Thạch Sanh

Nguyễn Hoàng Việt
Xem chi tiết
luong nguyen
19 tháng 7 2018 lúc 16:24

– Nồi niêu cơm

Thể hiện được sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời qua chi tiết niêu cơm thể hiện sự thân thiện, nhân đạo và mong muốn hòa bình của nhân dân ta. Chi tiết niêu cơm cũng thể hiện tiềm năng sức mạnh to lớn của nhân dân.

Bình luận (0)
Thảo Phương
20 tháng 7 2018 lúc 8:10

Niêu cơm bé xíu nhưng chính là tượng trưng cho uy quyền, cho sự thần thông biến hóa để được sự giàu có thịnh vượng, cho thỏa mãn ước mơ ở đời. Vận câu thành ngữ này vào cuộc sống mang nhiều ý nghĩa.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thu Hương
20 tháng 7 2018 lúc 14:50

Niêu cơm thần tượng trưng cho tình thương, lòng nhân ái, khát vọng đoàn kết, tư tưởng yêu chuộng nền hòa bình của dân tộc ta.

Bình luận (0)
Nhan Thanh
Xem chi tiết
Thảo Phương
30 tháng 6 2018 lúc 16:13

1.Sau khi gặp được Tấm ở hàng nước của bà lão,nhà vua vui mừng khôn xiết . Người liền truyền võng mác đưa nàng về cung và hậu tạ bà lão đã chăm sóc Tấm.

Phần về 2 mẹ con Cám,sau thời gian lúc đốt khung cửi – là Tấm – và rắc ở xa hoàng cung,cứ tưởng Tấm sẽ không bao giờ xuất hiện nữa,bèn mở cỗ ăn mừng,lấy cớ là mừng Cám thành hoàng hậu chính thức,mời cả làng đến dự.Trong lúc ăn tiệc đột nhiên có tiếng trống,tiếng kèn tiến về phía nhà mẹ con Cám. Mọi người đổ xô ra ngoài sân để xem. Chỉ riêng 2 người tham ăn vẫn ngồi trong phòng ăn uống no nê. Bỗng có 1 tiếng nói vừa lạ vừa quen cất làm mẹ con Cám giật mình,quay lại. Không tin được trước mặt mình là nhà vua cùng…Tấm – có phần lộng lẫy,xinh đẹp hơn trước – đang đứng trước mặt mình. 2 mẹ con bèn quì xuống,lạy lấy lạy để,van xin Tấm tha chết cho họ. Tấm kể lại mọi chuyện với nhà vua.Ngài tức giận,sai binh lính bắt chúng đi chém đầu.Tấm bèn ngăn cản,xin phép vua bắt Cám và mẹ Cám đem vào 1 ngôi làng ven biển cách xa hoàng cung và truyền cho không bao giờ được quay trở về đô nữa. Nhưng Tấm vẫn cử người bí mật dõi theo 2 mẹ con.

Từ khi vào làng,vì 2 mẹ con từ trước tới giờ ăn sung mặc sướng,chưa bao giờ làm việc nặng nhọc,nên không biết lao động như thế nào,người trong làng thương tình,bèn cho vào làm ruộng. Mẹ Cám lười,bèn bảo Cám đi làm thay mình,lấy cớ là tuổi già sức yếu. Cám thương mẹ nên cũng ra đồng làm . Nhưng làm được 1 thời gian,Cám mệt quá,không chịu nổi nữa,bèn ngồi chỗ khối đá,cảm thấy ân hận nên ôm mặt khóc nức nở.Bụt hiện lên hỏi.Cám thút thít,kể lại sự tình.Bụt bảo với Cám :
- Nếu như con muốn chuộc lại lỗi lầm của mình,thì con hãy đến 1 con sông thần cách đây 5 dặm,ở đó,hãy tìm dưới sông 1 chiếc gương thần,nó sẽ giúp con.
Nói đoạn,Bụt biến mất.Cám hớt hả chạy về nhà,kể lại toàn bộ sự việc với mẹ mình. Mẹ Cám nghe thế,liền tất tả chuẩn bị đồ đạc đi cùng với Cám.2 mẹ con đã phải trèo đèo lội suối,chưa kể những lúc mẹ Cám lười nhác,bắt Cám cõng mình qua con đèo cao ngất hay những lúc bà ta đói bụng,bắt Cám phải kiếm thức ăn cho mình. Cám vẫn âm thầm chịu đựng mẹ mình.

Sau nhiều ngày mệt nhọc,vất vả,cuối cùng thì cũng tới được con sông đó. Cám bảo mẹ nằm chờ dưới gốc cây,còn mình thì lặn xuống sông để tìm chiếc gương thần. Nhưng không ai ngờ,là khi mẹ Cám nằm ngủ dưới gốc cây đã bị 1 con hổ vồ tới và ăn thịt.Khi Cám tìm được chiếc gương và ngoi lên bờ,nhìn thấy đống xương,còn cả cái đầu lâu còn dính máu và thịt của mẹ mình,Cám liền nhặt xương mẹ lại và ôm mặt khóc . Bụt lại hiện lên hỏi. Cám nói với bụt là đã tìm thấy chiếc gương,nhưng niềm vui không được trọn vẹn khi mẹ Cám đã chết.Bụt nói :
- Chiếc gương kia chính là điều ước của con,giờ con có 2 lựa chọn : 1 là dùng nó để ước rằng con chưa bao giờ có tội lỗi gì với chị con,2 là dùng nó để ước mẹ con trở về. con sẽ chọn cái nào ?Cám suy nghĩ rất lâu,rồi đáp :
-Thưa bụt,con xin ước để mẹ con trở về bên con. Con cũng không cần sung sướng như lúc trước nữa,con chỉ cần ở bên mẹ con,tròn chữ hiếu với bà ấy là được rồi.
Bụt mỉm cười,và đáp ứng điều ước của Cám. Đống xương mà lúc nãy Cám nhặt lại,hiện trở về thành mẹ Cám,nhưng 1 bên chân phải của bà đã bị con hổ cắn nát,nên mẹ của Cám mất đi 1 chân.

