Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
tran trong
Xem chi tiết
Phước Lộc
8 tháng 10 lúc 8:47

Bạn Lan là một học sinh rất có trách nhiệm và chăm chỉ. Việc bạn tự nhắc nhở bản thân hoàn thành bài tập về nhà, chuẩn bị bài học trước khi đến lớp cho thấy bạn là người có ý thức tự giác rất cao trong việc học tập.

Việc lập kế hoạch ôn tập sớm cho bài kiểm tra quan trọng là một minh chứng cho sự chủ động và nghiêm túc trong việc học của em. Lan không chỉ cố gắng nắm vững kiến thức mà còn biết nhìn nhận tầm quan trọng của việc chuẩn bị từ sớm. Điều này không chỉ giúp em giảm bớt áp lực khi gần đến thời gian kiểm tra mà còn giúp em hiểu bài sâu hơn và có khả năng ghi nhớ lâu hơn. Việc này còn thể hiện tính kỷ luật và quyết tâm của bạn.

xuân quỳnh
8 tháng 10 lúc 10:32
Bạn Lan là một học sinh mẫu mực, luôn chăm chỉ và có trách nhiệm trong việc học tập. Em không chỉ tự nhắc nhở mình hoàn thành bài tập và chuẩn bị bài trước khi đến lớp, mà còn biết lập kế hoạch ôn tập cho bài kiểm tra quan trọng từ sớm. Điều này cho thấy Lan có khả năng tự quản lý thời gian và lên kế hoạch học tập một cách hiệu quả. Việc này không chỉ giúp em nắm vững kiến thức mà còn giúp giảm áp lực khi gần đến ngày thi. Những phẩm chất này của Lan rất đáng khích lệ, cho thấy em sẽ có những bước tiến xa trong học tập và cuộc sống.

Lan là người chăm chỉ, tự giác và có ý thức chủ động trong việc học.  Khi nhận được thông báo về bài kiểm tra, Lan đã chủ động lên kế hoạch ôn tập từ sớm, điều này thể hiện sự cầu toàn, cẩn thận và có chiến lược trong học tập. Đây là những phẩm chất tốt đáng để noi theo,  việc chuẩn bị và ôn tập từ sớm giúp Lan có khả năng nắm vững kiến thức và đạt kết quả tốt trong các kỳ kiểm tra.Ngoài ra, Lan còn thể hiện thái độ rất nghiêm túc với việc học; không đợi đến khi sát ngày kiểm tra mới ôn bài mà bắt đầu sớm cho thấy Lan biết cách quản lý thời gian và tránh áp lực vào phút chót. 

tran trong
Xem chi tiết
thanh
1 tháng 10 lúc 20:29

Để bảo vệ môi trường, việc sử dụng các nguồn nguyên liệu thân thiện và bền vững là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số nguyên liệu và cách chúng có thể giúp bảo vệ môi trường:

1.Nguyên liệu tái chế:

Sử dụng vật liệu tái chế giúp giảm lượng rác thải và tiêu thụ tài nguyên tự nhiên. Ví dụ như giấy tái chế, nhựa tái chế, và kim loại tái chế.Tái chế các sản phẩm từ giấy, nhựa, và kim loại giúp giảm việc khai thác tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

2.Nguyên liệu sinh học (biodegradable materials):

Nguyên liệu có khả năng phân hủy sinh học, như túi nilon làm từ bột ngô hoặc bã mía, có thể phân hủy tự nhiên mà không gây hại cho môi trường.Ví dụ: Sản phẩm từ cellulose, chitosan (lấy từ vỏ tôm, cua), hoặc các loại nhựa sinh học (PLA - poly lactic acid).

3.Nguyên liệu hữu cơ (organic materials):

Các vật liệu làm từ nguồn tài nguyên hữu cơ, như sợi bông, sợi lanh, sợi đay, không sử dụng hóa chất độc hại trong quá trình sản xuất.Điều này giúp giảm ô nhiễm không khí, đất và nước.

