Bánh chưng- bánh giầy

Oppa Lùn Bị Gei
Xem chi tiết
nguyễn thu thảo
10 tháng 9 2018 lúc 20:14

Vua Hùng Vương thứ sáu mở cuộc thi chọn người nối ngôi. Vua ra điều kiện: trong lễ tế Tiên vương, ai làm vua hài lòng, người đó sẽ được truyền ngôi. Các lang liền toả đi khắp nơi tìm bạc vàng, châu báu, của ngon vật lạ để dâng lên. Thấy thế, Lang Liêu rất bối rối. Là con trai nhà vua nhưng chàng rất nghèo, không thể tìm được những đồ quý hiếm. Chàng băn khoăn, trằn trọc suy nghĩ…

Thế là sắp đến ngày lễ Tiên vương rồi. Ngày kia trong triều sẽ mở đại tiệc. Hẳn các lang anh đã chuẩn bị được nhiều của ngon vật lạ lắm. Nào là nem công chả phượng, nào là yến huyết, vi cá… Vua cha rồi sẽ khen nức nở, chỉ việc chọn món nào ngon nhất mà thôi. Mình không ham gì ngôi cao, chỉ mong ước được sống bình yên như thế này. Nhưng, dẫu sao cũng là tấm lòng, giá như mình có một món gì đó thật ý nghĩa tế lên Tiên vương và cũng là để thể hiện lòng thành kính đối với vua cha thì tốt quá.

Lang Liêu ngủ thiếp đi, trong mơ chàng thấy một cụ già râu tóc bạc phơ chống gây đến nói:

– Lang Liêu ạ, ta biết con tuy nghèo nhưng rất có hiếu. Con chỉ muốn có một món quà gì đó để dâng lên Tiên vương và cũng để tỏ lòng hiếu thảo đối với vua cha phải không? Vậy ta hỏi con: Con làm nghề nông, trên đời cái gì cao nhất?

– Dạ, trời ạ!

– Thế cái gì gần gũi và quý nhất?

– Dạ, đất ạ!

– Vậy con hãy lấy những sản vật do chính tay con trồng cấy và nuôi nấng để làm ra món ăn gì đó vừa tượng hình được cho trời vừa tượng hình cho đất. Đó chính là món quà quý nhất con có thể dâng lên Tiên vương.

Cụ già nói xong liền hoá thành một làn khói mỏng bay đi. Lang Liêu giật mình tỉnh dậy. Nhớ lại giấc mơ vừa qua, chàng vô cùng mừng rỡ.

Sáng hôm sau, Lang Liêu nhờ mẹ lấy cho ít lá vẫn dùng làm bánh. Chàng chọn thứ gạo ngon nhất, trắng nhất, mổ một con lợn béo lấy những miếng thịt ngon nhất. Sau đó chàng lấy lá gói thành thứ bánh vuông vức như mặt đất bao la. Xong xuôi chàng cho vào nồi luộc. Qua mấy canh giờ, mùi bánh chín bốc lên thơm nức cả làng xóm. Ai đi qua cũng ghé vào xem, khen rằng chưa từng có ai gói được thứ bánh thơm như thế. Cũng thứ cơm nếp thơm ngon ấy, chàng giã mịn, nặn thành thứ bánh tròn vành vạnh như bầu trời buổi sớm.

Sáng hôm sau, mẹ Lang Liêu đội mâm bánh tròn đi trước, Lang Liêu đội mâm bánh vuông theo sau. Hai mẹ con vào đến trong cung thì mọi người đã về tựu đông đủ.

Lỗ Tiên vương xong, vua cùng các quan đại thần đi một vòng qua các mâm cỗ nếm thử. Đến mâm nào Người cũng chỉ nếm qua một miếng, tỏ vẻ không vui. Như: gan hùm, tay gấu, tim voi, đến cả vi cá mập,…. Người cũng vẫn thường ăn hàng ngày, có gì lạ đâu? Người buồn vì thấy trước một thử thách như thế, các lang không nghĩ được cái gì có ý nghĩa, chỉ biết có mỗi cách là đi các nơi tìm của ngon vật lạ.

