Lanh Nguyen
Xem chi tiết
tran trong
Hôm kia lúc 8:08

1. A

2. C

Bình luận (0)

câu 1: Cơ quan có quyền quyết định các vấn đề quan trọng  của đất nước là? A. Quốc hội   B. Uỷ ban nhân dân   C. Đoàn thanh niên     D.Mặt trận tổ quốc

câu 2:quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại là thể hiện chức năng nào dưới đây của quốc hội? A. Giám sát tối cao    B. Ban hành và sửa đổi luật    C. Quyêt định các vấn đề quan trọng    D. Quản lí nhà nước và xã hội.

Bình luận (0)
Ẩn danh
Xem chi tiết
Tài khoản đã bị khóa!!!
19 tháng 4 lúc 20:33

Tham khảo

Quy định của Hiến pháp năm 2013 về chính quyền địa phương.

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là bản Hiến pháp vừa kế thừa được các giá trị to lớn của các bản Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980 và năm 1992, vừa thể chế hóa các quan điểm, phương hướng, nội dung phát triển đã được khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Nếu coi Hiến pháp năm 1992 hướng tới đổi mới chính quyền ở Trung ương (Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao) thì Hiến pháp năm 2013 hướng tới đổi mới chính quyền địa phương (HĐND và UBND). Các quy định trong Hiến pháp sửa đổi năm 2013 về chính quyền địa phương đã kế thừa nhiều quy định của Hiến pháp năm 1992, đồng thời bổ sung nhiều điểm mới “mở đường” cho việc tiếp tục đổi mới thể chế về chính quyền địa phương trong thời gian tới.



- Về tên gọi của Chương: Trên thực tế, thuật ngữ “chính quyền địa phương” đã được sử dụng tương đối rộng rãi và phổ biến trong các văn kiện của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước, các sách báo chính trị pháp lý, cũng như các bài phát biểu của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta ở Trung ương và địa phương. Hiến pháp năm 2013 đã đổi tên gọi từ HĐND và UBND (trong Hiến pháp năm 1992) thành Chính quyền địa phương. Đây là sự thay đổi hợp lý, phù hợp với lịch sử lập hiến cũng như các văn bản khác của Đảng và Nhà nước ta. Mặt khác, từ thực tiễn hoạt động của hai cơ quan này cho thấy: HĐND và UBND mặc dù là hai cơ quan có vị trí và tính chất khác nhau, nhưng được tổ chức và hoạt động trên cùng một địa bàn, một cấp hành chính. Do đó, hai cơ quan này có mối quan hệ chặt chẽ về mặt tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Cũng vì thế, việc đổi tên này không phải là hình thức, mà nó đặt ra yêu cầu phải đổi mới thực sự về mô hình tổ chức cũng như chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương theo hướng: Bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ hơn giữa HĐND và UBND; tạo không gian tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao hơn cho chính quyền địa phương; khẳng định rõ nét hơn vị trí của chính quyền địa phương trong hệ thống hành chính thống nhất của đất nước.

- Quy định về đơn vị hành chính: Hiến pháp năm 2013 kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992 về các đơn vị hành chính nhằm bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, ổn định trong cấu trúc hành chính ở nước ta; đồng thời, bổ sung quy định về đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, đơn vị hành chính tương đương với quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương; huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường; đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập (Điều 110). Bổ sung quy định “Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định” (khoản 2 Điều 110). Từ các quy định trên, có thể nhận thấy một số điểm mới như sau:

Thứ nhất, Hiến pháp đã sử dụng thuật ngữ “đơn vị hành chính tương đương” với quận, huyện, thị xã trong thành phố trực thuộc Trung ương. Đây là ý tưởng mới mở ra khả năng cho việc thành lập các đơn vị hành chính mới nhằm tăng khả năng dự báo và tính ổn định của Hiến pháp trong việc đáp ứng nhu cầu khách quan của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Với cách quy định mở về đơn vị hành chính, Hiến pháp mới đã tạo điều kiện việc đưa ra tên gọi mới cho đơn vị hành chính trong thành phố trực thuộc Trung ương, ví dụ như “thành phố” trong “thành phố trực thuộc Trung ương”. Theo đó, cách quy định về đơn vị hành chính “thành phố trong thành phố” sẽ không bị xem là vi hiến trong các văn bản pháp luật sau này. Ví dụ như dự kiến mô hình tổ chức thành phố trong thành phố của TP Hồ Chí Minh.

