Sinh học

Trần Duy Thắng
Xem chi tiết
Nguyễn Duy Khang
20 tháng 5 2018 lúc 14:48

Vai trò của nấm.

Nấm có ích:

- Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ.

- Chế biến một số loại thực phẩm.

- Sản xuất rượu, bia.

- Làm men nở bột mì.

- Làm thức ăn.

- Làm thuốc.

Nấm có hại:

- Làm hư hỏng thực phẩm.

- Gây bệnh cho con người, vật nuôi, cây trồng.

- Nấm gây ngộ độc.

Bình luận (0)
Hải Đăng
20 tháng 5 2018 lúc 20:47

* Nấm có ích:

- Đối với tự nhiên: Phân giải chất hữu cơ thành chấtvô cơ

VD: các nấm hiển vi trong đất

- Đối với con người:

- Sản xuất rượu, bia, chế biến một số thực phẩm, làm men nở một bì

VD: nấm men

- Làm thức ăn, làm thuốc

VD: men bia, nấm linh chi

*Nấm có hại:

- Nấm kí sinh gây bệnh cho thực vật và con người

VD: nấm von sống bám trên thân lúa

VD: bệnh hắc lào, nước ăn tay chân

- Nấm mốc làm hỏng thức ăn đồ dùng

- Nấm gây ngộ độc cho con người

VD: nấm độc đỏ, nấm độc đen,....

Bình luận (0)
Nguyen Quang Minh
11 tháng 3 2019 lúc 21:26

Một số loại nấm phân loại chất hữu cơ thành chất vô cơ, một số loại sản xuất ra một số sản phẩm như bia, men nở bột mì,... Trong khi đó cũng có một số loại nấm được dùng làm thức ăn và một vài loại được dùng làm thuốc.

Bình luận (0)
Lạnh lẽo
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo My
20 tháng 5 2018 lúc 12:22

Câu 1. Cấu tạo của cây rêu đơn giản như thế nào ?

Trả lời: Cấu tạo cây rêu rất đơn giản : Rêu có nhiều loại, đều là những thực vật đã có thân, lá nhưng cấu tạo vẫn đơn giản : thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn, chưa có rễ chính thức, chưa có hoa.

Câu 2. So sánh đặc điểm cấu tạo của rêu với tảo ?

Trả lời:

So sánh đặc điểm cấu tạo của rêu và tảo.

* Giống nhau: chúng đều là những thực vật bậc thấp

* Khác nhau:

- Tảo: cơ thể có dạng đơn bào hoặc đa bào; nhưng rêu chỉ có dạng đa bào.

- Tảo: cơ thể chưa phân hóa thành rễ. thân, lá; Nhưng ở rêu cơ thể đã phân hóa thành thân, lá cấu tạo đơn giản và có rễ giả.

Câu 3. So sánh với cây có hoa, rêu có gì khác ?

Trả lời:

Cây có hoa

Rêu

- Có hoa

- Chưa có hoa

- Thân và lá có mạch dẫn

- Thân và lá chưa có mạch dẫn

- Có rễ thật

- Có rễ giả

- Sinh sản bằng hoa

- Sinh sản bằng bào tử

Câu 4. Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt ? Trả lời:

Rêu đã có thân, lá, nhưng chưa có mạch dẫn, chưa có rễ chính thức (chưa thực hiện được chức năng hút và dẫn truyền hoàn chỉnh). Việc lấy nước và chất khoáng hòa tan trong nước vào cơ thể được thực hiện bằng cách thấm qua bề mặt.

Bình luận (0)
Trần Diệu Linh
20 tháng 5 2018 lúc 12:33

Câu1

Cấu tạo cây rêu rất đơn giản : Rêu có nhiều loại, đều là những thực vật đã có thân, lá nhưng cấu tạo vẫn đơn giản : thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn, chưa có rễ chính thức, chưa có hoa.