Điều ước mất. Chiếc gương cũng mất . Cám cõng mẹ Cám trở về nhà. Và khi vừa về đến nhà,Cám đã thấy lồng đèn,hoa treo rực rỡ.tiếng kèn tiếng trống vang, và Tấm đã chạy đến ôm lấy Cám,nói rằng :
- Chị đã biết hết tất cả.Em thật dũng cảm,chị thật khâm phục em khi đã sử dụng điều ước duy nhất để cứu sống dì. Em và dì có bằng lòng dọn vào cung và ở cùng chị và hoàng thượng không ?
Cám nghẹn ngào nói không nên lời,bật khóc.Rồi 2 người được đưa về hoàng cung. Ít năm sau,Cám được nhà vua ban lệnh cho cưới người em thứ 2 của ngài – là 1 dũng tướng tài ba. Còn mẹ Cám từ đó cũng không còn ác độc như trước nữa,bà cạo tóc đi tu và náu thân nơi cửa phật.Từ đó,họ sống với nhau hạnh phúc và không còn bất cứ thù oán gì với nhau nữa.

Bình luận (0)
Thảo Phương
30 tháng 6 2018 lúc 16:13

1.Truyện cổ tích là một loại truyện dân gian chủ yếu ra đời trong hoàn cảnh xã hôị có áp bức, bóc lột. Đó là những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh cuộc đời của một số kiểu nhân vật như nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, ngốc nghếch vv...

Nhắc đến truyện cổ tích có lẽ trong chúng ta ai cũng từng được nghe câu chuyện Tấm Cám. Câu chuyện này trong dân gian lưu truyền rất nhiều dị bản. Chủ yếu ở phần kết truyện. Mỗi dị bản một cách kết thúc khác nhau, đều có cái hay, cái riêng của nó.

Truyện cổ tích Tấm Cám kể về cuộc đời của cô Tấm - một cô gái hiền hậu, xinh đẹp nết na. Ta tưởng tượng như Tấm sẽ được hưởng một cuộc sống tươi đẹp bình lặng. Nhưng không, nàng luôn bị Cám - đứa con gái của mụ gì ghẻ vốn tính độc ác, tham lam nghĩ ra nhiều mưu kế để hãm hại Tấm. Vì lòng đố kị ganh ghét với sự may mắn trong hôn nhân của chị, mà Cám đã khiến cuộc đời Tấm phải trải qua bao lần chết đi sống lại : Lần thì hoá thành chim vàng anh, lúc lại biến thành cây xoan đào, sau lại hoá ra chiếc khung cửi, và rồi lại là quả thị thơm. Nàng đã phải chịu đựng sự hành hạ nhẫn tâm của hai mẹ con nhà Cám. Nhưng rồi cuối cùng, cái thiện vẫn luôn chiến thắng cái ác.
Tấm trở thành hoàng hậu sống hạnh phúc với nhà vua, còn mẹ con Cám phải đón nhận cái chết.

Đó là một kết cục công bằng, hợp với khát vọng ở hiền gặp lành của cha ông chúng ta.

Tuy nhiên, trong dân gian, kết thúc truyện Tấm Cám không đơn giản như thế. Cái chết của mẹ con Cám được kể lại bằng nhiều cách khác nhau.

Bản thứ nhất : Cám thấy Tấm trở về và được vua yêu thương như xưa thì không khỏi sợ hãi. Một hôm Cám hỏi chị :

- Chị Tấm ơi chị Tấm, chị làm thế nào mà đẹp thế ?

Tấm không đáp, chỉ hỏi lại :

- Có muốn đẹp không để chị giúp ?

Cám bằng lòng ngay. Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo cám nhảy xuống hố và sai quân hầu dội nước sôi vào hố. Cám chết mụ dì ghẻ cũng lăn đùng ra chết...

Ở cách kết thúc này, tác giả dân gian đã cho ta chứng kiến kết cục cuối cùng của cuộc đời Cám và mụ gì ghẻ. Người ra tay trừng phạt hai mẹ con Cám không ai khác chính là Tấm. Đành rằng trong truyện cổ tích, kẻ ác lúc nào cũng bị trừng phạt đích đáng, kết thúc trên rõ ràng là đã thể hiện đúng ước mơ của người dân lao động (thiện thắng ác) nhưng liệu như vậy, cô Tấm có phải là một con người “hơi” dã man khi ở phần trên câu chuyện ta luôn biết Tấm là một người con gái hiền lành, tốt bụng ?

Bản thứ hai : Cám thấy Tấm trở về và được vua yêu thương như xưa nó không khỏi sợ hãi. Nhưng Cám cũng thắc mắc là vì sao chị mình sau bao thử thách nghiệt ngã như thế lại trở nên đẹp đẽ bội phần. Cám hỏi Tấm :

- Chị Tấm ơi chị Tấm, chị làm thế nào mà đẹp thế ?

Tấm trả lời :

- Chị đẹp thế này là nhờ mỗi ngày đều tắm rửa bằng nước sôi đấy. Thế em có muốn đẹp không, để chị giúp cho.

Cám hí hửng đồng ý. Thế là Tấm chuẩn bị cả một nồi nước sôi và dội luôn lên người Cám. Cám chết còng keo trong nước nóng.

Nhưng câu chuyện chưa dừng lại ở đây. Sau khi Cám chết, mụ dì ghẻ vẫn không hề hay biết chuyện. Tấm vội sai quân hầu đem làm thịt Cám và muối thành mắm, đem biếu mụ dì ghẻ và nói dối là mắm do Cám từ hoàng cung gửi về biếu mẹ. Mụ dì ghẻ tưởng thật, đem mắm ra ăn và tấm tắc khen ngon. Có con quạ đậu trên cành cây bên cửa sổ líu lo.

Ngon gì mà ngon
Mẹ ăn thịt con
Có còn xin miếng

Mụ dì ghẻ nghe vậy liền chửi mắng :

- Chém tổ cha tổ ******. Mắm này do con gái ta từ hoàng cung gửi về. Ta ăn ngon thì khen chứ sao.