Thứ hai, Điều 110 Hiến pháp năm 2013 bổ sung quy định “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập”. Thực chất, vấn đề này cũng đã được đề cập trong Hiến pháp năm 1992. Đây là quy định được bổ sung trên cơ sở ý kiến đề xuất của các đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức (nhất là ý kiến đề xuất của Chính phủ) và các địa phương, nhằm đáp ứng nhu cầu thiết lập các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đang đặt ra ở một số địa phương như huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang hay huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh...

Thứ ba, tại Điều 110 Hiến pháp năm 2013 bổ sung quy định: “Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định”. Thực tiễn cho thấy, việc chia tách, sáp nhập đơn vị hành chính lãnh thổ của nước ta trong thời gian qua ở các cấp diễn ra rất phổ biến nên đã có lúc dẫn đến hoặc làm tăng đầu mối đơn vị hành chính và làm tăng tổ chức bộ máy, biên chế công chức và tài chính công... hoặc hao tổn rất nhiều chi phí quốc gia để làm việc này... dẫn đến suy giảm hiệu quả quản lý nhà nước nói chung và cải cách hành chính hiện nay. Để tránh tình trạng nhập, tách, chia, điều chỉnh địa giới hành chính một cách dễ dãi, thiếu căn cứ, tiêu chí minh bạch, công khai, đặc biệt là thiếu sự tham gia ý kiến có tính quyết định của nhân dân đã diễn ra trong thực tế vừa qua ở nước ta, Hiến pháp năm 2013 đã quy định việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính phải lấy ý kiến nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định.

Có thể nói, việc hiến định rõ hơn về thẩm quyền, tiêu chí, điều kiện, thủ tục thành lập mới, sáp nhập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính của Hiến pháp mới góp phần bảo đảm tính ổn định của các đơn vị hành chính hiện nay. Đồng thời, quy định này cũng nhằm bảo đảm thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân quy định tại Điều 6 Hiến pháp năm 2013. Bên cạnh đó, quy định mới này cũng đặt ra nhiệm vụ cho Chính phủ phải gấp rút nghiên cứu và soạn thảo các quy định ở tầm luật để trình Quốc hội ban hành về trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính trong đó nhất thiết phải có việc lấy ý kiến nhân dân địa phương.



- Quy định về tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính: Theo Điều 118 Hiến pháp năm 1992, “Việc thành lập HĐND và UBND ở các đơn vị hành chính do luật định”. Thực tế, các đạo Luật tổ chức HĐND và UBND (năm 1994 và 2003) đều quy định: Mọi đơn vị hành chính đều tổ chức HĐND và UBND. Mô hình tổ chức này đã gây nên sự cồng kềnh, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ giữa HĐND và UBND các cấp, không có sự phân biệt giữa mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở nông thôn, đô thị và hải đảo. Hiến pháp năm 2013 quy định như sau:

1. Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định (Điều 111).

Với quy định trên, đơn vị hành chính nào cũng có chính quyền. Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ rằng: Không phải ở tất cả các đơn vị hành chính, chính quyền địa phương được tổ chức giống nhau. 

Với khái niệm này, cho phép chúng ta phân biệt rõ giữa cách phân chia đơn vị hành chính để quản lý với mô hình tổ chức quản lý ở từng đơn vị hành chính. Không phải một đơn vị hành chính là một cấp chính quyền. Cấp chính quyền được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Ở đâu được coi là cấp chính quyền thì chính quyền ở đó bao gồm HĐND và UBND; còn ở đâu không được coi là cấp chính quyền thì sẽ có cơ quan hành chính thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính và dịch vụ công tại địa bàn. Vì vậy, Điều 111 Hiến pháp năm 2013 đã đưa ra khái niệm “cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND”, cấp chính quyền có ở những đơn vị hành chính nào sẽ do luật định, phù hợp với “đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt”.

Như vậy, Hiến pháp năm 2013 đã mở ra những khả năng để luật quy định và khắc phục những bất cập trong tổ chức chính quyền địa phương theo Hiến pháp năm 1992, đồng thời, đổi mới một bước quan trọng tổ chức chính quyền địa phương.



