Có lẽ môn Hóa học đã làm một số học sinh phải đau đầu, nhăn nhó, thậm chí là stress, dẫn đến phải tham gia ngay vào nhóm "Hội những người sợ môn Hóa".
Vậy làm thế nào để học tốt môn Hóa? Chúng ta hãy cùng nhau thảo luận về những phương pháp để có thể chinh phục được môn học này nhé! 5 GP sẽ được thưởng cho bạn có câu trả lời hay nhất.
CÔ VÀ CÁC BẠN THAM KHẢO CÁCH HỌC TỐT MÔN HÓA NÀY NHÉ :
Các cách học tốt môn hóa
Cách học tốt lý thuyết môn hóa– Muốn học tốt môn hóa học bạn cần nắm vững lí thuyết các khái niệm, các định nghĩa, các định luật hay quy luật đã được quy định trong chương trình. Ngoài ra bạn cần quan sát các thí nghiệm, các hiện tượng trong tự nhiên, trong cuộc sống… vì lí thuyết hóa học rất gần thực tế. Và cứ dần dần bạn sẽ tích lũy được kiến thức.
– Xử lí thông tin: tự làm thì nghiệm để rút ra kết luận hoặc rút ra các nhận xét quan trọng cho chính mình.
– Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi hay làm bài tập, vận dụng vào thực tiễn để hiểu sâu bài học (đó là cách học tốt môn hóa lí tưởng).
– Muốn học giỏi môn hóa bạn phải biết cách học và ghi nhớ một cách chọn lọc, logic: môn hóa học vẹt là rất khó nhớ, học phải hiểu.
– Tên gọi : nắm được cách gọi tên các chất (một chất có thể nhiều cách gọi tên : Tên thông thường, tên quốc tế).
– Lí tính : thông thường ta chú ý nhớ trạng thái (rắn, lỏng , khí), màu sắc, tính tan, mùi, vị, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, …
– Cấu tạo : biết được đặc điểm cấu tạo của từng loại hợp chất, liên kết trong phân tử của nó. Viết được công thức cấu tạo cho từng loại hợp.
– Hóa tính :
+ Dựa vào đặc điểm cấu tạo để suy ra các tính chất cơ bản. Từ hóa tính của chất tiêu biểu, suy nghĩ để khái quát lên tính chất chung cho loại hợp chất đó.
+ Với những chất tiêu biểu, khi học hóa tính ta cần nhớ kĩ loại chất đó có thể cho những loại phản ứng nào, tác dụng được với các loại chất nào như thế mới có thể nhớ và học tốt môn hóa hơn.
Điều chế :
+ Nắm được phương pháp chung điều chế các loại hợp chất. Với mỗi loại hợp chất cụ thể, ngoài các phương pháp chung, nó còn có những phương pháp riêng nào để điều chế.
+ Phải nhớ được tên nguyên liệu điều chế các chất.
Ứng dụng : nhớ các ứng dụng của mỗi hợp chất, liên hệ với đời sống.
a. Các bài tập áp dụng :
Muốn học giỏi môn hóa học, học sinh cần nắm vững hóa tính – điều chế, kết hợp với cấu tạo, lí tính, chú ý các hiện tượng hóa học xảy ra.
– Viết phương trình phản ứng : phải nắm vững phần hóa tính các chất, suy nghĩ xem loại hợp chất đó có thể tác dụng được với những tác chất nào ?
– Chuỗi phản ứng : Nắm vững cả hóa tính và điều chế, mối quan hệ giữa các chất, sự thay đổi mạch cacbon,…kết hợp với điều kiện phản ứng để suy luận tìm công thức các chất (đối với dạng khó), nhớ cân bằng và ghi rõ điều kiện nếu có.
– Nhận diện hóa chất : nắm được thuốc thử cần dùng, dấu hiệu, và viết phương trình phản ứng kèm dấu hiệu.
– Giải thích hiện tượng, chứng minh : viết được phản ứng xảy ra ở từng giai đoạn, chú ý sự tạo kết tủa – bay hơi hay sự thay đổi màu sắc, mùi, …
b. Bí quyết làm bài thi môn hóa :
Muốn học tốt môn hóa và làm bài thi môn hóa đạt điểm cao cần nắm vững được lý thuyết, có một số kỹ năng tính toán (áp dụng được công thức, tính toán theo phương trình phản ứng, lập và giải được hệ phương trình, …).