Thế là mụ tiếp tục ăn. Ăn cho đến tận đáy hũ. Mụ chợt nhìn thấy một cái đầu lâu, lúc này mới biết lời con chim nói là thật quá, sợ quá mụ lăn đùng ra chết.

Đây là một cách kết thúc thật đáng đời cho mẹ con Cám. Cám vì sống độc ác nên đến lúc chết cũng không được thanh thản, đã bị dội nước sôi rồi lại còn bị làm thịt muối thành mắm. Còn mụ dì ghẻ lại là người ăn thịt con gái của mình. Cách kết thúc này là một sự trả giá quá đắt cho những mưu kế độc ác và lòng tham lam của mẹ con Cám. Tuy nhiên, ta vẫn phải đặt ra câu hỏi : Liệu như thế này, Tấm có phải thay đổi thành một con người độc ác và mưu mẹo ? Vì chỉ những người mưu mẹo, nham hiểm mới có thể nghĩ ra cách muối mắm rồi đem biếu gì ghẻ như vậy ? Đối chiếu với những lời kể về phẩm chất của Tấm ở phần trên câu chuyện với phần kết thúc, dường như ta thấy có sự đối lập...

Bất cứ ai khi nghe kết thúc kiểu này, chắc hẳn đều không tránh khỏi cảm giác ghê sợ, dã man quá mức. Hình ảnh một nàng Tấm hiền lành lương thiện cũng dần nhạt nhoà một phần nào đó. Nhưng vì truyện cổ tích ra đời trong xã hội phong kiến nên cách trả thù kiểu trung cổ như trên cũng không có gì xa lạ. Hơn nữa mẹ con nhà Cám làm Tấm chết đi sống lại bốn lần cho nên cách kết thúc trên mới là kiểu trừng phạt triệt để của ngừơi lao động. Đó là hậu quả của những kẻ gieo gió sẽ gặt bão như mẹ con nhà Cám.

Bản thứ ba : Cám thấy Tấm trở về sống hạnh phúc với vua cha thì trong lòng không khỏi ghen tị khi thấy chị mình càng đẹp lộng lẫy hơn bao giờ hết. Cám về quê sống với mẹ và được nghe một người nào đó bảo rằng : Muốn đẹp như Tấm thì phải tắm nước sôi. Cám tin lời người ấy một cách ngu ngốc, mê muội. Cám đã làm theo. Nó chuẩn bị cho mình một nồi nước sôi thật to và dội lên người. Kết quả là Cám chết cong keo trong nước nóng.

Mụ dì ghẻ đi làm về thấy thế cũng lăn đùng ra chết theo con.

Cách kết thúc này có vẻ "nhân đạo" hơn cả. Bởi vì cuối cùng Cám và mụ dì ghẻ cũng đã phải trả giá cho những hành động của mình. Kết thúc này hay ở chỗ : Cám nghe lời mách bảo của một người nào đó không rõ tên tuổi. Người nào đó ở đây chính là người đại diện cho nhân dân lao động, hoàn toàn đứng ngoài câu chuyện và có cách nhìn, cách đánh giá khách quan về mẹ con Cám. Điều này chứng tỏ, tất cả mọi người đều đồng cảm với Tấm, đều căm ghét mẹ con nhà Cám độc ác, nham hiểm, tham lam. Thay thế cho Tấm, người ấy đã trả thù mẹ con Cám giúp Tấm. Cách kết thúc này rất hay, vẫn đảm bảo nguyên vẹn phẩm chất hiền lành, giàu lòng lòng vị tha của cô Tấm, vẫn thể hiện rõ nét ước mơ của nhân dân lao động về chân lí của cuộc sống, về quy luật của tự nhiên ; cái thiện vẫn luôn chiến thắng cái ác, hạnh phúc sẽ mỉm cười với những người lương thiện và sự trừng phạt đích đáng sẽ đến với những kẻ độc ác, nham hiểm.

Chính vì tính truyền miệng của văn học dân gian nên mỗi tác phẩm dân gian đều có nhiều dị bản khác nhau. Truyện cổ tích Tấm Cám là một minh chứng chân thực nhất cho điều đó. Cùng là một câu chuyện song lại có nhiều cách kết thúc khác nhau, mỗi cách kết thúc đều có cái hay, cái đặc biệt riêng của nó. Song xét về thế giới tâm lí của con người, ta đều có thể cảm nhận được cách kết thúc nào là hợp lí nhất. Tuy nhiên điều cảm nhận ấy vẫn là đánh giá chủ quan của từng ngừơi đọc.

Ba cách kết thúc khác nhau của truyện Tấm Cám chắc chắn ra đời ở ba thời kì khác nhau. Cách thứ hai, ra đời trước tiên. Tiếp đến là cách thứ nhất. Người sau chỉnh lại kết thúc của cách hai, vì thấy Tấm trong câu chuyện trả thù tàn ác quá, nhưng đồng quan điểm "Tấm phải trực tiếp trả thù". Nhưng vấn đề đặt ra là, có nên theo "tấm lòng nhân ái" khi nghe chuyện mà bỏ qua biểu tượng răn đe hết sức quyết liệt của cách kết thúc "muối mắm" hay không. Đó là trước cái ác tột cùng, một cái ác không điểm dừng, quyết truy đuổi, tiêu diệt đến cùng cái thiện, thì cái ác ấy cũng cần bị cái thiện đáp trả xứng đáng. Tiêu diệt cả gốc lẫn rễ, làm cho cái ác phải ghê rợn, băm vằm ra để chúng không thể hồi sinh. Cách thứ ba, khác hẳn hai cách trên, có lẽ do có khoảng lùi lớn về thời gian, thay đổi về thời đại nên quan niệm trả thù đã được "nhân đạo hoá". Mặt khác, người kể lại muốn giữ trọn hình ảnh đẹp của người con gái Việt Nam truyền thống nên điểu chỉnh lại. Có điều nó cũng đã "lập trường hóa", "tiến bộ hóa", "hiện đại hóa" câu chuyện.

