Vật lý

trần thị phương thảo
Xem chi tiết
ongtho
28 tháng 2 2015 lúc 15:01

Chu kì: \(T=2\pi\sqrt{\frac{l}{g}}\Rightarrow\frac{1}{T^2}=k.g\)(k là hệ số tỉ lệ)

Khi không có điện trường: \(\frac{1}{T_0^2}=k.g\) (1)

Giả sử khi điện trường hướng xuống dưới: \(g_1=g+a\) (do lực điện là lực lạ nên cùng phương với trọng lực nên ta có mối liên hệ như vậy, a có thể âm hoặc đương)

Do vậy, khi điện trường hướng lên trên: \(g_2=g-a\)

Ta có: 

\(\frac{1}{T_1^2}=k\left(g+a\right)\) (2)

\(\frac{1}{T_2^2}=k\left(g-a\right)\)(3)

Lấy (2) cộng (3) vế với vế, ta đc: \(\frac{1}{T_1^2}+\frac{1}{T_2^2}=2.k.g=\frac{2}{T_0^2}\)

Đáp án B.

Bình luận (0)
Học
Xem chi tiết
Hai Yen
10 tháng 3 2015 lúc 9:27

Phương trình sóng tại nguồn O: \(u_O = a \cos (\omega t )\)

=> Phương trình sóng tại điểm M cách O một khoảng \(x\) là: \(u_M = a \cos (\omega t - \frac{2\pi x}{\lambda} )\)

Giả thiết: \(x = \frac{\lambda }{3} ; u_M = 2cm; t = \frac{T}{6}s\) 

=> \(2= a \cos (\frac{2\pi}{T}. \frac{T}{6} - \frac{2\pi \lambda /3}{\lambda} )\)

=> \(2= a \cos (\frac{\pi}{3} - \frac{2\pi}{3} ) \)

=> \(a = \frac{2}{\cos (\frac{-\pi}{3})} = 4cm.\)

Chọn đáp án.B.4cm

Bình luận (1)
Học
Xem chi tiết
Hai Yen
1 tháng 3 2015 lúc 23:30

\(T= 2\pi \sqrt{\frac{m}{k}} = 2\pi\sqrt{\frac{0,4}{40}} = 0,2 \pi. (s)\)

A-AMπ/3A2

Góc vật quay được sau  \(t = \frac{7\pi}{30}s\) là \(\varphi = t .\omega = \frac{7 \pi}{3} = 2\pi + \frac{\pi}{3} \) (rad). Như vậy vật đi từ \(A\) được 1 vòng (\(2\pi\)) về đến vị trí ban đầu \(A\) và đi tiếp \(\frac{\pi}{3}\) (rad) đến \(M\).

Taị \(M\) ứng với li độ \(x_M = A.\cos \frac{\pi}{3} = \frac{A}{2}.\)

Giữ đột ngột điểm chính giữa của lò xo khi lò xo ở \(M\) tức là lò xo có độ cứng thay đổi \(k ' \) và mất đi một nửa thế năng mà tại \(M\) nó đang dự trữ.

Năng lượng mất đi: \(W_1 = \frac{1}{2} W_M = \frac{1}{2} \frac{1}{2} k.(\frac{A}{2})^2 = \frac{1}{8} W_0\)

\(W _{sau} = W_0 - W_{mất} = \frac{7}{8} W_0.\)

Với    \(W_{sau} = \frac{1}{2} k'A'^2 \)

         \(W_0 = \frac{1}{2} kA^2\)

=> \(A'^2 = \frac{7.kA^2}{8.k'}\) 

 

Lò xo bị mất đi một nửa: \(k'l' = kl => \frac{k'}{k} = \frac{l}{l'} = 2=> k' = 2k.\)

=> \(A' = A\sqrt{\frac{7}{8}}.\frac{1}{\sqrt{2}} = 8.\sqrt{\frac{7}{16}}= 2\sqrt{7}cm.\)

Chọn đáp án.C.\(2\sqrt{7}cm.\)

Bình luận (0)
Học
Xem chi tiết
Hai Yen
1 tháng 3 2015 lúc 22:44

Số phôtôn phát ra từ nguồn sáng trong 1 s là: 

\(N = \frac{P}{\varepsilon} = \frac{P.\lambda}{hc} = \frac{2.0,597.10^{-6}}{6,625.10^{-34}.3.10^8} = 6,01.10^{18} \)(hạt /s); \(P(W)\) là công suất của nguồn sáng, \(\varepsilon\)là năng lượng của phôtôn. 