– Liệt kê các dữ kiện của đề bài (các số liệu, mối quan hệ giữa các chất phản ứng, điều kiện xảy ra phản ứng, …) yêu cầu của đề bài.
– Đặt ẩn số (thường là số mol , đặt công thức chung)
– Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra. (nên sắp xếp theo thứ tự, nhớ cân bằng, ghi điều kiện nếu có)
– Thiết lập mối quan hệ giữa dữ kiện đề bài với yêu cầu đề bài, lập hệ phương trình toán, …
– Sử dụng các thủ thuật tính toán (phương pháp trung bình, ghép ẩn,…) áp dụng các định luật cơ bản của hóa học (định luật bảo toàn khối lượng, định luật bảo toàn điện tích, …) để giải quyết vấn đề.
Mình cũng là một thành phần mất gốc Hóa, sau 7 7 49 lần thăm ngàn thì mình đã lấy lại gốc :). Mình thì mới 8 -> 9 nên lời khuyên của mình sẽ hợp lý nhất với các bạn cùng/sau lứa với mình nhaa.
Thứ nhất: Học lại phần hóa trị. Việc này theo mình đánh giá là vô cùng quan trọng, vì bất kỳ công thức hóa học nào cũng cần phải xét hóa trị. Học bảng tuần hoàn thì khó thật, mình không khuyến khích các bạn học lắm. Các bạn nhớ H hóa trị I, O hóa trị II, rồi các bạn sẽ tự biết các hóa trị khác thôi. Ví dụ hôm nay bạn học về CaO(Canxi oxit), thì bạn thấy O hóa trị II -> Ca phải hóa trị II. Một hôm khác các bạn lại học có liên quan tới CaSO4. Ca hóa trị II, thì SO4 cũng hóa trị II, cứ như vậy bạn sẽ học thuộc được hầu hết thôi. Và các cậu sẽ biết cách lập CTHH thôi.
Thứ hai là phần tính các số mol, khối lượng mol, .... Hãy nhớ m = n.M là quá đủ rồi, không cần thêm đâu.
Thứ ba là phần nồng độ phần trăm, nồng độ dung dịch. Những cái kiểu như thế này thì nên làm bài tập vận dụng là hay nhất nhé, khi làm nhớ viết công thức rồi mới thay số nhé. Phần này cơ bản thì không quá ngại đâu.
Đến đầu lớp 9 thì chúng mình có bài về các chất vô cơ, thì mình có cái bảng này cũng khá hay phết.
Phi kim -(+O2)-> Oxit axit -(+H2O)-> Axit
Muối
Kim Loại -(+O2)-> Oxit bazo -(+H2O)-> Bazo.
Nếu bạn cần tìm CTHH của axit thì bạn hãy xét với Kim Loại, oxit bazo, bazo và muối nhé, các chất ở hàng này hầu hết có thể phản ứng được các chất hàng kia và muối nhé.
Cuối cùng, các bạn hãy làm các bài tập vận dụng, luyện đi luyện lại cho chắc tay nha.
Theo mình thì nếu muốn chinh phục được hóa thì trước hết ta cần phải có cảm hứng học với môn hóa, vì nếu không có hứng khi học thì dù có là môn học nào cũng trở nên vô cùng khó khăn
- Thứ hai, cái cốt lõi của môn hóa nằm ở những thứ đơn giản nhất, như là phương trình hóa học, phải biết cân bằng phương trình hóa học từ cơ bản nhất
Có 3 cách cân bằng phương trình hóa học
+ Phương pháp thông thường: nhẩm
+ Phương pháp thăng bằng e (cái này hơi khó một xíu)
+ Phương pháp đại số (cái này khó nên ko sử dụng phổ thông)
Bên cạnh đó thì cần phải nhớ những công thức hóa đơn giản nhất như : tính số mol, tính thể tích, tính nồng độ mol, nồng độ phần trăm, ....