Truyện cổ tích Tấm Cám tuy có nhiều cách kết thúc khác nhau song mỗi cách kết thúc đều có cái hay và ý nghĩa riêng của nó. Chính cách kết thúc khác nhau đã làm phong phú thêm truyện cổ dân gian. Hiểu và đồng cảm với người xưa thì chọn cách hai. Cùng quan điểm như vậy, nhưng "mềm mỏng" hơn thì chọn cách một, Theo thời bây giờ sẽ chọn cách ba. Cho nên, bạn chọn cách kết thúc nào cũng đều được. Tôi thì tôi chọn cách kết thúc thứ hai.

Bởi lẽ, các kiểu kết thúc tuy có những chỗ khác nhau nhưng đều góp phần thể hiện ước mơ và công lí nhân dân “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo.

Bình luận (0)
Trâm Anhh
30 tháng 6 2018 lúc 16:17

1. Mẹ của Cám bị dư luận vạch trần tội ác ,Cám thì xấu hổ vì chị Tấm trở về với đôi hài ướm thử năm nào vừa như in ,còn mình cố mãi cố mãi đi chẳng vùa .Lương tâm Cám cắn rứt ,lúc này Cám mới hiểu được giá trị của tình yêu đích thực ,mình chẳng xứng đáng làm người ở xứ sở này ,đành xuống thuyền ra đảo ở biệt xứ ,trồng cấy rau quả và ở một mình nơi đảo hoang .Cuối đời chẳng dám nhìn mặt mọi người .
Mẹ Cám cũng có chút tình vì quá thương con ,chiều con đẻ của mình nhưng đối xử với con chồng bạc ác quá ,nhà vua ban cho 3 thứ để tự kết liễu đời mình ,đó là chén thuốc độc tự uống ,dải lụa đào để tự treo cổ và con dao để tự rạch bụng mình .Bà chọn phượng pháp tự uống thuốc độc để chết làm gương cho nhân loại .Tấm là cô gái hiền lành ,đức độ nên nghĩ đến tình ngừoi ,không muốn nhìn thấy thảm cảnh đó bèn ngửa mặt lên trời vái lạy ,ông Bụt hiện lên làm phép thần kì biến chén độc dược kia thành chén nước uống vào chỉ bị đau bụng ,bà lên cơn đau 3 ngày liền .chính lúc bà nghĩ là sẽ chết đó ,giờ phút bà ta hối hận và thề chối sẽ không làm điều ác nữa ,xin đựơc cơ hội sống sót ,xin vĩnh viễn ở trong lãnh cung để còn sống những ngày tháng cuối đời !
Tấm cũng buồn vì thân n hân của mình làm điều ác nhưng dẫu sao họ còn được làm sinh mạng trên thế gian này ,hi vọng họ cải tà quy chính ,có ngày được nhà vua ân xá ,,,mọi việc đang đón chờ sự thành tâm hối cải của họ ,dẫu sao thoát chết đã là may lắm rồi !

2.

Hàng ngày, bà cụ nấu nước chè tươi, ngồi nhấn nha bán dưới gốc cây mít cổ thụ đầu làng nên mọi người từ lâu đã quen gọi là quán bà cụ Mít. Cụ Mít chắc phải ngoài bảy mươi rồi. Tóc bạc trắng như cước, lưng còng gập, đi lại chậm chạp, lòng khòng. Cụ sống một mình, không chồng, con, ngay trong quán hàng nhỏ xíu của mình.

Cái Gái rất thích cõng em ra chơi nhặt lá mít làm trâu, vênh sừng nghé ọ, nhảy lò cò... Thấy quán vắng khách là nó lại sà vào lòng bà cụ Mít, nhổ tóc sâu, để được nghe cụ kể chuyện cổ tích. Gái thích nhất là truyện Tấm Cám. Nó hay ngửa cổ nhìn lên ngọn cây Mít và ước ao: Giá như cây mít này biến thành cây thị. Sẽ có một quả thị thật to, để cụ Mít đem cái bị ra, bảo:

- Thị ơi thị! Thị rơi bị bà, bà đem bà ngửi chứ bà không ăn?

Rồi sẽ có một cô Tấm từ trong quả thị chui ra và sống mãi ở đây với bà cụ Mít.

Một lần mẹ đi chợ, cái Gái lẽo đẽo cõng em theo mẹ ra tận đầu làng, cứ dặn đi dặn lại:

- U nhớ nhé! Con không ăn bánh đa đâu! U mua cho con một quả thị rõ thật to, u nhé!

Hôm ấy mẹ mua cho Gái quả thị chín vàng, tròn như cái bát. Gái thích lắm, cầm quả thị, chạy một mạch ra quán cụ Mít. Lúc ấy, cụ Mít đang lúi húi rửa chè xanh ngoài cầu ao. Cái Gái liền lẻn vào quán. Nó để quả thị lên cái đĩa gỗ trên bàn thờ rồi tong tả chạy về nhà với nỗi vui mừng, thấp thỏm, chờ mong...

Ngày nào Gái cũng ra chơi với cụ Mít để dò xem có cô Tấm nào chui ra quả thị hay không?

Cụ Mít cứ hinh hỉnh cái mũi lên mà hít hà và bảo:

- Quái lạ! Có mùi thị ở đâu thơm quá! Gái có ngửi thấy không cháu?

Gái tủm tỉm cười, vờ như không biết:

- Vâng! Đúng là có mùi thị, thơm thật!

Năm ngày sau, quả thị bị héo tóp lại, vỏ thâm xì, chảy cả nước thị ra cái đĩa gỗ. Gái vừa thất vọng vừa tiếc của, nó đành ném quả thị héo ấy ra bụi tre.

Chuyện đó, cụ Mít hoàn toàn không biết gì.

Năm ấy, cái Gái đã là học sinh lớp 10. Nó không còn tin là trong quả thị có cô Tấm nữa. Nhưng nó vẫn ước ao làm được một việc gì đó để giúp đỡ cụ Mít như tất cả mọi người trong làng này đối xử với cụ.

