườn nhà ông bà.

Ánh nắng vàng rực rỡ trùm lên khu vườn. Mây trôi lững lờ. Những vầng mây đó không đủ để che bớt cái nắng chói chang của ngày hè. Gió thổi nhè nhẹ. Khu vườn không rộng nhưng trồng nhiều loại cây, nhiều nhất là cây ăn quả. Mấy đứa em tôi bảo, ông yêu cây lắm, thấy cây nào lạ cũng đem về trồng.

Trong vườn, xanh nhất là cây dủ dẻ. Cây mọc thành bụi rậm, cao lút đầu trẻ con chúng tôi. Những chiếc lá cây màu xanh khoẻ khoắn, mình lá rất cứng, dày đều, cạnh lá trơn láng. Trong tán lá xanh rậm rạp ấy nở nhiều chùm hoa. Năm cánh hoa dủ dẻ màu vàng nhạt, không phải vàng chanh, vàng nghệ, mà là màu vàng của đất. Những cánh hoa rất dày, dày một cách bất thường như được nặn bởi bàn tay khéo léo của những người làm tò he. Hoa không sắc nhưng đầy hương. Dọc hàng rào là những khóm xương rồng cảnh, hoa đủ màu sắc. Góc vườn là cây mít to, sai trĩu quả. Thân cây nâu, có chỗ còn dòng nhựa trắng chảy ra. Cành mít đan xen, lá to như bàn tay người lớn. Từng quả mít nhỏ nằm chen chúc nhau. Hương mít thoang thoảng thật quyến rũ. Đến khi mít chín, quả xanh thẫm. Bên cạnh đó là bụi chuối. Mấy cây chuối mẹ, chuối con đứng quay quần ở góc vườn. Lá chuối to, xoè ra bốn phía, lá non cuộn tròn, dựng đứng lên như cuộn giấy. Lá chuối bóng láng, xanh tươi. Giàn hoa giấy vấn vít leo trên hiên nhà. Hoa màu đỏ thắm, lá xanh tươi. Cạnh hàng rào là một bụi hoa hồng đỏ thắm. Hoa hồng đỏ rực rỡ như muốn ganh đua với sắc đỏ chói chang của ánh mặt trời. Ong bay vòng quanh để lấy phấn hoa và lấy mật. Các chú bướm xanh, bướm trắng bay quanh trên các bông hoa. Mấy giò phong lan rực rỡ được treo trên hàng rào. Hoa phong lan mọc thành từng chùm mềm mại, có phong lan vàng như màu vàng của ánh nắng rực rỡ. Có cành lại trắng muốt, màu trắng của những làn mây. Giữa vườn là một cây nhãn xanh tốt. Hoa nhãn không thơm bằng hoa lan, hoa huệ nhưng tôi cảm nhận được cái mùi thơm phảng phất dịu nhẹ đó. Gần đó là cây ổi. Quả ổi tròn, to mọc thành từng chùm. Kế tiếp đó là mấy cây cau cao ngất ngưởng, thân thẳng đứng. Ông tôi còn trồng rất nhiều loại rau. Luống rau xanh được chia ra hai góc: một góc trồng để bán, một góc để ăn hằng ngày. Những cây rau đay lá xanh mướt. Những cây mùng tơi xoăn, ngọn nhô lên như những chiếc vòi voi bé xíu. Trong vườn, có vài đàn chim sẻ sà xuống ríu rít. Góc vườn phía sau là chỗ nuôi gà. Cô gà mái mơ thấy mồi kêu "tục tục" gọi đàn con lại. Mấy chú gà con rối rít chạy lại, tranh nhau mồi. Khi thấy chúng tôi, đám gà con hốt hoảng chạy về núp dưới cánh mẹ. Gà mẹ xù lông, kêu "quác quác" có ý bảo chúng tôi đi. Trên cành cây treo mấy lồng sáo. Con sáo lông đen mượt, mỏ vàng, chân chì lanh lợi trong chiếc lồng bằng nan tre. Mấy đứa nó bảo, con sáo này khôn lắm, bắt chước tiếng người tốt lắm. Cạnh vườn là ao cá. Trong ao, ông thả cá quả, cá rô, cá chép,… Thế mà tôi câu cả buổi mà chẳng thấy con nào cắn câu. Chị em tôi tha thẩn trong vườn, trò chuyện ríu rít. Nào là chuyện học hành, chuyện ở lớp, đủ thứ chuyện,…

Đã hơn năm giờ chiều, tôi sắp phải về Hà Nội. Khi về, ông bà lại đem quà quê. Nào nếp, nào lạc, gói cho mẹ tôi mỗi thứ một chút để cầm về. Mẹ tôi từ chối thế nào cũng không được. Tôi thích lũ trẻ con dễ gần, thích con đường quê vắng vẻ và đặc biệt là khu vườn nhà ông. Tôi ước mong sao trên thành phố cũng có nhiều khu vườn đẹp như khu vườn nhà ông tôi.



