Viết một bài văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của em về câu nói: "Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất".
Viết một bài văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của em về câu nói: "Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất".
em ko giỏi về phần viết thẳng văn nhưng e có 1 bài gợi ý cho những bn muốn viết để nâng cao kĩ năng hơn ạ :
+ đầu tiên là giới thiệu hạnh phúc là gì
+ nêu từng quan điểm của từng về hạnh phúc ( ko bắt buộc phải ghi )
những ý chính
+ vậy cần lm nhưng gì để mang lại hạnh phúc cho mn ? ghi ra
+ hỏi và trl tại sao ng hạnh phúc nhất là ng mang đến nhìu hạnh phúc nhất
để bài đc tối đa vốn từ và hay nhất các bn Tham khảo link sau
https://conkec.com/nguoi-hanh-phuc-nhat-la-nguoi-dem-den-hanh-phuc-cho-nhieu-nguoi-nhat-a26696.html
Giới thiệu về câu nói “Người hạnh phúc nhất là người mang lại hạnh phúc cho nhiều người”Đã có bao giờ bạn ngồi ngẫm lại và suy nghĩ về những gì mình đã làm trong suốt những thời gian trong quá khứ. Lúc đó bạn sẽ rút ra được nhiều điều cho bản thân mình để hoàn thiện mình hơn. Đó đôi khi cũng là cách để bạn giải quyết những nỗi buồn khó nói, thực sự nó rất hữu ích cho chúng ta. Trong một lần suy nghĩ về những gì mà mình đã trải qua, tôi nhận ra được một điều rất đáng để trân trọng, đó là người hạnh phúc nhất là người mang lại hạnh phúc cho nhiều người. Đó cũng chính là phương châm sống của tôi hiện nay.Suy nghĩ của em về câu nói “Người hạnh phúc nhất là người mang lại hạnh phúc cho nhiều người”Hạnh phúc là sự thỏa mãn về tâm hồn, mang lại cho con người ta những gì ý nghĩa nhất, thiết thực nhất và cảm thấy hoàn toàn mãn nguyện. Khi có được hạnh phúc, chúng ta sẽ thấy cuộc sống này thật tốt đẹp và thú vị biết bao nhiêu. Hạnh phúc nhiều khi là những thứ nhỏ nhặt nhất, khó có thể nói thành lời. Hạnh phúc có thể mang đến cho nhiều người, cũng có thể chỉ mỗi bản thân mình cảm thấy hạnh phúc và giữ cho bản thân mình biết điều đó.Trong cuộc sống này, còn rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, họ rất cần sự giúp đỡ của người khác. Bạn hãy thử một lần đi làm tình nguyện, lên những vùng núi cao, giúp đỡ những người dân trên đấy, có thể món quà của bạn mang lại cho họ không có giá trị nhiều về mặt vật chất nhưng đó đã mang lại hạnh phúc cho rất nhiều người. Khi những người mà bạn giúp đỡ cảm thấy hạnh phúc thì tự dưng lúc đấy bạn sẽ thấy mình cũng hạnh phúc mà không hiểu lý do vì sao. Đôi lúc, chúng ta nghĩ về vấn đề đó thôi thì một phần nào cũng cảm thấy hạnh phúc nào đó rồi. Hạnh phúc là cống hiến, là biết trao tặng niềm vui và biết hi sinh vì người khác.Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết: “ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Quả thực câu nói ấy không hề sai một chút nào. Khi chúng ta cho đi, mặc dù ta không nghĩ đến những gì mà người đó mang lại cho ta nhưng chắc chắn đến một lúc nào đó sẽ có một ai đó giúp đỡ ta, hãy tin là như thế bạn nhé. Cái mà bạn nhận lại được trước mắt không phải là một giá trị gì về vật chất mà đó là giá trị về tinh thần. Khi bạn giúp đỡ người khác thì bạn đã làm được một việc có ích và điều đó làm cho người được bạn giúp đỡ cảm thấy hạnh phúc và lúc đó bạn cũng sẽ nhận lại được niềm hạnh phúc như họ vậy.Khi ta quan tâm, giúp đỡ người khác thì tâm hồn ta sẽ cảm thấy thanh thản và dễ chịu biết nhường nào. Lúc đó, hạnh phúc cũng ở lại trong chính bản thân ta. Tôi xin kể cho các bạn nghe một câu chuyện về chính bản thân tôi. Trong một lần đến bệnh viện để thăm các đứa trẻ mắc những bệnh về máu, tôi thấy các em thực sự rất khó khăn, đau đớn và có một khát khao cháy bỏng về sự sống. Tôi đã thử trải nghiệm và hiến máu nhân đạo để giúp đỡ các em. Sau khi hiến máu xong, tôi thực sự hài lòng về bản thân mình đã làm được một việc rất ý nghĩa và tôi cảm thấy hạnh phúc vì điều đó. Những đứa trẻ vô tư, hồn nhiên ấy đã cho tôi một trải nghiệm thật thú vị. Ắt hẳn rằng, sự tươi cười của những đứa trẻ đã làm tôi hạnh phúc. Các bạn thấy đấy, chỉ những việc làm đơn giản và trong khả năng của mình, chúng ta đã mang lại hạnh phúc cho người khác và cũng là cho chính bản thân mình.Đôi khi trong cuộc sống, hạnh phúc còn là sự xả thân, quên mình vì người khác, không sợ khó khăn gian khổ. Ai trong chúng ta cũng biết đến những chú công an, bộ đội, người mà đã mang lại sự bình yên cho tổ quốc, luôn luôn sẵn sàng hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc. Trong các cuộc kháng chiến cứu nước, những con người vĩ đại đó có người đã hi sinh, bị thương nặng nhưng họ không tiếc máu xương của mình. Sự hạnh phúc của người dân là đất nước được yên bình, không còn những tiếng súng, tiếng bom.Người hạnh phúc không phải là người ban phát tình thương cho người khác mà tình yêu thương ấy phải chân thành, xuất phát từ tận đáy lòng mình. Nhiều người trong cuộc sống của chúng ta hiện nay thực sự đang lợi dụng việc làm từ thiện, mang lại hạnh phúc cho người khác để đạt được mục đích của mình. Chẳng hạn như những ca sĩ, nghệ sĩ, mong muốn được đánh bóng tên tuổi của mình để cho nhiều người biết đến đã lợi dụng việc mang lại hạnh phúc cho người khác. Những việc làm như vậy là trái chiều và luôn bị xã hội lên án. Hạnh phúc phải xuất phát từ cả hai phía và xuất phát từ tận đáy lòng mình. Chúng ta cần phải phê phán những kẻ luôn đem sự bất hạnh của người khác làm hạnh phúc cho mình.Bất kì ai trong cuộc sống của chúng ta có thể mang lại hạnh phúc cho người khác, không nhất thiết những việc mà bạn làm phải phức tạp, khó khăn, chỉ cần bạn bắt đầu từ những việc đơn giản nhất. Hãy thử xem và khám phá những điều từ trong chính bản thân mình. Bạn là một phần tử của xã hội và bạn phải luôn nghĩ rằng, bản thân mình có nghĩa vụ và trách nhiệm, chung tay xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng bền vững và lớn mạnh, người dân được hưởng ấm no hạnh phúc. Hãy hành động vì tương lai của những người anh em, những người cùng chung một dân tộc. Chúng ta đều sinh ra trên cùng một đất nước và đó là mòn quà vô giá mà thượng đế đã ban tặng cho chúng ta. Vì vậy, hãy giúp đỡ người khác để mang lại hạnh phúc cho chính bản thân mình.Bài văn nêu suy nghĩ về câu nói “Người hạnh phúc nhất là người mang lại hạnh phúc cho nhiều người”Quả thật, người hạnh phúc nhất là người mang lại hạnh phúc cho nhiều người. Không có một giới hạn nào cho những việc làm của chúng ta. Câu nói ấy thật đúng và có ý nghĩa sâu sắc. Có lẽ khi đọc xong câu nói này, ai trong chúng ta cũng phải suy nghĩ về cách sống của mình. Đó cũng như là một bài học cho chúng ta, giúp chúng ta nhận thức đúng đắn để hoàn thiện bản thân mình. Hãy trở thành một người hạnh phúc bạn nhé, vì bạn hạnh phúc, tôi hạnh phúc thì tất cả chúng ta đều hạnh phúc.
Em tự viết ạ :
Trong cuộc sống xung quanh mỗi con người đều có khó khăn hoặc mệt nhọc , bệnh tật,....luôn ở xung quanh . Họ cần được có người nào đó giúp đỡ , cùng vượt qua nút thắt của cuộc đời . Cuộc đời là như thế , nếu chúng ta giúp đỡ người khác thì họ cảm ơn và đổi ngược lại , chúng ta sẽ nhận được niềm vui hơn bao giờ hết . Giúp ai đó là 1 việc tốt nhưng nhiều khi nếu đặt niềm tin không đúng chỗ đang cần thì rắc rối sẽ đến với bạn . Chẳng hạn như nếu bạn đi đâu đó mà thấy 1 người đang rơi xuống hồ , vùng vẫy không lên được . Nếu bạn có niềm tốt muốn giúp thì trước tiên bạn phải nghĩ cách rằng '' Bây giờ mà mình giúp họ thì trước hết mình phải nghĩ cách để mình với họ cùng được an toàn , chứ không phải cứu họ 1 mạng là mình mất 1 mạng , trong khi có rất nhiều cách vượt qua , mình phải tự nghĩ và chọn lựa . Bởi chỉ có mình mới quyết định được con đường đúng đắng nhất '' Hãy là người hiểu biết mở rộng trước khi giúp ai đó . Nếu không bạn chỉ là người thệt thòi mà gánh chịu nếu chọn người không đúng cần thiết giúp đỡ .