Câu 2

So sánh tảo với rêu:
-Giống nhau:

+Đều là thực vật bậc thấp.
-Khác nhau:

*Tảo:

+Có thể có dạng đơn bào hoặc đa bào.
+Cơ thể chưa phân hoá rễ, thân, lá.
*Rêu:

+Chỉ có dạng đa bào.
+Cơ thể đã phân hoá thành thân, lá. Cấu tạo vẫn đơn giản và có rễ giả.

Câu3

*Cây có hoa:

+Có rễ, thân, lá thật sự.
+Có hoa.
+Cơ quan sinh sản hoa, quả, hạt.
+Sống ở nhiều môi trường khác nhau.
*Rêu:

+Có thân, lá thật sự, nhưng chưa có rễ chính thức.
+Chưa có hoa.
+Sống ở môi trường ẩm ướt.
+Cơ quansinh sản: túi bào tử, có rêu sinh sản là bào tử.

câu 4

Rêu ở cạn nhưng lại chỉ sống được ở nơi ẩm ướt vì:
-Rêu chưa có rễ chính thức(rễ giả).
-Thân và lá chưa có mạch dẫn.
- Cây rêu sinh sản nhờ nước
=> Vì vậy chức năng hút và dẫn truyền chưa hoàn chỉnh, việc lấy nước và chất khoáng hòa tan trong nước vào cơ thể còn phải thực hiện bằng cách thấm qua bề mặt, vì thế nên rêu chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt và sống thành từng đám, kích thước cây cũng nhỏ bé, chỉ khoảng 1 cm.

Bình luận (0)
Nguyễn Duy Khang
20 tháng 5 2018 lúc 14:29

Câu 1. Cấu tạo của cây rêu đơn giản như thế nào ?

- Rễ giả chức năng hút nước.

- Thân ngắn, không phân nhánh.

- Lá nhẹ, mỏng.

- Chưa có mạch dẫn.

Câu 2. So sánh đặc điểm cấu tạo của rêu với tảo ?

Giống nhau:

- Đều là thực vật bậc thấp.

- Chưa có mạch dẫn.

- Lá có chất diệp lục.

- Đều trải qua quá trình: quang hợp, trao đổi chất,...

- Chưa có hoa, quả.

Khác nhau:

Rêu:

- Sống ở nơi ẩm ướt.

- Rễ giả chức năng hút nước.

- Thân ngắn, không phân nhánh.

- Lá nhẹ, mỏng.

- Chưa có mạch dẫn.

Tảo:

- Sống dưới nước.

- Cấu tạo đơn bào hoặc đa bào.

Câu 3. So sánh với cây có hoa, rêu có gì khác ?

Cây có hoa Cây rêu
Có hoa Chưa có hoa
Có thân, lá và mạch dẫn Có thân, rễ, lá giả
Có rễ thật Chưa có mạch dẫn
Sinh sản bằng hoa Sinh sản bằng bào tử

Câu 4. Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt ?

Rêu có rễ giả, chưa có mạch dẫn. Vì vậy việc hút nước và muối khoáng hòa tan thực hiên bằng cách thấm qua bề mặt \(\Rightarrow\) rêu chỉ sống được chỗ ẩm ướt.

Bình luận (0)
Lạnh lẽo
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo My
20 tháng 5 2018 lúc 12:21

- Một số bệnh do virut gây ra:

+ Viêm gan

+SARS

+ Rubella

+ Sởi

+ Zika

+ H5N1

+ Thủy đậu

+ ...

Bình luận (0)
Trần Diệu Linh
20 tháng 5 2018 lúc 12:34

Một số bệnh do virut: viêm gan,Rubella, sởi, Zika, H5N1, thủy đậu, SARS, ...

Bình luận (0)
nguyen thi thao
21 tháng 5 2018 lúc 10:57

bệnh viêm gan,bệnh thủy đậu bệnh chân tay miệng,bệnh h5n1,thủy đậu,bệnh quai bị,bệnh cúm,bệnh đau mắt hột,bệnh dại bệnh aids,benh zona

Bình luận (0)
pham kim oanh
Xem chi tiết
Thời Sênh
20 tháng 5 2018 lúc 9:59

Khí quyển là lớp vỏ ngoài của trái đất với ranh giới dưới là bề mặt thuỷ quyển, thạch quyển và ranh giới trên là khoảng không giữa các hành tinh. Khí quyển trái đất được hình thành do sự thoát hơi nước, các chất khí từ thuỷ quyển và thạch quyển.