Bình luận (0)
Huong San
6 tháng 6 2018 lúc 11:50

LẬP DÀN Ý TẢ MỘT NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH
1. MỞ BÀI
Giới thiệu về nhân vật cổ tích: nhân vật Tấm trong chuyện cổ tích Tấm Cám

2. THÂN BÀI

Tả về ngoại hình của nhân vật Tấm Làn da trắng như trứng gà bóc Mái tóc dài đen nhánh được quấn gọn gàng trên cái mấn đội đầu Đôi mắt đen láy, dịu dàng, hiền từ Giọng nói nhẹ nhàng, thanh thoát Bộ quần áo màu nâu giản dị Tả những phẩm chất tốt đẹp của cô Tấm Từ nhỏ đã phải chịu cảnh mồ côi mẹ, bị dì ghẻ đối xử bất công, phải làm việc vất vả cả ngày Tấm là một người con hiếu thảo, một người con gái chăm chỉ, chịu thương chịu khó Tấm có sức sống tiềm tàng mãnh liệt, bị mẹ con dì ghẻ hãm hại nhiều lần nhưng đều tái sinh thần kì


3. KẾT BÀI
Cô Tấm hiền lành tiêu biểu cho những người nông dân thật thà, chất phác.

Bình luận (0)
Phương
Xem chi tiết
Bích Ngọc Huỳnh
6 tháng 4 2018 lúc 16:07

Bầu trời buổi sớm thật là trong lành như còn đang trong giấc ngủ sâu . Cô mây dậy sớm để lên núi dạo chơi. Các em bé sương tinh nghịch đang nhảy nhót trên những chiếc lá non.Ông mặt trời đứng dậy vươn vai sau một giấc ngử dài.Còn chị gió thì mải miết rong chơi và nô đùa cùng hoa lá.Lũ chim cũng đua nhau ca hát để đón chào một ngày mới.Còn em là đang đi dạo quanh công viên .

So sánh: Bầu trời buổi sớm thật là trong lành như còn đang trong giấc ngủ sâu .

Nhân hoa!: in đậm lẫn in nghiêng

Câu trần thuật đon có từ là: in nghiêng/

Bình luận (0)
Huong San
6 tháng 6 2018 lúc 11:53

Tôi được bố mẹ đưa về quê chơi sau một năm học tập mệt mỏi. Đó là Nha Trang- nơi được mệnh danh là hòn ngọc xanh của Việt Nam. Sáng sớm, tôi tranh thủ dậy rất sớm để đi ra biển tập thể dục cùng cùng ngoại Lúc này, dường như mọi vật đang chìm vào giấc ngủ(nhân hóa) với những cô gió sớm ngang qua làm như lạnh thấu, ấy thế mà những con thuyền cũng đã dong buồm ra khơi.Lúc này, dường như Bác mặt trời đã thức dậy, bác tỏa những tia nắng đầu tiên, ấm áp xuống trần gian, làm ửng cả vừng đông.Tôi đứng quang sát mãi cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ mà thượng đế đã ban tặng cho đất nước Việt Nam.Những con sóng như đang vội vã vào bờ (so sánh ). Những bãi cát trắng mịn màng dẫn bước tôi và ngoại đi cả một đoạn dài.Mây, trời và gió như hòa quyện làm một.Chắc hẳn, ai đã từng chứng kiến thì mới thấy được sự hùng vĩ của nó mà thôi

Bình luận (0)
lê thị minh hồng
Xem chi tiết
LOAN
3 tháng 4 2018 lúc 19:33

Ví dụ:

Về thăm nhà Bác Làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.

=> Thắp: ẩn dụ ám chỉ hoa râm bụt đang nở hoa.

=> Thắp và nở đều có điểm chung về cách thức.

– Ẩn dụ cách thức: thể hiện một vấn đề bằng nhiều cách, việc ẩn dụ này giúp người diễn đạt đưa hàm ý vào câu nói.

Ví dụ:Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

=> Kẻ trồng cây đó là những con người lao động, ám chỉ những người tạo ra thành quả lao động.