+ Thứ 3 , cần phải nhớ được nguyên tử khối của các chất, cái này khá quan trọng trong việc lấy lại gốc của các bạn đó, nên cần nhớ được các chất cơ bản như Hidro, Cacbon, Magie, Canxi, Photpho, Lưu huỳnh, .... Bên cạnh đó mỗi bạn cần trang bị cho mình một bảng tuần hoàn hóa học phòng khi không nhớ nha
+ Thứ 4 chú ý nghe giảng trên lớp, lập tức hỏi nếu có gì không hiểu, việc này quyết định đến 90% việc bạn có hiểu bài hay không, vì vậy nên hãy cố gắng nghe giảng nhé
+ Thứ 5 : Việc tìm thêm các ví dụ, dạng bài tập trên lớp được thầy cô giao ở nhà để luyện thêm, việc này giúp chúng ta không bị quên kiến thức và sẽ nhớ lâu hơn đó
Trên đây là các cách của mình để lấy lại gốc, chinh phục môn hóa. Mình tin với những tips nho nhỏ này sẽ giúp ích dc cho các bạn
Học môn hóa hàng ngày ít nhất 1 giờ/ngày. ...
Luôn hoàn thành tất cả các bài tập về nhà ...
Không bỏ tiết học hóa trên lớp. ...
Kỹ năng ghi chép bài tốt. ...
Tham gia học nhóm với bạn bè ...
Nhờ thầy cô giảng bài.
Theo em, em nghĩ là để học tốt môn hóa học thì cần:
+) Học thuộc các kiến thức cơ bản nhất đến nâng cao
+) Dành ra 1 chút thời gian tìm hiểu về các nguyên tố
+) Chăm chú nghe giảng, khúc mắc chỗ nào có thể tìm hiểu ngay chỗ đấy
+) Làm bài tập vận dụng, các kiến thức đã học
+) Cần học tập nghiêm túc, chú ý vào các cách tính công thức
+) Đọc kĩ bài làm vận dụng, tìm ra điểm nhận biết của các nguyên tố để không bị nhầm lẫn
cách để trinh phục được môn hóa mà được biết :
Bước 1 : xác định được mục tiêu mà mình muốn hướng đến trong học tập (VD : hóa ;....)
Bước 2 : xem lại bài học thầy cô đã dạy và tham khảo thêm những tài liệu để giúp nâng cao và vươn cao hơn
Bước 3 : chủ động học hóa khi chán thì phải nỗ lực học hóa đó là chủ động học hóa
Bước 4 : mỗi ngày học thì phải gi nhớ thật chặc để tăng tiến môn hóa từng ngày của mình hơn
Bước 5 : ở nhà vào thời gian rảnh thì hãy lấy hóa luyện tập (VD : làm bài tập hóa song rồi đối chiếu với đáp án và nỗ lực từng ngày học , và học hỏi từ những kiến thức từ bạn bè thầy cô ;....)
Bước 6 : lập nhóm để học tập tốt với bạn bè vui đùa về môn hóa nó thú vị như thế nào mà bạn lại thích môn hóa
Bước 7 : cùng các bạn trong nhóm vào phòng thí nghiệm vận dụng kiến thức đã học
Bước 8 : tập trung về kiến thức đã học không nên quan trọng về điểm số
Theo em,môn Hóa không hề đáng sợ(mặc dù em cũng không giỏi Hóa).Nếu muốn học tốt môn Hóa,ta cần:
+ Tăng cường việc học Hóa.
+ Nên học thuộc những gì thầy cô giảng.
+ Xem trên các chương trình TV hay các nguồn liên quan đến môn Hóa trên mạng.
+ Thuộc và nhớ những kiến thức quan trọng(như công thức hóa học,kí hiệu hóa học,hóa trị,...).
+ Tăng cường làm bài tập vận dụng.
+ Có những chỗ nào không hiểu,cần phải hỏi thầy cô,anh chị hay những người học tốt hóa khác.
+ Nghiêm túc học tập ở nhà và trên lớp
+ ...
theo em lí do mà hóa mang lại sự căng thẳng là vì chương trình cũ theo em được biết phải học thuộc rất nhiều thứ , cộng thêm nhiều kiến thức khó nhớ , nên em nghĩ là chúng ta nên tạo ra 1 môi trường hóa bằng cách cho các anh chị những bài giảng hóa thú vị và có áp dụng nhiều vào đời thực hơn , ngoài ra em thấy nên cho các anh chị thảo luận nhóm để tìm ra nhiều phương pháp giải đáp hơn . nếu em có sai sót gì thì em xin lỗi cô ạ
em xin hết
Đấy là ý kiến của mình trong những năm học hóa nhé , và mình cũng có các giải về đội tuyển Hóa muốn chia sẻ với các bạn :
Thứ nhất là : Cũng như các bộ môn khác thì chúng ta muốn yêu thích thì phải có niềm đam mê , sự tìm tỏi học hỏi , cái lạ , cái mới thì chúng ta mới tiến bộ được .
