Thạch Sanh

Trần Nguênthu
Xem chi tiết
Ánh Right
15 tháng 8 2017 lúc 9:36
Thử thách Chiến công
Đi canh miếu thần Giết chết chằn tinh
Xuống hang diệt đại bàng Cứu đc công chúa.
bị Lí Thông lừa nhốt trong hang Cứu đc con vua thủy tề

Bình luận (1)
Eren Jeager
15 tháng 8 2017 lúc 10:03
Thử thách Chiến công
Đi canh miếu thần Giết con chằn tinh độc ác
Xuống hang diệt đại bàng Cứu được công chúa
Bị Lí Thông lừa xuống hang Cứu được con vua thủy tề

Bình luận (0)
Nguyễn Trà My
15 tháng 8 2017 lúc 10:15
thử thách chiến công
đi canh miếu thần giết được chằn tinh
xuống hang diệt đại bàng cứu được công chúa
bị Lí Thông lừa nhốt vào hang cứu được con vua thủy tề

~Chúc bn học tốt~ok

Bình luận (0)
Trần Nguênthu
Xem chi tiết
Kaori Miyazono
12 tháng 8 2017 lúc 12:06

Bạn tham khảo nhé:
Thạch Sanh vốn là thái tử, được Ngọc Hoàng phái xuống làm con của vợ chồng người nông dân nghèo. Cha mẹ mất sớm, nàng sống lủi thủi dưới gốc cây đa. Bị Lý Thông lợi dụng, chàng đã dũng cảm diệt chằn tinh, rồi diệt đại bàng cứu công chúa nhưng rồi bị Lý Thông cướp công, Hồn chằn tinh và đại bàng vu oan, Thạch Sanh bị vào ngục. Nhờ cứu con vua Thuỷ Tề trước đó, chàng có cây đàn đem ra gảy, được giải oan, Lý Thông bị trừng trị. Thạch Sanh cứu công chúa và được nối vua ...

Bình luận (0)
Nguyễn Mai Linh
12 tháng 8 2017 lúc 13:01

Xưa, có hai vợ chồng già sống nhân hậu mà vẫn chưa có con. Ngọc Hoàng cho Thái tử xuống trần đầu thai làm con hai vợ chồng già ấy. Đó là Thạch Sanh.

Thạch Sanh mồ côi cha mẹ, sống ở gốc đa và được các thiên tướng dạy cho võ nghệ. Lí Thông dỗ Thạch Sanh kết nghĩa anh em với mình. Năm ấy, Lí Thông phải đi nộp mạng cho Chằn Tinh. Hắn đã lừa Thạch Sanh đi thế mạng với lí do đi canh miếu thờ. Thach Sanh đã giết chết Chằn Tinh, đốt xác nó và được cây cung vàng. Thế nhưng, Lí Thông đã cướp công Thạch Sanh, Thạch Sanh lại về sống ở gốc đa.

Lí Thông dâng đầu Chằn Tinh và được vua cho làm quan. Lí Thông nhờ Thạch Sanh giết đại bàng cứu công chúa. Thạch Sanh xuống hang, giao chiến với Đại bàng và cứu được công chúa nhưng sau khi đưa được công chúa lên khỏi hang. Lí Thông đã lấp hang để giết Thạch Sanh. Chàng lại cứu được con vua Thuỷ Tề và được vua Thuỷ Tề tặng cho cây đàn thần.

Nhờ mang cây đàn thần ra gảy khi bị giam trong ngục do hồn Chằn Tinh và hồn Đại bàng trả thù, Thạch Sanh đã được minh oan, được vua gả công chúa cho. Còn Lí Thông bị trời phạt.

Thái tử 18 nước chư hầu vì không được vua gả con gái cho, đã kéo quân sang đánh nước ta. Thạch Sanh đem đàn ra gảy và lui được quân các nước chư hầu. Chàng cũng đã hào phóng cho họ ăn cơm đựng trong niêu cơm thần.

~ Chúc bạn học tốt ~!


Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
12 tháng 8 2017 lúc 13:31

Xưa, có hai vợ chồng già sống nhân hậu mà vẫn chưa có con. Ngọc Hoàng cho Thái tử xuống trần đầu thai làm con hai vợ chồng già ấy. Đó là Thạch Sanh.

Thạch Sanh mồ côi cha mẹ, sống ở gốc đa và được các thiên tướng dạy cho võ nghệ. Lí Thông dỗ Thạch Sanh kết nghĩa anh em với mình. Năm ấy, Lí Thông phải đi nộp mạng cho Chằn Tinh. Hắn đã lừa Thạch Sanh đi thế mạng với lí do đi canh miếu thờ. Thach Sanh đã giết chết Chằn Tinh, đốt xác nó và được cây cung vàng. Thế nhưng, Lí Thông đã cướp công Thạch Sanh, Thạch Sanh lại về sống ở gốc đa.