Thời kỳ đầu, khí quyển chủ yếu gồm hơi nước, amoniac, metan, các loại khí trơ và hydro. Dưới tác dụng phân huỷ của tia sáng mặt trời hơi nước bị phân huỷ thành oxy và hydro. Oxy tạo ra tác động với amoniac và metan tạo ra khí nitơ và cácboníc. Quá trình tiếp diễn, một lượng hidro nhẹ mất vào khoảng không vũ trụ, khí quyển còn lại chủ yếu là hơi nước, nitơ, cácboníc, một ít oxy. Thực vật xuất hiện trên trái đất cùng với quá trình quang hợp đã tạo nên một lượng lớn oxy và làm giảm đáng kể nồng độ CO2 trong khí quyển. Sự phát triển mạnh mẽ của động thực vật trên trái đất cùng với sự gia tăng bài tiết, phân huỷ xác chết động thực vật, phân huỷ yếm khí của vi sinh vật đã làm cho nồng độ khí N2 trong khí quyển tăng lên nhanh chóng, để đạt tới thành phần khí quyển hiện nay.

Bình luận (0)
minamoto mimiko
20 tháng 5 2018 lúc 10:05

+ Khí quyển là lớp vỏ ngoài của trái đất với ranh giới dưới là bề mặt thuỷ quyển, thạch quyển và ranh giới trên là khoảng không giữa các hành tinh. Khí quyển trái đất được hình thành do sự thoát hơi nước, các chất khí từ thuỷ quyển và thạch quyển.

+ Thời kỳ đầu, khí quyển chủ yếu gồm hơi nước, amoniac, metan, các loại khí trơ và hydro. Dưới tác dụng phân huỷ của tia sáng mặt trời hơi nước bị phân huỷ thành oxy và hydro. Oxy tạo ra tác động với amoniac và metan tạo ra khí nitơ và cácboníc. Quá trình tiếp diễn, một lượng hidro nhẹ mất vào khoảng không vũ trụ, khí quyển còn lại chủ yếu là hơi nước, nitơ, cácboníc, một ít oxy. Thực vật xuất hiện trên trái đất cùng với quá trình quang hợp đã tạo nên một lượng lớn oxy và làm giảm đáng kể nồng độ CO2 trong khí quyển. Sự phát triển mạnh mẽ của động thực vật trên trái đất cùng với sự gia tăng bài tiết, phân huỷ xác chết động thực vật, phân huỷ yếm khí của vi sinh vật đã làm cho nồng độ khí N2 trong khí quyển tăng lên nhanh chóng, để đạt tới thành phần khí quyển hiện nay.

Bình luận (0)
Liệu ước mơ có thành sự...
Xem chi tiết
Lê Thiên Anh
20 tháng 5 2018 lúc 8:59

Cần phải tích cực trồng cây gây rừng vì:
- Rừng cây điều hòa lượng khí oxi và khí cacbonic trong không khí
- Giảm ô nhiễm môi trường
- Rừng điều hòa khí hậu, chống lũ lụt, xói mòn
- Rừng cung cấp thức ăn, nguyên vật liệu cho con người.

Bình luận (0)
Nguyễn Thảo My
20 tháng 5 2018 lúc 8:59

Phải tích cực trồng cây gây rừng vì:

- Vai trò của thực vật trong thiên nhiên:

+ Nhờ quá trình quang hợp, thực vật góp phần ổn định lượng khí cacbônic và ôxi trong không khí.

+ Nhờ lá cây có khả năng ngăn bụi và khí thải độc hại do sản xuất và giao thông gây ra; 1 số cây tiết ra các chất có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh làm ô nhiễm môi trường.