Thứ hai là : Cũng là duyên khi mình gặp và đc trải qua trang web HOC24 mình đầu tiên là tv rất sợ môn Hóa , nhưng khi vào đây , mình có niềm cảm hứng, sự giúp đỡ các CTV, Gv làm mình rất ngưỡng mộ và mình bắt đầu tìm tòi cấy lại gốc bằng cách làm các bài tập mà tv HOC24 đăng trong box Hóa và gần dần thuộc cách làm và cũng vì đó Gp cũng là một phần mình cố gẳng hướng tới .
Thứ ba là : Mình sau khi Học hết cấp 3 và lên ĐH chúng ta cũng quay trở lại với Hóa đại cương , cũng hiểu đc môn Hóa là bộ môn sẽ giúp chúng ta hiểu đc các quy luật , biết những thứ gì độc hại , hay tốt và tuổi thọ của chúng để chúng ta biết cách sử dụng
# Đây là ý kiến riêng dành cho cộng đồng HOC24 , đây là ý kiến mình , mình xin cảm mơn cấc bạn đã đọc nhe ! Chúc cấc bạn 1 ngày vui vẻ
- Ôn tập, nghiên cứu bài học trước khi đến lớp
- Rèn luyện tư duy hóa học
- Luyện tập thói quen tìm tòi, khám phá, hành động. Mở rộng kiến thức
- Rèn luyện kĩ thuật tra cứu, mở rộng kiến thức
- Ghi chép đầy đủ
- Ghi nhớ những kiến thức cốt lõi
- Luyện tập thường xuyên
- Thực hành thí nghiệm
- Sử dụng thẻ ghi nhớ
Hóa học là môn học cần được đầu tư kỹ lưỡng
Trước tiên để học tốt môn Hóa cũng như các môn học khác các em cần xác định 1. Học để làm gì? 2. Học cho ai? 3. Đặt ra mục tiêu của cá nhân…
Một thực tế cho thấy: Nếu không có những kiến thức lý thuyết nền tảng thì cho dù bạn học giỏi đến đâu, bạn cũng khó có thể vượt qua được những bài tập toán hóa một cách nhanh chóng và chuẩn xác. Và không chỉ riêng đối với môn hóa, bất cứ môn học nào cũng vậy, để học tốt môn Hóa thì trước tiên bạn phải học tốt lý thuyết.
Những kiến thức cơ bản của môn Hóa mà bản phải nhớ đó và những thông tin về : Bảng tuần hoàn Hóa Học, bảng hóa trị, bảng tính tan Hóa Học, dãy điện hóa của kim loại, bảng nguyên tử khối và các lưu ý xung quanh … Đây là những kiến thức nền tàng giúp các em có thể học tốt môn Hóa, hiểu và làm các bài tập quan trọng.
Lý thuyết chính là nền tảng để bạn có thể thực hành và làm các bài tập một cách thành thạo. Hãy cố gắng ghi nhớ lý thuyết hóa học, ghi nhớ tất cả các công thức làm bài tập toán hóa để có thể áp dụng một cách chuẩn xác.