Viết một bài văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của em về câu tục ngữ "Ở hiền gặp lành".
Tham khảo thêm các bài văn mẫu tại: https://hoc24.vn/ly-thuyet/van-mau-lop-9.2496
Bài làm
Có thể thấy được rằng chính trong kho tàng ca dao tục ngữ có nhiều câu nói đến quan hệ nhân – quả như chính là “Gieo gió gặt bão”, “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”… để nhằm giáo dục, khuyên nhủ mọi người hãy sống sao cho tốt đẹp; đồng thời cũng cảnh cáo những kẻ ích kỉ, độc ác, chỉ biết lợi mình, hại người. Và những câu nói này dường như cũng gây biết bao những ý kiến trái chiều.
“Ở hiền gặp lành” câu nói có nghĩa là ta đối xử tử tế, nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ người khác một cách hết lòng, không vụ lợi… và khi được như vậy thì trước sau gì những điều tốt đẹp cũng sẽ đến với ta. Và chúng ta cũng không nên hiểu đơn giản rằng làm ơn cho ai thì người đó sẽ trả ơn mình một cách sòng phẳng, theo kiểu thực dụng. Thực tế cuộc sống cũng đã chứng minh cho thấy nhiều người ở hiền đã gặp lành. Ông bà, cha mẹ sống tử tế, nhân hậu thì chắc chắn rằng con cái của họ cũng được hưởng phúc. Phúc ở đây ta cũng phải hiểu sao cho rõ ràng, nó dường như không phải là những lợi ích vật chất do người khác đem lại, mình chỉ việc ngồi hưởng thụ mà phúc là những điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình và xã hội hiện nay. Chúng ta có thể hiểu “lành” trong câu nói chính là những may mắn, những sự hạnh phúc viên mãn đến với cuộc sống của những người “ở hiền”.
Trong kho tàng ca dao tục ngữ có nhiều câu nói đến quan hệ nhân - quả như: Gieo gió gặt bão, Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu; Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác... nhằm giáo dục, khuyên nhủ mọi người hãy sống sao cho tốt đẹp; đồng thời cũng cảnh cáo những kẻ ích kỉ, độc ác, chỉ biết lợi mình, hại người.
Nhưng không phải ai ở hiền cũng gặp lành và lúc nào kẻ ác cũng bị trừng trị. Do đó ý nghĩa của câu tục ngữ Ở hiền gặp lành vẫn tiếp tục được đưa ra bàn cãi. Trong cuộc tranh luận ở lớp, em cũng đã bày tỏ ý kiến về vấn đề này.
Ở hiền gặp lành có nghĩa là ta đối xử tử tế, nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ người khác một cách hết lòng, không vụ lợi... thì trước sau gì những điều tốt đẹp cũng sẽ đến với ta. Không nên hiểu đơn giản rằng làm ơn cho ai thì người đó sẽ trả ơn mình một cách sòng phẳng, theo kiểu thực dụng: Hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại, hay Bánh ít đi, bánh quy lại. Nét đẹp trong đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam là: Làm ơn há dễ mong người trả ơn.
Thực tế cuộc sống cho thấy nhiều người ở hiền đã gặp lành. Ông bà, cha mẹ sống tử tế, nhân hậu thì con cái cũng được hưởng phúc. Phúc ở đây không phải là những lợi ích vật chất do người khác đem lại, mình chỉ việc ngồi hưởng thụ mà phúc là những điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình và xã hội.
Có thể hiểu nghĩa của từ lành trong câu tục ngữ này là tử tế, tốt đẹp, may mắn. Nếu ta ăn ở (đối xử) với mọi người có nghĩa có tình Như bát nước đầy, Bán anh em xa mua láng giềng gần, Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau... thì mọi người cũng sẽ đối xử lại với ta như vậy.
Điều đáng bàn cãi, tranh luận là trong cuộc sống không phải lúc nào ở hiền cũng gặp lành, mà có khi trái ngược. Nhiều người tốt lại lâm vào hoàn cảnh nghèo khó, kém may mắn; còn những kẻ ích kỉ, độc ác thì lại sống đầy đủ, xa hoa. Phải chăng câu tục ngữ trên chỉ là liều thuốc an thần dành cho giai cấp bị trị trong xã hội cũ?!
Thật ra, những điều trái với quy luật nhân - quả ở thời nào cũng có. Mâu thuẫn ấy xuất phát từ thực tế là trong xã hội, những kẻ xấu vẫn tồn tại. Chúng liên kết với nhau, tạo thành thế lực hắc ám, tác oai tác quái, làm hại người lương thiện. Pháp luật nhiều khi chưa trừng trị chúng kịp thời hoặc xử lí chưa đến nơi đến chốn để bảo vệ quyền lợi của số đông người tốt, người hiền. Để cái thiện chiến thắng cái ác, cần phải có rất nhiều điều kiện và điều kiện đầu tiên là phải quyết tâm diệt trừ cái xấu, cái ác; khuyến khích, cổ vũ cái đẹp, cái thiện từ trong mỗi con người, mỗi gia đình và rộng ra toàn xã hội.
Chúng ta cũng không nên hiểu ở hiền chỉ có nghĩa là nhẫn nhục chịu đựng, ngoảnh mặt làm ngơ trước cái xấu, cái ác; hay là hiền lành, tử tế, không làm hại ai (nghĩa hẹp) mà phải hiểu sâu hơn, rộng hơn: ở hiền là hướng tới điều hay, điều tốt; tích cực chống lại cái xấu xa; là quan điểm sống Mình vì mọi người, mọi người vì mình (Bác Hồ); là đoàn kết giúp đỡ nhau cùng lao động sáng tạo, làm ra của cải vật chất và tinh thần để không ngừng nâng cao đời sống của toàn dân.
Câu tục ngữ trên nằm trong hệ thống tục ngữ giáo dục con người hãy sống hướng thiện (làm lành, lánh ác). Con người có lương thiện thì xã hội mới tốt đẹp. Để đạt được điều đó, chúng ta phải tự tu dưỡng, rèn luyện tư tưởng đạo đức trên cơ sở của lòng nhân ái và trách nhiệm công dân.
Nhận thức đúng đắn, rạch ròi về cái tốt, cái xấu, về đạo lí ở đời sẽ giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách. Nhiều người tốt sẽ tạo nên sức mạnh đẩy lùi cái xấu. Chắc chắn rằng trong tương lai không xa, ý nghĩa của câu tục ngữ Ở hiền gặp lành sẽ thành hiện thực.
Trước nhiều ngả đường đi đến tương lai, chỉ có chính bạn mới lựa chọn được con đường đúng cho mình.
Em hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
Có thể bạn đang nghĩ đến tương lai của mình,bạn có thể hỏi người khác nhưng chính bn lại là người lựa chon con đường ấy.Câu nói:''trước nhiều ngả đường tương lai,chỉ có chính bạn mới lựa chọn đc con đường đúng cho mình'' đã nói lên điều đó.
Trong cuộc sống,bạn sẽ phải nghĩ tới tương lai,nhưng chính bạn phải tự lựa chọn 1 con đường bạn sẽ đi.Vì chính bạn là chủ nhân của cuộc đời mình cho nên bạn cũng là chủ nhân tương lai của mình.Bạn nên nghĩ,lựa chon về con đường tương lai của bạn.Vì con đường ấy sẽ là con đường đúng nhất.Bạn có thể bạn đang có 1 đam mê cho riêng mình nhưng lại bị ai đó ngăn cản làm nghề mà họ muốn bạn làm nhưng bạn ko nên nghe vì bạn phải tự nghĩ,tự lựa chọn về tương lai mình.Bạn hãy theo đuổi đam mê của bạn và không nên đi con đường của người khác.
Các bạn ạ,chính các bạn là người lựa chọn đam mê,con đường tương lai của bạn.Bạn hãy tự lựa chon đam mê của bạn nhé.
MN ơi, đánh giá đi
Bài em tự làm :
Con đường tương lai là gì ? Có phải chỉ thuộc sở hữu của người khác ? Không đúng , chính bản thân tôi nhất định cũng phải có một con đường riêng . Tôi muốn thừa nhận với mọi người rằng : Tôi có thể nắm quyền sở hữu một con đường và chỉ có mình tôi điều khiển được nó . Con đường tương lai chứa tất cả thời gian có được sau mười hai năm học mệt mỏi nhưng là một phần để cải tạo con đường . Nếu mất con đường thì đồng nghĩa với việc mất đi tất cả một phần đời còn lại của bản thân . Làm thế nào để không chỉ giữ vững con đường mà còn cập nhật nhiều điều có ích cho nó ? Chỉ có một lựa chọn duy nhất là HỌC , lựa chọn sáng suốt nhất để thay đổi tương lai .
"Mỗi người đều tự viết lên câu chuyện đời mình"
(Theo Đoàn Công Lê Huy, Tôi muốn hỏi em: Về sau thế nào?)
Lấy câu trên làm câu chủ đề, hãy viết một đoạn văn nghị luận theo phép lập luận diễn dịch (khoảng 12 câu) trình bày suy nghĩ của em.