– Ẩn dụ phẩm chất: có thể thay thế phẩm chất của sự vật hoặc hiện tượng này bằng phẩm chất của sự vật, hiện tượng khác cả hai phải có nét tương đồng.

Ví dụ:

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

=> Người cha: ẩn dụ nói đến Bác Hồ

=> Người cha và Bác Hồ đều có điểm chung về phẩm chất

– Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: phép tu từ miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật được nhận biết bằng giác quan này nhưng lại được miêu tả bằng từ ngữ sử dụng cho giác quan khác .

Ví dụ: Trời nắng giòn tan. => Câu trên nói đến cảm giác nắng to, nắng khô mọi vật.

Ẩn dụ còn có thể kết hợp với các biện pháp khác ví dụ như nhân hóa, so sánh…tất cả đều có mục đích cuối cùng là tăng sự hiệu quả khi diễn đạt cho người đọc, người nghe.

Bình luận (1)
Trần Diệu Linh
3 tháng 4 2018 lúc 19:37

- Ẩn dụ hình thức:

Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

Hoa cười, ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

- Ẩn dụ cách thức:

Áo đỏ em đi giữa phố đông,

Cây xanh như cũng ánh theo hồng.

Em đi lửa thắp trong bao mắt,

Anh đứng thành tro em biết không?

- Ẩn dụ phẩm chất:

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:

Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao
Bình luận (4)
Huong San
6 tháng 6 2018 lúc 11:54

Các kiểu ẩn dụ:

+ Ẩn dụ hình thức:

Về thăm nhà Bác làng sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng (trong ví dụ này, còn có cả ẩn dụ cách thức “thắp”: nở hoa)

+ Ẩn dụ cách thức:

Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người

+ Ẩn dụ phẩm chất:

Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:
Một tiếng chim kêu sáng cả rừng
Hay: Nói ngọt lọt đến xương.

Bình luận (0)
Vũ Đình Đạt
Xem chi tiết
Đạt Trần
22 tháng 8 2017 lúc 21:29

Lên net mà check

Bình luận (4)
Shinichi Kudo
22 tháng 8 2017 lúc 21:32

Soạn bài : BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY

BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY (Truyền thuyết)