Đến hai mâm bánh cùa Lang Liêu, nhà vua bỗng dừng lại, ngẫm nghĩ. Từ hai mâm bánh bình dị toát lên mội thứ mùi vị thật nồng nàn, thân thuộc. Mùi của nếp mới quyện trong sương sớm, của rơm tươi vừa gặt toả ra ngan ngát. Trong làn hương thoang thoảng, thấp thoáng bóng những người nông dân cặm cụi trốn đồng, những cánh cò mải miết, phảng phất phía xa những làn khói lam chiều…

Người sai lấy dao cắt bánh rồi chia cho mỗi người một miếng. Ai ăn cũng tấm tắc khen ngon. Nhà vua hỏi Lang Liêu:

– Ai bày cho con làm hai thứ bánh này? Chúng có ý nghĩa như thế nào?

Lang Liêu vội quỳ xuống thưa:

– Muôn tâu vua cha, thứ bánh hình tròn này chính là tượng cho bầu trời cao xa, nơi có đức Ngọc Hoàng cùng Tiên vương ngự trị, còn thứ bánh hình vuông này là tượng cho mặt đất rông lớn, nơi có vua cha đang cai quản, gìn giữ nên thái bình muôn thuở. Bánh được làm từ gạo nếp, đỗ xanh, thịt ngon do chính bàn tay con làm ra. Chính tấm lòng kính yêu của con đối với vua cha đã mách bảo cho con đấy ạ!

Vua đỡ Lang Liêu đứng dậy. Nhìn thẳng vào mắt chàng, Người nói:

– Con không những là một đứa con có hiếu mà còn là một người rất yêu lao động, biết quý trọng những gì do bàn tay lao động làm ra.

Rồi trước đông đủ văn võ bá quan, Người tuyên bố:

– Như ta đã nói từ trước, người nối ngôi ta phải nối được chí ta. Chí ta là muốn lo cho muôn dân được hưởng thái hình muôn thuở, ngày càng no đủ, sung túc. Muốn làm được điều đó, người đứng đầu thiên hạ phải hiểu được nghĩa lí của trời đất, phải biết yêu lao động, trân trọng từng hạt gạo do người nông dân đã phải một nắng hai sương, lam lũ vất vả làm ra. Lang Liêu tuy không phải là con trưởng, xưa nay cũng không mấy khi được ta quan tâm săn sóc nhưng nó lại là người gần ta và hiểu được ta hơn ai hết. Từ hôm nay, ta tuyên bố, Lang Liêu chính là người sẽ thay ta trị vì thiên hạ.

Mọi người nhất loạt quỳ xuống, hô vang:

– Đức vua vạn tuế! Vạn vạn tuế!

Nhà vua nói tiếp:

– Ta cũng tuyên bố, từ nay trở đi sẽ lấy hai thứ bánh này để cúng tổ tiên. Thứ bánh vuông này gọi là bánh chưng, bánh tròn gọi là bánh giầy…

Triều vua Hùng Vương thứ bảy đã được lập ra như thế đó. Và hai thứ bánh chưng, bánh giầy ngày ấy cùng với phong tục cúng lễ tổ tiên ngày tết, vẫn còn được lưu truyền cho mãi đến bây giờ.

Kể lại chuyện Bánh chưng bánh giầy bằng lời văn của em – Bài làm 3

Vua Hùng thứ 6 có 20 hoàng tử. Nhà vua ngày một già yếu. Việc truyền ngôi cho thế tử biết chọn ai bây giờ? Nhà vua băn khoăn lo nghĩ mãi: "Giặc ngoài đã dẹp yên, giặc trong phải đề phòng; dân ấm no, ngai vàng mới vững…".

Một hôm nhà vua triệu các hoàng tử đến và phán: “Ta đã già. Người nối dõi không nhất thiết là con trưởng mà phải là người nối chí ta. Lễ Tiên Vươn ạ sắp tới, hễ con nào làm vữa V ta, ta tríivêiì IIÍỊÔÌ cho, có Tiên Vương chứng giám”.

Các ông Lang tưng bừng chuẩn bị, ai cũng muốn ngôi báu về mình. Riêng Lang Liêu là con thứ 18, mẹ mất sớm chịu nhiều thiệt thòi, lâu nay chỉ biết trồng lúa, trồng khoai… Nhẩm lại lời vua cha, Lang Liêu buồn lắm. Đêm đó, nằm mộng, ông thấy thần đến bảo:

"Gạo là thứ quý nhất trên đời. Ăn mãi không chán, lại do người làm ra… Hãy lấy gạo làm bánh, làm như thế… như thế… mà lễ Tiên Vương…".