Mỗi người đều có câu chuyện riêng của cuộc đời mình, nó có nhiều đoạn vui cũng lắm đoạn buồn. Tuy nhiên, chính bản thân bạn có trách nhiệm viết nên cuốn sách của đời mình.
Bạn là nhân vật chính, nhưng có lắm lúc bạn muốn một ai đó đồng hành cùng mình qua các chương. Bạn muốn họ thành nhân vật chính cùng bạn. Ước muốn đó nhiều khi mãnh liệt tới mức bạn viết về nó đầy mấy chục trang, hai ba chương liền. Và có khi tự hạ mình thành vai phụ, đẩy người kia thành nhân vật chính.
Đáng buồn là người đó cũng có câu chuyện riêng của họ, và họ không coi bạn như nhân vật chính cùng họ, họ có người khác cho vai đó. Hình ảnh bạn xuất hiện chỉ trong vài dòng ngắn ngủi rải rác khắp chương truyện của họ.
Có thể bạn cũng biết là không đáng, không nên, tại sao lại phải như vậy - nhưng bạn vẫn cứ tiếp tục như thế - hình ảnh 1 người không đáng lại tràn lan qua các chương về đời sống của bạn, át đi những nhân vật khác.
Cuối cùng, bạn vẫn sống cuộc đời của bạn, viết tiếp câu chuyện của đời mình. Hà cớ gì không để nó là một thứ sau này mỗi khi nhìn lại và mỉm cười. Mình có thể có giai đoạn ngu ngốc, mê đắm nhưng chính mình lại vượt qua nó vì mình biết là nó sẽ ít khi như ý của mình, sống cân bằng giữa lý trí và cảm xúc hơn.
Mong cô nhận xét !
"Mỗi người đều tự viết lên câu chuyện đời mình". Chắc hẳn mỗi chũng ta ở đây, từ khi sinh ra đã có một sứ mệnh, một cuốn truyện riêng do chính mình là tác giả, cũng là nhân vật chính, và cách viết nó như thế nào là do các bạn. Mỗi trang truyện là một hành trình, là một trải nghiệm mới của ta. Nó có thể là những khó khăn, thử thách lớn, nhưng cũng có thể là những niềm vui, những thành quả đạt được. Mỗi bước ngoặt cũng là một lần lật sang trang mới, cũng là một bài học mới để ta tôi luyện thành tài. Trên những trang truyện đời, sẽ có thêm những nhân vật phụ, những người góp phần vào câu chuyện của chúng ta, làm cho nó thêm sống động. Có thể nói chuyện đời mình là do mình viết ra, những cũng không thể phủ nhận rằng tác động của những nhân vật phụ cũng là vô cùng mạnh mẽ, nó cũng có thể thay đổi kết cục câu chyện của chúng ta chỉ trong tích tắc, nên cũng có thể nói rằng đó là câu chuyện của ta và những người bạn. Sau khi bước đến trang cuối của câu chuyện, đó là lúc ta hoàn thành sứ mệnh lớn của mình, là lúc ta tạm biệt cuộc đời. Lúc ấy, hãy nghĩ đến những điều bạn đã trải qua. Để từ đó mỉm cười khi đã hoàn thành sứ mệnh, cũng như bật khóc khi có những điều còn dang dở. Và hãy nhớ rằng, kết thúc của một câu chuyện là sự mở ra của một câu chuyện khác
#E ko giỏi văn lắm nhưng cx thử viết xem sao, mong đc nhận xét
Hãy viết một vài văn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Phải chăng hoàn cảnh khó khăn cũng là cơ hội để mỗi người khám phá khả năng của chính mình?
Có những người sinh ra đã là một thiên tài, nhưng cũng có những người luôn tự hỏi bản thân" Khả năng chủa mình là gì?Hay mình không có khả năng gì đặc biệt mà chỉ là một người vô dụng?". Nhưng những người như thế không biết rằng không phải họ vô dụng mà chỉ là vì họ chưa khám phá được khả năng thực sự của mình thôi. Và theo em, cách để những người như thế có thể khám phá khả năng của mình là vào những hoàn cảnh khó khăn. Hoàn cảnh khó khăn là gì? Hoàn cảnh khó khăn là những lúc ta gặp bất lợi, khó khăn trong một công việc nào đó mà ta cứ nghĩ là việc này ta không làm được và phải bỏ cuộc thôi. Nhưng ít ai biết rằng : vào những hoàn cảnh khó khăn như thế cũng là cơ hội để ta tìm ra khả năng của chính mình. Lại có người đặt ra câu hỏi: " Vì sao nói hoàn cảnh khó khăn cũng là cơ hội để khám phá khả năng của chính mình?". Nếu thắc mắc điều đó thì có thể lí giải được là vì vào nhưng lúc khó khăn con người cần đến sự kiên trì, sức chịu đựng, óc sáng tạo và có bản lĩnh để dám đánh cược với điều đó. Vào những lúc khó khăn thì đầu tiên ,con người phải giữ được sự bình tĩnh rồi suy nghĩ nhanh về những cách có thể giúp mình an toàn ngay bây giờ. Họ phải đủ can đảm và bản lĩnh để có thể chắc chắn rằng họ đã chọ một phương án đúng. Qua sự việc đó , họ sẽ tì ra được khả năng của mình và nhận ra rằng đứng trước nguy hiểm, khó khăn thì họ sẽ nhận ra khả năng của mình.
Có thể chắc chắn rằng:khó khăn đang rình rập chúng ta mọi lúc mọi nơi,nhưng ít ai biết rằng:nó chính là 1 cơ hội lớn mà chúng ta cần nắm lấy nó.Câu nói:''phải chăng hoàn cảnh khó khăn cũng là cơ hội để mỗi người khám phá khả năng của chính mình?'' đã nêu rõ điều đó.
Chúng ta thường xuyên né tránh khó khăn,phải chăng chúng ta đã né tránh cơ hội mà ta có thể cho người khác biết khả năng của chính mình?Câu trả lời là phải.Vì nếu chúng ta đối mặt với khó khăn thì sẽ chắc chắn vượt qua khó khăn ấy và cũng là cơ hội tỏa sáng cho mọi người biết là khả năng của chúng ta sẽ đi đến đâu.Khả năng của chúng ta sẽ rất lớn nếu ta đối mặt và vượt qua khó khăn này.Mọi người đều biết:khả năng của mình nằm gọn trong cư xử của mọi người khi đối mặt với khó khăn.Nếu ta đối mặt với chúng thì khả năng của chúng ta sẽ được tỏa sáng.
Các bạn ạ,các bạn chắc chắn đã đối mặt với khó khăn nhưng lại tránh né,như vậy là các bạn đã tránh né cơ hội của chúng ta để tỏa sáng khả năng của bản thân rồi đấy.Các bạn phải đối mặt với khó khăn để chúng ta có thể có 1 cơ hội lớn và nó sẽ đi theo ta trọn đời.
Mọi người ơi,các thầy các cô ơi.Đánh giá bài làm của em đi
tái bút:nhớ ơn mọi người cả đời
Con người ta khi gặp khó khăn chắc chắn sẽ có một câu hỏi đặt ra, đó là “hoàn cảnh khó khăn cũng là cơ hội để mỗi người khám phá khả năng của bản thân?”. Tình huống khó khăn là những bất lợi và khó khăn của chúng ta khi thực hiện một công việc nào đó. Đây hoàn toàn là những điều mà mọi người không mong muốn xảy ra. Tại sao bạn lại nói rằng khó khăn là cơ hội để khám phá khả năng của bản thân? Bởi vì trong những tình huống khó khăn, chúng ta sẽ tìm thấy khả năng giải quyết vấn đề của mình. Những tình huống khó khăn và thử thách là cơ hội để con người khám phá giới hạn bên trong của mình. Khó khăn cho chúng ta cơ hội để xác định lại khả năng giải quyết vấn đề của mình. Có một số việc chúng ta nghĩ rằng mình sẽ không thể làm được cho đến khi lâm vào tình thế bắt buộc, khó khăn.Trong những tình huống khó khăn, chúng ta sẽ tìm thấy sự sáng tạo và nhanh nhẹn của mình. Đây là những gì mà những khó khăn mang lại cho tất cả mọi người. Ở giới hạn, sức sáng tạo của con người là không thể tưởng tượng được. Nhưng chỉ trong những hoàn cảnh nhất định, con người mới có thể phát hiện ra nó. Đồng thời, khi gặp khó khăn, chúng ta sẽ biết được sức lực và sự dẻo dai của mình có vượt qua được những khó khăn đó hay không. Đây cũng là cơ hội để chúng tôi rèn luyện khả năng của mình. Người ta thường nói, tận cùng khó khăn mới là nơi mở ra những cơ hội mới. Cơ hội đó cũng là khả năng mọi người phải nắm bắt trước. Khó khăn sẽ là cơ hội để mọi người nhận ra điểm yếu của mình để khắc phục và hoàn thiện.Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể vượt qua khó khăn, bỏ cuộc, thất bại và sống buông thả, vô nghĩa, đây là một lối sống đáng bị phê phán. Vì vậy, trước những khó khăn, thử thách, mọi người cần bình tĩnh, tự tin, phán đoán mọi vấn đề và tìm cách giải quyết. Không nản chí, không ngại gian khổ, nguy hiểm, vượt qua mọi khó khăn.