Có đầy đủ các “công cụ” để học Hóa
Bạn cần chuẩn bị đầu đủ sách giáo khoa, sách bài tập, các tài liệu tham khảo, đồ dùng học tập và nếu có chuẩn bị cả máy tính kết nội mang. Đồng thời, để học được Hóa bạn phải trang bị cho mình lượng kiến thức môn Toán “đủ dùng” để giải quyết các bài tập môn Hóa
Nắm rõ bảng tuần hoàn Hóa Học
Bảng tuần hoàn Hóa Học là kiến thức cơ bản cốt yếu để bạn học giỏi môn Hóa, những thông tin trong bảng sẽ được ứng dụng vào rất nhiều những kiến thức, bài tập sau này. Vì thế, bạn cần phải học thuộc bảng này nếu muốn học giỏi môn Hóa
Ghi nhớ các khái niệm Hóa Học và học cách giải quyết các vấn đề hiệu quả
Học học là môn học có rất nhiều lý thuyết, các công thức hóa học, những khái niệm cần phải nghi nhớ. Việc ghi nhớ thật kỹ những lý thuyết này là cách tốt nhất giúp bạn hiểu và làm được các bạn tập liên quan. Khi bạn hiểu được các bản chất của vấn đề, việc còn lại để học giỏi môn Hóa đơn giản là làm thật nhiều bài tập. Sự kết hợp giữa học lý thuyết và làm nhiều bài tập sẽ giúp các bạn càng ngày càng học tốt môn Hóa. ( Xem thêm : Cách Học Giỏi Toán Hiệu Quả Tại Nhà )
II. Cách Học Tốt Môn Hóa Đơn Gian Nhất Là Làm Thật Nhiều Bài TậpMỗi một dạng bài tập đều có nhiều cách giải khác nhau. Sau mỗi lần trau dồi lý thuyết, hãy làm thật nhiều dạng bài tập và mỗi một dạng hay tìm cách giải thật nhiều cách để có thể tìm ra được cách tối ưu nhất.
Làm bài tập toán hóa thường xuyên là cách học tốt môn Hóa siêu hiệu quả của nhiều học sinh giỏi hóa. Nếu chỉ học lý thuyết mà không làm bài tập, bạn sẽ khó có thể vận dụng hóa học trong cuộc sống và sẽ không thể tiến bộ với môn học này.
Hãy làm thật nhiều dạng bài tập
III. Thực Hành Là Cách Học Hóa Tốt NhấtCâu ngạn ngữ “Học đi đôi với hành” mà hầu hết các em đều biết, nó có nghĩa việc học phải bao gồm cà lý thuyết và thực hành. Lý thuyết là điều kiện cần và thực hạnh là điều kiện đủ, đây là cách học giỏi hiệu quả nhất. Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm, càng làm nhiều thi nghiệm bạn càng hiểu rõ được bản chất của các phản ứng hóa học. Vì thế, hãy làm tốt các bài thực hành trên lớp sẽ giúp bạn học sâu, nhớ lâu các kiến thức này. Các phản ứng hóa học là một lĩnh vực không thể thiếu của môn Hóa học. Lý thuyết, công thức, bài tập đều là những tiền đề để hỗ trợ cho việc viết chuẩn và chính xác những phản ứng hóa học và ngược lại, đây là cách học tốt môn Hóa hiệu quả nhật.
Ý nghĩa lớn nhất mà môn học này mang đến cho bạn chính là nắm chắc chắn cách mà các chất hóa học sẽ phản ứng với nhau khi chúng được kết hợp với nhau. Và điều này được ứng dụng vô cùng nhiều trong cuộc sống thường nhật.
Đấy cũng là lý do mà bạn cần chia đều thời gian để thực hiện các phản ứng hóa học thay vì chỉ học lý thuyết và làm bài tập nhé. Quá trình tạo ra các phản ứng hoá học, hãy cùng vận dụng vào thực tiễn cuộc sống để có thể thấy được tầm quan trọng và sự thú vị của môn học này.
IV. Kiên Trì Là Điều Bắt Buộc Khi Muốn Học Giỏi HóaNếu hóa là một môn học đơn giản thì có lẽ rằng bất cứ ai cũng có thể giỏi hóa. Tiếc thay, hóa học là môn học cực kỳ khó nhằn. Và ngay cả đối với những người yêu thích môn học này cũng khó có thể theo đuổi đến cùng.
Còn bạn thì sao? Dù thích hay không thích nhưng một khi đã muốn bản thân tiến bộ với hóa học, hãy chọn cách học tốt môn hóa theo hướng kiên trì đến cùng. Đừng thấy “gian nan bắt đầu nản”.
Không hiểu ở đâu phải ngay lập tức tìm được mấu chốt vấn đề, tìm nút thắt và gỡ. Đừng bỏ qua nút thắt vì có thể nút thắt này chính là câu trả lời cho những câu hỏi tiếp theo.
Hãy tự mình thực hiện các phản ứng hóa học
V. Học Nhóm Cũng Là Cách Học Hóa Hiệu QuảHọc theo nhóm cũng là một cách học Hóa hiệu quả mà nhiều người lựa chọn. Quá trình học nhóm sẽ giúp bạn hiểu được những vấn đề mình đang vướng mắc và tìm nút thắt ở đâu. Đấy cũng chính là lý do nhiều người học giỏi thường duy trì cách học Hóa tốt theo nhóm.