- Về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương: Hiến pháp năm 1992 không có điều khoản riêng quy định về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương mà nội dung này được thể hiện thông qua các quy định về thẩm quyền của HĐND(1) và UBND. Hiến pháp năm 2013 đã thay đổi cách tiếp cận khi bổ sung một điều mới (Điều 112) quy định về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, khoản 1 của Điều này khẳng định rõ chính quyền địa phương có 02 loại nhiệm vụ được phân biệt với nhau:  (1) Nhiệm vụ tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật tại địa phương; (2) Quyết định các vấn đề của địa phương do luật định. 

Trong một Nhà nước đơn nhất như nước ta, nhiệm vụ cơ bản, hàng đầu của chính quyền địa phương là tổ chức và bảo đảm thực hiện Hiến pháp, pháp luật tại địa phương. Đồng thời, chính quyền địa phương thực hiện các nhiệm vụ xuất phát từ tính đặc thù của địa phương. Đây là quy định thể hiện nhiệm vụ có tính tự quản cao của chính quyền địa phương, nhằm phát huy lợi thế của mỗi địa phương trên thực tế. 



Thứ hai, khoản 2 Điều 112 quy định rõ “Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương”. Có thể nói, đây là một định hướng quan trọng trong việc thiết kế cơ chế điều chỉnh mối quan hệ giữa chính quyền địa phương và chính quyền Trung ương (cũng như giữa các cấp chính quyền địa phương với nhau) trong thời gian tới. Chỉ có trên cơ sở phân định rõ thẩm quyền của mỗi cấp chính quyền theo tinh thần phân cấp mạnh mẽ thì cơ chế xác định trách nhiệm, bảo đảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền cũng như thực hiện việc kiểm soát quyền lực mới có hiệu quả.

Thứ ba, khoản 3 Điều 112 quy định: “Trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương được giao thực hiện một số nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó”. Trên thực tế rất nhiều nhiệm vụ của Trung ương được giao cho địa phương thực hiện, nhưng chỉ giao việc mà không kèm theo các điều kiện để thực hiện công việc, do đó, gây rất nhiều khó khăn cho địa phương. Quy định tại khoản 3 Điều 112 của Hiến pháp tạo cơ sở hiến định giải quyết nhiều khó khăn của các địa phương hiện nay.

- Quy định về Hội đồng nhân dân: Hiến pháp năm 2013 tiếp tục kế thừa các quy định về HĐND trong Hiến pháp năm 1992. Theo đó, khoản 1 Điều 113 tiếp tục quy định: “HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”. Khoản 2 Điều 113 quy định rõ chức năng và nhiệm vụ của HĐND địa phương. HĐND thực hiện 02 loại chức năng là “quyết định” và “giám sát”:

HĐND quyết định các vấn đề của địa phương do luật định;

HĐND giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của HĐND.

Như vậy, HĐND sẽ quyết định chính sách địa phương về việc thực hiện công vụ địa phương; đồng thời giám sát việc thực hiện các chính sách này. Trong khi đó, đối với các công vụ của Trung ương giao cho chính quyền địa phương thực hiện thì HĐND có trách nhiệm giám sát việc triển khai công việc này. Cách quy định như trên là phù hợp với những điểm mới trong quy định tại Điều 112 về chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương.



- Quy định về Ủy ban nhân dân: Hiến pháp năm 2013 tiếp tục kế thừa các quy định về UBND trong Hiến pháp năm 1992 theo hướng: Ở cấp chính quyền nào có HĐND thì UBND ở nơi ấy phải do HĐND bầu ra và được xác định là “cơ quan chấp hành của HĐND”, “cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương”. Cụ thể, theo quy định tại Điều 114 Hiến pháp mới, “UBND ở cấp chính quyền địa phương do HĐND cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.” Tuy nhiên, quy định về UBND trong Hiến pháp mới cũng thể hiện sự đổi mới theo hướng: Ở những  đơn vị hành chính không được xác định là một cấp chính quyền địa phương, thì cơ quan quản lý hành chính ở nơi đó được thành lập như thế nào là do luật định. Về chức năng, nhiệm vụ của UBND, khoản 2 Điều 114 tiếp tục quy định “UBND tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND”, đồng thời, có bổ sung nhiệm vụ “thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.”
Bình luận (0)
tran trong
19 tháng 4 lúc 21:43