Do nguồn sáng tỏa đều theo mọi hướng => Số phôtôn tới vị trí cách nguồn sáng khoảng cách \(R\) trên 1 đơn vị diện tích, trong 1 đơn vị thời gian là: 

\(n = \frac{N}{S_{hình cầu }} = \frac{N}{4\pi R^2} \)

Do con ngươi có đường kính \(d = 4mm\) tương ứng với diện tích \(s_0 = \pi (\frac{d}{2})^2 \). Như vậy số phôtôn lọt vào mắt trong mỗi giây là 

\(N_0 = n.s_0 = \frac{N}{4\pi R^2}.\pi (\frac{d}{2})^2 = \frac{N d^2}{16R^2}.\)

Theo bài: \(N_0 \geq 80 => \frac{Nd^2}{16R^2} \geq 80\)

                              => \(R \leq \sqrt{\frac{Nd^2}{16.80}} =\frac{d}{4}\sqrt{\frac{N}{80}}=\frac{4.10^{-3}}{4}\sqrt{\frac{6,01.10^{18}}{80}} \approx 274km.\)

Vậy khoảng cách xa nhất từ người quan sát tới nguồn sáng để còn trông thấy nguồn sáng là \(R \approx 274 km.\)

 

                                  

Bình luận (0)
Học
Xem chi tiết
Hai Yen
1 tháng 3 2015 lúc 20:44

Ta có: \(\varphi_2 = 1,57 \approx \frac{\pi}{2} ; \varphi_1 = 0,35 rad \approx 20^0 \)

Vẽ giản đồ Fre-nen

AAA112φOMKNHφ

Áp dụng định lý hàm số Sin ta có: 

\(\triangle OMN: \)\(\frac{A_1}{\sin ONM} = \frac{A}{\sin OMN}\)<=> \(\frac{A_1}{\sin(\frac{\pi}{2} - \varphi)} = \frac{A}{\sin (\frac{\pi}{2} - \varphi_1)}\)=> \(A_1 = \frac{A}{\sin(\frac{\pi}{2}-\varphi_1)} \sin(\frac{\pi}{2} - \varphi).(1)\)

Tương tự: \(\triangle OHN: \) \(\frac{A_2}{\sin(\varphi_1+ \varphi)} = \frac{A}{\sin (\frac{\pi}{2} - \varphi_1)}\) => \(A_2 = \frac{A}{\sin(\frac{\pi}{2}-\varphi_1)} \sin(\varphi_1 + \varphi).(2)\)

Cộng (1) và (2) => \(A_1+A_2 = \frac{A}{\sin (\frac{\pi}{2} - \varphi_1)} (\sin (\frac{\pi}{2}-\varphi)+\sin(\varphi_1+ \varphi))\)

                                            \( = \frac{A}{\sin (\frac{\pi}{2} - \varphi_1)} 2.\sin (\frac{\pi}{4}+\frac{\varphi_1}{2}).\cos(\frac{\pi}{4}-\frac{\varphi_1}{2}- \varphi)\) do áp dụng: \(\sin x + \cos x = 2 \sin (\frac{x+y}{2})\cos (\frac{x-y}{2}).\)

=> \((A_1+A_2)_{max} <=> \cos(\frac{\pi}{4}-\frac{\varphi_1}{2}- \varphi) =1\)

=>  \((A_1+A_2)_{max} = \frac{A}{\sin (\frac{\pi}{2} - \varphi_1)} 2.\sin (\frac{\pi}{4}+\frac{\varphi_1}{2}) \)                                

                            \(= \frac{20}{\sin (90 - 20)} 2.\sin (45+\frac{20}{2}) \approx 34,88 cm.\)

Chọn đáp án.D.35cm.

Bình luận (0)
Pham Dang Khue
Xem chi tiết
Hà Đức Thọ
27 tháng 2 2015 lúc 21:36

Hệ số hồi phục: \(k=\frac{mg}{l}\)

Lực kéo về: \(F=k.x=\frac{mg}{l}.\alpha.l=mg.\alpha\)

Góc lệch: \(\alpha=\frac{\alpha_0}{2}=\frac{0,1}{2}=0,05rad\)

\(\Rightarrow F=0,1.10.0,05=0,05N\)

Bình luận (0)
Hai Yen
27 tháng 2 2015 lúc 21:47

Độ lớn của lực kéo về:\(F = ks\)\(s\) là li độ cong của con lắc đơn.

