Sinh học 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Trần Thành Đạt
10 tháng 4 2017 lúc 14:32

Em phải hiểu theo cái quy luật tiến hóa. Con người tiến hóa như thế này là do một quá trình học tập, rèn luyện tương đối dài và gian khó. Con người được con là động vật bậc cao nắm giữa quyền thống trị sinh vật. Vậy thì tại sao lại có những động vật bậc thấp xung quanh chúng ta như: giun đất, sứa,.. Thứ nhất là để phục vụ cho hoạt động sống và dinh dưỡng của chúng ta. Thứ hai, những động vật thấp đó là tổ tiên của chúng ta mà ra. Sau quá trình tiến hóa không ngừng từ động vật nguyên sinh đến ruột khoang, giun,... rồi mới thành con người. Vậy, để chốt vấn đề ta trả lời như sau: "Bên cạnh những động vật cấp cao là những động vật bậc thấp vì: Thứ nhất, chúng có quan hệ mật thiết về sự tiến hóa; thứ hai, động vật bậc thấp phục vụ cho đời sống động vật bậc cao."

Có gì không hiểu không em?

Đặng Thu Trang
10 tháng 4 2017 lúc 15:49

Bên cạnh những động vật bậc cao còn có động vật bậc thấp là do các loài tiến hóa theo các chiều hướng khác nhau: Một số loài thì tiến hóa tăng dần mức độ tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp. Một số khác lại tiến hóa theo kiểu đơn giản hóa mức độ tổ chức cơ thể để thích nghi với điều kiện môi trường. Một số nhóm lại giữ nguyên cấu trúc cơ thể nhưng lại đa dạng hóa các hình thức chuyển hóa vật chất thích nghi để phù hợp vs các ổ sinh thái khác nhau

P/s Phần tiến hóa mình ko giỏi nên chỉ giúp đc bạn vậy thôi. Pn tham khảo nhé!!!

Nguyễn Đinh Huyền Mai
10 tháng 4 2017 lúc 14:02

sao lại nhờ mình vậy

mình đâu có biết bạn

Nguyễn Đinh Huyền Mai
10 tháng 4 2017 lúc 14:36

Vì trong những điều kiện xác định, có những sinh vật duy trì tổ chức nguyên thuỷ của chúng hoặc đơn giản hoá tổ chức mà vẫn đảm bảo sự thích nghi thì vẫn tồn tại và phát triển.

Mình không chắc chắn đâu nhé!

Tham khảo: Đáp án-Bài 31 - LUYỆN THI SINH HỌC 2013

Lightning Farron
10 tháng 4 2017 lúc 16:42

Do điều kiện sống thuận lợi nên những động vật bậc thấp như trùng roi, trùng biến hình vẫn tồn tại,... còn ngược lại do điều kiện sống không thuận lợi nên những động vật như khủng long, lưỡng cư cổ đã tuyệt chủng

Nguyễn Đông Phương
12 tháng 5 2017 lúc 17:49

Một câu hỏi khá thú vị!

Anh có thể tóm gọn lại như sau:

- Tất cả các loài, đều có một môi trường sống thích hợp cho chúng phát triển về mặt cá thể, hay về mặt loài. Một số loài đã tồn tại hàng vạn năm, thậm chí trăm ngàn năm nhưng không có sự thay đổi nhiều về mặt tiến hóa, vì chúng đã tồn tại và phát triển trong môi trường sống thích hợp, khả năng cạnh tranh đủ để không cần phải thêm chức năng gì về mặt cơ thể. Vì vậy chúng không cần phải tiến hóa.

- Tiến hóa, cần áp lực môi trường, và cần đột biến gene. Mà khi môi trường xung quanh không có quá nhiều áp lực, thì những gene đột biến cũng không có tác dụng, thậm chí là gây hại cho cá thể nào có mang những gene đột biến không thích hợp. Cho nên, với môi trường không có áp lực tiến hóa với một loài nào đó, thì chúng không cần phải tiến hóa.

- Về mặt đột biến ở cấp độ phân tử, có rất nhiều đột biến, và mỗi cá thể đều mang những gene đột biến di truyền từ thế hệ trước, cộng thêm với những đột biến chỉ có cá thể đó mới có. Mà khi môi trường không tạo áp lực tiến hóa, thì những gene đột biến không có cơ hội biểu hiện, cá thể mang đột biến cũng không khác các thể khác trong loài. Thậm chí có một số gene đột biến nếu biểu hiện sẽ làm giảm khả năng sống sót và sinh sản của cá thể. Chỉ khi môi trường tạo áp lực đột biến, chọn lọc một số gene biểu hiện làm cá thể tăng khả năng sinh tồn, bằng không thì mọi đột biến đều là vô nghĩa.

- Môi trường thích hợp, chính là môi trường mà áp lực không quá lớn đến nỗi buộc loài phải tiến hóa, và những tính trạng của loài không cần phải thay đổi để thích nghi, thì loài đó còn tồn tại, cho tới khi nào môi trường thay đổi, tạo áp lực lên chúng.

- Trong xã hội loài người chúng ta, có người thông minh, có người ngốc nghếch, có người thấp, có người cao, có người béo, có người gầy, có người tóc vàng, có người tóc bạch kim. Thì trong tự nhiên cũng như vậy, chỉ là mô hình lớn hơn, và cấp độ lớn hơn. Từ đó có thể hình dung ra trong cây tiến hóa, mọi loài đều có xuất phát điểm gần như là 1. Nhưng vì áp lực môi trường mà có loài sẽ tiến hóa nhanh hơn, xa hơn, có loài chậm hơn, gần hơn. Vì điều kiện sinh sống mà có loài không cần tứ chi như rắn, thằn lằn không chân, nhưng cũng có loài biến chiếc đuôi hoặc mũi trở thành chi thứ 5 có thể cầm nắm như Voọc hoặc voi.

Tóm lại, vì môi trường và điều kiện sống của mỗi loài cùng với khả năng đáp ứng với các kích thích của môi trường mà mỗi loài đều có sự tiến hóa khác nhau. Bởi vậy mà có loài bậc cao, có loài bậc thấp. Và trên lí thuyết thì chỉ có môi trường nguyên thủy sơ khai mới toàn là sinh vật bậc thấp, cũng như không thể nào tồn tại một môi trường chỉ toàn là sinh vật bậc cao.


Các câu hỏi tương tự
Xem chi tiết
Huyền Anh Kute
Xem chi tiết
Huyền Anh Kute
Xem chi tiết
Phương Nhi
Xem chi tiết
Huyền Anh Kute
Xem chi tiết
Huyền Anh Kute
Xem chi tiết
Hoàng Thị Ngọc Anh
Xem chi tiết
Yup~~~lala <3
Xem chi tiết
Đặng Hoàng Thiên My
Xem chi tiết