Lí Thông dâng đầu Chằn Tinh và được vua cho làm quan. Lí Thông nhờ Thạch Sanh giết đại bàng cứu công chúa. Thạch Sanh xuống hang, giao chiến với Đại bàng và cứu được công chúa nhưng sau khi đưa được công chúa lên khỏi hang. Lí Thông đã lấp hang để giết Thạch Sanh. Chàng lại cứu được con vua Thuỷ Tề và được vua Thuỷ Tề tặng cho cây đàn thần.

Nhờ mang cây đàn thần ra gảy khi bị giam trong ngục do hồn Chằn Tinh và hồn Đại bàng trả thù, Thạch Sanh đã được minh oan, được vua gả công chúa cho. Còn Lí Thông bị trời phạt.

Thái tử 18 nước chư hầu vì không được vua gả con gái cho, đã kéo quân sang đánh nước ta. Thạch Sanh đem đàn ra gảy và lui được quân các nước chư hầu. Chàng cũng đã hào phóng cho họ ăn cơm đựng trong niêu cơm thần.

Bình luận (0)
Phạm Hoàng Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nhung
11 tháng 8 2017 lúc 15:00
Thạch Sanh lại tha chết cho mẹ con Lý Thông Vì tác giả muốn cho chúng ta hiểu tính nhân văn trong truyện cổ tích "Thạch Sanh": 1. Khát vọng công lí

2. Ngợi ca tình nghĩa, đạo lí làm người

3. Cái nhìn khoan dung đối với con người

Bình luận (0)
๖ۣۜK.H (♥  ๖ۣۜRibby๖ۣۜ...
11 tháng 8 2017 lúc 15:01

- Thạch Sanh tha chết cho mẹ con Lý Thông vì cậu ấy là một người tốt bụng. Vẫn xem mẹ con họ là người thân mặc dù họ đã suýt hại chết Thạch Sanh. Qua đó giáo dục nhân cách biết tha thứ cho người khác, càng thể hiện Thạch Sanh là người nhân nghĩa, phúc hậu, biết thứ tha cho lỗi lầm của người khác, để cho họ một cơ hội sửa lỗi lầm.

- Thạch Sanh và Tấm Cám đều có điểm chung là biết tha lỗi. Họ đều coi trọng tình nghĩa. Tuy đã bị hành hạ nhưng họ không trách mắng hay chỉ trỏ người kia. Họ cho những người đó cơ hội để quay đầu làm mờ. Tuy thế, cả hai câu chuyện đều có kết thúc là những người xấu đều bị ông trời trừng trị.

- Tác giả dân gian để trời trừng phạt mẹ con Lý Thông nhằm muốn nói đã làm sai thì phải bị trừng phạt, dù được tha thứ nhưng những tội lỗi mình gây ra phải biết gánh chịu, từ đó cố gắng không mắc sai lầm nữa. Có thể có người không oán tráng mình nhưng ông trời luôn thực thi công lí một cách rõ ràng.

Bình luận (4)
Eren Jeager
11 tháng 8 2017 lúc 16:50

- Thạch sanh tha chết cho mẹ con lý thông vì cậu là một người rất hiền lành và tốt bụng và muốn mẹ con lý thông sửa đổi

- Thạch Sanh và Cám có điểm chung là rất tốt bụng và giúp đỡ người khác

-Vì mẹ con Lý Thông làm chuyện xấu và phải gặp quả báo đúng như đạo lí " gieo nhân nào gặp quả đó "

Bình luận (1)
Lê Hoài Thu
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nhung
3 tháng 8 2017 lúc 13:03

Phép nhân hoá ngôi sao-"thức" làm cho hình ảnh thơ trở nên đẹp lung linh,phép so sánh ko ngang bằng đã nâng hình ảnh bà mẹ tảo tần khuya sớm lam lũ lên thật cao quý đẹp đẽ hơn cả những vì tinh tuý,và cũng bất tử.Ko có những lời thơ nhẹ nhàng và sâu lắng như "Mẹ" chắc hẳn lời ru dần mai một cho đến một ngày người ta chỉ còn nghe thấy nó trong viện bảo tàng những lớp kỷ niệm của những người đi trước.Nếu nghe bản nhạc này vào 1 trưa hè oi bức,trên tay phe phẩy quạt nan và thiu thiu bên hiên nhà trên chiếc võng nhỏ,ta sẽ bé lại,chỉ 1 lúc thôi,để thấy cuộc sống này đậm chất sử thi về tình mẹ,về 1 cuộc sống ấm êm ta lớn lên bằng lời ru...
Hơn 1 lần nhình lại,ai cũng có 1 người mẹ,và mẹ tôi chỉ có 1 trên đời...