Ví dụ nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội: Kế hoạch 58/KH-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc triển khai hoạt động Khu công nghệ thông tin tập trung Cầu Giấy năm 2014

Bình luận (0)
Hoàng Khánh Ly
Xem chi tiết
hoàng vũ minh quang
20 tháng 4 lúc 20:39

tự làm đi con lười

Bình luận (0)
Lê Văn Anh
Xem chi tiết
Ngọc Hưng
10 tháng 4 lúc 8:57

Sự phát triển khoa học và công nghệ tạo ra kết cấu hạ tầng thông tin ngày một tốt hơn, như điện thoại, internet,... dẫn đến khả năng tiếp cận thông tin của con người ngày càng tăng nhanh không chỉ ở các trung tâm và thành phố, mà còn ở hầu hết các địa phương trên cả nước, từ nông thôn đến miền núi, hải đảo. Nhờ các nguồn thông tin không giới hạn giữa các vùng, miền, lãnh thổ quốc gia, với tính chất đa chiều, nhanh và quy mô không giới hạn, người dân thuộc mọi tầng lớp xã hội, ở những mức độ khác nhau, đều có thể tiếp cận các thông tin về nhiều ngành nghề trong đời sống, qua đó có thêm hiểu biết để đưa ra mục tiêu đúng đắn, phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân.

Bình luận (0)
Tài khoản đã bị khóa!!!
10 tháng 4 lúc 21:15

Những thành tựu khoa học công nghệ có vai trò quan trọng vì nó tạo ra các công nghệ như điện thoại,laptop,... có sự hấp dẫn khiến con người tò mò và muốn sử dụng nó nhiều hơn ở các nơi.Nhờ sự phát triển người dùng mà nó đã phát triển người dùng không ngừng nghỉ khiến ai cũng có thể tiếp cận và để ý nhiều hơn

Bình luận (0)
Trịnh Minh Hoàng
15 tháng 4 lúc 13:22

`-` Phát triển kỹ năng: Khoa học và công nghệ giúp chúng ta phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề linh hoạt, áp dụng vào các vấn đề thực tế và cấp bách của thế giới.

`-` Đổi mới và sáng tạo: Các thành tựu trong lĩnh vực này thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo, từ đó tạo ra các sản phẩm mới và cải thiện chất lượng cuộc sống.

`-` Hỗ trợ quyết định nghề nghiệp: Sự tiến bộ trong khoa học và công nghệ cung cấp thông tin cần thiết để hỗ trợ quyết định nghề nghiệp, đặc biệt là trong các lĩnh vực đang phát triển nhanh chóng như công nghệ thông tin và sinh học.

`-` Tạo cơ hội việc làm: Khoa học và công nghệ mở ra nhiều cơ hội việc làm mới, từ việc hỗ trợ các nhà khoa học môi trường đến phát triển phần mềm và quản lý dự án công nghệ

Bình luận (0)
Ẩn danh
Xem chi tiết
Tài khoản đã bị khóa!!!
10 tháng 4 lúc 21:12

Mở đầu của bạn sẽ là video chào mừng

Thứ hai nêu vai trò chủa nghề giáo viên

thứ ba là công việc của giáo viên như thế nào.Có vất vả hay không vất vả

thứ tư phẩm chất để trờ thành giáo viên

thêm 1 số chi tiết như video về giáo viên để các bạn để ý và chú tâm hơn

Cuối cùng nói lời kết và cảm ơn đã nghe bài thuyết trình

Bình luận (0)
tran trong
9 tháng 4 lúc 21:35

 

Đây là 1 số thông tin để em làm bài thuyết trình nhé:

Nghề giáo là một trong những nghề quan trọng nhất và có ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về nghề giáo:

Vai trò của giáo viên: Giáo viên có vai trò quan trọng trong việc truyền đạt kiến thức và giáo dục các thế hệ trẻ. Họ không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn là người hướng dẫn, truyền cảm hứng, và đóng vai trò trong việc phát triển tinh thần, tư duy và kỹ năng của học sinh.

Nhiệm vụ của giáo viên: Nhiệm vụ chính của giáo viên là chuẩn bị và giảng dạy bài học, đánh giá và đánh giá kết quả học tập của học sinh, tạo ra một môi trường học tập tích cực và an toàn, và hỗ trợ sự phát triển cá nhân của từng học sinh.