+ Nhờ tác dụng của tán cây cản bớt ánh sáng và gió nên khí hậu được mát mẻ do nhiệt độ giảm, lượng mưa tăng góp phần điều hòa khí hậu

+ Hạn chế ngập lụt, hạn hán. Bảo vệ nguồn nước ngầm.

+ Bộ rễ cây có tác dụng giữ đất; thân cây và tán cây cản bớt dòng chảy của lượng nước mưa, đất không bị rửa trôi nên giữ đất, chống được xói mòn, sụt lở.

Vai trò của thực vật đối với động vật và đời sống con người:

+ Thực vật cung cấp ooxxi và là thức ăn cho động vật và con người.

+ Cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật

+ Cung cấp lương thực, thực phẩm, dược liệu, vật liệu xây dựng, vật liệu sản xuất, cây làm cảnh...cho con người.

+ Một số thực vật cũng gây hại cho động vật và con người.

- Nếu không có thực vật thì:

+ khí ôxi giảm, khí cacbônic tăng làm ảnh hưởng đến hô hấp của người và động vật, làm ô nhiễm môi trường.

+ lượng khí cacbônic tăng góp phần làm tăng nhiệt độ môi trường. Không khí ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

+ khí hậu nóng, khô làm nhiệt độ trái đất tăng cao.

+ Gây ngập lụt, mất nguồn nước ngầm, gây hạn hán.

+ Đất mặt bị rửa trôi, chất màu mỡ bị mất làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

+ Mất nguồn cung cấp thức ăn và nơi ở của dộng vật.

+ Mất nguồn cung cấp sản phẩm và nguyên liệu cần cho đời sống và sản xuất của con người.

Bình luận (0)
Thời Sênh
20 tháng 5 2018 lúc 9:11

Cần phải tích cực trồng cây gây rừng vì:
- Rừng cây điều hòa lượng khí oxi và khí cacbonic trong không khí
- Giảm ô nhiễm môi trường
- Rừng điều hòa khí hậu, chống lũ lụt, xói mòn
- Rừng cung cấp thức ăn, nguyên vật liệu cho con người.

Bình luận (0)
Nguyễn Thảo My
20 tháng 5 2018 lúc 8:58

Ví dụ :

+ Nấm có ích :

– Nấm ngọc cẩu

– Nấm rơm

– Nấm linh chi

– Nấm hương, nấm đông cô

– Nấm kim châm

– Nấm tai mèo, Mộc nhĩ đen

– Nấm hầu thủ, Nấm đầu khỉ

– Nấm mỡ

– Nấm đùi gà

– Nấm hải sản

– Nấm bạch tuyết

– Nấm sữa

– Nấm măng

– Nấm yến

– Nấm Thái dương

– Nấm tràm, Nấm bạch đàn

– Nấm sò, Nấm bào ngư

– Nấm thông

+ Nấm có hại :

- Nấm độc đỏ

- Nấm độc đen

- Nấm von sống bám trên thân lúa làm cho cây lúa bị nhạt màu, cao vống lên và cho bông nhỏ, hạt lép.

- Nấm than ngô kí sinh trên cây ngô làm hỏng bắp

- Nấm độc tán trắng

- Nấm mũ khía nâu xám

- Nấm ô tán trắng phiến xanh

-...

Bình luận (0)
Thời Sênh
20 tháng 5 2018 lúc 9:12

+ Nấm có lợi: nấm hương, nấm sò, nấm linh chi. nấm rơm, mộc nhĩ...

+ Nấm có hại: nấm gây bệnh ở bắp ngô, nấm gây bệnh ở lá và củ khoai tây. nấm độc đỏ, nấm độc đen,....

Bình luận (0)
Liệu ước mơ có thành sự...
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo My
20 tháng 5 2018 lúc 8:53

Câu 1. Nấm có cách dinh dưỡng như thế nào ? Tại sao ?

Trả lời: Phần lớn nấm hút chất hữu cơ có trong đất giàu xác thực vật phân động vật (nấm hoại sinh). Những nấm khác sống bám trên cơ thể sống (thực vật. động vật và người), chủ yếu là thực vật. Đó là nấm kí sinh. Ngoài ra, còn một số nấm cộng sinh (nấm cộng sinh với một số loài tảo thành địa y).