I. VỀ THỂ LOẠI

(Xem trong bài Con Rồng cháu Tiên). II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. "Tổ tiên ta từ khi dựng nước, đã truyền được sáu đời" – lời nói của Vua Hùng xác định thời gian xảy ra câu chuyện. Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh đất nước thanh bình và nhà vua đã già. Ý định của vua trong việc chọn người nối ngôi tức phải nối được chí của vua, không nhất thiết là con trưởng. Chính vì thế, nhà vua dùng hình thức thử tài để chọn (nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi). 2. Trong số các người con của vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ, vì: Mẹ chàng trước kia bị vua cha ghẻ lạnh, ốm rồi chết. So với anh em, chàng là người thiệt thòi nhất. Mặt khác, tuy là con vua, nhưng "từ khi lớn lên, ra ở riêng" chàng "chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai" – sống cuộc sống như dân thường. Đồng thời, chàng là người hiểu được ý thần: "Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo"; đồng thời chàng có trí sáng tạo để thực hiện được ý đó: lấy gạo làm bánh để lễ Tiên vương. 3. Hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua vì: hai thứ bánh đó thể hiện công sức lao động chăm chỉ, cần cù và thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm do con người làm ra; hai thứ bánh đó thể hiện ý tưởng sáng tạo sâu xa: bánh tròn tượng hình Trời, bánh vuông tượng hình Đất, với cách thức gói "các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài" và "lá bọc ngoài, mĩ vị để trong" thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa con người với thiên nhiên trong lối sống và trong nhận thức truyền thống của người Việt Nam; đồng thời thể hiện truyền thống đoàn kết, gắn bó và tinh thần đùm bọc nhau giữa những người dân đất Việt vốn là anh em sinh từ một bọc trứng Lạc Long - Âu Cơ. Việc vua Hùng chọn Lang Liêu nối ngôi chứng tỏ vua trọng người vừa có tài có đức vừa có lòng hiếu thảo; đồng thời qua đó cũng đề cao lao động và phẩm chất sáng tạo trong lao động của nhân dân. 4. Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất là: thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật (bánh chưng, bánh giầy – hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam), truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông. Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt: Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi. Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy tế Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó, việc gói bánh chưng và bánh giầy cúng lễ tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam. 2. Lời kể: Khi kể cần chú ý thể hiện bằng nhiều giọng điệu khác nhau cho phù hợp với các nhân vật trong truyện. Cụ thể: - Đoạn từ đầu đến "và nói" thể hiện lời người dẫn chuyện chậm rãi. - Câu nói "Tổ tiên ta (...) có Tiên vương chứng giám" thể hiện lời của nhà vua tuyên bố ý định truyền ngôi và cách thử tài, cần trình bày bằng giọng trầm tĩnh, uy nghiêm. - Đoạn tiếp theo "Người buồn nhất (...) khoai lúa tầm thường quá!" thể hiện sự băn khoăn, trăn trở của Lang Liêu khi nghe lời tuyên bố của vua cha và nghĩ đến cảnh ngộ của mình. - Lời của vị thần linh "Trong trời đất (...) mà lễ Tiên vương" trình bày bằng giọng trầm lắng, thiêng liêng. - Tiếp theo, "Tỉnh dậy (...) khen ngon" vẫn là lời người dẫn chuyện nhưng điểm nút của câu chuyện đã được mở ra, cần trình bày bằng giọng vui vẻ, trong sáng. - Đoạn cuối ("Từ đấy (...) hương vị ngày Tết") cũng là lời dẫn chuyện nhưng là sau khi câu chuyện thử tài đã kết thúc, Lang Liêu lên làm vua nên thể hiện bằng giọng trong sáng, tự hào. 3. Ngày nay, vào dịp Tết, nhân dân ta vẫn còn lưu giữ thói quen làm bánh chưng, bánh giầy (như là một món ăn không thể thiếu trong ngày Tết, cũng như là một phẩm vật không thể thiếu để cúng lễ tổ tiên). Phong tục ấy vừa thể hiện nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá ẩm thực của người Việt ta, vừa thể hiện ý thức tôn kính tổ tiên, tôn kính những giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc. Phong tục ấy cũng đồng thời là lời nhắn nhủ với con cháu đời nay về việc gìn giữ và phát huy những truyền thống đạo lí tốt đẹp của ông cha ta ngày trước. 4*. Truyện có nhiều chi tiết hay và hấp dẫn. Một trong những chi tiết ấy là chuyện Lang Liêu làm bánh. Chi tiết này hấp dẫn người đọc bởi cùng với sự cần cù hiếu thảo, Lang Liêu đã chứng tỏ mình là người xứng đáng được truyền ngôi. Chàng hoàng tử thứ mười tám của vua Hùng đã làm ra một thứ bánh vừa ngon lại vừa sáng tạo bằng sự thông minh và tài trí của mình. Và vì thế, chàng không những làm cho vua cha cảm thấy hài lòng mà các lang khác cũng tỏ ra mến phục.
Bình luận (0)
bui thi giang
Xem chi tiết
Nanami-Michiru
6 tháng 3 2018 lúc 17:54

Con người chúng ta trong cuộc sống có biết bao nhiêu là dáng vẻ đẹp từ những cái cao cả cho đến những thú vui ngày thường. Có những dáng vẻ của những anh bộ đội cụ Hồ dù trúng đạn nhưng anh vẫn chết trong tư thế đứng bắn thể hiện một vẻ đẹp bất khuất kiên cường. Và cũng có những dang vẻ của những người mẹ tần tảo nuôi con ru con không quản khó khăn mệt nhọc. Thậm chí khi một cụ già ngồi câu cá cũng để lại những vẻ đẹp. Đó là vẻ đẹp của sự thanh nhàn, giải trí, cũng có thể là lao động của ông già ấy.

Câu cá là một thú vui tao nhã của những cụ già có thời gian. Nó đem lại niềm vui cho những người chân đã yếu, mắt đã mờ không thể lao động được nữa. Đương nhiên nói như thế không phải chỉ có những cụ già mới có thể câu cá mà tất cả những người có hứng thú với nó thì đều câu cá được.

Câu cá đòi hỏi sự kiên nhẫn cho nên những người già khi đã trải qua biết bao nhiêu sóng gió của cuộc đời thì thường sẽ kiến trì hơn. Một cụ già đi câu cá dáng vẻ hiện lên thật sự rất đẹp. Trên mặt hồ với những ngọn sóng lăn tăn gợn những đám bèo xanh non to có, nhỏ cũng có trôi lững lờ tạo nên một nét đẹp quê hương vô cùng hữu tình. Và trên bờ hồ kia hay giữa dòng sông kia có hình ảnh con thuyền nhỏ có một cụ già ngồi tựa gối buông cần đợi cá cắn câu. Những chiếc radio được mở những bài nhạc quê hương cách mạng thật hay. Không khí thanh mát với những làn gió nhẹ nhàng cụ già ngồi trên thuyền nhìn chiếc cành câu để chờ cá cắn. Trong lúc chờ đợi cụ lại nhấp môi chén trà ấm nóng chẹp chẹp miệng như thưởng thức vị ngon của trà. Cũng có thể là cụ đang thưởng thức những thú vui tao nhã của bản thân mình.