Tỉnh mộng, Lang Liêu mừng thầm. Ông chọn thứ gạo nếp thơm ngon nhất đem ngâm, vo thật sạch. Lấy đậu xanh đãi sạch vỏ, lấy thịt lợn làm nhân, dùng lá dong đùm thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thành bánh. Một nửa số gạo nếp đã vo sạch còn lại, đem đồ lên, giã nhuyễn, nặn hình tròn.

Đến ngày lễ Tiên Vương, các hoàng tử mang cỗ đến với bao sơn hào hải vị, nem công chả phượng… Còn Lang Liêu chỉ có 2 mâm đầy với hai loại bánh bình dị ấy. Vua Hùng đi xem xét từng mâm cỗ một. Nhà vua dừng lại rất lâu trước hai mâm bánh của Lang Liêu rồi gật đầu, vui lòng lắm. Vua cho gọi Lang Liêu lại hỏi. Vị hoàng tử thứ 18 kể lại giấc mộng gặp thần linh… Vua cha ngẫm nghĩ rồi chọn hai mâm bánh ấy đặt lên bàn thờ, nơi cao nhất để lễ Tiên Vương. Lễ xong, vua ban bánh cho quần thần và các hoàng tử. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Vua nói với họ:

"Thứ bánh hình tròn, trắng tinh khiết này tượng Trời, đặt tên là bánh giầy. Thứ bánh hình vuông là tượng Đất; thịt mỡ, đậu xanh, lá dong làtượng cầm thú, cây cỏ muôn loài, đặt tên là bánh chưng. Lá xanh bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm học nhau…". Ngập ngừng một lát, nhà vua kính cẩn nhìn lên bàn thờ Tiên Vương, nghiêm trang nhìn quần thần và các hoàng tử rồi phán:

"Lang Liêu đã dânglễ phẩm hợp ý tua Lang Liêu sẽ nối ngôi ta, kính xin Tiên Vương chứng giám".

Từ đó, nghề nông ở nước ta càng được mở mang và phát triển. Ngày Tết có tục làm bánh chưng, bánh giầy. Bánh chưng, bánh giầy là hương vị tết cổ truyền dân tộc.


Bình luận (0)
DTD2006ok
Xem chi tiết
Thời Sênh
26 tháng 7 2018 lúc 9:00

súng lục

Bình luận (2)
Phùng Tuệ Minh
26 tháng 7 2018 lúc 9:29

súng lục.

Bình luận (0)
Thảo Phương
26 tháng 7 2018 lúc 9:00

Hoa súng à .-.

Bình luận (0)
Trần Thị Bảo Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Huyền
8 tháng 8 2018 lúc 15:55

Tóm lại, dù tên gọi và hình dáng khác nhau nhưng rõ ràng ý nghĩa của nó thống nhất. Đó là nói lên triết lí âm dương, nó không chỉ được biểu thị qua việc làm bánh để tưởng nhớ tổ tiên mà qua đó khẳng định rằng triết lí này, Dịch học, là sản phẩm của người Việt. Ngay cả các tên bánh: Chưng – Giày đều là Nôm cả và đều liên quan chặt chẽ đến tính phồn thực. Do tính tàn khốc của lịch sử, người Việt không thể nói ra điều đó trực tiếp được, nên họ tìm mọi cách để ghi lại nguồn gốc của triết thuyết đó thông qua các hình thức văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc mình như trống đồng, ông Táo, Cóc kiện Trời, Sơn Tinh - Thủy Tinh v.v. Truyện bánh Chưng và bánh Giày không ngoài mục đích ấy.

Bình luận (0)
luong nguyen
8 tháng 8 2018 lúc 20:33

Giải thích nguồn gốc của hai loại bánh ngày tết . Đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện lòng tôn kính tổ tiên ,trời, đất của dân tộc ta.

Nguyễn Thị Bảo Linh lần sau đăng câu hỏi ,nhớ viết có dấu nhóe >_-

Bình luận (0)
Nguyễn An Khánh
Xem chi tiết
Thảo Phương
29 tháng 8 2018 lúc 12:27

-Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất, âm. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Đông Phương nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng.

-Bánh chưng âm dành cho Mẹ, bánh dầy dương dành cho Cha. Bánh chưng bánh dầy là thức ăn trang trọng, cao quý nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.

