Ngữ văn

Trần Thị Huyền Trân
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Lê Uyên
26 tháng 1 2016 lúc 16:51

a. Các vùng hay xảy ra ngập lụt, lũ quét, hạn hán ở nước ta.

- Ngập lụt:

            + Vùng chịu lụt úng nghiêm trọng nhất là vùng châu thổ sông Hồng khi có mưa bão, lũ lớn do mặt đất thấp, xung quanh lại có đê sông, đê biển bao bọc. Mật độ dân cư cao cũng làm cho mức độ ngập lụt nghiêm trọng hơn.

+ Ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long không chỉ do mưa lớn gây ra mà còn do triều cường.

+ Còn ở Trung Bộ, tại nhiều vùng trũng Bắc Trung Bộ và đồng bằng hạ lưu các sông lớn Nam Trung Bộ cũng bị ngập lụt mạnh vào các tháng 9, 10 do mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về..

            - Lũ quét:

            + Ở miền Bắc nước ta, lũ quét thường xảy ra vào các tháng VI –X, tập trung ở vùng núi phía Bắc, tại các tỉnh Sơn La, Lai Châu thuộc thượng nguồn sông Đà; Lào Cai, Yên Bái thuộc lưu vực sông Thao; Bắc Cạn, Thái Nguyên thuộc lưu vực sông Cầu, sông Thương và ở các tỉnh Lạng Sơn, Tuyên Quang, Quảng Ninh.

+ Suốt dải miền Trung, vào các tháng X – XII lũ quét cũng đã xảy ra ở nhiều nơi từ Hà Tỉnh tới Nam Trung Bộ.

            - Hạn hán:

            + Ở miền Bắc, tại các thung lũng khuất gió như Yên Châu, Sông Mã (Sơn La), Lục Ngạn (Bắc Giang) mùa khô kéo dài 3 – 4 tháng.

+ Còn ở miền Nam, mùa khô khắc nghiệt hơn. Thời kỳ khô hạn kéo dài đến 4 – 5 tháng ở đồng bằng Nam Bộ, và vùng thấp Tây Nguyên, 6 – 7 tháng ở vùng ven biển cực Nam Trung Bộ.

- Các thiên tai khác.

            Các loại thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối tuy mang tính cục bộ địa phương, nhưng xảy ra thường xuyên ở nước ta và cũng gây tác hại lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân.

b. Một số biện pháp làm giảm nhẹ tác hại của các loại thiên tai:

- Để tránh thiệt hại do bão gây ra, khi đi trên biển các tàu thuyền phải gấp rút tránh xa vùng tâm bão, trở về đất liền. Vùng ven biển cần củng cố công trình đê biển. Nếu có bão mạnh cần khẩn trương sơ tán dân. Chống bão luôn kết hợp chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, chống xói mòn ở miền núi.

- Khi tiến hành tiêu nước chống ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long cần tính đến làm công trình thoát lũ và ngăn thủy triều, vì ngập lụt gây hậu quả nghiêm trọng cho vụ hè thu ở hai đồng bằng này.

- Để giảm thiểu tác hại do lũ quét gây ra thiệt hại đến tính mạng, tài sản dân cư, cần quy hoạch các điểm dân cư tránh các vùng vùng lũ quét nguy hiểm và quản lý sử dụng đất đai hợp lý. Đồng thời thực thi các biện pháp kỹ thuật thủy lợi, trồng rừng, kỹ thuật nông nghiệp trên đất dốc nhằm hạn chế dòng chảy mặt và chống xói mòn đất.

- Hằng năm, hạn hán thường xuyên xảy ra vào mùa khô ở nước ta, gây thiệt hại cho hàng vạn ha cây trồng hoa màu và thiêu hủy hàng ngàn ha rừng , ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và đời sống nhân dân. Nếu tổ chức phòng chống tốt có thể hạn chế bớt thiệt hại do hạn hán gây ra. Phòng chống khô hạn lâu dài phải giải quyết bằng những công trình thủy lợi hợp lý.

