Chương I - Hệ thức lượng trong tam giác vuông

Công chúa vui vẻ

Cho \(\Delta\)ABC vuông tại A, đường cao AH. Kẻ HE và HF lần lượt vuông góc với AB, AC.

a, Giải \(\Delta\)ABC biết AB = 6, AC = 9

b, Tính EF

c, Chứng minh: AE.AB = AF.AC.

d, Từ E và F kẻ các đường vuông góc với EF cắt BC lần lượt tại M và N. Chứng minh M là trung điểm của BH, N là trung điểm của CH.

e, Tính EM, FN

f, Tính SEFNM

@Nk>↑@
26 tháng 10 2019 lúc 21:23

Hình bạn tự vẽ nha, thanks haha

a)Trong tam giác ABC vuông tại A, có:

\(BC=\sqrt{AB^2+AC^2}=\sqrt{6^2+9^2}=\sqrt{117}=3\sqrt{13}\)

\(\tan B=\frac{AC}{AB}=\frac{9}{6}=\frac{3}{2}\Rightarrow\widehat{B}=56^019'\)

\(\Rightarrow\widehat{C}=90^o-\widehat{B}=90^o-56^o19'=34^o41'\)

b)Ta có: AEHF là hình chữ nhật vì \(\widehat{EAF}=\widehat{AEH}=\widehat{AFH}=90^o\)

\(\Rightarrow EF=AH\)

Lại có:\(AH.BC=AB.AC\Rightarrow AH=\frac{AB.AC}{BC}=\frac{6.9}{3\sqrt{13}}=\frac{18\sqrt{13}}{13}\)

Do đó:\(EF=AH=\frac{18\sqrt{13}}{13}\)

c)Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}AE.AB=AH^2\\AF.AC=AH^2\end{matrix}\right.\Rightarrow AE.AB=AF.AC\)

d)Ta có:\(\left\{{}\begin{matrix}\widehat{MEH}+\widehat{HEF}=90^o\\\widehat{MHE}+\widehat{EHA}=90^o\\\widehat{HEF}=\widehat{EHA}\end{matrix}\right.\)\(\Rightarrow\widehat{MEH}=\widehat{MHE}\)

\(\Rightarrow\Delta EHM\) cân tại M

\(\Rightarrow EM=MH\)(1)

Lại có:\(\widehat{BEM}+\widehat{MEF}+\widehat{AEF}=180^o\)

\(\Rightarrow\widehat{BEM}+\widehat{AEF}=180^o-\widehat{MEF}=180^o-90^o=90^o\)

Ta cũng có:\(\widehat{B}+\widehat{C}=90^o\)

\(\widehat{C}=\widehat{HAE}\)(cùng phụ với góc HAC)\(=\widehat{AEF}\)

Do đó:\(\widehat{BEM}=\widehat{B}\)

\(\Rightarrow\Delta BEM\) cân tại M

\(\Rightarrow BM=ME\)(2)

Từ (1) và (2) ta suy ra \(BM=HM\left(=EM\right)\)

Vậy M là trung điểm của BH

Tương tự với N nha :DD

e)\(EM=\frac{1}{2}BH=\frac{1}{2}.\frac{AB^2}{BC}=\frac{1}{2}.\frac{6^2}{3\sqrt{13}}=\frac{6\sqrt{13}}{13}\)

\(FN=\frac{1}{2}HC=\frac{1}{2}.\frac{AC^2}{BC}=\frac{1}{2}.\frac{9^2}{3\sqrt{13}}=\frac{27\sqrt{13}}{26}\)

f)Vì EM//NF(cùng vuông góc với EF)

nên EFNM là hình thang

\(\Rightarrow S_{EFNM}=\frac{1}{2}\left(EM+FN\right).EF=\frac{1}{2}\left(\frac{6\sqrt{13}}{13}+\frac{27\sqrt{13}}{26}\right).\frac{18\sqrt{13}}{13}=13,5\left(đv^2\right)\)

*Nhớ ghi đơn vị là cm hay m gì đó nha, không có đơn vị thấy thiếu thốn cái gì ấy :DD

*Đoạn thẳng có độ dài xấu mà diện tích lại đẹp, không thể tin nổi :DD

*Đang làm đề nên làm hơi chậm :), có gì sai nhớ nhắc mình nha :DD

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đinh Quốc Huy
26 tháng 10 2019 lúc 20:14

Hệ thức lượng trong tam giác vuông

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
nguyen trung kien
Xem chi tiết
James Pham
Xem chi tiết
Hoàng Phạm Kim Phụng
Xem chi tiết
illumina
Xem chi tiết
Long Giáp giáp
Xem chi tiết
Lương Tuệ Mẫn
Xem chi tiết
Lương Tuệ Mẫn
Xem chi tiết
Anh Nguyen
Xem chi tiết
James Pham
Xem chi tiết