Mỗi ngày, cứ buổi sáng, cái Gái lại cắp rổ đi kiếm rau lợn. Hôm nào nó cũng ghé qua quán cụ Mít để bí mật làm một việc gì đó, vì cụ Mít thường đi mua chè vào buổi sáng. Cửa quán luôn chỉ khép hờ. Gái lách cửa, vào nhà, gặp việc gì làm được, là nó làm ngay. Vại nước sắp hết, nó lấy đôi thùng ra giếng gánh, đổ đầy tràn cả ra ngoài. Hôm thì nó quét lá tre, lá ổi rụng đầy vườn, vun vào gốc cho bà cụ lấy cái đun bếp.

Hôm nay, vừa lách vào nhà, Gái đã nhìn thấy ngay máy cái bát cáu đen những nhựa chè. Nó hối hả bưng ngay chén, bát ra bờ ao, lấy rơm và tro bếp đánh thật sạch cả trong lẫn ngoài, trông như mới vậy! Có sáu cái bát, nó đánh xong được năm cái. Đến cái thứ sáu, vì hơi mạnh tay, nên cái bát bị sứt một mảnh nhỏ. Gái sợ hãi luống cuống, trông ngực đánh thình thịch... Làm sao bây giờ? Chỉ tại mình cọ mạnh quá! ... nó vội dấu cái bát vỡ dưới bụi khoai nước bên bờ ao rồi đem năm cái bát kia úp trên nhà, nó lấy vôi cô' gắn mảnh bát vỡ, loay hoay mãi đến toát mồ hôi mà mảnh vỡ vẫn không chịu dính vào.

Vừa lúc đó, bà cụ Mít lọc cọc chống gậy, bưng rổ chè về.

- À, à! Bà bắt được quả tang rồi nhé! Hôm nào bà cũng nằm mơ thấy cô Tấm về làm giúp bà mà! Cháu vừa chui ở quả thị nào ra thế?

- Nhưng... nhưng cháu không ngoan đâu Cháu lỡ tay đánh vỡ bát của bà rồi!... Hu!... Hu..!

- Không sao đâu! Nín đi cháu! Cái bát ấy đã nứt sẵn rồi, vỡ là phải! Cháu không có lỗi gì đâu! Cô Tấm của bà ngoan lắm!

Bình luận (0)
Nhan Thanh
Xem chi tiết
Thảo Phương
30 tháng 6 2018 lúc 16:08

1:

Hùng Vương ngày xưa có 4 câu chuyện đáng nhớ nhất. Đó là những câu chuyện về sự tích con người, anh hùng đánh giặc cứu nước, sự tích bành chưng bánh giầy, cuộc đánh nhau giữa 2 vị thần. Sau đây là bài kể ngắn gọn của mình:

1. Con Rồng Cháu Tiên:LLQ và ÂC kết duyên thành vợ chồng, sinh ra bọc trăm trứng, nở ra trăm con, chia con cai quản các phương, lập nước là Văn Lang, bắt đầu thời Vua Hùng. Về sau, người VN tự hào về nguồn gốc đẹp đẽ, cao quý của mình.

2. Thánh Gióng: đến đời Hùng Vương thứ 6, giặc Ân xâm lược, cậu bé làng gióng ra đời, lớn lên kì lạ. Khi nghe có người rao tìm người tài đi đánh giặc, cậu biết nói biết cười. Nhân dân nuôi cậu khôn lớn cho tới khi sứ giả đem vũ khí tới, cậu vươn vai thành tráng sĩ quất ngựa phi thẳng đến nơi có giặc. Sau khi đánh tan lũ giặc Gióng cùng ngựa bay về trời. Vua nhớ công ơn lập đền thờ và phong cho Gióng là Phù Đổng Tiên Vương.

3. Bánh Chưng Bánh Giầy: sang đời vua Hùng thứ 7, vua chọn người nối ngôi.Lang Liêu được thần báo mộng và dạy cho cách làm bánh. Sau khi suy nghĩ, chàng đã làm ra 2 loại bánh. Đó là bánh chưng, bánh giầy và chàng được truyền ngôi. Từ đấy, người Việt Nam ta đã làm Bánh chưng Bánh giầy vào ngày tết.

4. Sơn Tinh Thủy Tinh: tới thời Hùng Vương thứ 18, Sơn Tinh, Thủy Tinh đều muốn lấy Mị Nương làm vợ. Trận đánh của họ rất ác liệt. Cuối cùng Sơn Tinh thắng trận. Thủy Tinh hàng năm dâng nước lên đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại. Do đó tạo nên cảnh lũ lụt hàng năm xảy ra ở nước ta.

Bình luận (0)
Thảo Phương
30 tháng 6 2018 lúc 16:10

2.Ôi trời bây giờ , mình mới hiểu hết âm mưu bụng dạ của tên Lý Thông ấy , tất cả là do hắn lừa mình , mình thật ngu ngốc .Việc mình đi canh miếu thờ chỉ để thay mạng cho hắn .Còn việc hắn bảo mình đi xa để tránh khỏi tội chết vì chém chằn tinh vua nuôi để cướp công , cưới công chúa thôi .

Tệ nhất là việc Lý Thông hại mình khi cứu công chúa dưới hang sâu .Sao nỡ hắn nhốt mình dưới hang để lại một mình . Cũng may mình gặp được Thái tử , tặng mình cây đàn làm bạn .

Tâm địa Lý Thông đã quá rõ ràng rồi . Còn công chúa thì sao ? Sao nàng ko nói lên sự thật ? Chẳng lẽ tên Lý Thông kia cũng đã đầu độc nàng rồi ư . Mình lo quá.

Thôi mình còn cây đàn này , đánh thử xem :

Đàn kêu tính tịch tình tang

Ai đem công chúa dưới hang trở về

Đàn kêu thấu đến cung phi

Trách nàng công chúa vậy thì sai ngoa...

Liệu mình còn gặp được công chúa ko đây ...