Bình luận (0)
kocanbiet_8
26 tháng 1 2016 lúc 16:52

bạn tìm trên google xem!!!!!!!!!!!

haha

Bình luận (0)
Phạm Quang Tiến
Xem chi tiết
Phạm Thị Yến Trang
26 tháng 1 2016 lúc 16:49

- Bão từ Biển Đông thổi vào nước ta.

- Bão di chuyển vào nước ta theo hướng đông – tây, vào tháng 9 với tần suất 1,3 đến 1,7 cơn bão/tháng; vào tháng 10 với tần suất từ 1 đến 1,3 cơn bão/ tháng.

 - Bão di chuyển vào nước ta theo hướng đông – tây bắc, vào tháng 8 với tần suất từ 1 đến 1,3 cơn bão tháng; vào tháng 6,7 với tần suất từ 0,3 đến 1 cơn bão/tháng. 

- Bão di chuyển vào nước ta còn theo hướng đông – tây nam, vào tháng 11 và 12 với tần suất từ 0,3 đến 1 cơn bão/tháng.

 

 

Bình luận (0)
Nguyễn Hữu Thịnh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Thanh Thư
26 tháng 1 2016 lúc 16:48

a. Thời gian hoạt động của bão ở nước ta:

- Mùa bão bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11

- Bão tập trung nhiều nhất vào tháng 9, sau đó đến các tháng 10 và tháng 8. Tổng số cơn bão của ba tháng này chiếm tới 70% số cơn bão trong toàn mùa. Mùa bão ở Việt Nam chậm dần từ Bắc vào Nam.

b. Hậu quả:

 - Ở vùng trung tâm, bão có gió mạnh kèm theo mưa lớn. Lượng mưa do một cơn bão gây nên thường đạt 300 – 400 mm, có khi tới trên 500 – 600 mm.

- Những cơn bão đổ bộ vào đồng bằng Bắc Bộ có diện mưa rộng nhất. Vùng ven biển Trung Bộ có diện mưa bão hẹp hơn, nhưng lượng mưa bão rất lớn, trung bình chiếm tới trên 1/3 lượng mưa cả năm của vùng.

- Trên biển, bão gây sóng to dâng cao 9 – 10 m có thế lật úp tàu thuyền. Gió bão làm mực nước biển dâng cao thường tới 1,5 – 2 m gây ngập mặn vùng ven biển.

- Nước dâng tràn đê kết hợp nước lũ do mưa lớn trên nguồn dồn về làm ngập lụt trên diện rộng.

- Bão lớn, gió giật mạnh đổi chiều tàn phá cả những công trình vững chắc như nhà cửa, công sở, cầu cống, cột điện cao thế ...

Vì vậy, bão là một thiên tai gây tác hại rất lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân ta, nhất là ở vùng ven biển.

c. Biện pháp phòng chống.

- Để tránh thiệt hại do bão gây ra, khi đi trên biển các tàu thuyền phải gấp rút tránh xa vùng tâm bão, trở về đất liền.

- Vùng ven biển cần củng cố công trình đê biển.

- Nếu có bão mạnh cần khẩn trương sơ tán dân.

- Chống bão luôn kết hợp chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, chống xói mòn ở miền núi.

 

Bình luận (0)
Xin Lỗi 1 Tình Yêu
4 tháng 9 2019 lúc 19:12

Hoạt động của bão ở Việt Nam:

Trên toàn quốc thì bão diễn ra chủ yếu bắt đâu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11, tuy nhiên có khi bão sớm vào tháng 4 và kết thúc muộn vào tháng 12 nhưng cường độ yếu. Bão tập trung chủ yếu vào tháng 9, ít hơn là tháng 10 và tháng 8 Bão hoạt động mạnh nhất ở vùng ven Trung Bộ Trung bình mỗi năm có 3-4 cơn bão độ bộ vào nước ta, nhiều là 7-8 cơn bão.