4.Năng lượng tái tạo:

Sử dụng nguyên liệu từ các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, thủy điện và năng lượng sinh học giúp giảm lượng khí thải carbon và giảm tác động lên biến đổi khí hậu.

5.Vật liệu xây dựng bền vững:

Sử dụng các vật liệu xây dựng bền vững như gạch không nung, gỗ tái chế, hay bê tông tái chế giúp giảm lượng chất thải và năng lượng tiêu hao trong quá trình xây dựng.

6.Sản phẩm thân thiện với môi trường:

Sử dụng các sản phẩm có vòng đời thân thiện với môi trường, như sản phẩm không chứa hóa chất độc hại, có thể tái sử dụng hoặc tái chế.
xuân quỳnh
1 tháng 10 lúc 8:38

- Để bảo vệ môi trường, có thể sử dụng các nguồn nguyên liệu sau:

Nguyên liệu tái chế: Nhựa, giấy, kim loại, và thủy tinh có thể tái chế để giảm lượng rác thải.

Nguyên liệu sinh học: Sử dụng các sản phẩm từ thực vật hoặc sinh vật có khả năng phân hủy, như túi giấy, sản phẩm từ tre, nứa.

Năng lượng tái tạo: Điện mặt trời, gió, thủy điện giúp giảm khí thải nhà kính.

Sản phẩm hữu cơ: Sử dụng thực phẩm và đồ dùng hữu cơ, không chứa hóa chất độc hại.

Vật liệu xây dựng bền vững: Tre, gỗ tái chế, hoặc gạch không nung.

Tham khảo 

-Sử dụng các nguồn nguyên liệu sạch có thể tự tái tạo như lực đẩy của nước, gió, ánh sáng mặt trời,... Hãy sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo bất cứ khi nào có thể. Đây là loại năng lượng sạch vì việc sản xuất và tiêu thụ chúng không làm phát sinh khí thải gây hiệu ứng nhà kính và không ảnh hưởng môi trường sinh thái như sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch.

-Sử dụng các nguồn năng lượng từ điện, hydro, ethanol,... để thay thế xăng dầu giúp hạn chế khí thải

-Sử dụng nguyên liệu sinh học vì nó được làm từ chất hữu cơ, được trồng trực tiếp để sản xuất nhiên liệu sinh học hoặc được thu gom từ chất thải sinh khối. Điều này làm cho nguyên liệu sinh học có thể tái tạo được.Nguyên liệu sinh học có tiềm năng to lớn để giảm lượng khí thải CO2 tránh gây nên hiệu ứng nhà kính

Ẩn danh
Xem chi tiết

Em đồng ý với: A,,B,D,E

Vì:

A-Phong tục, tập quán, thói quen là những chắt lọc tinh tuý nhất của quê hương cần được lưu giữ và phát huy; đó là bản sắc, là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối giữa tâm hồn của những con người đồng hương.

B-Đây là ý kiến đáng được tán thành bởi khi cuộc sống dần trở nên bận rộn những lễ hội truyền thống không thể tránh được sự băng hoại của thời gian Có một câu nói như sau: “Hội lễ là nơi bảo tồn, tích tụ văn hóa của nhiều thời kỳ lịch sử, trong quá khứ, dồn nén lại cho đương thời”. Lễ hội là cầu nỗi giữa truyền thống xưa và nay, giúp cho thế hệ hôm nay hiểu được công lao của cha ông và thêm tự hào về quê hương, đất nước=> Lễ hội truyền thống cần được quảng bá và lưu giữ cho thế hệ sau này

D-Học tập để rèn luyện khả năng của bản thân, học thêm nhiều kiến thức để kiến thiết nước nhà. "Có tài phải có đức"- ta nên tham gia các hoạt thiện nguyện, góp sức mình giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, đối xử tốt với mọi người tự nhiên hạnh phúc sẽ tìm đến.