Có bài báo từng viết: "Trong suy nghĩ của đại chúng, bóng đá Việt Nam không vượt qua khỏi “lũy tre làng”, “ao làng” Đông Nam Á. Sân chơi thực sự phù hợp với chúng ta chỉ có AFF Cup hay SEA Games."
Tuy nhiên, điều đó dường như đã thay đổi.
Em hãy viết một bài văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về khả năng làm nên những điều kỳ diệu và vượt qua “những giới hạn mà chúng ta ngỡ mình không thể vượt qua".
Là con người, chắc hẳn chúng ta phải có mục tiêu và luôn có gắng vượt qua mục tiêu đó. Như nói trên, đội tuyển Việt Nam thực sự đã làm được những kì tích gọi là "phá vỡ giới hạn".
Khả năng phá vỡ giới hạn của mỗi người luôn sẵn có và có thể trỗi dậy mạnh mẽ nếu như họ biết đặt ra mục tiêu và luôn luôn hướng đến nó.
Có rất nhiều người lưỡng lự trước câu hỏi “Chúng ta có nên bước qua các ranh giới trong cuộc sống?”. Cũng là một câu nói liên quan đến vấn đề đó, nhà văn Nguyễn Khải đã từng viết : "Cuộc đời không có những giới hạn, chỉ có những ranh giới. Vấn đề là ta có đủ can đảm để bước qua những ranh giới đó hay không".
Thật vậy, chúng ta đều có hoặc không thể bước qua ranh giới bởi nó còn tùy thuộc ranh giới bạn nhắc đến là gì. “Nói một cách đơn giản, ranh giới là giới hạn hoặc khoảng cách giữa bạn và một người khác; là khoảng trống nơi bạn bắt đầu và là điểm kết của người khác. Hãy nghĩ về nó như một hàng rào sân sau nhà bạn. Bạn là người gác cổng và quyết định người bạn giữ lại và người bạn tiễn đi, người mà bạn cho họ vào hẳn toàn sân sau, hoặc là người mà bạn chỉ cho họ bước qua khỏi cửa chính. Bạn có thể vẫn giữ khoảng cách, nhưng bạn đang cho họ cơ hội chứng minh rằng họ đáng tin cậy cả về mặt thể chất lẫn tình cảm.
Mục đích của việc thiết lập ranh giới lành mạnh, tất nhiên, là để bảo vệ và chăm sóc tốt bản thân bạn.”, có ai đó đã từng nói như vậy. Quả thực, ranh giới là đường phân đoạn giữa hai khu vực, hai con người, hai sự việc,...và bước qua ranh giới là vượt qua, phá vỡ làn đường giới hạn để chuyển từ bên này sang bên kia. Bàn về chuyện có nên vượt qua ranh giới hay không thì có lẽ câu trả lời sẽ là cả có và không. Thực tế thì có những ranh giới mà khi bước qua con người dễ bị xoáy vào vòng tròn cạm bẫy, mất đi giá trị đạo đức, nhân phẩm con người. Với những điều như thế cần ở con người là sự tỉnh táo, biết đâu là bạn đâu là thù, hãy biết giữ khoảng cách với chúng đừng để đi quá giới hạn của bản thân. Lúc đó có hối hận thì cũng không kịp nữa. Cũng đừng vì tính cố chấp mà lừa mình dối người rồi sự việc lại không thể cứu vãn.
Tuy nhiên, không phải ranh giới nào cũng tiêu cực. Con người ta có cơ hội được tiếp cận với những ranh giới nơi mà ta có thể tự mình vượt qua, vượt qua một cách mạnh mẽ để giành lấy phần hơn, giành lấy sự tiến bộ, thắng lợi và ánh hào quang. Cũng chính ngay tại đây lại cần một con người đủ bản lĩnh để bước qua. Chỉ khi đủ tâm, đủ tầm thì bước qua giới hạn mới thực sự mang lại nhiều ý nghĩa đích thực. Một người bạn luôn nhút nhát vào một ngày nọ đã dám giơ tay phát biểu ý kiến, đó cũng là một biểu hiện tốt trong việc bước ra khỏi giới hạn của bản thân. Hay diễn viên, ca sĩ mà đặc biệt là thí sinh tham dự các cuộc thi lớn nhỏ họ thậm chí phải thử cả những tiết mục, tiểu phẩm, bài hát không thuộc vào sở trường của mình để chứng tỏ bản thân, bước qua giới hạn tài năng vốn có để tiến cao tiến xa hơn nữa trong sự nghiệp.
Cuộc đời là một bài toán khó, là một con đường không bằng phẳng, nhưng chính những cái chông gai, những cái tưởng như là bước đường cùng ấy lại là sự rèn luyện, giúp con người trở nên mạnh mẽ, cường đại hơn trước cuộc sống. Giới hạn cũng vậy, nó được thiết lập để con người có cơ hội trải mình. Chín chắn trong suy nghĩ, hoàn thiện trong tư duy là những hành trang cần thiết để bước ra khỏi giới hạn, đột phá và thành công hơn.
Chỉ có nỗ lực vượt qua những ranh giới thì chúng ta mới có thể chạm tay đến ước mơ, hoài bão, khát vọng, giúp chúng ta sống có ích và hạnh phúc hơn trong cuộc đời và không có người thành công nào chưa từng cảm thấy bế tắc, chán nản và tuyệt vọng nhưng họ đã vượt qua nó bằng chính ý chí và quyết tâm mạnh mẽ, bằng một trái tim kiên cường, bằng một niềm tin chắc thắng. Những người than thở, chán nản và cho rằng cuộc sống đang dồn họ đến đường cùng chỉ cho thấy rằng họ là một kẻ yếu đuối, thiếu tự tin và nhu nhược trước cuộc đời. Bản thân chúng ta khi còn là học sinh ngồi trên ghế nhà trường cũng phải tự ý thức mà rèn luyện cho mình một tâm thế vững chắc, một nội tâm mạnh mẽ, một tấm lòng kiên trì không đổi, tự xác định cho mình một ước mơ hoặc một niềm đam mê để chúng ta thấy cuộc sống có hy vọng có đích đến, để rồi lấy đó làm động lực.
Mỗi thứ trong đời điều chi cũng cho ta riêng một giới hạn… Môi khi tôi nghe những ca từ này tôi đều cho mình những suy nghĩ riêng, cảm nhận riêng về cái người ta gọi là giới hạn. Vậy giới hạn nào cho chúng ta?
Giới hạn được xem như một điểm cuối, điểm kết thúc của một sự vật hay sự việc. Giới hạn cũng có thể là chỉ một mức độ nhất định không thể vượt qua hay cũng có thể là đường ngăn cách hai khu vực. Trong toán học người ta nhắc đến giới hạn là để chỉ một giá trị mà một hàm số hay một dãy số tiến gần đến khi biến số tương ứng tiến đến một giá trị nào đó. Giá trị của giới hạn có thể là con số cụ thể cũng có khi là “vô cùng”. Giới hạn tuy tưởng chừng như bó hẹp mọi thứ lại nhưng thực ra ở ngay chính nó đã tồn tại sự vô cùng và khó nắm bắt.
Hãy nhìn rộng ra và đơn giản đi một chút ta sẽ thấy sự hiện diện của giới hạn. Có thể nói mọi điều đều có giới hạn. Môi con đường đều có điểm cuối, chẳng có dòng sông nào kéo dài vô tận, mọi cuộc đua đều có đích. Nhất là thời gian. Thời gian đối với con người luôn là một giới hạn. Nó vô tận, nó chảy trôi không ngừng và nó đã giới hạn cuộc sống của con người lại em ơi có bao nhiêu sáu mươi năm cuộc đời. Con người được tạo hóa ban tặng cho sự sống nhưng không phải là mãi mãi. Quy luật của đời người là sinh – lão – bệnh – tử. Có ai sinh ra rồi không trở về với cát bụi? Con người không thể tránh né giới hạn của sự sống. Không chỉ con người mà mọi sinh vật, mọi việc đều vậy, không có gì là tồn tại mãi mãi.
Hiểu biết cũng là một điều có giới hạn, kiến thức, sự học là vô hạn nhưng hiểu biết là có hạn. Có ai dám khẳng định là mình hiểu biết mọi điều, mọi lĩnh vực mọi khía cạnh, thấu mọi chuyện trên đời?
Chắc chắn là không. Nếu có thì chắc chỉ có nói vui rằng Googlẽ luôn biết mọi điều, chỉ cần gõ vài chữ, vài cái kích chuột và trong khoảng thời gian rất ngắn công cụ tìm kiếm Google đã cho ta rất nhiều câu trả lời và thông tin về mọi mặt tin tức, giải trí, kiến thức… Nhưng chính nó cũng cho ta thấy rằng kiến thức vô hạn của con người là khi tất cả cộng dồn lại. Còn hiểu biết của mỗi cá nhân quy lại cũng là có giới hạn. Sức khỏe của con người cũng là có giới hạn. Dù cho ta may mắn không mắc phải những căn bệnh hiểm nghèo thì tự cơ thể chúng ta cũng cũ dần đi. Giống như một cái máy hoạt động đã lâu se bị gỉ sét và một lúc nào đó se ngừng hoạt động. Chẳng phải môi một sản phẩm được làm ra đều có hạn sử dụng đó sao? Sức khỏe, tuổi trẻ, cuộc đời… tất cả đều có giới hạn, đều có hạn sử dụng. Mọi thứ tình cảm cũng đều có giới hạn vui, buồn, hờn giận, trách móc, thứ tha, đau khổ hay hạnh phúc. Chẳng ai cứ mãi đau khổ mà không có lấy một niềm vui, cũng chả ai cả đời sống êm ả trong những hạnh phúc.