Hậu quả của bão ở nước ta:

Bão thường có gió mạnh và lượng mưa lớn Bão gây sóng to trên biển, gây ngập úng tàu thuyền Mực nước biển tăng cao khi có biển, gây lũ lụt ở nhiều nơi Bão lớn tàn phá những công trình, nhà máy, nhà cửa, cầu cống,… Bão gây rất nhiều thiệt hại về tài sản

Biện pháp phòng chống bão:

Dự báo chính xác thời gian và hướng đi của bão Khi có bão, các tàu thuyền trên biển phải tìm nơi trú ẩn an toàn Khẩn trương sơ tán người dân khi có bão lớn để không có thiệt hại về người Chống bão phải đi đôi với chống lụt.
Bình luận (0)
Trần Văn Ninh
Xem chi tiết
Vũ Hồng Quân
26 tháng 1 2016 lúc 16:29

- Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường: biểu hiện ở sự gia tăng các thiên tai bão lụt, hạn hán và sự biến đổi bất thường về thời tiết, khí hậu. Nguyên nhân gây mất cân bằng sinh thái môi trường và biểu hiện của tình trạng này ở nước ta: ô nhiễm môi trường, mất rừng.

- Tình trạng ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường nước, không khí và đất đã trở thành vấn đề nghiêm trọng ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, các khu đông dân cư và một số vùng cửa sông ven biển. Ở nhiều nơi, nồng độ các chất gây ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

- Nguyên nhân gây mất cân bằng sinh thái môi trường và biểu hiện của tình trạng này ở nước ta: ô nhiễm môi trường, mất rừng. Nguyên nhân gây ô nhiễm ở môi trường đô thị và nông thôn: chất thải sinh hoạt và sản xuất.

                  Chính vì vậy, bảo vệ tài nguyên và môi trường bao gồm việc sử dụng tài nguyên hợp lý lâu bền và đảm bảo chất lượng môi trường sống cho con người.

Bình luận (0)
Xin Lỗi 1 Tình Yêu
4 tháng 9 2019 lúc 19:13

Vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trường ở nước ta có hai vấn đề: thứ nhất là mất cân bằng sinh thái, tình trạng ô nhiễm môi trường.

Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường: sự gia tăng các vấn đề thiên tai như bão, lũ, hạn hán và sự biến đổi bất thường về khí hậu. Tình trạng ô nhiễm môi trường: ở các thành phố lớn thì vấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng; đặc biệt là ở các khu công nghiệp, khu dân cư và các vùng cửa biển.
Bình luận (0)
Nguyễn Văn Nam
Xem chi tiết
Hồ Thị Bảo Ngân
26 tháng 1 2016 lúc 16:12

- Thủy lợi, làm hồ chứa nước

- Xử lý nước thải trước khi đưa trả về cho môi trường, hạn chế việc sử dụng hóa chất độc trong nông nghiệp. 

- Tài nguyên khoáng sản : Quản lý chặt chẽ việc khai thác khoáng sản. Tránh lãng phí tài nguyên và làm ô nhiễm môi trường từ khâu khai thác, vận chuyển tới chế biến.

- Tài nguyên du lịch : Bảo tồn, tôn tạo giá trị tài nguyên du lịch và bảo vệ cảnh quan du lịch khỏi bị ô nhiễm, phát triển du lịch sinh thái.

- Khai thác, sử dụng hợp lý và bền vững các nguồn tài nguyên khác như tài nguyên khí hậu, tài nguyên biển…

Bình luận (0)
Hương Phan
8 tháng 2 2017 lúc 21:22

- Tài nguyên nước:
+ Rất quan trọng đối với sản xuất và đời con người (như cung cấp nước cho các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, giải trí,...).
+ Cần sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên nước, đảm bảo cân băng nước và phòng chống ô nhiễm nước.
-Tài nguyên khoáng sản:
+ Là nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp, tạo ra máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất và đời sống con người.
+ Quản lí chặt chẽ việc khai thác khoáng sản. Tránh lãng phí tài nguyên và làm ô nhiễm môi trường (trừ khâu khai thác, vận chuyển tới chế biến).
-Tài nguyên du lịch:
+ Phục vụ nhu cầu tham quan, vui chơi giải trí, nghiên cứu khoa học,...
+ Cần bảo tồn, tôn tạo giá trị tài nguyên du lịch và bảo vệ cảnh quan du lịch khỏi bị ô nhiễm, phát triển du lịch sinh ihái.
-Tài nguyên khí hậu:
+ Các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, lượng mưa,...) ( cho phép xác định và khai thác có hiệu quả cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
+ Cần giữ gìn bầu không khí trong lành, tránh gây ỗ nhiễm do các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ,...
-Tài nguyên biển:
+ Cho phép khai thác nguồn tài nguyên sinh vật biển phong phú và đạng; phát triển giao thông vận tải biển, du lịch biển, khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa và sản xuất muối.
+ Cần có những quy định và quản lí chặt chẽ trong việc khai thác, tránh làm ô nhiễm môi trưởng biển.

