Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của gia tốc theo li độ trong dao động điều hoà có dạng là
A.đoạn thẳng.
B.đường thẳng.
C.đường hình sin.
D.đường parabol.
Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của gia tốc theo li độ trong dao động điều hoà có dạng là
A.đoạn thẳng.
B.đường thẳng.
C.đường hình sin.
D.đường parabol.
Do gia tốc: \(a=-\omega^2 x\) , nên gia tốc là hàm bậc nhất với li độ, và \(-A \leq x \leq A\) nên đồ thị gia tốc, li độ có dạng đoạn thẳng.
Một vật dao động điều hoà khi qua li độ x1 = 8 cm thì có tốc độ là v1 = 12 cm/s, khi qua li độ x2 = -6 cm thì có tốc độ là v2 = 16 cm/s. Tần số dao động của vật là
A.\(\frac{1}{\pi}\)Hz.
B.π Hz.
C.2π Hz.
D.\(\frac{1}{2\pi}\)Hz.
Áp dụng công thức độc lập, ta có: \(A^2 = x^2+\frac{v^2}{\omega^2} \Rightarrow\) \(8^2+\frac{12^2}{\omega^2} = 6^2+\frac{16^2}{\omega^2} \Rightarrow \omega = 2 \ (rad/s) \Rightarrow f = \frac{1}{\pi} \ Hz\)
Một vật dao động điều hòa có phương trình \(x = A \cos(\omega t + \varphi)\). Gọi v và a lần lượt là vận tốc và gia tốc của vật. Hệ thức đúng là :
A.\(\frac{v^2}{\omega ^4}+\frac{a^2}{\omega ^2} = A^2\)
B.\(\frac{v^2}{\omega ^2}+\frac{a^2}{\omega ^2} = A^2\)
C.\(\frac{v^2}{\omega ^2}+\frac{a^2}{\omega ^4} = A^2\)
D.\(\frac{\omega ^2}{v ^2}+\frac{a^2}{\omega ^4} = A^2\)
Do gia tốc a vuông pha với vận tốc v, nên ta có: \((\frac{a}{a_{max}})^2+(\frac{v}{v_{max}})^2 =1\) \(\Rightarrow (\frac{a}{\omega^2 A})^2+(\frac{v}{\omega A})^2=1\) \(\Rightarrow \frac{v^2}{\omega ^2}+\frac{a^2}{\omega ^4} = A^2\)
Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của vận tốc theo li độ trong dao động điều hoà có dạng là
A.đường parabol.
B.đường tròn.
C.đường elip.
D.đường hypebol.
Từ công thức độc lập, ta có: \(A^2 = x^2+\frac{v^2}{\omega ^2} \Rightarrow (\frac{x}{A})^2+(\frac{v}{\omega A})^2=1\), đây là phương trình của đường Elip.
Một vật dao động điều hoà khi vật có li độ x1 = 3cm thì vận tốc của nó là v1 = 40cm/s, khi vật qua vị trí cân bằng vật có vận tốc v2 = 50cm. Li độ của vật khi có vận tốc v3 = 30cm/s là
A.4cm.
B.\(\pm\)4cm.
C.16cm.
D.2cm.
Áp dụng:
+ \(A^2 = x^2 + \frac{v^2}{\omega^2} = 3^2+\frac{40^2}{\omega^2}\) (1)
+ Qua VTCB, vận tốc cực đại: \(v_{max} = \omega A \Rightarrow 50 = \omega A\) (2)
Từ (1) và (2) \(\Rightarrow \omega = 10 \ (rad/s); A = 5 \ cm\)
+ Khi vận tốc đạt giá trị v3 = 30cm/s, ta có: \(x = \pm\sqrt{A^2-\frac{v^2}{\omega^2}} = \pm 4 \ cm\)
Phương trình vận tốc của một vật dao động điều hoà là v = 120cos20t(cm/s), với t đo bằng giây. Vào thời điểm t = T/6(T là chu kì dao động), vật có li độ là
A.3cm.
B.-3cm.
C.\(3\sqrt3\)cm.
D.- \(3\sqrt3\)cm.
Áp dụng: \(v_{max} = \omega A \Rightarrow A = \frac{v_{max}}{\omega} = 120/20 =6 \ cm\)
Li độ trễ pha \(\frac {\pi}{2}\) so với vận tốc, nên ta có phương trình dao động là: \(x = 6\cos(10 t - \frac{\pi}{2}) \ (cm)\)
Thay t = T/6 vào phương trình trên, ta được x = \(3\sqrt3 \ cm\)
Trong dao động điều hoà, gia tốc biến đổi
A.cùng pha với vận tốc.
B.ngược pha với vận tốc.
C.sớm pha \(\frac{\pi}{2}\) so với vận tốc.
D.trễ pha \(\frac{\pi}{2}\) so với vận tốc.
Do gia tốc a = v' nên gia tốc luôn sớm pha \(\frac{\pi}{2}\)so với vận tốc.
Một vật nhỏ dao động điều hòa với biên độ 5 cm và vận tốc có độ lớn cực đại là 10\(\pi\) cm/s. Chu kì dao động của vật nhỏ là
A.4 s.
B.2 s.
C.1 s.
D.3 s.
Áp dụng: \(v_{max}= \omega A \Rightarrow \omega = \frac{v_{max}}{A} = \frac{10\pi}{5} = 2\pi \ (rad/s)\)
\(\Rightarrow T = \frac{2\pi}{\omega} = 1 s\)
Trong 20 giây, 1 vật thực hiện được 2800dao động. Vậy tần số dao động của vật là bao nhiêu Hz
Tần số dao động là số dao động vật thực hiện trong 1 giây
\(\Rightarrow f=\frac{2800}{20}=140Hz\)
Một vật dao động điều hoà , trong 1 phút thực hiện được 30 dao động toàn phần . Biết quãng đương mà vật đi được trg 4s là 32cm . Biên độ dao động của vật là