Tình yêu cũng có giới hạn, giới hạn về khoảng cách, về thời gian và giới hạn cuối của tình yêu có thể là hôn nhân hạnh phúc cũng có thể là rời xa. Thời gian có giới hạn vậy không gian cũng có giới hạn của nó. Chính vì thế mà môi quốc gia đều có biên giới, có giới hạn lãnh thổ. Không thể có quốc gia nào có quyền xâm lấn. Sự phân chia, ranh giới giữa các khu vực, thành phố, làng xã đều là những dẫn chứng cho giới hạn. Người ta dùng giới hạn địa lý để chia tách khu vực, để quản lý xã hội. Tất cả những biểu hiện trên chỉ là một phần rất nhỏ của giới hạn, giới hạn dường như đang bao trùm tất cả.
Bạn đã từng nghĩ đến một cuộc sống không có giới hạn chưa? Hãy thử nghĩ đến những cuộc đua không có đích đến, không có giới hạn cho sự chiến thắng. Chắc hẳn nó chẳng còn là một cuộc đua và cũng chẳng ai tham gia một cuộc đua vô ích ấy để rồi cứ mãi mãi không tìm ra người thắng cuộc. Hãy thử hình dung bạn là một người có hiểu biết không giới hạn. Vậy là có quá nhiều thứ để nhớ, để biết, não bộ của bạn trở thành một bộ nhớ vô tận. Ai cũng hỏi bạn tất cả mọi thứ. Tôi cho rằng bạn sẽ bận rộn hơn cả Google. Vô tình bạn có thể biến thành một cái máy, một công cụ tìm kiếm. Cuộc sống thật sự se tẻ nhạt. Như vậy một sự hiểu biết vô tận cũng không hẳn là niềm vui.
Con người ta vốn có ước ao kéo dài tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, thậm chí là cải lão hoàn đồng, trường sinh bất tử. Người ta vẫn khao khát điều ấy, nhưng có phải bạn se hạnh phúc với việc mình cứ sống mãi mà không trở về với cát bụi. Tôi đã từng xem một bộ phim viễn tưởng. Nhân vật chính đã tìm ra thuốc trường sinh nhưng rồi ông đã quyết định không uống nó. Bởi lẽ ông nhìn ra được một cuộc sống trước mắt nếu như trường sinh mãi mãi. Đó là một sự tồn tại dai dẳng và cô độc. Chúng ta cứ sống mãi với biết bao gian khó, thử thách của cuộc đời đến khi trái tim đã rệu rạo, đã mệt mỏi trước cuộc sống xô bồ mà vẫn cứ phải tồn tại. Và rồi đau đớn nhất là chúng ta cứ sống mà nhìn tất cả những người thân yêu, gia đình, bạn bè chết đi. Còn sự đau đớn nào hơn khi thấy mọi người xung quanh dần dần từ bỏ bạn? Và những chuỗi ngày vô tận tiếp theo là những đau đớn và đơn độc kéo dài. Đó là một cuộc sống vô nghĩa, một sự tồn tại thừa thãi hệt như một vị khách cứ ngồi lì ở nhà người khác và không chịu ra về. Tôi nghĩ rằng quyết định của nhân vật trong bộ phim đó là đúng đắn. Chấp nhận giới hạn của cuộc đời, đó mới chính là hạnh phúc.
Và nếu như chúng ta không có giới hạn địa lý rõ ràng chắc hẳn bạn cứ đi và chẳng hề biết mình đang ở đâu, khu vực nào, không hề có sự phân tách địa lý nào quả là rắc rối không nhỏ. Xa hơn nữa nếu ranh giới, giới hạn của các quốc gia không tồn tại chắc hẳn trái đất sẽ biến thành một cuộc chiến hỗn loạn để tranh giành lãnh thổ, hành tinh này chắc chắn sẽ diệt vong. Tưởng tượng đến đây chắc hẳn bạn đã thấy được, hình dung được cuộc sống không thể không có giới hạn chứ? Se là vô vàn rắc rối, khổ đau, cô độc, vô nghĩa nếu như cuộc sống này không có giới hạn.
Vậy bạn đã thử nghĩ đến tính chất của giới hạn và hành động của bản thân với giới hạn của chính mình chưa? Theo tôi tính chất của giới hạn là không giống nhau và luôn luôn thay đổi. Không giống nhau tức là giới hạn đối với mỗi cá nhân là hoàn toàn khác biệt. Giới hạn hiểu biết của một cậu bé năm tuổi không thể nào đem so sánh với giới hạn hiểu biết của một nhà bác học uyên thâm. Một cụ già tám mươi tuổi không thể vượt giới hạn của một vận động viên điền kinh. Mọi sự so sánh, áp đặt giới hạn của cá nhân này lên cá nhân khác là hoàn toàn vô lý và khập khiễng. Vì thế chúng ta nên học cách tôn trọng giới hạn của người khác, không nên quy chụp hay ép họ phải đạt tới giới hạn mình muốn. Đó cũng là một cách thấu hiểu mọi người và khiến cho cuộc sống ý nghĩa hơn. Khả năng của con người là vô hạn nhưng khác nhau. Vì thế chúng ta đừng bao giờ so sánh làm người khác mất tự tin vào bản thân cũng không nên gây áp lực cho họ bằng những giới hạn quá xa, tôn trọng người khác cũng là tôn trọng bản thân. Tại sao tôi nói giới hạn luôn luôn thay đổi? Bởi lẽ không chỉ có sự khác biệt giữa giới hạn của những người khác nhau mà còn có sự khác biệt giữa giới hạn của cùng một cá nhân trong những khoảng thời gian khác nhau, hoàn cảnh khác nhau. Khi bạn ba tuổi, hiểu biết và giới hạn nhận thức của bạn chỉ là những điều đơn giản, những thứ gần gũi xung quanh nhưng khi bạn mười tám tuổi, ba mươi tuổi, sáu mươi tuổi… chắc hẳn bạn không thể cứ mãi mang một hiểu biết của một đứa trẻ ba tuổi. Một vận động viên hôm nay có thể chỉ vượt qua giới hạn thành tích này nhưng cũng có thể ngày mai, ngày kia tiến xa hơn, vượt qua những giới hạn lớn hơn hoặc cũng có thể giảm sút đi phong độ. Không có điều gì là chắc chắn, là bất biến. Hôm nay là vậy nhưng ngày mai và xa hơn nữa nó sẽ thay đổi. Điều đó không ngoại trừ đối với giới hạn. Dẫu biết là sẽ thay đổi nhưng chúng ta hoàn toàn có thể làm chủ phần nào sự thay đổi ấy. Hãy biến nó thành những thay đổi tích cực. Môi ngày chúng ta tìm hiểu nâng cao hiểu biết lên một chút, như vậy tự khắc chúng ta đã vượt qua được giới hạn của bản thân mình. Một vận động viên hôm nay chỉ đạt được vị trí thứ tư, ngày mai có thể cố gắng lên vị trí cao hơn thứ ba, thứ hai hoặc thậm chí là người chiến thắng. Niềm hạnh phúc lớn nhất của con người là vượt lên giới hạn của chính mình, chiến thắng chính bản thân mình. Hãy đứng dậy đẩy cái mốc giới hạn của bản thân mình, bước qua nó và thành công. Chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống nhưng đừng sợ hãi giới hạn đó, đừng lo sợ một ngày bạn sẽ rời xa cuộc sống này. Đó là điều không tránh khỏi nhưng thay vào đó bạn hãy sống một cuộc sống thật ý nghĩa, làm những điều tốt đẹp, sống hết mình và cống hiến cho cuộc sống thì giới hạn thời gian cuộc đời không có gì đáng lo ngại. Vấn đề không phải bạn sống được bao lâu, mà là cách bạn chọn để sống cuộc đời mình như thế nào. Trước hết chúng ta nên bắt đầu nhận ra giới hạn của mình trước đã khi chúng ta chấp nhận giới hạn của mình, chúng ta đã vượt qua nó – Albert Einstein. Sau đó chúng ta hãy tìm cách vượt qua nó bằng học tập, tích lũy kiến thức, rèn luyện. Sau bản thân mình hãy biết tôn trọng giới hạn của người khác và khuyến khích họ vượt qua giới hạn.
Bạn đã thấy giới hạn của mình? Còn chần chừ gì nữa mà không thử sức vượt qua nó để kiếm tìm sự thú vị của cuộc sống. Cuộc sống ý nghĩa là khám phá chính bản thân mình thông qua các giới hạn. Hãy nhớ thực ra giới hạn là vô hạn hãy học cách chấp nhận nó và vượt qua nó.
"Tạm dừng việc đến trường, không dừng việc học" là thông điệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhắn gửi tới các giáo viên, học sinh toàn quốc trong thời gian dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp.
Từ thông điệp trên, em hãy viết một bài văn bày tỏ suy nghĩ của mình về tinh thần vượt khó trong cuộc sống.