Bình luận (0)
Nguyễn An Khánh
29 tháng 8 2018 lúc 21:05

Thảo Phương, bạn giỏi quá! Cảm ơn bạn vì giúp mình!eoeo

Bình luận (0)
Phạm Nguyễn Linh Chi
Xem chi tiết
Thảo Phương
28 tháng 8 2018 lúc 21:25

-Truyện giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, đó là hai thứ bánh tiêu biểu có trong ngày Tết cổ truyền nước ta.

-Truyện cũng phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông.

*Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
Phạm Nguyễn Linh Chi
Xem chi tiết
Sayaka-chan
28 tháng 8 2018 lúc 21:46

Vì Lang Liêu dâng lễ vật hợp ý của vua Hùng Vương ( thứ 6 )

Bình luận (0)
Thảo Phương
29 tháng 8 2018 lúc 12:25

Hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua vì: hai thứ bánh đó thể hiện công sức lao động chăm chỉ, cần cù và thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm do con người làm ra; hai thứ bánh đó thể hiện ý tưởng sáng tạo sâu xa: bánh tròn tượng hình Trời, bánh vuông tượng hình Đất, với cách thức gói “các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài” và “lá bọc ngoài, mĩ vị để trong” thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa con người với thiên nhiên trong lối sống và trong nhận thức truyền thống của người Việt Nam; đồng thời thể hiện truyền thống đoàn kết, gắn bó và tinh thần đùm bọc nhau giữa những người dân đất Việt vốn là anh em sinh từ một bọc trứng Lạc Long – Âu Cơ.Việc vua Hùng chọn Lang Liêu nối ngôi chứng tỏ vua trọng người vừa có tài có đức vừa có lòng hiếu thảo; đồng thời qua đó cũng đề cao

Bình luận (0)
Nghuyễn thị lương
7 tháng 8 2019 lúc 15:05

Vì Lang Liêu đã dâng 2 loại bánh là bánh chưng và bánh giầy đã làm cho vua Hùng vui lòng

Bình luận (0)
Best Friend Forever
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Huyền
22 tháng 8 2018 lúc 18:41

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mang một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với dân tộc Việt Nam. Thông qua phong tục này, nó không chỉ thể hiện ý thức luôn hướng về nguồn cội, bày tỏ lòng hiếu thảo mà còn mang giá trị về mặt tâm linh.

Trong tiềm thức người Việt, Vua Hùng là người có công dựng nước và giữ nước, được tôn thờ là tổ tiên của Việt Nam

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mang ý nghĩa bày tỏ sự biết ơn luôn hướng về cội nguồn của mỗi người, với cội nguồn dân tộc.

Theo quan niệm truyền thống, tổ tiên trước hết là những người cùng chung huyết mạch như ông bà, cha mẹ… là những đã sinh thành ra ta.

Không chỉ vậy, tổ tiên còn là những bậc anh hùng có công bảo vệ làng xóm, đất nước, đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Có thể kể đến như Trần Hưng Đạo được tôn thờ là là người cha của dân tộc, được thực hiện tín ngưỡng thờ cúng giỗ vào tháng 8 âm lịch hàng năm.

Trong tiềm thức của người Việt Nam tổ tiên còn là Mẹ Âu Cơ, là những vị Vua Hùng những người đã kiến tạo nên nước non và nguồn cội sinh ra các dân tộc Việt Nam. Dân gian ta có câu:

” Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3.”

Câu ca dao trên đã hàm chứa phần nào về tinh thần luôn hướng về nguồn cội, luôn tôn thờ và tưởng nhớ về tổ tiên. Cứ vào những ngày này hàng năm, mỗi “con rồng, cháu tiên” đều khắc ghi và thành kính tưởng nhớ tới công lao của những vị vua hùng đã có công dựng nước và giữ nước.

Có thể nói, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nhắc nhớ mỗi chúng ta, dù ở đâu, xa quê hương nhưng luôn tôn thờ và khắc ghi nguồn cội của mình.

Thông qua đó giáo dục mỗi người luôn phải có trách nhiệm với quên hương đất nước, bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp mà tổ tiên ta đã dày công vun đắp.

Phong tục này như sợi dây liên kết giữa những người sống và những người đã khuất, những người trên trần thế và những người ở thế giới tâm linh. Điều này bày tỏ về quan niệm nhân sinh của dân tộc Việt “sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn”.