Ngay cả khi bạn không hợp với cách học Hóa giỏi, cách giải quyết vấn đề của các thành viên khác trong nhóm thì điều đó cũng không thực sự quan trọng. Bởi vì, nhiều tính cách khác nhau mới tạo được những phương pháp học khác nhau và điều này lại thực sự cần thiết đối với những người muốn giỏi môn học này.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số nhược điểm là nếu các thành viên không tự giác tích cực thì hiệu quả hoạt động sẽ không cao, dễ dấn đề nhóm sẽ hoạt động theo các chiều hướng khác nhau.
Vì thế, để nhóm hoạt động được hiệu quả phải đáp ứng được các yêu cầu sau :
Nhóm phải có lịch hoạt động cụ thể, địa điểm ổn định và có các quy đinh rõ ràng
Sau khi kết thúc các bài học các thành viên phải tích cực học và làm bài tập, trước khi đến học nhóm lần sau phải chuẩn bị các câu hỏi thắc mắc, những bài tập chưa giải được.
Trong buổi học nhóm từng thành viên sẽ được ra những thắc mắc, những vấn đề cần giải quyết để các thành viên khác giúp đỡ. Nếu chưa được sẽ tập hợp lại và nhờ giáo viên.
VI. Gia Sư Sẽ Giúp Các Em Học Tốt Môn HóaĐây được xem là một cách phổ biến mà nhiều em học sinh lựa chọn khi muốn học giỏi môn Hóa một cách nhanh nhất. Học cùng gia sư, bạn sẽ có được những phương pháp học phù hợp, có được những hướng giải quyết vấn đề, bài toán theo cách chuẩn xác tối ưu nhất.
Những gia sư Hóa giỏi chắc chắn sẽ giúp bạn đưa ra những kế hoạch học tập tối ưu nhất để nhằm tiết kiệm thời gian mà vẫn nâng cao được hiệu suất của việc học. Ngoài các phương pháp tự học trên thì học cùng giáo viên giỏi Hóa cũng là cách học hóa hiệu quả nhất.
Bạn hãy đầu tư nhiều hơn cho môn hóa nhé!
Trên đây là những cách học giỏi Hóa của nhiều anh chị đi trước đúc kết lại. Mọi thắc mắc về cách học tốt môn hóa cũng như tìm gia sư học tốt môn hóa, bạn có thể gọi điện thoại đến Trung tâm Gia Sư Hà Nội Giỏi để được tư vấn trực tiếp
Môn hóa cần làm bài nhiều từ từ mới rút được kinh nghiệm (theo em ạ).
Sau đây là những gì mà em biết:
+ làm bài sai: số mol lẻ, cân bằng sai pthh, đổi số mol nhầm, không đọc kĩ đề.
+ cách làm bài đúng: cân bằng đúng pthh, chăm chú vào số liệu mà đề cho và nếu làm bài không dùng hết số liệu là sai, tìm hiểu những cách làm bài như gọi x, gọi hóa trị...., hiểu được nhiều dạng nhiều cách làm bài, quan trọng nhất là cần nghe giảng tập trung chú ý thực sự có mong muốn học giỏi/ được môn Hóa.
Và sau cùng: theo em, không nên gượng ép bản thân phải học thuộc hóa trị, ptk của chất, dhđhh mà nên làm hóa nhiều - cụ thể 1 ngày làm 1 đến 2 bài hoặc làm btap hóa trong sách mà mình đang theo học hay lên hoc24 vào môn hóa học để làm bài.
Trên đây là những gì em biết.
có 4 cách:
Cách 1: Nắm vững các khái niệm cơ bản của Hóa học.
Cách 2: Học thuộc lòng bảng nguyên tố Hóa học.
Cách 3: Rèn luyện cách viết và cân bằng phương trình Hóa học chuẩn xác.
Cách 4: Chủ động giải nhiều dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao.
để học tốt đc hóa thì cần phải thuộc các bảng hóa trị gì mà lớp 8 học
các công thức cần nhớ rồi vận dụng làm các bài tập cơ bản cho đến nâng cao
theo em là vậy
Theo em chỉ có cách tập trung nghe giảng và tự học thôi ạ