Yêu cầu về học vấn và đào tạo: Để trở thành giáo viên, người ta thường cần có bằng cấp đại học chuyên ngành giáo dục hoặc chứng chỉ giáo dục được công nhận. Ngoài ra, việc đào tạo liên tục và các khóa huấn luyện là quan trọng để nắm vững các phương pháp giảng dạy mới và cập nhật kiến thức chuyên môn.

Kỹ năng và phẩm chất cần thiết: Giáo viên cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng quản lý lớp học, sự kiên nhẫn và sự đam mê trong công việc giáo dục. Họ cũng cần có lòng yêu trẻ, sự tôn trọng, sự tự tin và khả năng làm việc trong môi trường đa dạng.

Các lĩnh vực chuyên môn: Giáo viên có thể chọn lựa các lĩnh vực chuyên môn như tiếng Anh, toán học, khoa học, xã hội, nghệ thuật, âm nhạc, thể dục, và nhiều lĩnh vực khác tùy thuộc vào sở thích và năng lực cá nhân.

Thách thức và phúc lợi: Mặc dù nghề giáo mang lại nhiều cơ hội phát triển cá nhân và xã hội, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức như áp lực công việc, môi trường làm việc không ổn định, và mức lương không đồng đều. Tuy nhiên, sự hài lòng trong công việc và ảnh hưởng tích cực đối với cuộc sống của học sinh thường là nguồn động viên lớn đối với giáo viên.

Bình luận (0)
Ẩn danh
Xem chi tiết
Tài khoản đã bị khóa!!!
9 tháng 4 lúc 20:21

Nếu là thời lượng mười phút thì chúng ta sẽ cho 1 video giới thiệu về địa phương ngắn khoảng 2 ->3 phút và bắt đầu vấn đề nói về nghề ở đâu.Các cách mà họ tạo ra sản phẩm.Nêu thêm một số địa điểm nổi tiếng với nghề đó.Nghề đã được bao nhiêu năm và cách họ giữ gìn truyền thống.Cuối cùng kết bài nêu làng em có nghề truyền thống gì và em sẽ làm gì để giữ nghề đó

Bình luận (0)
tran trong
9 tháng 4 lúc 20:00

Cái này Power point em làm theo hướng dẫn sườn dàn ý như sau nhé:

- Chọn 1 nghề truyền thống ở địa phương.

- Giới thiệu địa phương.

- Giới thiệu lịch sử làng nghề.

- Giới thiệu các nét đặc trưng của nghề truyền thống.

- Giới thiệu các nghệ nhân tiêu biểu.

- Nêu giá trị của nghề truyền thống đối với địa phương em.

- Nêu thực trạng gìn giữ và phát triển nghề truyền thống.

- Nêu các biện pháp em đề xuất để phát huy nghề truyền thống.

-Kết luận trách nhiệm của bản thân em.

 

Bình luận (0)
Ẩn danh
Xem chi tiết
Tài khoản đã bị khóa!!!
9 tháng 4 lúc 20:21

Nếu là thời lượng mười phút thì chúng ta sẽ cho 1 video giới thiệu về địa phương ngắn khoảng 2 ->3 phút và bắt đầu vấn đề nói về nghề ở đâu.Các cách mà họ tạo ra sản phẩm.Nêu thêm một số địa điểm nổi tiếng với nghề đó.Nghề đã được bao nhiêu năm và cách họ giữ gìn truyền thống.Cuối cùng kết bài nêu làng em có nghề truyền thống gì và em sẽ làm gì để giữ nghề đó

Bình luận (0)
tran trong
9 tháng 4 lúc 20:04

Cái này Power point em làm theo hướng dẫn sườn dàn ý như sau nhé:

- Chọn 1 nghề truyền thống ở địa phương.

- Giới thiệu địa phương.

- Giới thiệu lịch sử làng nghề.

- Giới thiệu các nét đặc trưng của nghề truyền thống.

- Giới thiệu các nghệ nhân tiêu biểu.

- Nêu giá trị của nghề truyền thống đối với địa phương em.

- Nêu thực trạng gìn giữ và phát triển nghề truyền thống.

- Nêu các biện pháp em đề xuất để phát huy nghề truyền thống.

-Kết luận trách nhiệm của bản thân em.