Theo quan niệm của người Việt, chết chưa phải là kết thúc, tổ tiên luôn bên cạnh dõi theo và phù hộ cho chúng ta trong cuộc sống.

Nhờ vào hình thức tín ngưỡng này, người Việt bày tỏ sự biết ơn và lòng thành kính, tấm lòng hiếu thảo với ông bà tổ tiên với những người đã sinh thành dưỡng dục chúng ta.

Chúng ta luôn tin rằng, sau khi mất, tổ tiên không bao giờ biến mất mà vẫn luôn sát cánh cùng con cháu và chúng ta nên làm tròn bổ phận đạo hiếu của một người con.

Những giá trị này luôn được dân tộc ta đúc kết và truyền dạy cho những thế hệ sau qua những câu ca dao hết sức ý nghĩa “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn – Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu”.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Trong mỗi gia đình Việt, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên truyền tải đạo lý sâu sắc “Uống nước nhớ nguồn” đã trở thành nét đẹp trong văn hóa của người Việt. Thông qua đó, mỗi con người hiểu được giá trị của “đạo hiếu” trong cuộc sống trong mối quan hệ với những người trong gia đình.

Công cha nặng tựa mây núi, nghĩa mẹ rộng tựa biển trời bao la, do đó chúng ta luôn phải hiếu thảo và biết ơn với cha mẹ khi còn sống và luôn khắc cốt và bày tỏ sự thành kính và xót thương khi cha mẹ về thế giới vĩnh hằng.

Gía trị quý báu nhất tiềm ẩn trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt đó là lời răn dạy về lòng hiếu thảo.

Như vậy, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không chỉ là nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc mà nó còn là bài học đạo đức vô giá trong tiềm thức của mỗi người. Nó răn dạy con người về đức hiếu thảo, hiếu sinh và hướng về cội nguồn…

Bình luận (0)
Thảo Phương
22 tháng 8 2018 lúc 20:04

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên rất giản dị: tin rằng tổ tiên mình là thiêng liêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu, họ phù hộ cho con cháu khi gặp tai ách, khó khăn; vui mừng khi con cháu gặp may mắn, khuyến khích cho con cháu khi gặp điều lành và cũng quở trách con cháu khi làm những điều tội lỗi...Nói tới ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là nói tới sự thể hiện ý thức nhớ về cội nguồn của mỗi một người con đối với ông bà, tổ tiên, đối với cội nguồn dân tộc. Tổ tiên theo quan niệm của người Việt Nam, trước hết là những người cùng huyết thống, như cha, mẹ, ông, bà, cụ, kỵ... là người đã sinh ra mình.Trong mỗi gia đình tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên dần dần trở thành đạo lý "uống nước nhớ nguồn", thành "đạo hiếu". Đạo hiếu là cái gốc của mỗi con người. Công cha, nghĩa mẹ như núi cao, nước nguồn cho nên phải hiếu thảo với cha, mẹ khi còn sống, thành kính, biết ơn, tiếc thương khi cha, mẹ khuất núi về với tổ tiên. Lòng hiếu thảo là giá trị đạo đức quý báu trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam.

Bình luận (0)
Diễm Quỳnh
22 tháng 8 2018 lúc 21:05

Thờ cúng tổ tiên vốn là một phong tục lâu đời ở Việt Nam, cũng là biểu hiện của lòng hiếu thảo, nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của tiền nhân, nhớ đến cội nguồn của mình.

Thờ cúng tổ tiên vốn là một phong tục lâu đời ở Việt Nam, cũng là biểu hiện của lòng hiếu thảo, nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của tiền nhân, nhớ đến cội nguồn của mình.Do đó, có thể nói thờ tổ tiên chính là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam.

Thờ cúng tổ tiên chính là toàn bộ các hình thức lễ nghi, cúng bái nhằm thể hiện tấm lòng thành kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành và gây dựng nên cuộc sống cho con cháu.

Từ lâu, thờ cúng tổ tiên ông bà đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người, đồng thời là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam.Không nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy, chỉ cần thắp nén hương thơm lên bàn thờ tổ tiên trong ngày lễ, Tết, hay ngày giỗ, con cháu trong gia đình cũng thể hiện được tấm lòng thành kính, hướng về cội nguồn, tưởng nhớ những người thân đã khuất.