E-Bảo vệ môi trường dù là ở bất kì đâu cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta. Nhà là mái ấm, là nơi để về khi mệt mỏi nên cần phải có ý thức giữ vệ sinh. Trường lớp là môi trường học tập nếu không đảm bảo vệ sinh sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình học tập. Nơi công cộng là không gian chung, mỗi cá nhân đều phải có ý thức giữ gìn, bảo vệ.

Tui hổng có tên =33
30 tháng 9 lúc 17:55

Em đồng tình với ý kiến A, B, D, E.
ý kiến A: Vì góp phần giữ gìn, bảo vệ truyền thống tốt đẹp của nhân dân.
ý kiến B: Vì góp phần lan tỏa rộng rãi ý nghĩa và giá trị của truyền thống tốt đẹp của quê hương.
ý kiến D: Vì đây là một hành vi mà học sinh có thể thực hiện để góp sức mình vào giữ gìn và phát triển truyền thống tốt đẹp của quê hương.
ý kiến E: Vì giúp bảo vệ môi trường sống và góp phần bảo vệ quê hương, đất nước.
Em không đồng tình với ý kiến C.
ý kiến C: Vì truyền thống tốt đẹp của những vùng miền, địa phương khác đều cần được giữ gìn và lan tỏa những giá trị đến mọi người.

Nguyễn Thanh Thủy
30 tháng 9 lúc 19:13

Tham khảo ạ:

Em đồng tình với A, B, E, D vì những biểu hiện, việc làm đó góp phần phát huy, phát triển những truyền thống tốt đẹp của quê hương và đất nước.

Ẩn danh
Xem chi tiết

Nên làm:

-Tuyên truyền, giới thiệu về những truyền thống tốt đẹp của quê hương với bạn bè quốc tế

-Học tập, tìm hiểu về nhưng truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước

-Không gây ra các hành vi xấu ảnh hưởng đến hình ảnh của quê hương, đất nước

-Tích cực tham gia vào các hoạt động quảng bá vì đây là dịp để truyền tải những thông điệp tốt đẹp của truyền thống quê hương tới với nhiều người

-Lên án trước những hành vi xúc phạm, bôi nhọ các truyền thống văn hoá của quê hương

........

 

Không nên:

-Đặt điều bôi nhọ truyền thống tốt đẹp của quê hương

-Tuyên truyền những thông tin sai trái, chưa được kiểm chứng

-Tiếp tay cho các đối tượng xấu chống phá nhà nước, bôi nhọ truyền thống quê hương

-Có những hành vi bất kính với những cá nhân đang cố gắng gìn giữ bản sắc, văn hoá quê hương

-Chỉ vì được tiếp xúc nhiều với văn hoá, truyền thống nước ngoài mà quay lưng với những truyền thống của dân tộc

......

Luke
27 tháng 9 lúc 20:19

tham khảo

Việc nên làm

Việc không nên làm

- Tìm hiểu về truyền thống quê hương.

- Tham gia các lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hoá của địa phương, quê hương.

- Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.

- Tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của quê hương bằng những việc phù hợp.

- Tuyên truyền, giới thiệu các giá trị văn hoá truyền thống.

- Kính trọng người lớn tuổi, người có công với quê hương, đất nước.

- ….

- Chê bai các giá trị truyền thống, trang phục truyền thống.

- Trêu chọc các bác thương binh, con em gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng.

- Viết vẽ bậy lên các khu di tích, bảo tàng văn hoá.

- Xả rác bừa bãi, tiếp tay cho việc chèo kéo khách du lịch,... tại các lễ hội.

- Tiếp tay cho việc tuyên truyền, chống phá Nhà nước.

- …..

12	Phạm Gia Hiển
27 tháng 9 lúc 20:12

TK

Để phát huy truyền thống quê hương cần:

-Siêng năng,kiên trì học tập và rèn luyện,đoàn kết v à giúp đỡ lẫn nhau,chủ động tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng,góp phần vào quê hương ngày 1 tốt đẹp hơn.