Bình luận (0)
Thảo Phương
30 tháng 6 2018 lúc 16:03

Đề 1:

Sắp xếp thứ tự kể các sự việc chính ở truyện theo trình tự thời gian: Con Rồng cháu Tiên-> Thánh Gióng-> Bánh chưng bánh giầy-> Sơn Tinh, Thủy Tinh.


+ Các sự việc chính cần kể được ở mỗi truyện:
1. LLQ và Âu Cơ kết duyên vợ chồng đẻ ra bọc trăm trứng, nở trăm con, chia con cai quản địa phương, lập ra nước Văn Lang bắt đầu các thời Vua Hùng. Người Việt Nam tự hào về nguồn gốc đẹp đẽ, cao quý “Con Rồng cháu Tiên”.
2. Đến thời Vua Hùng thứ 6, giặc Ân xâm lược, cậu bé làng Gióng ra đời, lớn lên kì lạ… vươn vai thành tráng sĩ… đánh tan giặc rồi bay về trời… Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương… đó là Thánh Gióng- người anh hùng chống giặc ngoại xâm trong mơ ước của nhân dân.
3. Sang đời Hùng Vương thứ 7, vua chọn người con nối ngôi. Lang Liêu làm bánh chưng, bánh giầy… Được truyền ngôi. Chàng là người anh hùng sáng tạo văn hóa- phong tục tập quán tốt đẹp ấy còn được gìn giữ và lưu truyền đến muôn đời.
4. Tới thời Hùng vương thứ 18, sơn tinh ,thủy tinh đều muốn lấy Mị nương làm vợ. Trận giao tranh của học rất ác liệt. cuối cùng Sơn Tinh chiến thắng
Thủy Tinh hằng năm dâng nước đánh ghen nhưng đều thất bại. Sơn Tinh là hình ảnh người anh hùng trị thủy và ước mơ chế ngự thiên nhiên của người xưa
Bình luận (0)
thảo mai nguyễn thảo mai
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
6 tháng 4 2018 lúc 15:28

Trong truyện Thạch Sanh tiếng đàn thần kì của Thạch Sanh có một số ý nghĩa sau : Tiếng đàn đã giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát sau khi bị Lí Thông lừa gạt, cướp công, Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối. Nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà công chúa khỏi câm ,giúp vạch mặt Lí thông ,giúp Thạch Sanh không phải bỏ công sức để đánh giặc. Tiếng đàn thần là tiếng đàn của công lí. Tiếng đàn còn làm quân sĩ 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. Tiếng đàn đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Còn niêu cơm thần kì của Thạch Sanh có khả năng phi thường, cứ ăn hết lại đầy, làm quân 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường, chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên thán phục. Niêu cơm thể hiện sức mạnh, tiềm năng to lớn của đất nước, của nhân dân. Thể hiện tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
6 tháng 4 2018 lúc 15:28

Chi tiết Tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh là một chi tiết nghệ thuật lấp lánh màu sắc hoang đường nhưng rất giàu ý nghĩa nhân sinh. Nó xuất hiện hai lần trong văn bản. Lần thứ nhất nó vang lên từ trong ngục tối, vạch mặt của Lí Thoong, minh oan cho Thạch Sanh và giải câm cho công chúa. Đó chính là tiếng nói của công lí, của lẽ phải, tiếng đàn của hạnh phúc và tình yêu lứa dôi. Tiếng đàn đã làm rõ trắng đen, tốt xấu, bênh vực người có công, vạch mặt kẻ có tội, thể hiện khát vọng về chân lí của nhân dân ta. Và tiếng đàn chỉ thực sự có phép màu kì diệu khi ở trong tay người dũng sĩ có tâm hồn thanh cao. Lần thứ hai, tiếng đàn vang lên trước mặt binh sĩ mười tám nước chư hầu. Nó thức tỉnh nỗi nhớ quê nhà da diết của họ, khơi gợi tình người, lòng nhân ái trong họ, khiến cho quân sĩ bủn rủn tay chân, không muốn đánh. Đó là bức thông điệp hoà bình, phản ánh khát vọng, ước mơ xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc của cha ông ta từ thời xa xưa. Hai chi tiết nghệ thuật hấp dẫn trên đã đem đến cho người đọc những cảm xúc thú vị, khiến ta càng thêm yêu thế giới truyện dân gian.

Bình luận (0)
Bích Ngọc Huỳnh
6 tháng 4 2018 lúc 16:25

Chi tiết Tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh là một chi tiết nghệ thuật lấp lánh màu sắc hoang đường nhưng rất giàu ý nghĩa nhân sinh. Nó xuất hiện hai lần trong văn bản. Lần thứ nhất nó vang lên từ trong ngục tối, vạch mặt của Lí Thoong, minh oan cho Thạch Sanh và giải câm cho công chúa. Đó chính là tiếng nói của công lí, của lẽ phải, tiếng đàn của hạnh phúc và tình yêu lứa dôi. Tiếng đàn đã làm rõ trắng đen, tốt xấu, bênh vực người có công, vạch mặt kẻ có tội, thể hiện khát vọng về chân lí của nhân dân ta. Và tiếng đàn chỉ thực sự có phép màu kì diệu khi ở trong tay người dũng sĩ có tâm hồn thanh cao. Lần thứ hai, tiếng đàn vang lên trước mặt binh sĩ mười tám nước chư hầu. Nó thức tỉnh nỗi nhớ quê nhà da diết của họ, khơi gợi tình người, lòng nhân ái trong họ, khiến cho quân sĩ bủn rủn tay chân, không muốn đánh. Đó là bức thông điệp hoà bình, phản ánh khát vọng, ước mơ xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc của cha ông ta từ thời xa xưa. Hai chi tiết nghệ thuật hấp dẫn trên đã đem đến cho người đọc những cảm xúc thú vị, khiến ta càng thêm yêu thế giới truyện dân gian.

Bình luận (0)
Tran le quyen
Xem chi tiết
Tran le quyen
Xem chi tiết
nguyễn thị thảo ngân
21 tháng 2 2018 lúc 19:49

*Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có sự khác thường:

- Thạch Sanh ra dời là do Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con

- Bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh Thạch Sanh.