Nơi đặt bàn thờ tổ tiên thường ở vị trí trang trọng nhất trong nhà. Chính giữa ban thờ là bát hương tượng trưng cho vũ trụ, trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng; ở hai góc ngoài của bàn thờ bao giờ cũng có hai cây đèn (hoặc nến) tượng trưng cho Mặt Trời ở bên trái và Mặt Trăng ở bên phải. Mỗi khi cúng, lễ gia chủ sẽ thắp đèn (đốt nến).

Ngay sau bát hương thường có một cái đỉnh ba chân, nắp đỉnh được vẽ hình con lân với ý nghĩa sức mạnh bề trên kiểm soát tinh thần con cháu khi đứng trước bàn thờ.

Trước đây, với những nhà có điều kiện đồ thờ được sơn son thếp vàng; có đủ thần chủ bốn đời để thờ, đó là cao, tằng, tổ, khảo. Thần chủ làm bằng gỗ táo, trên đó đề tên, họ, chức tước, ngày tháng sinh tử của tổ tiên.Trong những ngày giỗ, tết hay những ngày quan trọng của gia đình như cưới hỏi, thi cử, các gia đình thường thắp hương khấn lễ.Có thể nói, mọi biến cố trong gia đình đều được gia chủ báo cáo với gia tiên. Không gian xung quanh nơi đặt bàn thờ sẽ là nơi con cháu trò chuyện, do đó khu thờ tự còn là nơi kết nối tình cảm gia đình.Ngoài ngày giỗ tổ tiên tại gia, người Việt còn có ngày giỗ họ. Đối với Việt Nam, quan hệ huyết thống khá phức tạp. Gia đình chỉ là một đơn vị độc lập tương đối bởi giữa các gia đình trên một phạm vi nào đó lại tồn tại một quan hệ ràng buộc mà người ta gọi là họ hàng, dòng tộc.Mỗi họ có một ông Tổ chung và đều có một cuốn gia phả ghi chép họ tên, chức tước, ngày tháng sinh tử của tổ tông và người trong họ theo thứ tự để mọi người "vấn tổ tầm tông."

Con cháu trong họ sẽ lập Từ đường để thờ vị Thủy tổ. Trưởng tộc là người được hưởng hương hỏa của tổ tiên nên có trách nhiệm phải lo việc làm giỗ họ. Trong ngày giỗ họ, con cháu đều phải góp giỗ.Hướng bàn thờ cũng được người Việt rất quan tâm. Thông thường hướng nhà theo đạo Phật hướng Nam là nơi của bát nhã, tức trí tuệ, hướng của sự sáng tạo, của sinh lực tràn trề, đầy dương khí.Bên cạnh đó, cũng có nhiều nhà đặt bàn thờ hướng Tây vì quan niệm hướng này hợp với sự đối đãi của âm dương, nên yên ổn và phát triển, thần linh, tổ tiên được an tọa.

Đã bao thế kỷ trôi qua, cung cách và quan niệm thờ phụng tổ tiên của người Việt Nam xét theo góc độ nào đó đã có nhiều thay đổi nhưng ý nghĩa lớn nhất vẫn giữ nguyên.Người Việt Nam coi việc thờ phụng tổ tiên là một trong những nguyên tắc đạo đức làm người. Đó là hình thức thể hiện sự hiếu thuận và lòng biết ơn của con cháu đối với các bậc sinh thành.Tết là thời điểm quan trọng trong năm cho nên bàn thờ ngày Tết cũng trở nên đặc biệt. Việc trang hoàng bàn thờ tùy thuộc điều kiện hoàn cảnh mỗi nhà nhưng dứt khoát nhà nào cũng phải bày mâm ngũ quả.

Thông thường ngũ quả gồm 5 loại quả có 5 màu khác nhau như chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam tượng trưng cho mong ước: phú (giàu có) - quý (sang trọng) - thọ (sống lâu) - khang (khỏe mạnh) - ninh (bình yên).Cành đào được cắm trên bàn thờ có huyền lực trừ ma tà và mọi xấu xa, màu đỏ chứa một sinh khí lớn lao. Vì thế hoa đào thắm là lời cầu nguyện và lời chúc phúc đầu Xuân. Cây mía được đặt ở bên bàn thờ với ngụ ý để các “cụ” chống gậy về vui với con cháu.