-Những việc không nên làm:

-Làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của quê hương

-Nói xấu về truyền thông quê hương

-không quan tâm đến truyền thống tốt đẹp của vung miền địa phương khác

-...

 

tran trong
Xem chi tiết

Hành động này đã vi phạm quy định chung của công viên, vi phạm Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Việc xả rác, đổ rác bừa bãi nơi công cộng là hành vi gây ô nhiễm môi trường và có thể gây nguy hại cho sức khoẻ con người-hành vi này sẽ phải chịu mức xử phạt thích đáng theo đúng quy định. Ngoài ra vứt rác bừa bãi là hành vi thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người, chúng ta cần tuân thủ chặt chẽ các quy tắc ứng xử đặc biệt là ở nơi công cộng.

Hello!
24 tháng 9 lúc 19:11

Hành động không dọn dẹp rác thải sau buổi dã ngoại tại công viên đã vi phạm các quy định:
1. Luật Bảo vệ môi trường 2020: Theo khoản 1 Điều 60, hộ gia đình và cá nhân có trách nhiệm thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đến đúng nơi quy định.
2. Nghị định 155/2016/NĐ-CP: Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, bao gồm việc xử lý rác thải không đúng nơi quy định.
3. Mức phạt: Hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại nơi công cộng có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Việc không dọn dẹp rác thải không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và mỹ quan công cộng.

xuân quỳnh
24 tháng 9 lúc 9:06

Tham khảo:

\(\rightarrow\) Hành động không dọn dẹp rác thải sau buổi dã ngoại đã vi phạm quy định về bảo vệ môi trường. Cụ thể, đây là hành vi gây ô nhiễm môi trường, không giữ gìn vệ sinh công cộng và vi phạm quy tắc ứng xử nơi công cộng.
Anh Nguyễn Tuấn
Xem chi tiết

Không nên:

-Cãi lời cha mẹ, ông bà

-Thờ ơ trước những lời hỏi thăm, quan tâm của cha mẹ, ông bà

-Chỉ trích, nói những điều tiêu cực dù cho cha mẹ có là người sai

-Chỉ vì nhu cầu của bản thân mà bắt mọi chiều theo mong muốn cá nhân ích kỉ

-Phớt lờ những nhu cầu, mong muốn của cha mẹ, ông bà

-Đua đòi, học theo các thói hư tật xấu vì những việc làm như vậy sẽ ảnh hưởng tói danh dự gia đình

-Nói dối làm mất niềm tin của mọi người

-Bỏ qua những lời khuyên hữu ích từ người lớn, hãy lắng nghe và tôn trọng tất cả

...

kodo sinichi
24 tháng 9 lúc 12:54

việc ko nen làm của truyền thống hiếu thảo :

+ ko biết ton trong nhưng người lớn tuổi trong gia đình

+ luôn đua đòi mọi thứ và bắt bố mẹ mua cho mik mà ko nghĩ đến bố mẹ

+ luôn ỳ ra khi bố mẹ sai mua đồ hay làm việc

+ cau có , nói tục với bố mẹ 

+ luôn phớt lờ nhắc nhở của bố mẹ

+ ăn trộm tiền của bố mẹ 

+.....

Luke
24 tháng 9 lúc 13:04

việc ko nên làm của truyền thống hiếu thảo:

-không nên làm xấu hình ảnh gđ trong mắt xã hội

-không nên lười nhác mà phải biết giúp đỡ bố mẹ công việc nhà

-không nên học theo bạn xấu về bắt bố mẹ phải làm theo ý mình

-không nên xúc phạm, bôi nhọ người thân đặc biệt là bề trên

-không nên vòi vĩnh, đòi mua các thứ quá đắt so với điều kiện gia đình

-không nên thờ ơ trước những ngày đặc biệt,nên nhớ ngày sinh nhật của ông bà, bố mẹ để gửi lời chúc tới họ

-...

bùi thảo ly
Xem chi tiết

         Truyền thống quật cường chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta được hình thành và phát triển ngay từ buổi đầu dựng nước và giữ nước. Qua hàng trăm cuộc khởi nghĩa và hàng chục cuộc kháng chiến lớn nhỏ, lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta đã để lại một di sản quý báu, đó là truyền thống đấu tranh anh hùng, bất khuất, bảo vệ độc lập dân tộc.