Câu 2. Nấm hoại sinh có vai trò như thế nào trong tự nhiên ?

Trả lời: Nấm hoại sinh có vai trò rất quan trọng trong tự nhiên. Vì nấm hoại sinh là một khâu trong chu trình chuyển hóa vật chất trong tự nhiên. Tất cả các xác chết của động thực vật đều được nấm hoại sinh phân giải thành chất vô cơ đơn giản. Vừa giải quyết việc ùn tắc các xác chết trên mặt đất, vừa cung cấp chất vô cơ cho cây xanh sử dụng làm nguyên liệu tổng hợp chất hữu cơ .Các chất hữu cơ này là nguồn sống của mọi sinh vật trên Trái Đất.

Câu 3. Kể một số nấm có lợi và một số nấm có hại cho người?

Trả lời:

- Nấm có lợi: nấm hương, nấm sò, nấm linh chi. nấm rơm, mộc nhĩ...

- Nấm có hại: nấm gây bệnh ở bắp ngô, nấm gây bệnh ở lá và củ khoai tây. nấm độc đỏ, nấm độc đen...

Câu 4. Hãy tìm trong vườn trường hoặc vườn nhà em những cây có bệnh do nấm và quan sát xem cây bị bệnh ở bộ phận nào ?

Trả lời: Các bạn có thể quan sát cây trong vườn (kể cả cây cảnh, cây rau) hoặc cây trên đồng ruộng để tìm những cây có bệnh do nấm. Qua đó rút ra nhận xét: nấm thường bị bệnh ở bộ phận nào, khả năng phát triển của cây bệnh so với cây không bị bệnh để thấy được tác hại do nấm gây ra đối với cây trồng.

Bình luận (0)
Thời Sênh
20 tháng 5 2018 lúc 9:10

Câu 1. Nấm có cách dinh dưỡng như thế nào ? Tại sao ?

Trả lời: Phần lớn nấm hút chất hữu cơ có trong đất giàu xác thực vật phân động vật (nấm hoại sinh). Những nấm khác sống bám trên cơ thể sống (thực vật. động vật và người), chủ yếu là thực vật. Đó là nấm kí sinh. Ngoài ra, còn một số nấm cộng sinh (nấm cộng sinh với một số loài tảo thành địa y).

Câu 2. Nấm hoại sinh có vai trò như thế nào trong tự nhiên ?

Trả lời: Nấm hoại sinh có vai trò rất quan trọng trong tự nhiên. Vì nấm hoại sinh là một khâu trong chu trình chuyển hóa vật chất trong tự nhiên. Tất cả các xác chết của động thực vật đều được nấm hoại sinh phân giải thành chất vô cơ đơn giản. Vừa giải quyết việc ùn tắc các xác chết trên mặt đất, vừa cung cấp chất vô cơ cho cây xanh sử dụng làm nguyên liệu tổng hợp chất hữu cơ .Các chất hữu cơ này là nguồn sống của mọi sinh vật trên Trái Đất.

Câu 3. Kể một số nấm có lợi và một số nấm có hại cho người?

Trả lời:

- Nấm có lợi: nấm hương, nấm sò, nấm linh chi. nấm rơm, mộc nhĩ...

- Nấm có hại: nấm gây bệnh ở bắp ngô, nấm gây bệnh ở lá và củ khoai tây. nấm độc đỏ, nấm độc đen...

Câu 4. Hãy tìm trong vườn trường hoặc vườn nhà em những cây có bệnh do nấm và quan sát xem cây bị bệnh ở bộ phận nào ?

Trả lời: Các em có thể quan sát cây trong vườn (kể cả cây cảnh, cây rau) hoặc cây trên đồng ruộng để tìm những cây có bệnh do nấm. Qua đó rút ra nhận xét: nấm thường bị bệnh ở bộ phận nào, khả năng phát triển của cây bệnh so với cây không bị bệnh để thấy được tác hại do nấm gây ra đối với cây trồng.