- Thạch Sanh được Thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Minh Châu
21 tháng 2 2018 lúc 21:44

a) Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh

- Sự bình thường :

+Con của 1 gia đình nông dân nghèo

+Sống bằng nghề kiếm củi

-Sự khác thường :

+Ngọc Hoàng sai Thái Tử xuống dầu thai .

+Qua mấy năm mới sinh nở .

+Sai thiên thần dạy võ nghệ và pheps thần thông

Bình luận (0)
Phạm Thu Thủy
9 tháng 3 2018 lúc 20:10
Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có sự khác thường là: Do Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống đầu thai làm con. Vừa khôn lớn, Thạch Sanh mồ côi, phải sống trong túp lều cũ dưới gốc đa làm nghề đốn củi. Thạch Sanh được thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông. Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh với những chi tiết khác thường, nhân dân đã tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện qua sự khởi đầu kì lạ. Những nhân vật ra đời và lớn lên khác thường sau này sẽ lập được nhiều chiến công vĩ đại . Thạch Sanh là con của người dân thường, mồ côi và sống cuộc sống nghèo khổ. Tuy nhiên điều đó không làm người ta hèn nhát mặc cảm mà Thạch Sanh đã mang trong mình dòng máu nam nhi của người dũng sĩ. Nghèo khổ vẫn nghĩa hiệp là điều nhân dân muốn gửi gắm ở Thạch Sanh.
Bình luận (0)
tran le quyen
Xem chi tiết
Lưu Phương Ly
21 tháng 2 2018 lúc 15:51

“Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện/ Sẽ thấy được các bà tiên/ Thấy chú bé đi hài bảy dặm/ Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền”. Những câu chuyện cổ tích luôn có sức hấp dẫn đối với những đứa trẻ, nghe lời bà kể chúng ta sẽ được sống trong thế giới của những điều kì diệu, được khám phá không gian thần tiên thơ mộng, được gặp gỡ với những con người thiện lương, tốt bụng…Và những câu chuyện cổ tích không chỉ đến với chúng ta qua những câu chuyện bà kể mà chúng ta còn được tiếp xúc trực tiếp và tự cảm nhận được những vẻ đẹp cũng như những điều kì diệu trong bức tranh cổ tích ấy. Trong chương trình ngữ văn lớp sáu có đưa vào rất nhiều những câu chuyện cổ tích hay, giàu giá trị nhân sinh, một trong số đó có truyện cổ tích Thạch Sanh.

Truyện cổ tích Thạch Sanh đã khắc họa thành công bức chân dung của người anh hùng, người dũng sĩ diệt chằn tinh bảo vệ cuộc sống yên bình của nhân dân, người anh hùng chống giặc ngoại xâm, có công lao to lớn trong việc đánh đuổi vó ngựa ngoại xâm ra khỏi lãnh thổ, bờ cõi. Đặc biệt là những nhân vật trong truyện cổ tích nói chung, trong truyện cổ tích Thạch Sanh nói riêng là sự hư cấu, tưởng tượng của các tác giả dân gian, và thông qua những hình tượng được xây dựng ấy thì các tác giả muốn truyền tải những thông điệp, những tư tưởng, quan điểm nhân sinh nhất định. Bởi vậy mà những câu chuyện cổ tích không chỉ có giá trị giải trí mà nó còn có giá trị giáo dục rất cao, nó đúc kết lại những bài học để khuyên nhủ, chỉ bảo cho con cháu thế hệ sau.

Trước hết, hình ảnh Thạch Sanh trong câu chuyện cổ tích này được các tác giả dân gian xây dựng là một con người có hoàn cảnh bất hạnh, vì chàng mồ côi cha mẹ từ rất sớm, một mình Thạch Sanh phải làm lụng vất vả mưu sinh qua ngày, sống đơn độc, lẻ loi trong một túp lều nhỏ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Nhưng bù lại, Thạch Sanh lại được Ngọc Hoàng cử người xuống dạy nên chàng biết đủ thứ thần thông, chàng là một chàng trai khỏe mạnh lại mang trong mình những sức mạnh phi thường. Có lẽ xây dựng nhân vật Thạch Sanh với những đặc điểm này là cách để các tác giả dân gian lí giải vì sao Thạch Sanh lại bị Lí Thông lừa dối, phản bội như vậy.

Bởi Thạch Sanh là một con người đơn độc, lẻ loi nên khi có người muốn kết nghĩa huynh đệ với chàng thì chàng lập tức đồng ý, chàng là người thiếu thốn tình cảm nên đoạn tình cảm tình cờ có được với Lí Thông chàng vô cùng coi trọng, và mọi niềm tim chàng cũng đặt tuyệt đối ở người “anh kết nghĩa” này, không mảy may nghi ngờ về mục đích mà Lí Thông tiếp cận mình, hay cả khi bị Lí Thông lừa dối cũng không hề hay biết mà một mực tin tưởng. Sự vô tư, tình nghĩa của Thạch Sanh làm cho hình ảnh của chàng trở nên đẹp hơn, đáng trân trọng hơn. Nhưng cũng vì những vì phẩm chất tốt đẹp này mà chàng bị Lí Thông lừa gạt hết lần này đến lần khác.

Qua các biến cố trong cuộc đời ta có thể thấy Thạch Sanh là một chàng trai khỏe mạnh, chính nghĩa thấy cái tà ác hoành hành thì không suy nghĩ nhiều, ra tay tiêu diệt, không cho nó làm ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sự yên bình của dân chúng. Đầu tiên là vụ giết chằn tinh, vì muốn Thạch Sanh thế thân cho mình mà Lí Thông đã đẩy Thạch Sanh vào con đường chết, đó là lừa Thạch Sanh nộp mạng cho chằn tinh thay mình. Chàng không hề hay biết về âm mưu thâm độc này, khi trằn tinh hiện lên muốn lấy mạng Thạch Sanh thì chàng vung rìu chống trả quyết liệt và dù chằn tinh đã dở đủ mọi trò biến hóa thì Thạch Sanh đều chống đỡ được. Chàng đã chẻ chằn tinh ra làm hai và ung dung về nhà.