Bác Hồ từng căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Lời Bác dạy có ý nghĩa to lớn đối với toàn Đảng, toàn dân tộc và mãi mãi có ý nghĩa trong sự nghiệp xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc đối với các thế hệ con cháu muôn đời sau. Truyền thống chống giặc ngoại xâm đã có từ lâu đời và vẫn được khắc sâu mãi trong trái tim của mỗi con người đất Việt. Ở quá khứ chúng ta đã phải chiến đấu với những quân đội hùng hậu và mạnh mẽ như Trung Quốc, Mĩ, Nhật,Pháp.... sau tất cả cuối cùng phe ta vẫn chiến thắng-chiến thắng là bởi có sự lãnh đạo của Đảng, sự đồng lòng của nhân dân cả nước.  Nước mất thì nhà tan, do đó muốn mưu cầu tự do, ấm no, hạnh phúc, trước hết phải đấu tranh bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc.

   Ngày nay, nhân dân ta yêu chuộng hòa bình đã kiến thiết đất nước mạnh giàu, song vẫn cần phải đề cao cảnh giác trước âm mưu của các thế lực thù địch, những kẻ phản động đang đội lốt dân lành nhằm chống phá nhà nước. Phải nắm chắc tay súng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng chính quy, hiện đại, giữ vững chủ quyền lãnh thổ, biên giới, hải đảo,...

Luke
23 tháng 9 lúc 14:32

tham khảo

Trong quá trình dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam thường xuyên phải đối phó với nhiều kẻ thù xâm lược có tiềm lực quân sự mạnh. Nhưng bằng tài thao lược của bộ thống soái; phát huy cao độ lòng dũng cảm, trí thông minh, sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, chúng ta đã chiến thắng các thế lực xâm lược hung bạo, bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Quá trình chống ngoại xâm của dân tộc đã hun đúc, xây đắp nên nhiều giá trị truyền thống quý báu, trở thành sức mạnh tiềm tàng của dân tộc. Có thể khái quát một số vấn đề nổi bật trong truyền thống đó: Một là, để đánh thắng các thế lực xâm lược, dù trong thời bình, chúng ta vẫn  luôn chú trọng "dựng nước phải đi đôi với giữ nước"; hết sức chăm lo “quốc phú, binh cường”, tạo được cái thế “yên ngoài, ổn trong”, nhằm ngăn ngừa chiến tranh để xây dựng đất nước. Hai là, trong thời chiến phải "tận dân vi binh", "cử quốc nghênh địch". Để chiến thắng kẻ địch đông và mạnh, không chỉ riêng  quân đội đánh giặc, mà toàn dân phải tham gia bằng mọi phương thức; không chỉ đánh giặc trên lĩnh vực quân sự mà trên tất cả các mặt trận: kinh tế, chính trị, ngoại giao…; không chỉ thắng chúng riêng bằng con người, mà phải bằng cả hình sông, thế núi; bằng tất cả sức mạnh của đất nước, của dân tộc. Ba là, phải xây dựng được thế trận phòng thủ đất nước và thế trận đánh giặc, trước hết là dựa vào lòng dân. Tư tưởng "chúng chí thành thành", "sức dân mạnh như nước", "nới sức dân làm kế sâu rễ, bền gốc",… phải được quán triệt, vận dụng sáng tạo trong mọi điều kiện, hoàn cảnh của đất nước. Bốn là, phải xây dựng được lực lượng vũ trang (LLVT) có quân số và cơ cấu phù hợp, quân đội tinh, không cần đông: "quí hồ tinh, bất quí hồ đa"…