Vào thời điểm giao thừa thiêng liêng, cả gia đình thành kính đứng trước bàn thờ tổ tiên thắp nén hương thơm, thầm cầu mong một năm mới tràn đầy sức khỏe, bình an và may mắn.

Bình luận (0)
Thuphuong pham
Xem chi tiết
Thảo Phương
30 tháng 8 2018 lúc 21:25

mở rộng kinh tế dịch vụ phục vụ nông nghiệp; cơ sở hạ tầng, kỹ thuật ở nông thôn được đầu tư và phát huy hiệu quả đã tạo ra một diện mạo mới trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn

Bình luận (0)
Phùng Tuệ Minh
31 tháng 8 2018 lúc 19:50

Tiêu chuẩn:

- Xuất khẩu mở rộng thực phẩm của nghề nông ra nước ngoài.( phải có chất lượng để giữ uy tín)

-Thực phẩm phải chất lượng: ngon, sạch,..

Bình luận (0)
Nguyễn Đức Thắng
Xem chi tiết
Thảo Phương
1 tháng 9 2018 lúc 11:25

=>Câu nói mang ý nghĩa cần pải tư duy để tìm ra cách làm bánh như lời thần nói.Lời nói quý báu....

Bình luận (1)
Nguyễn An Khánh
Xem chi tiết
vothedien
1 tháng 9 2018 lúc 10:00

Vua Hùng đã chọn bánh của Lang liêu vì:

Hai thứ bánh đã thể hiện thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm do con người làm ra. Đồng thời còn có ý nghĩa sâu xa: Bánh giầy là tượng trời; bánh chưng là tượng đất có cây cỏ muôn loài còn là biểu tượng cho sự “đùm bọc nhau”. Cách thức gói “lá bọc ngoài, mĩ vị để trong” thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa con người với thiên nhiên, đồng thời thể hiện truyền thống đoàn kết, gắn bó và tinh thần đùm bọc nhau giữa những người dân đất Việt Vua cha thấy rằng Lang Liêu đã hiểu ý mình là phải phát triển nghề nông thì dân mới no ấm, thái bình. Đây là nguyên nhân thành công của các đấng Tiên Vương.

Lang Liêu được kế ngôi báu vì qua hai chiếc bánh đã:

Đề cao được sự kính thờ trời đất và Tổ tiên. Thể hiện mong muốn sau khi lên ngôi, chàng sẽ phát triển nghề nông để mang lại ấm nó, thái bình cho dân.
Bình luận (0)
Thảo Phương
1 tháng 9 2018 lúc 11:24

Hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua vì: hai thứ bánh đó thể hiện công sức lao động chăm chỉ, cần cù và thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm do con người làm ra; hai thứ bánh đó thể hiện ý tưởng sáng tạo sâu xa: bánh tròn tượng hình Trời, bánh vuông tượng hình Đất, với cách thức gói “các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài” và “lá bọc ngoài, mĩ vị để trong” thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa con người với thiên nhiên trong lối sống và trong nhận thức truyền thống của người Việt Nam; đồng thời thể hiện truyền thống đoàn kết, gắn bó và tinh thần đùm bọc nhau giữa những người dân đất Việt vốn là anh em sinh từ một bọc trứng Lạc Long – Âu Cơ.Việc vua Hùng chọn Lang Liêu nối ngôi chứng tỏ vua trọng người vừa có tài có đức vừa có lòng hiếu thảo; đồng thời qua đó cũng đề cao

Bình luận (0)
Phùng Tuệ Minh
1 tháng 9 2018 lúc 13:23

Vua Hùng chon lễ vật của Lang liêu để lễ Tiên Vương và truyền ngôi cho chàng vì:

- Hai thứ bánh làm từ lúa gạo ấy Vua Hùng mới nhìn thấy, nó trông rất lạ mắt, còn những thứ nem công chả phượng mà các lang kia mang đến, Vua Hùng đã được ăn và nhìn thấy rồi.

-Nó mang một ý nghĩa sâu đậm: đề cao nghề nông; bánh hình vuông tượng đất, hình tròn tượng trời, các thứ thịt mỡ, dưa hành tượng cầm thú, cây cỏ,..

- Khi lang Liêu sáng tạo ra hai loại bánh thì đã thể hiện lang liêu thông minh, sáng tạo., còn các lang khác thì sai người đi tìm chứ ko phải tự làm.

Bình luận (0)