Thế rồi dây câu bỗng nhiên dựt dựt ông lão vui mừng tươi cười. Nó không phải nét hớn hở mà nó là một nụ cười đủ thể hiện thấy cụ đã biết cá đã cắn câu. Cụ đã già thế nhưng nhanh như chớp cụ vội hất chiếc cành câu lên. Nhìn cụ bỗng nhiên trông cụ giống như một chiến binh chứ không đơn thuần là một cụ già nữa. Một chú cá to bằng bàn tay người lớn quẫy đuôi muốn thoát. Thế rồi cụ để nó vào một cái xô đã có nước. Cụ tiếp tục cho mồi vào lưỡi câu sắc nhọn ấy sau đó lại thả xuống mặt hồ và tiếp tục nhắm mặt tận hưởng những điệu nhạc quê hương và cụ lại tiếp tục nhấp môi chén trà ấy.

Cứ như thế cụ già cũng câu được những chú cá tiếp thế nhưng khi thôi cụ không mang chúng về mà phóng sinh cho chúng. Đối với tuổi già mà nói thì câu cá không phải để đem về ăn nữa mà chủ yếu đó chỉ là một thú vui tao nhã mà thôi. Hình ảnh cụ hiện lên thật thư thái thanh thản với cuộc sống thường ngày của bản thân mình.

Bình luận (0)
bui thi quynh chi
6 tháng 3 2018 lúc 18:23

Một buổi chiều hè em đang dạo bước trên con đường làng, bên một đầm nước rộng để thư giãn sau một ngày học tập căng thẳng. Ngắm nhìn cảnh đầm nước thơ mộng em gặp một cụ già ngồi câu cá dưới gốc phi lao cuối đầm. Hỏi ra mới biết đó là cụ Ngà nổi tiếng là "sát cá" ở xóm trong.

Đầm nước rộng mênh mông đã được gia đình con trai cụ Ngà đấu thầu thả cá đã mấy năm nay. Xung quanh bờ đầm cây cối um tùm, trên mặt nước hoa sen, hoa súng tha hồ soi bóng làm duyên với tấm gương khổng lồ.

Em lại gần ngắm nhìn mới thấy vẻ đẹp quắc thước của cụ. Bộ quần áo nâu giản dị, nước da đồi mồi, ánh mắt vẫn còn tinh lắm. Chiếc cần câu cụ cầm trong tay bằng tre trúc vàng óng, chỗ tay cầm bóng loáng. Cụ thong thả buông cần trúc đoạn cức khá dài có gắng cái phao bằng lông ngỗng, đầu dây được nối với lưỡi câu nhỏ và sắc. Đôi bàn tay nhăn nheo nhưng tóm mồi vẫn còn khéo léo lắm. Ngắm cụ tóm mồi, buông cần thật là thiện nghệ. Em đến bên bờ khẽ chào cụ. Cụ đáp lại bằng giọng thaatj là hiền từ, ấm áp, nụ cười hiền hậu khiến em thấy cụ gần gũi như ông nội của mình. Mái tóc bạc trắng càng tôn thêm vẻ quắc thước của cụ.

Thế rồi cụ Ngà nói với em rất nhiều chuyện nhưng ánh mắt cụ không rời chiếc phao trên mặt nước. Cụ ôn tồn chậm rãy kể vvè thời trai trẻ cuả mình. Cách đây mấy năm cụ đã bàn với cậu con trai xin đấu thầu khu đầm này. Tuy tuổi cao nhưng cụ rất nhiều kinh nghiệm về nghề nuôi cá… Chiều chiều cụ ra đây câu cá vừa để trông nom giúp con trai vừa để thư giãn rồi cụ đọc một câu thơ rất hay… Bất chợt cụ giật phắtmột chú trắm to dễ đến hơn một cân giãy đành đạch trên vệ cỏ. Cụ cất tiếng cười sảng khoái. Rồi cụ dạy em các gỡ cá, mắc mồi, buông cần. Em làm thử tưởng dễ mà cũng thật khó.