Bài học từ truyền thống lịch sử chống giặc ngoại xâm được thể hiện xuyên suốt qua các thời kỳ lịch sử: thời Lý, đó là chính sách "ngụ binh ư nông"; thời Trần, là tư tưởng “chúng chí thành thành”, xây dựng thế trận phòng thủ đất nước và thế trận đánh giặc, trước hết là dựa vào lòng dân, được Trần Hưng Đạo lựa chọn, thực hiện rất hiệu quả. Với quan điểm “sức dân mạnh như nước”, "chở thuyền và lật thuyền cũng là dân", Nguyễn Trãi đã dâng kế sách giúp Lê Lợi lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn quét sạch giặc Minh ra khỏi bờ cõi nước ta. Trong lịch sử nước ta, hai triều đại Trần, Hồ kế tiếp nhau đã nêu hai bài học về dựa vào dân hay dựa vào thành trì, quân quan để giữ nước. Hồ Quý Ly tuy vẫn biết "lòng dân là một sức mạnh cực lớn", nhưng do chính sách chứa đựng nhiều yếu tố xa dân, nên khi đất nước bị xâm lược, dù có hệ thống thành trì vững chắc, quân sĩ đông, nhưng rốt cuộc phải cam chịu thất bại…

Những giá trị truyền thống trên đây được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa, phát triển lên một bước mới hết sức phong phú, độc đáo; nhờ đó, chúng ta đã làm nên những chiến công hiển hách "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu": Cách mạng Tháng Tám thành công; kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thắng lợi, thống nhất Tổ quốc.

Phan Văn Toàn
23 tháng 9 lúc 17:01

Truyền thống trống giặc ngoại xâm là một phần quan trọng trong văn hóa và lịch sử dân tộc Việt Nam.

Từ thời kỳ kháng chiến chống ngoại xâm, tiếng trống đã trở thành biểu tượng mạnh mẽ của lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết. Trong các trận đánh, tiếng trống không chỉ là hiệu lệnh chỉ huy quân đội mà còn khơi dậy lòng dũng cảm của toàn dân.Mỗi nhịp trống vang lên như một lời kêu gọi, thôi thúc người dân đứng lên bảo vệ Tổ quốc. Truyền thống này còn được thể hiện qua các lễ hội, mang lại không khí trang nghiêm và sôi động. Ngày nay, âm thanh trống vẫn vang vọng trong đời sống văn hóa, nhắc nhở thế hệ trẻ về lịch sử hào hùng.Tiếng trống giặc ngoại xâm không chỉ gắn liền với những chiến thắng trong quá khứ mà còn là nguồn cảm hứng cho việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc.

Truyền thống này sẽ mãi là niềm tự hào trong lòng mỗi người Việt Nam.

bùi thảo ly
Xem chi tiết
BÍCH THẢO
13 tháng 9 lúc 16:18

Một số truyền thống đáng tự hào như: yêu nước,đoàn kết,nhân nghĩa,cần cù lao động,hiếu học, tôn sư trọng đạo,hiếu thảo,uống nước nhớ nguồn,nghệ thuật hát chèo,dũng cảm, sinh hoạt văn hóa dân tộc,..vv..

(Nguồn:..)

 
Nguyễn Thanh Thủy
14 tháng 9 lúc 15:04

Tham khảo ạ: 

Ngày rằm tháng 8 hằng năm chính là ngày diễn ra Tết Trung Thu - ngày Tết đoàn viên. Từ mấy ngày trước đó, mọi người đã rộn ràng chuẩn bị cho mâm cỗ nhà mình. Ngoài bánh kẹo, trái cây thông thường, không thể thiếu nhất chính là các loại bánh trung thu và chè trôi nước. Các em nhỏ thì háo hức với đèn lồng, đèn ông sao và những chiếc mặt nạ ngộ nghĩnh. Tối Trung Thu, các em nhỏ sẽ cùng nhau rước đèn, rồi về phá cỗ. Người lớn thì thảnh thơi ngồi ăn chút bánh trung thu, uống chút nước chè xanh rồi chuyện trò với nhau những mẩu chuyện đời thường. Bầu không khí bình dị, hạnh phúc ấy chính là ý nghĩa lớn lao của Tết Trung Thu. Đó chính là sự đoàn viên, tề tựu của mọi người trong gia đình. Em rất thích ngày Tết Trung Thu vì được tham gia lễ rước đèn và phá cỗ vui vô cùng. 