"Tạm dừng việc đến trường, không dừng việc học" là thông điệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhắn gửi tới các giáo viên, học sinh toàn quốc trong thời gian dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp là để nhằm nâng cao tinh thần vượt khó của bản thân nhằm có được kết quả tốt trong sự nghiệp. Ta cũng có thể hiểu rằng tinh thần vượt khó là năng lượng, ý chí, nghị lực, niềm tin và sự kiên cường để vượt qua mọi khó khăn, gian nan của cuộc sống. Đúng vậy ! Tinh thần vượt khó là yếu tố quan trọng để đưa con người tới thành công. Vì sao ? Vì cuộc sống có hàng bao nhiêu ngịch cảnh và nó có thể xảy ra với chúng ta bất cứ lúc nào mà chúng ta không biết và không thể ngăn cản được. Và việc đối phó duy nhất là chúng ta hãy cố gắng hết mình và hãy ra công sức, trí tuệ mà ta có để có thể chống chọi một phần nào đó những khó khăn gian nao mà chúng ta mắc phải trên cõi đời này. Như trong hoàn cảnh dịch bệnh Covid đang bùng và lan ra các tỉnh thành trong cả nước. Như tôi một người con, một người học sinh đang sống và học tập trên mảnh đất Bắc Giang - Một nơi mà đang bị Covid 19 hoành hành. Và em và mọi người chúng nhờ có tinh thần vượt khó mà vươn lên trong cuộc sống bằng cách hàng ngày chúng em học Online để bổ sung kiến thức để thi vào lớp 10 có một kết quả tốt nhất.
Chữ em hơi xấu ạ, nhưng mong cô chấp nhận.
trong cuộc sống hiện nay , em nghĩ đa phần các gia đình bây giờ đã có 1 cuộc sống ổn định và khá giả, mang lại cho các bn trẻ một cuộc sống đầy đủ vật chất và tinh thần yêu thương của bố mẹ , nhưng bên cạnh đó cũng có một vài gia đình khó khăn , có thể là bố hoặc mẹ , hay cả hai mất trong một việc gì đó hoặc bố mẹ , hay cả hai mắc dị tật bẩm sinh , không mang lại đc cho con trẻ 1 cuộc sống bình yên nhưng bao người khác . Nói chung trong thực tế cũng rất nhiều điển hình như trong thời đại covid đã có rất nhiều trường hợp như vậy , các em ko có một chiếc ipad , điện thoại , máy tính , việc thiếu thốn vật chất như thế này sẽ gây ra vô vàn khó khăn trong phương pháp học tập mới này . Tưởng như các em sẽ bỏ cuộc để đi kiếm việc làm hay sẽ phụ giúp bố mẹ làm việc , nhưng không có một vài bn đã cố gắng vượt khó bằng cách đến nhà bn bè để mượn vở nhờ đó việc học sẽ trở nên tốt hơn , nhưng cx có 1 vài trường hợp không có ý chí , quyết tâm vượt khó nên đã ham chơi , đổ lỗi cho hoàn cảnh và đôi khi sẽ cảnh nhau với bố mẹ làm rạn nứt tình cảm gia đình . Vậy nên em mong mọi người hãy cố gắng vượt khó trong bất cứ hoàn cảnh nào , vì chỉ có vượt khó chúng ta mới đạt đc điều mình muốn và có thể báo hiếu cho bố mẹ
p/s nghe có vẻ hơi sến mn nhỉ =))
Việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội. Em hãy viết bài văn nghị luận về học sinh với việc bảo vệ môi trường.
Môi trường rất quan trọng đối với con người chúng ta, nó giúp chúng ta sống, giúp chúng ta tồn tại một cách tuyệt vời nhất. Tuy nhiên ngày nay, môi trường, đang bị phá hủy, đang bị hủy diệt một cách kinh khủng bởi chính loài người, vì thế nên chúng ta cần phải bảo vệ môi trường.
Trước hết, ta phải hiểu, tầm quan trọng của môi trường đối với chúng ta. Môi trường là tất cả những gì hiện hữu xung quanh ta, từ những gì tự nhiên đến nhân tạo. Con người phải khai thác những nguồn tài nguyên từ môi trường để sống. Bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ bản thân mình và những người thân yêu của mình.
Tuy nhiên, ngày nay, môi trường đang bị ô nhiễm bởi khí thải, nước thải từ các nhà máy. Hơn thế nữa, việc thiếu ý thức, vô văn hoá của chúng ta ở những nơi công cộng, xả rác bừa bãi, cũng đã góp phần làm ô nhiễm môi trường.
Từ miền cao cho đến miền xuôi, ai cũng phải có ý thức để bảo vệ môi trường. Chúng ta phải nhặt rác, không xả rác bừa bãi, vứt rác đúng nơi quy định. Ngoài ra, tiết kiệm điện, cũng là bảo vệ môi trường. Chúng ta cũng có thể trồng cây, trồng rừng. Cây là lá phổi xanh của thế giới, trồng cây đã góp phần bảo vệ môi trường. Để giúp cho môi trường không bị ô nhiễm, thay vì sử dụng các nguồn năng lượng tốn kém và có hại như năng lượng hạt nhân, xăng dầu, hay khí ga, thì ta hãy dùng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều, chúng có thể hơi đắt, nhưng chúng sẽ bảo vệ cơ thể chúng ta.
Đã có rất nhiều tấm gương đã đứng lên để bảo vệ môi trường. Các nhóm tình nguyện viên, các tổ chức phi lợi nhuận, ngày càng nhiều, họ bảo vệ môi trường, họ giúp đỡ môi trường mà không cần lợi nhuận. Hành động đó thật đáng tuyên dương
Thời nay, ngoài những con người dám đứng lên để bảo vệ môi trường, thì vẫn còn những con người vô tâm, họ không quan tâm đến môi trường, họ cứ vứt rác. Thậm chí, vẫn còn những kẻ đốt rừng vô hợp pháp. Tất nhiên, có thể họ đốt rừng để làm nhà, để làm nương rẫy, để sống nhưng thật sự, họ đã làm quá mức, đến nỗi không thể nào có thể chấp nhận được.
Có rất nhiều hành động thiết thực để bảo vệ môi trường, chúng ta có thể nhặt rác, sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo hay ta có thể trồng cây, trồng rừng.
Môi trường rất quan trọng với chúng ta, chúng ta phải có ý thức bảo vệ môi trường, như là bảo vệ chính chúng ta. Bất cứ ai cũng cần có ý thức bảo vệ môi trường thân yêu của chúng ta.
Bảo vệ môi trường là một trong những việc làm cho chính phủ đau đầu. Ở nước ta đã có một số biện pháp bvmt, nhưng theo em, nên có những điều sau:
Nhiều người vẫn còn chưa hiểu rõ về ô nhiễm môi trường. Có người vẫn chỉ hiểu đơn thuần nó như một hiện tượng xấu nào đó ma không biết những tác nhân, hậu quả hay cụ thể hơn là những biểu hiện của nó.
Nhưng thông thường về ô nhiễm môi trường, người ta chỉ chia ra thành ba loại chính đó là đất, nước và không khí. Ba thành phần này là những bộ phận cơ bản nhất ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người cũng như các loài động thực vật khác.
Thật vậy, chẳng ai hay bất kì sinh vậ nào có thể sống thiếu những thành tố trên. Đất là nơi sinh sống, là nơi trú ngụ của mọi sinh vật. Nước là sự sống.
Con người có thể không ăn nhưng không thể thiếu nước. Bạn cứ tưởng tượng một ngày bị “mất” nước cuộc sống của bạn sẽ rơi vào hoàn cảnh như thế nào?.
Hay không khí. Mất không khí bạn sẽ không thể thở. Chỉ cần ngừng thở hơn một phút, tim bạn sẽ ngừng hoạt động và bạn biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo rồi đó. Khi ba thành tố này bị ô nhiễm, bạn cũng có thể hiểu như chúng đang dần mất đi.
Sự tàn phá của ô nhiễm môi trường cũng không khác gì so với hậu quả của chiến tranh thế giới. Ô nhiễm môi trường cứ từng bước gây hại, một cách từ từ và lâu dài. Đầu tiên, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của các sinh vật trên Trái Đất.
Thì trước hết là về vấn đề sức khỏe con người. Ô nhiễm môi trường gây ra hiện tượng thủng tầng ozon mà ai cũng biết tầng ozon là lá chắn bảo vệ Trái Đất của chúng ta khỏi những tác nhân gây hại như tia cực tím, tia uv, các xung cường độ sóng có hại. Lá chắn này bị hủy hoại đã gây ra rất nhiều những vấn đề về môi trường.
Tia cực tím, tia uv.. là các tác nhân chính gây ra các bệnh khó chữa ở người mà điển hình là ung thư. Mặc dù nhiều căn bệnh hiện nay đã có phương pháp chữa trị tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa được cao.
Sức khỏe con người bị đe dọa là vậy, các loài động thực vật khác cũng không tránh khỏi. Ô nhiễm môi trường với những đợt mưa axit ảnh hưởng trực tiếp đến thực vật, cháy rừng thiêu rụi biết bao đa dạng sinh học, làm mất đi nơi cư trú của biết bao loài động vật hoang dã.
Biến đổi khí hậu đột ngột dẫn đến sự tuyệt chủng của biết bao loài động vật quý hiếm. Nước biển dâng còn mang nguy cơ nhấn chìm nhiều nên văn minh nhân loại.
Hôm nay, chúng ta cùng review về một cuốn sách nhé.
Các em có thể viết bằng tiếng Việt hay tiếng Anh đều được.
Đây cũng là những gợi ý hữu ích để những cuốn sách đã đọc không bị lãng quên đấy các em ạ.