Vật ở vị trí có li độ cong bằng lửa biên độ tức

 \(F = k \frac{S_0}{2}= \frac{k.\alpha_0.l}{2}\) (do \(s_0 = \alpha_0 .l\))

               \(=m\omega ^2.\frac{\alpha_0.l}{2}=\frac{mg\alpha_0}{2}=\frac{0,1.10.0,1}{2}=5.10^{-2}N.\)

Vậy lức kéo về tại vị trí đó là \(F = 5.10^{-2}N.\)

 

 

Bình luận (0)
trần thị phương thảo
Xem chi tiết
Hai Yen
27 tháng 2 2015 lúc 8:53

\(\lambda = c.T = c 2\pi \sqrt{LC}\) => \(C = \frac{\lambda^2 }{4\pi^2.c^2.L} = \frac{48^2\pi^2}{4\pi^2.c^2.L} = \frac{48^2}{4.9.10^{16}.0,8.10^{-3}} = 8.10^{-12}F = 8 pF.\)

mà \(C_1 = C_2 = 6pF; C_3 = 3pF\) => Không thể mắc 3 tụ nối tiếp được vì \(C_{23} = \frac{C_2C_3}{C_2+C_3} = 2; C_1 = 6 => C = \frac{C_1.C_{23}}{C_1+C_{23}} = 1,5< 8 \) 

Nhận thấy: \(C_{23} +C_1 = 2+ 6 = 8pF = C => \)\(C_1 // (C_2 nt C_3)\)

Chọn đáp án.C.

Bình luận (0)
Nguyễn Quang Hưng
27 tháng 2 2015 lúc 8:54

Bước sóng: \(\lambda=c.2\pi\sqrt{LC}\)

\(\Rightarrow C=\frac{\lambda^2}{c^2.4\pi^2L}=\frac{\left(48\pi\right)^2}{\left(3.10^8\right)^2.4.\pi^2.0,8.10^{-3}}=8.10^{-12}F=8pF\)

Hai tụ ghép nối tiếp: \(\frac{1}{C_{nt}}=\frac{1}{C_1}+\frac{1}{C_2}\)

Hai tụ ghép song song: \(C_{ss}=C_1+C_2\)

Để có \(C_b=8pF\) ta thấy chỉ có phương án C thỏa mãn.

Bình luận (0)
trần thị phương thảo
Xem chi tiết
Hà Đức Thọ
26 tháng 2 2015 lúc 17:22

Do tần số máy phát tỉ lệ với tốc độ quay của rô to, suất điện động của máy phát lại tỉ lệ với tần số (vì \(E_0=\omega NBS\))

Nên tần số và suất điện động sinh ra:

+ Ban đầu: \(f_1=f,E_1=E\)

+ Lúc sau: \(f_2=3f,E_2=3E\)

Ta có: \(I_1=I_2\Leftrightarrow\frac{E_1}{Z_1}=\frac{E_2}{Z_2}\)\(\Leftrightarrow\frac{E}{\sqrt{R^2+\left(Z_L-Z_C\right)^2}}=\frac{3E}{\sqrt{R^2+\left(3Z_L-\frac{Z_C}{3}\right)^2}}\)

Biến đổi biểu thức trên, ta được \(Z_C=600\Omega\)

Suy ra \(\omega=50\pi\Rightarrow f=25Hz\)

Mà \(f=n.p\Rightarrow n=\frac{f}{p}=\frac{25}{1}=25\)vòng/s

Đáp án D.

Bình luận (0)
trần thị phương thảo
Xem chi tiết
Hà Đức Thọ
26 tháng 2 2015 lúc 16:55

A B I M 10 8 4 2 8

Bước sóng: \(\lambda=\frac{v}{f}=\frac{75}{25}=3cm\)

MA = 10 + 4 = 14cm.

cosA = 8/10 = 0,8

Áp dụng định lí hàm số cos trong tam giác MAB: \(MB=\sqrt{MA^2+MB^2-2.MA.MB.\cos A}\)

\(\Rightarrow MB=9,67cm\)

Biên độ tại M: \(A_M=2.8.\cos\left(\frac{2\pi\left(MA-MB\right)}{\lambda}\right)=2.8.\cos\left(\frac{2\pi\left(14-9,67\right)}{2}\right)\approx15mm\)

Bình luận (0)
Huyen Bui
11 tháng 3 2018 lúc 21:08

mình nghĩ là như này không biết có đúng không nữa.

tính đc MB = 9,67 ( như bạn phynit làm ý)

tại M sóng A truyền tới U1= 8cos(50pi t- 2pix14/3)

sóng B truyển tới U2=8cos(50pit- 2pix9,67/3)

tổng hợp dao động bằng máy tính thì đc Am= 2,91

Bình luận (0)
trần thị phương thảo
Xem chi tiết
Hai Yen
24 tháng 2 2015 lúc 14:46

Lực kéo về: \(F = -kx= -k.A.\cos \omega t\)

Động năng và thế năng biến thiên điều hòa theo thời gian với tần số f thì li độ của vật biến thiên với tần số \(\frac{f}{2}\)

Do F kéo về tỉ lệ với li độ x của vật nên cũng biến thiên điều hòa với tần số \(\frac{f}{2}\).

Chọn đáp án.B.

 

Bình luận (0)