 

Nguyễn Thanh Thủy
14 tháng 9 lúc 14:43

Viết theo kiểu bài văn đúng ko bà??

Ẩn danh
Xem chi tiết
tran trong
9 tháng 9 lúc 10:17

a) Tự hào về truyền thống quê hương cũng chính là tự hào về nguồn gốc, dòng họ, tổ tiên của mình.

Tán thành. Việc tự hào về truyền thống quê hương không chỉ là niềm tự hào về nơi mình sinh ra mà còn gắn liền với giá trị văn hóa, lịch sử và những đóng góp của dòng họ, tổ tiên qua nhiều thế hệ. Những yếu tố này hình thành nên bản sắc cá nhân và là nguồn cội của mỗi người, tạo ra cảm giác gắn bó và tôn trọng nguồn gốc.

b) Nghề thủ công truyền thống không còn là niềm tự hào của quê hương vì không phù hợp với cuộc sống hiện tại.

Không tán thành. Dù các nghề thủ công truyền thống có thể không còn phổ biến trong cuộc sống hiện đại, chúng vẫn là di sản văn hóa quý giá và là một phần quan trọng trong bản sắc của quê hương. Việc bảo tồn và phát triển các nghề thủ công có thể giúp gìn giữ giá trị văn hóa, đồng thời tạo ra những sản phẩm độc đáo có tiềm năng trong thị trường hiện đại nếu biết cách cải tiến.

c) Truyện dân gian và những làn điệu dân ca địa phương là một phần của truyền thống văn hóa quê hương.

Tán thành. Truyện dân gian và dân ca là những hình thức truyền miệng thể hiện lịch sử, trí tuệ và giá trị sống của người dân địa phương qua nhiều thế hệ. Chúng không chỉ là tài sản văn hóa mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc của quê hương, giúp người trẻ hiểu rõ hơn về truyền thống và giá trị văn hóa của dân tộc.  
tran trong
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Thủy
20 tháng 8 lúc 8:55

1. bình tĩnh

2. tập trung

3. hạnh phúc

4. ổn

Trịnh Minh Hoàng
20 tháng 8 lúc 8:57

`@` Nên:
`+` Đừng nên chối bỏ cảm xúc tiêu cực hãy chấp nhận chúng, cho phép bản thân cảm nhận được tự nhiên.
`+` Hít thở sâu, để giảm đi căng thẳng, buồn.
`+` Ghi lại cảm xúc, suy nghĩ của ban, để bạn hiểu hơn về bản thân.
`+` Nên hoạt động thể chất giúp cải thiện tâm trạng.
`+` Dành thời gian cho sở thích, hoạt động của bản thân mình.
`->`  Từ đó, bản thân có thể tự tin hơn, phát triển mạnh mẽ hơn trong cuộc sống.

dâu cute
20 tháng 8 lúc 10:17

NHỮNG CÁCH ĐỂ KIỀM CHẾ CẢM XÚC TIÊU CỰC :

+ Bình tĩnh, ngồi xuống và uống một ngụm nước

+ Kiềm chế cảm xúc, hít thở sâu

+ Thả lỏng cơ thể

+ Suy nghĩ tích cực

+ Không phàn nàn, đổ lỗi, tính toán, đầu óc thoải mái

+ Viết những suy nghĩ tiêu cực vào một tờ giấy

+ Chấp nhận và học cách bỏ qua những việc sai

+ Nghe nhạc, đọc sách, ngủ hay tập thể dục, yoga, thư giãn với sở thích của mình

+ Đến nơi yên tĩnh, an toàn, giải tỏa căng thẳng