Bình luận (0)
dqn2012
Xem chi tiết
Tài khoản đã bị khóa!!!
3 tháng 4 lúc 19:40

chịu thôi

muốn tìm ng khó lắm bạn ạ

Bình luận (0)
Tài khoản đã bị khóa!!!
3 tháng 4 lúc 19:42

có bạn nguyễn đức duy đấy bạn

Bình luận (3)
Tài khoản đã bị khóa!!!
4 tháng 4 lúc 20:57

loading...

Bình luận (0)
Xem chi tiết
Pham Anhv
31 tháng 3 lúc 12:59

Món ăn miền Bắc : Bánh Xu Xê 

Món ăn miền Trung: Trứng lộn um bầu

Món ăn miền Nam: Thốt nốt

Bình luận (3)

Bạn nào ở team miền Bắc? Miền Trung? Miền Nam?

Dự đoán các đặc sản trên nàooo

Bình luận (0)
Cee Hee
31 tháng 3 lúc 12:43

`-` Món ăn miền Bắc: cơm rượu (không chắc ạ :v)

`-` Món ăn miền Trung: hột vịt lộn nấu canh với bầu

`-` Món ăn miền Nam: thốt nốt. 

Bình luận (3)
Ẩn danh
Xem chi tiết
tran trong
31 tháng 3 lúc 0:15

 

Tiêu đề: Trách Nhiệm Của Công Dân Trong Việc Bảo Vệ Môi Trường

Giới thiệu

Xin chào quý vị, tôi rất vinh dự được đứng trước mọi người để thảo luận về một chủ đề quan trọng mà tất cả chúng ta đều đang phải đối mặt: trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường. Môi trường không chỉ là một khía cạnh của cuộc sống, mà nó còn là cơ sở của sự tồn tại của chúng ta và các thế hệ tương lai. Với sự tăng cường của hiện tượng biến đổi khí hậu và sự suy giảm của tài nguyên tự nhiên, vai trò của chúng ta trong việc bảo vệ môi trường trở nên càng quan trọng hơn bao giờ hết.

Tầm quan trọng của môi trường

Môi trường không chỉ cung cấp cho chúng ta không khí trong lành để hít thở và nước sạch để uống, mà nó còn là nơi chúng ta sống và làm việc. Đối với mỗi cá nhân, môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, môi trường cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái trên trái đất.

Những thách thức hiện nay

Tuy nhiên, môi trường đang phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng. Sự ô nhiễm, sự suy giảm của các loài động vật và thực vật, sự biến đổi khí hậu và sự cạn kiệt của tài nguyên tự nhiên đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với cuộc sống và sinh kế của chúng ta.

Trách nhiệm của công dân

Giáo dục và Nhận Thức: Đầu tiên, trách nhiệm của chúng ta là tạo ra nhận thức và hiểu biết về tầm quan trọng của môi trường. Chúng ta cần phải học hỏi về những vấn đề môi trường và tác động của chúng đối với cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Thay Đổi Hành vi: Chúng ta cần phải thay đổi hành vi cá nhân để giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, giảm lượng rác thải, và ủng hộ các sản phẩm và dịch vụ có tác động môi trường ít.

Hành động Cộng Đồng: Bên cạnh việc thay đổi hành vi cá nhân, chúng ta cũng cần phải tham gia vào các hoạt động và sự kiện cộng đồng để bảo vệ môi trường. Điều này có thể bao gồm việc tham gia vào các chiến dịch làm sạch môi trường, hoặc ủng hộ các tổ chức phi lợi nhuận làm việc trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Chủ Động Đối Phó: Chúng ta cần phải chủ động đối phó với các thách thức môi trường thông qua việc tham gia vào các hoạt động như tái chế, làm sạch môi trường, và hỗ trợ các dự án bảo tồn và phục hồi môi trường.

Kết luận

 

Trong kỷ nguyên hiện đại, trách nhiệm của chúng ta trong việc bảo vệ môi trường không chỉ là nhiệm vụ của các nhà hoạt động môi trường hay chính phủ mà còn là nhiệm vụ của mỗi cá nhân trong chúng ta. Chúng ta đều có trách nhiệm chung để giữ gìn và bảo vệ môi trường cho cả thế hệ hiện tại và tương lai. Hãy cùng nhau hành động để tạo ra một tương lai bền vững cho hành tinh của chúng ta. Cảm ơn quý vị đã lắng nghe!

Bình luận (0)