Bình luận (0)
Mai Hà Chi
3 tháng 8 2017 lúc 13:12

- Phép tu từ có trong đoạn thơ: So sánh

+ Những ngôi sao thức - mẹ thức: Những ngôi sao thức suốt đêm cũng không bằng mẹ thức cả một đời lo lắng , mẹ thầm lặng hi sinh cho con. + Mẹ - ngọn gió: Mẹ chính là nơi mát lành, bình yên suốt cuộc đời của con.

=> Nghệ thuật so sánh “chẳng bằng” so sánh hơn kém nhằm nhấn mạnh sự hi sinh, tần tảo vì con của mẹ là vô tận không gì có thể sánh bằng trong cuộc đời. Thiên nhiên vũ trụ bất tận không so sánh nổi tình mẹ, công mẹ bao la.

Phép tu từ so sánh trong đoạn thơ đã thể hiện được tấm lòng yêu thương, hi sinh thầm lặng của mẹ đối với con và lòng biết ơn sâu sắc của người con đối với mẹ.

– Nghệ thuật nhân hóa: Những ngôi sao “thức” ngôi sao được nhân hóa như con người, soi sáng trên bầu trời như người mẹ đang thức canh giấc ngủ cho con.

~ Chúc bn học tốt!~

Bình luận (0)
Eren Jeager
3 tháng 8 2017 lúc 15:46

Bài làm

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

- Biện pháp tu từ : so sánh

- Kiểu so sánh : không ngang bằng

=> Nghệ thuật so sánh “chẳng bằng” so sánh hơn kém nhằm nhấn mạnh sự hi sinh, tần tảo vì con của mẹ là vô tận không gì có thể sánh bằng trong cuộc đời. Thiên nhiên vũ trụ bất tận không so sánh nổi tình mẹ, công mẹ bao la.

Bình luận (0)
黎高梅英
Xem chi tiết
Mai Hà Chi
31 tháng 7 2017 lúc 14:49

4.Niêu cơm: có khả năng phi thường —> quân giặc khâm phục. Qua đó thế hiện tấm lòng nhân đạo, tình yêu hòa bình của nhân dân ta.

Tiếng đàn: Cây đàn thần giúp nhân vật được giải oan, giải thoát (cứu công chúa, vạch mặt Lý Thông). Nó thế hiện tình yêu, công lí. Đây cũng là một trong những chi tiết thần kì thế hiện ước mơ thực hiện công lí trong xã hội của nhân dân.

* Tiếng đàn: làm quân xâm lược xin hàng, đại diện cho cái thiện, tình yêu chuộng hòa bình cua nhân dân. Từ đó, kẻ thù dần được cảm hóa song cũng thế hiện được lòng nhân ái, ước vọng đoàn kết của nhân dân ta.

Bình luận (0)
Mai Hà Chi
31 tháng 7 2017 lúc 14:50

5. Qua cách kết thúc câu chuyện, nhân dân ta đã thể hiện khát vọng về một cuộc sống công bằng (ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác), những người hiền lành sẽ được sung sướng, hạnh phúc, những kẻ ác tất yếu sẽ bị trừng trị. Đây là kết thúc phổ biến trong các câu chuyện cổ tích Việt Nam: Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt, Tấm Cám, Cây khế,...
~ Chúc bn học tôt!~

Bình luận (2)
Mai Hà Chi
31 tháng 7 2017 lúc 14:46

1.- Khác thường:

+ Do Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống đầu thai làm con.

+ Thạch Sanh được thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông. Qua những chi tiết đó, nhân dân muốn thế hiện:

+ Thạch Sanh là con của người dân thường, cuộc đời và số phận rất gần gũi với nhân dân.

+ Tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ cho nhân vật lí tưởng

-> tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện. Ra đời kì lạ, khác thường

-> lập chiến công. Những người bình thường cũng là những con người có phẩm chất, khả năng kì lạ, khác thường.

Bình luận (0)
Lương Thùy Linh
Xem chi tiết
Mai Hà Chi
28 tháng 7 2017 lúc 15:38

TÓM TẮT :

Thạch Sanh vốn là thái tử (con Ngọc Hoàng), được phái xuống làm con vợ chồng người nông dân nghèo khổ nhưng tốt bụng. Chàng sớm mồ côi cha mẹ, sống lủi thủi dưới gốc đa, hái củi kiếm sống qua ngày.

Lí Thông - một người hàng rượu - thấy Thạch Sanh khỏe mạnh hắn giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng. Đúng dịp Lí Thông đến lượt phải vào đền cho chằn tinh hung dữ ăn thịt, hắn bèn lừa Thạch Sanh đến nộp mạng thay cho mình. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh. Lí Thông lại lừa cho Thạch Sanh bỏ trốn rồi đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.

Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Qua gốc đa chỗ Thạch Sanh đang ở, nó bị chàng dùng cung tên bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo vết máu, biết được chỗ đại bàng ở. Vua mất công chúa, vô cùng đau khổ, sai Lí Thông đi tìm, hứa gả con và truyền ngôi cho. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh cứu công chúa rồi lừa nhốt chàng dưới hang sâu.

Thạch Sanh giết đại bàng, lại cứu luôn thái tử con vua Thủy Tề bị đại bàng bắt giam trong cũi cuối hang từ lâu. Theo chân thái tử, chàng xuống thăm thuỷ cung, được vua Thuỷ Tề khoản đãi rất hậu, tặng nhiều vàng bạc nhưng chàng chỉ xin cây đàn thần rồi lại trở về gốc đa.

Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.

* Ý nghĩa

Kết thúc có hậu theo mô tuýp quen thuộc : Thạch Sanh cưới được công chúa còn Lý Thông biến thành bọ hung. Nếu đọc nhiều chuyện cổ tích ta luôn thấy kết thúc câu chuyện luôn là “ Người ở hiền thì gặp lành còn kẻ ác bị trừng phạt”. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức ,công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo ,yêu hòa bình của nhân dân ta. Đó cũng là mong ước của con người về xã hội công bằng, phát triển và văn minh.

~ Chúc bn học tốt!~

Bình luận (0)
Dương Linh Chi
28 tháng 7 2017 lúc 17:43

OWR một làng nọ, có đôi vợ chồng nông dân già, tuy nghèo khó nhưng sống rất nhân hậu mà mãi vẫn chưa có con. Ngọc Hoàng thương tình bèn phái Thái tử xuống đầu thai làm con của ho. Và họ đặt tên con là Thạch Sanh. Hai vợ chồng già sớm qua đời, Thạch Sanh sống một mình ở gốc đa và kiếm sống bằng nghề hái củi.

Lí Thông người hàng rượu thấy Thạch Sanh khỏe mạnh nên dỗ dành giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng Thạch Sanh. Vì là người tốt bụng nên Thạch Sanh không mảy may nghi ngờ mà đồng ý làm em Lý Thông . Hắn đã lừa Thạch Sanh thay mình đi cúng mạng cho chằn tinh tại miếu thờ . Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh, sau đó chàng đốt xác đó thì nhận được cây cung vàng . Nhưng lại một lần nữa, Lý Thông lại lừa Thạch Sanh, cướp công của chàng và được vua ban thưởng đồng thời phong làm Quản Công . Còn Thạch Sanh lại về sống ở gốc đa.

Công chúa bị đại bàng khổng lồ bắt, Thạch Sanh thấy được, lấy cung bắn đại bàng và chàng theo dấu máu, biết được nơi cư trú của đại bàng . Nhà vua sai Lý Thông đi cứu công chúa . Lý Thông lại nhờ Thạch Sanh giết đại bàng và cứu được công chúa, và khi công chúa lên khỏi hang, hắn sai người lấp hang để giết Thạch Sanh. Và được nhà vua gả công chúa cho Tại hang, Thạch Sanh lại cứu được con vua Thủy Tề và được vua tặng cho cây đàn thần.

Khi công chúa trở về cung, nàng chẳng nói năng gì, nhà vua rất lo lắng . Còn Thạch Sanh bị chằn tinh và đại bàng trả thù vu oan nên bị bắt giam vào ngục . Chàng bèn lấy đàn ra gảy, thì công chúa khỏi bệnh và đem mọi chuyện kể cho vua cha nghe, Thạch Sanh được minh oan, mẹ con Lý Thông tuy được tha nhưng vì độc ác nên trên đường về bị sét đánh chết hóa thành thạch sùng.

Thạch Sanh được vua gả công chúa và trở thành phò mã. Các thái tử nước chư hầu vì không được gả công chúa nên đã đem quân sang đánh. Thạch Sanh đem đàn ra đánh, đẩy lùi được quân 18 nước và thết đãi họ cơm trong niêu thần ăn rồi lại đầy.

Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.

Bình luận (0)
Dương Linh Chi
28 tháng 7 2017 lúc 17:48

Ys nghĩa: Thạch Sanh là 1 câu chuyện kết thúc có hậu, có chân lí. Người tốt sẽ luôn nhận được điều xứng đáng (Thạch Sanh được cưới con gái Vua về làm vợ)

Những kẻ xấu xa sẽ bị trừng phạt (Lí Thông và mẹ hắn bị bắt)

p/s: Cuộc sống của chúng ta cũng như thế, phải sống tốt thì mới nhận được những điều lành, xấu xa thì chạy đằng trời cũng sẽ không thoát được đau khổ.

Bình luận (0)