Mặt trời sắp lặn, ráng chiều đỏ sẫm, em chia tay cụ Ngà trong lòng hiểu được bao điều mới mẻ. Đy câu là một thú vui lành mạnh bổ ích giúp tâm hồn ta thanh thản sau những giờ làm việc căng thẳng. Hình ảnh và câu chuyện của cụ Ngà mãy còn khắc ghi trong tâm hồn em.

Bình luận (0)
Ngô Hoàng Anh
6 tháng 3 2018 lúc 19:44

Trong cuộc sống, có rất nhiều hình ảnh, nhiều dáng vẻ mà chúng ta bắt gặp khi đi trên đường. Đó là những hình ảnh tạo nên sự đa dạng, phong phú và tươi đẹp hơn cho cuộc sống này. Hôm nay trên đường đi học nhóm về em chú ý đến dáng vẻ của một cụ già đang câu cá ở cái hồ gần trường em học.

Cụ già mặc một bộ quần áo màu vàng nhạt, đi chiếc xe đạp đã cũ, treo một cái giỏ ở xe và cụ ngồi trên một cái ghế nhỏ và buông cần câu cá. Mắt cụ chăm chăm nhìn vào mặt nước, rồi lại đi vòng vòng xung quanh hồ xem ở chỗ nào có cá để buông cần câu.

Cái cần câu của ông cụ rất dài, dây câu cũng dài và mồi ông cụ bỏ vào một cái hộp bé xíu. Mỗi khi buông câu, cụ lại gắn mồi vào móc câu. Có những lúc em thấy cụ giật giật cần câu rồi từ từ kéo lên, mặt cụ bừng sáng vì hi vọng là có cá mắc câu. Tuy nhiên khi cụ kéo câu lên thì không có cá mà mồi thì bị ăn hết. Có lẽ con cá đó đã nhanh nhẹn ăn xong mồi nên chạy đi thật xa.

Mặt hồ bình yên, thi thoảng lăn tăn gợn sóng do cơn gió từ đâu ùa về. Lúc đó có những chú cá ngoi lên tung tăng bơi lội trong hồ, chờn vờn bên cần câu của cụ già nhưng không biết có cắn câu hay không.

tacugiangoicauca

Tả cụ già câu cá – lớp 6

Thời tiết hôm đó khá đẹp, nắng rất nhẹ nhàng, không gắt gỏng; gương mặt của cụ già cũng tươi tỉnh dù cá không cắn câu.

!-->

Khi mặt hồ yên lặng, không có chú cá nào bơi đến cụ lại thong thả vuốt chòm râu dài và trắng phau. Mái đầu của cụ cũng đã bạc trắng, thêm chòm râu trắng nữa nên cụ trông giống như một ông tiên hạ trần thế. Phong thái bình tĩnh và điềm đạm của cụ lúc câu cá khiến cho em liên tưởng đến bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến. Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng có dáng câu cá rất tao nhã và bình thản như vậy.

Cụ già rất kiên trì khi câu cá, lúc nào có động tĩnh, cụ cũng kéo cần câu rất nhẹ nhàng và điềm tĩnh để không đánh thức lũ cá đang bơi lội ở dưới kia. Bàn tay cụ khéo léo, kéo từ từ cần câu. Và lúc cần câu ngoi lên mặt nước thì có một con cá đã cắn câu. Đó là một con cá rô phi to bằng bàn tay người lớn đã bị mắc vào chiếc cần câu sắc nhọn. Chú cá ngoe nguẩy bên này sang bên kia để thoát khỏi bàn tay của ông cụ. Nhưng cụ đã rất nhanh nhẹn và khéo léo để bỏ chú cá xấu số vào chiếc giỏ đang treo ở xe.

Vậy là cụ già đã có một bữa tối ngon lành với chú cá rô phi xấu số kia. Có thể chú cá sẽ được vào nồi nấu canh chua hoặc kho lên với nghệ. Nghĩ đến em đã thèm rồi.

Hình dáng cụ già câu cá hôm đó khiến em vui vui, cảm thấy cuộc đời này có nhiều điều thật bình yên nhưng đáng trân trọng.

Bình luận (0)
Nguyễn Hồng Ánh
Xem chi tiết
nguyễn thị bảo uyên
20 tháng 3 2018 lúc 19:46

đây là công nghệ mà bạn

Bình luận (0)
Nguyễn Hồng Ánh
Xem chi tiết