Bình luận (0)
Võ Thị Tuyết Kha
20 tháng 5 2018 lúc 9:46

Câu 1:

Phần lớn nấm hút chất hữu cơ có trong đất giàu xác thực vật phân động vật (nấm hoại sinh). Những nấm khác sống bám trên cơ thể sống (thực vật. động vật và người), chủ yếu là thực vật. Đó là nấm kí sinh. Ngoài ra, còn một số nấm cộng sinh (nấm cộng sinh với một số loài tảo thành địa y).
Câu 2:

Nấm hoại sinh có vai trò rất quan trọng trong tự nhiên. Vì nấm hoại sinh là một khâu trong chu trình chuyển hóa vật chất trong tự nhiên. Tất cả các xác chết của động thực vật đều được nấm hoại sinh phân giải thành chất vô cơ đơn giản. Vừa giải quyết việc ùn tắc các xác chết trên mặt đất, vừa cung cấp chất vô cơ cho cây xanh sử dụng làm nguyên liệu tổng hợp chất hữu cơ .Các chất hữu cơ này là nguồn sống của mọi sinh vật trên Trái Đất.
Câu 3:

– Nấm có ích: nấm hương, nấm sò, nấm linh chi, nấm rơm, mộc nhĩ ...

– Nấm có hại: nấm kí sinh trên thực vật (nấm von kí sinh trên lúa, nấm than ngô, nấm gây bệnh cho cây cà chua, khoai tây, chè, cà phê ,…); nấm kí sinh trên người (gây bệnh hắc lào, viêm nhiễm,…); làm hỏng thực phẩm (nấm mốc,…); một số nấm gây ngộ độc (nấm lim, nấm độc đen, nấm độc đỏ,…).

Câu 4:

Giải bài 4 trang 170 sgk Sinh 6 | Để học tốt Sinh 6

Nấm túi gây bệnh ở thân cây

Giải bài 4 trang 170 sgk Sinh 6 | Để học tốt Sinh 6

Nấm hồng gây bệnh trên cây cà phê

Giải bài 4 trang 170 sgk Sinh 6 | Để học tốt Sinh 6

Nấm bệnh trên thân cây hoa lan

Giải bài 4 trang 170 sgk Sinh 6 | Để học tốt Sinh 6

Nấm gây bệnh trên lá hoa hồng

Bình luận (5)
nguyenthiyen nhi
Xem chi tiết
Thời Sênh
20 tháng 5 2018 lúc 7:02

https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BB%83u_c%E1%BA%A7u

Bạn xem lại đi

Hồng cầu ở người là những tế bào màu đỏ, không nhân, hình đĩa lõm 2 mặt. Đường kính hồng cầu khoảng 7 – 8 μm

Bình luận (0)
Thời Sênh
20 tháng 5 2018 lúc 6:51

Tiểu cầu có dạng hình đĩa hai mặt lồi (giống như thấu kính), đường kính lớn nhất khoảng 2–3 µm.

Bình luận (1)
nguyen thi thao
20 tháng 5 2018 lúc 6:52

tiểu cầu chỉ là mảnh vỡ của các sinh tiểu cầu có kích thước rất nhỏ và dễ vỡ để giải phóng enzim

Bình luận (1)
Nguyễn Thị Đỗ Quyên
Xem chi tiết
Hà Đức Kiên
Xem chi tiết
Pham Thi Linh
19 tháng 5 2018 lúc 20:40

Để trả lời cho câu hỏi này em nên nêu 1 số vai trò của động vật đối với nông nghiệp nha! Ví dụ như:

- Cung cấp sức kéo, dùng để cày bừa đất: trâu, bò ...

- Tiêu diệt 1 số động vật gặm nhấm có hại cho nông nghiệp (chuột ...) : mèo, cú ...

- Tiêu diệt các loài sâu gây hại: chim sâu, ếch ...

- Thụ phấn cho hoa: côn trùng, chim ...

- Giúp phát tán quả và hạt: chim, 1 số động vật ăn hạt ...

Bình luận (0)