#Tôi tài giỏi, Bạn cũng thế
Books are the product of a civilized and modern society. Each book contains a huge treasure trove of knowledge and contains many different rich contents. It provides our human society with new discoveries in the world as well as many interesting things in life.
But it is more important to find the book that is useful and necessary for your needs. And one of the books I would recommend here is the book "Tôi tài giỏi, Bạn cũng thế" by Singaporean author Adam Khoo and translated into Vietnamese by Tran Dang Khoa and Uong Xuan Vy.The book "Tôi tài giỏi, Bạn cũng thế" is drawn from many years of experience of Adam Khoo. Adam wants to share the methods and skills he has applied since the age of 13, on his way to academic and career success. From a child considered "useless", "incompetent", "poorly educated" Adam rose to become the youngest and richest millionaire in Singapore.With basic steps from easy to difficult, Adam has really embarked on the action with the goal ahead. Going through these pages, you will realize how the portrait of a young millionaire has to overcome the test of perseverance to get today. The more I read, the more I find it really appealing, interesting, and want to read quickly to find out the secrets that Adam has summarized. Because my curiosity and excitement encouraged me to turn to the next pages to find what I needed.From the above I can confirm that no matter who you are, where you are, what school are you aiming for in any learning and life goal, I am sure of one thing. That, you will find the answer in the book “Tôi tài giỏi, Bạn cũng thế” that contains the secrets to Adam Khoo's miracle.
Photo 👇👇🏻👇🏼👇🏽👇🏾👇🏿
Today has been a great day for me because I have been given a book, the book "Into The Magic Shop", which is really cool. It tells about a twelve-year-old boy named Jim, who lives in a difficult house, his mother is seriously ill, his father drinks alcohol, and his brother often hides. That boy met an old woman named Ruth, who changed his life. Ruth taught him how to open up, how to get everything, through so many hardships, Jim got everything he wanted, and he became the doctor he wanted. This book is a testament to how beliefs and beliefs transcend religion, race, and nationality to help another individual overcome adversity and private boundaries. The book will surely enter the hearts and souls of anyone who reads it. I hope everyone can find this useful book that will help everyone realize the meaning of life
In my life i have read many interesting and funny book but my favourite book is ''Hạt giống tâm hồn''. I think it is the most interesting book i have ever read before . It have 19 diffirent stories But all are about family topics .I like the topics most because it help me know more about family love and my limited .Of course I will recommend this interesting book to my friends . But nothing is perfect even this book . This book is interesting but it talk to much about family love and the father i like it talk more about brotherhood relationship.
[Ngữ Văn 6]
Đọc kĩ đoạn văn sau và khoanh tròn đáp án đúng nhất.
“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy gạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. […] Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu con nhà võ. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả bà con trong xóm”
(Bài học đường đời đầu tiên)
1. Vì sao nói: Những con vật trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên được miêu tả bằng nghệ thuật nhân hóa?
a. Chúng vốn là những con người đội lốt vật.
b. Chúng là những biểu tượng của đạo đức luận lí.
c. Chúng được gán cho những nét tâm lí, tính cách, tư duy, hành động và quan hệ như con người.
d. Chúng được miêu tả thực như chúng vốn thế.
2. Bài học đường đời đầu tiên là tên gọi một chương trong tác phẩm nào?
a. Những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn.
b. Tuyển tập Tô Hoài.
c. Dế Mèn phiêu lưu kí.
d. Tập kí về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn.
3. Trong câu: "Tôi đi đứng oai vệ ... Cho ra kiểu con nhà võ" thuộc kiểu nhân hóa nào?
a. Trò chuyện với vật như đối với người.
b. Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật.
c. Xưng hô với vật như đối với người.
d. Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật.
4. Chi tiết nào sau đây không thể hiện được vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn?
a. Nằm khểnh bắt chân chữ ngũ trong hang.
b. Đôi cánh dài xuống tận chấm đuôi..
c. Đôi càng mẫm bóng với những cái vuốt nhọn hoắt.
d. Khi bách bộ cả người rung rinh một.màu nâu bóng mỡ.
5. Trong câu: "Đôi càng tôi mẫm bóng" - Vị ngữ câu trên thuộc loại từ gì?
a. Động từ.
b. Cụm tính từ.
c. Tính từ.
d. Cụm động từ.
6. Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào em phải viết đơn?
a. Em nhặt được chiếc cặp của một bạn bỏ quên trong trường.
b. Em bị ốm, không đến lớp được.
c. Do sơ xuất em bị kẻ gian lấy mất chiếc xe đạp.
d. Em phạm lỗi với thầy giáo, mong muốn xin thầy tha lỗi.
7. Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên được kể bằng lời của nhân vật nào?
a. Dế Mèn.
b. Người kể chuyện.
c. Chị Cốc.
d. Dế Choắt.
8. Chủ ngữ câu sau đây trả lời cho câu hỏi gì? "Tôi tợn lắm."
a. Cái gì?
b. Con gì?
c. Ai?
d. Việc gì?
9. Trong câu "nên tôi chóng lớn lắm", từ "lắm" thuộc loại từ gì?
a. Phó từ chỉ sự phủ định.
b. Phó từ chỉ mức độ.
c. Phó từ chỉ quan hệ thời gian.
d. Phó từ chỉ sự cầu khiến.
10. Câu sau đây có những thành phần nào: "Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.".
a. Trạng ngữ, vị ngữ.
b. Trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ.
c. Trạng ngữ, chủ ngữ.
d. Chủ ngữ, vị ngữ.
11. Trong câu "Mỗi khi tôi vũ lên" từ nào là động từ?
a. tôi.
b. Mỗi khi.
c. lên.
d. vũ.
12. Trong câu "Tôi đi đứng oai vệ" từ nào là tính từ?
a. đi.
b. Tôi.
c. đứng.
d. oai vệ.
13. Khi làm văn miêu tả, người viết không cần phải có kĩ năng gì?
a. Xây dựng cốt truyện.
b. Nhận xét đánh giá.
c. Quan sát, nhìn nhận.
d. Liên tưởng, thưởng tượng, ví von, so sánh.
14. Bài học đường đời đầu tiên là sáng tác của nhà văn nào?
a. Tạ Duy Anh.
b. Đoàn Giỏi.
c. Võ Quảng.
d. Tô Hoài.
15. Các mục không thể thiếu trong đơn là những mục nào?
a. Quốc hiệu, tên đơn, lí do gửi.
b. Đơn gửi ai? Ai gửi đơn? Gửi để đề đạt nguyện vọng gì?
c. Quốc hiệu, tên đơn, người gửi.
d. Nơi gửi, nơi làm đơn, ngày tháng.
16. Tác giả sử dụng phép so sánh gì trong câu "Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua" ?
a. So sánh kém.
b. So sánh ngang bằng.
c. Không có phép so sánh.
d. So sánh hơn.
1. Vì sao nói: Những con vật trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên được miêu tả bằng nghệ thuật nhân hóa?
a. Chúng vốn là những con người đội lốt vật.
b. Chúng là những biểu tượng của đạo đức luận lí.
c. Chúng được gán cho những nét tâm lí, tính cách, tư duy, hành động và quan hệ như con người.
d. Chúng được miêu tả thực như chúng vốn thế.
2. Bài học đường đời đầu tiên là tên gọi một chương trong tác phẩm nào?
a. Những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn.
b. Tuyển tập Tô Hoài.
c. Dế Mèn phiêu lưu kí.
d. Tập kí về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn.
3. Trong câu: "Tôi đi đứng oai vệ ... Cho ra kiểu con nhà võ" thuộc kiểu nhân hóa nào?
a. Trò chuyện với vật như đối với người.
b. Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật.
c. Xưng hô với vật như đối với người.
d. Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật.
4. Chi tiết nào sau đây không thể hiện được vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn?
a. Nằm khểnh bắt chân chữ ngũ trong hang.
b. Đôi cánh dài xuống tận chấm đuôi..
c. Đôi càng mẫm bóng với những cái vuốt nhọn hoắt.
d. Khi bách bộ cả người rung rinh một.màu nâu bóng mỡ.
5. Trong câu: "Đôi càng tôi mẫm bóng" - Vị ngữ câu trên thuộc loại từ gì?
a. Động từ.
b. Cụm tính từ.
c. Tính từ.
d. Cụm động từ.
6. Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào em phải viết đơn?
a. Em nhặt được chiếc cặp của một bạn bỏ quên trong trường.
b. Em bị ốm, không đến lớp được.
c. Do sơ xuất em bị kẻ gian lấy mất chiếc xe đạp.
d. Em phạm lỗi với thầy giáo, mong muốn xin thầy tha lỗi.
7. Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên được kể bằng lời của nhân vật nào?
a. Dế Mèn.
b. Người kể chuyện.
c. Chị Cốc.
d. Dế Choắt.
8. Chủ ngữ câu sau đây trả lời cho câu hỏi gì? "Tôi tợn lắm."
a. Cái gì?
b. Con gì?
c. Ai?
d. Việc gì?
9. Trong câu "nên tôi chóng lớn lắm", từ "lắm" thuộc loại từ gì?
a. Phó từ chỉ sự phủ định.
b. Phó từ chỉ mức độ.
c. Phó từ chỉ quan hệ thời gian.
d. Phó từ chỉ sự cầu khiến.
10. Câu sau đây có những thành phần nào: "Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.".
a. Trạng ngữ, vị ngữ.
b. Trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ.
c. Trạng ngữ, chủ ngữ.
d. Chủ ngữ, vị ngữ.