Lần thứ hai Thạch Sanh ra tay chính nghĩa diệt trừ cái ác đó là lần giết đại bàng cứu công chúa từ dưới hang đại bàng trở về. Trong lần chiến đấu này còn thể hiện chàng là một con người không chỉ dũng cảm, ngoan cường mà còn rất mưu chí bởi chàng biết dựa vào vết máu mà đại bàng để lại để tìm đến động của nó, cứu thoát công chúa. Tuy lập được rất nhiều đại cong nhưng do bản tính quá thật thà, tin người nên Thạch Sanh bị Lí Thông lừa hết lần này đến lần khác, không chỉ cướp đại công mà hắn ta còn đang tâm hãm hại Thạch Sanh, muốn dùng đá lấp cửa hang, đẩy Thạch Sanh vào con đường chết, còn một mình mình đi lĩnh thưởng.

Thạch Sanh là con người có sức sống mạnh mẽ, chàng không chịu đầu hàng trước số phận, khi biết Lí Thông hại mình thì chàng tìm mọi cách để thoát ra. Và cũng tại đây, bản tính chính nghĩa của chàng thể hiện, khi hoàn cảnh của mình nguy khốn nhất thì chàng vẫn đặt việc cứu người lên trên hết. Và cũng vì lòng tốt này của chàng mà chàng đã được báo đáp, bởi người chàng cứu không phải người thường mà là con trai của vua Thủy Tề. Để báo đáp công ơn của chàng vua Thủy Tề đã tặng chàng một cây đàn thần, để khi đã thoát ra ngoài, đất nước có giặc ngoại xâm, chàng đã cầm quân đi đánh giặc tiếng đàn của chàng đã làm cho quân giặc u mê, mất hết tinh thần chiến đấu. Không những vậy, Thạch Sanh còn thể hiện được tấm lòng nhân đạo của mình với chính kẻ thù, thể hiện rõ nét qua niêu cơm thần.

Như vậy, hình ảnh của Thạch Sanh vừa được xây dựng với những vẻ đẹp lí tưởng của một người dũng sĩ diệt chằn tinh, đại bàng cứu giúp dân lành, vừa là một người anh hùng chiến trận khi đánh dẹp quân sĩ mười tám nước, mang lại cuộc sống thái bình cho người dân. Hơn thế nữa chàng còn là một con người nhân đạo khi không chỉ tha cho quân giặc con đường sống mà còn thiết đãi nồng hậu.Có lẽ đây cũng chính là nét đẹp của con người Việt Nam ta, nhân đạo, sống tình nghĩa và luôn dùng nhân tâm để thu phục lòng người.

Bình luận (0)
Dương Sảng
21 tháng 2 2018 lúc 16:04
Thạch sanh là một dũng sĩ xuất thân từ gia đình nghèo có cuộc sống và số phận đời gần gũi với nhân dân lao động. Chàng có tài năng xuất chúng và phẩm chất tốt đẹp được tiên trời phú để chiến đấu với lũ quái vật bảo vệ dân lành với lòng dũng cảm. Sự khoan dung trước tội ác của Lý Thông, nhân đạo và thể hiện sự hòa bình dân tộc trước tiếng vó ngựa của quân xâm lăng. Thạch Sanh là một con người tưởng tượng của nhân dân thể hiện niềm tin, mơ ước về đạo đức,công lí xã hội lí tưởng nhân đạo yêu hào bình của con người Việt Nam.
Bình luận (0)
Lưu Phương Ly
21 tháng 2 2018 lúc 19:28

Thạch Sanh là một người có nguồn gốc xuất thân cao quý : Con người nông dân tốt bụng, sống nghèo khổ. Con trai Ngọc Hoàng xuống đầu thai. Thạch Sanh đã nhiều lần lập chiến công hiển hách , thu được nhiều chiến lợi phẩm quý : Chém chằn tinh được bộ cung tên vàng ; diệt đại bàng, cứu công chúa; diệt hồ tinh cứu thái tử con vua thuỷ tề được vua thuỷ tề tặng cây đàn thần đuổi quân xâm lược 18 nước chư hầu. Thạch Sanh chính nghĩa lương thiện (thật thà, dũng cảm, vị tha, nhân đạo, yêu hoà bình), đại diện cho cái tốt. Cuối cùng, Thạch Sanh lấy công chúa làm vợ và được làm vua.

Bình luận (0)
Hoàng Trần Thảo Nguyên
Xem chi tiết
Phạm Linh Phương
17 tháng 2 2018 lúc 10:24

Thạch Sanh tha chết cho mẹ con Lý Thông vì cậu ấy là một người tốt bụng. Vẫn xem mẹ con họ là người thân mặc dù họ đã suýt hại chết Thạch Sanh. Qua đó giáo dục nhân cách biết tha thứ cho người khác, càng thể hiện Thạch Sanh là người nhân nghĩa, phúc hậu, biết thứ tha cho lỗi lầm của người khác, để cho họ một cơ hội sửa lỗi lầm.

Bình luận (0)
Vuong Tieu Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Trung
12 tháng 10 2017 lúc 15:14

Thạch Sanh là một nhân vật đại diện cho chính nghĩa. Thạch Sanh là điển hình của người tốt trong xã hội. Luôn bao dung, vị tha với mẹ con Lí Thông, dũng cảm khi dám đương đầu với mọi thử thách, nhân vật Thạch Sanh đã vạch trần bộ mặt thật xảo trả của mẹ con Lí Thông và châm biếm họ. Nhân vật Thạch Sanh là hình tượng nhân vật mà trả con thời này thường xuyên thay đổi.

Bình luận (1)
Vuong Tieu Linh
12 tháng 10 2017 lúc 15:02

heheNhanh giùm mk nhé mai mk thi rồi

Bình luận (0)
Nguyễn Thùy Chi
Xem chi tiết