11. Trong câu "Mỗi khi tôi vũ lên" từ nào là động từ?
a. tôi.
b. Mỗi khi.
c. lên.
d. vũ.
12. Trong câu "Tôi đi đứng oai vệ" từ nào là tính từ?
a. đi.
b. Tôi.
c. đứng.
d. oai vệ.
13. Khi làm văn miêu tả, người viết không cần phải có kĩ năng gì?
a. Xây dựng cốt truyện.
b. Nhận xét đánh giá.
c. Quan sát, nhìn nhận.
d. Liên tưởng, thưởng tượng, ví von, so sánh.
14. Bài học đường đời đầu tiên là sáng tác của nhà văn nào?
a. Tạ Duy Anh.
b. Đoàn Giỏi.
c. Võ Quảng.
d. Tô Hoài.
15. Các mục không thể thiếu trong đơn là những mục nào?
a. Quốc hiệu, tên đơn, lí do gửi.
b. Đơn gửi ai? Ai gửi đơn? Gửi để đề đạt nguyện vọng gì?
c. Quốc hiệu, tên đơn, người gửi.
d. Nơi gửi, nơi làm đơn, ngày tháng.
16. Tác giả sử dụng phép so sánh gì trong câu "Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua" ?
a. So sánh kém.
b. So sánh ngang bằng.
c. Không có phép so sánh.
d. So sánh hơn.
1. Vì sao nói: Những con vật trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên được miêu tả bằng nghệ thuật nhân hóa?
a. Chúng vốn là những con người đội lốt vật.
b. Chúng là những biểu tượng của đạo đức luận lí.
c. Chúng được gán cho những nét tâm lí, tính cách, tư duy, hành động và quan hệ như con người.
d. Chúng được miêu tả thực như chúng vốn thế.
2. Bài học đường đời đầu tiên là tên gọi một chương trong tác phẩm nào?
a. Những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn.
b. Tuyển tập Tô Hoài.
c. Dế Mèn phiêu lưu kí.
d. Tập kí về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn.
3. Trong câu: "Tôi đi đứng oai vệ ... Cho ra kiểu con nhà võ" thuộc kiểu nhân hóa nào?
a. Trò chuyện với vật như đối với người.
b. Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật.
c. Xưng hô với vật như đối với người.
d. Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật.
4. Chi tiết nào sau đây không thể hiện được vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn?
a. Nằm khểnh bắt chân chữ ngũ trong hang.
b. Đôi cánh dài xuống tận chấm đuôi..
c. Đôi càng mẫm bóng với những cái vuốt nhọn hoắt.
d. Khi bách bộ cả người rung rinh một.màu nâu bóng mỡ.
5. Trong câu: "Đôi càng tôi mẫm bóng" - Vị ngữ câu trên thuộc loại từ gì?
a. Động từ.
b. Cụm tính từ.
c. Tính từ.
d. Cụm động từ.
6. Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào em phải viết đơn?
a. Em nhặt được chiếc cặp của một bạn bỏ quên trong trường.
b. Em bị ốm, không đến lớp được.
c. Do sơ xuất em bị kẻ gian lấy mất chiếc xe đạp.
d. Em phạm lỗi với thầy giáo, mong muốn xin thầy tha lỗi.
7. Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên được kể bằng lời của nhân vật nào?
a. Dế Mèn.
b. Người kể chuyện.
c. Chị Cốc.
d. Dế Choắt.
8. Chủ ngữ câu sau đây trả lời cho câu hỏi gì? "Tôi tợn lắm."
a. Cái gì?
b. Con gì?
c. Ai?
d. Việc gì?
9. Trong câu "nên tôi chóng lớn lắm", từ "lắm" thuộc loại từ gì?
a. Phó từ chỉ sự phủ định.
b. Phó từ chỉ mức độ.
c. Phó từ chỉ quan hệ thời gian.
d. Phó từ chỉ sự cầu khiến.
10. Câu sau đây có những thành phần nào: "Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.".
a. Trạng ngữ, vị ngữ.
b. Trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ.
c. Trạng ngữ, chủ ngữ.
d. Chủ ngữ, vị ngữ.
11. Trong câu "Mỗi khi tôi vũ lên" từ nào là động từ?
a. tôi.
b. Mỗi khi.
c. lên.
d. vũ.
12. Trong câu "Tôi đi đứng oai vệ" từ nào là tính từ?
a. đi.
b. Tôi.
c. đứng.
d. oai vệ.
13. Khi làm văn miêu tả, người viết không cần phải có kĩ năng gì?
a. Xây dựng cốt truyện.
b. Nhận xét đánh giá.
c. Quan sát, nhìn nhận.
d. Liên tưởng, thưởng tượng, ví von, so sánh.
14. Bài học đường đời đầu tiên là sáng tác của nhà văn nào?
a. Tạ Duy Anh.
b. Đoàn Giỏi.
c. Võ Quảng.
d. Tô Hoài.
15. Các mục không thể thiếu trong đơn là những mục nào?
a. Quốc hiệu, tên đơn, lí do gửi.
b. Đơn gửi ai? Ai gửi đơn? Gửi để đề đạt nguyện vọng gì?
c. Quốc hiệu, tên đơn, người gửi.
d. Nơi gửi, nơi làm đơn, ngày tháng.
16. Tác giả sử dụng phép so sánh gì trong câu "Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua" ?
a. So sánh kém.
b. So sánh ngang bằng.
c. Không có phép so sánh.
d. So sánh hơn.
1. Vì sao nói: Những con vật trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên được miêu tả bằng nghệ thuật nhân hóa?
a. Chúng vốn là những con người đội lốt vật.
b. Chúng là những biểu tượng của đạo đức luận lí.
c. Chúng được gán cho những nét tâm lí, tính cách, tư duy, hành động và quan hệ như con người.
d. Chúng được miêu tả thực như chúng vốn thế.
2. Bài học đường đời đầu tiên là tên gọi một chương trong tác phẩm nào?
a. Những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn.
b. Tuyển tập Tô Hoài.
c. Dế Mèn phiêu lưu kí.
d. Tập kí về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn.
3. Trong câu: "Tôi đi đứng oai vệ ... Cho ra kiểu con nhà võ" thuộc kiểu nhân hóa nào?
a. Trò chuyện với vật như đối với người.
b. Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật.
c. Xưng hô với vật như đối với người.
d. Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật.
4. Chi tiết nào sau đây không thể hiện được vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn?
a. Nằm khểnh bắt chân chữ ngũ trong hang.
b. Đôi cánh dài xuống tận chấm đuôi..
c. Đôi càng mẫm bóng với những cái vuốt nhọn hoắt.
d. Khi bách bộ cả người rung rinh một.màu nâu bóng mỡ.
5. Trong câu: "Đôi càng tôi mẫm bóng" - Vị ngữ câu trên thuộc loại từ gì?
a. Động từ.
b. Cụm tính từ.
c. Tính từ.
d. Cụm động từ.
6. Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào em phải viết đơn?
a. Em nhặt được chiếc cặp của một bạn bỏ quên trong trường.
b. Em bị ốm, không đến lớp được.
c. Do sơ xuất em bị kẻ gian lấy mất chiếc xe đạp.
d. Em phạm lỗi với thầy giáo, mong muốn xin thầy tha lỗi.
7. Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên được kể bằng lời của nhân vật nào?
a. Dế Mèn.
b. Người kể chuyện.
c. Chị Cốc.
d. Dế Choắt.
8. Chủ ngữ câu sau đây trả lời cho câu hỏi gì? "Tôi tợn lắm."
a. Cái gì?
b. Con gì?
c. Ai?
d. Việc gì?
9. Trong câu "nên tôi chóng lớn lắm", từ "lắm" thuộc loại từ gì?
a. Phó từ chỉ sự phủ định.
b. Phó từ chỉ mức độ.
c. Phó từ chỉ quan hệ thời gian.
d. Phó từ chỉ sự cầu khiến.
10. Câu sau đây có những thành phần nào: "Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.".
a. Trạng ngữ, vị ngữ.
b. Trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ.
c. Trạng ngữ, chủ ngữ.
d. Chủ ngữ, vị ngữ.
11. Trong câu "Mỗi khi tôi vũ lên" từ nào là động từ?
a. tôi.
b. Mỗi khi.
c. lên.
d. vũ.
12. Trong câu "Tôi đi đứng oai vệ" từ nào là tính từ?
a. đi.
b. Tôi.
c. đứng.
d. oai vệ.
13. Khi làm văn miêu tả, người viết không cần phải có kĩ năng gì?
a. Xây dựng cốt truyện.
b. Nhận xét đánh giá.
c. Quan sát, nhìn nhận.
d. Liên tưởng, thưởng tượng, ví von, so sánh.
14. Bài học đường đời đầu tiên là sáng tác của nhà văn nào?
a. Tạ Duy Anh.
b. Đoàn Giỏi.
c. Võ Quảng.
d. Tô Hoài.
15. Các mục không thể thiếu trong đơn là những mục nào?
a. Quốc hiệu, tên đơn, lí do gửi.
b. Đơn gửi ai? Ai gửi đơn? Gửi để đề đạt nguyện vọng gì?
c. Quốc hiệu, tên đơn, người gửi.
d. Nơi gửi, nơi làm đơn, ngày tháng.
16. Tác giả sử dụng phép so sánh gì trong câu "Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua" ?
a. So sánh kém.
b. So sánh ngang bằng.
c. Không có phép so sánh.
d. So sánh hơn.