Chúc bn hc tốt nha !!!

Bình luận (0)
Xin Lỗi 1 Tình Yêu
4 tháng 9 2019 lúc 19:14
Tuyên truyền, giáo dục người dân không xả nước bẩn, rác thải vào sông hồ. Quy hoạch và có kế hoạch sử dụng nguồn nước một cách có hiệu quả; ban hành và thực hành nghiêm chỉnh các quy định về nước thải CN, nước thải đô thị, nước sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản…nhằm ngăn chặn gây ô nhiễm nước. Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số và phân bố hợp lý nguồn lao động giữa các vùng, miền để nâng cao khả năng sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ngoài các biện pháp công trình như xây đập làm hồ chứa, xây cống thoát lũ, cấp nước, cần trồng cây tăng độ che phủ, canh tác đúng kỹ thuật trên đất dốc để giữ nước vào mùa mưa, tăng lượng nước thấm vào mùa khô.
Bình luận (0)
Trương Hoàng Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Thiện Mỹ
26 tháng 1 2016 lúc 16:06

- Tài nguyên nước: Tình trạng ngập lụt vào mùa mưa, thiếu nước vào mùa khô và ô nhiễm môi trường nước là hai vấn đề quan trọng nhất trong việc sử dụng tài nguyên nước hiện nay. Do vậy, cần sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên nước, đảm bảo cân bằng và phòng chống ô nhiễm nước.

- Tài nguyên khoáng sản: Quản lý chặt chẽ việc khai thác khoáng sản. Tránh lãng phí tài nguyên và làm ô nhiễm môi trường từ khâu khai thác, vận chuyển tới chế biến.

- Tài nguyên du lịch: Bảo tồn, tôn tạo giá trị tài nguyên du lịch và bảo vệ cảnh quan du lịch khỏi bị ô nhiễm, phát triển du lịch sinh thái.

- Khai thác, sử dụng hợp lý và bền vững các nguồn tài nguyên khác như tài nguyên khí hậu, tài nguyên biển…

Bình luận (0)
Xin Lỗi 1 Tình Yêu
4 tháng 9 2019 lúc 19:17

Khả năng khai thác các loại tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch, tài nguyên nước:

tài nguyên khoáng sản: cung cấp nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp để thu ngoại tệ. tài nguyên du lịch: là điều kiện cơ bản để phát triển các ngành du lịch, mang lại hiệu quả kinh tế cho đất nước. tài nguyên nước: cung cấp nước phục vụ sinh hoạt, các hoạt động kinh tế xã hội, cần bằng sinh thái, điều hòa sự sống.

Yêu cầu bảo vệ đối với các loại tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch, tài nguyên nước:

tài nguyên khoáng sản: quản lsi chặt chẽ công tác khia thác tài nguyên khoáng sản, có những chính sách bảo vệ hợp lí. Tài nguyên du lịch: đối với các tài nguyên nhân văn cần bảo tồn, còn các tài nguyên tự nhiên cần bảo vệ bằng cách xây dựng các khu bảo tồn, vường quốc gia,… Tài nguyên nước: sử dụng hiệu quả tài nguyên nước, tiết kiệm và tránh gây ô nhiễm nguồn nước.
Bình luận (0)
Đinh Văn Kiên
Xem chi tiết
Nguyễn Tiến Lộc
26 tháng 1 2016 lúc 16:02

a. Tình trạng suy thoái tài nguyên đất.

            - Hiện cả nước có khoảng 9,3 triệu ha đất bị đe dọa sa mạc hóa (chiếm khoảng 28% diện tích đất đai).

            - Năm 2005, cả nước có khoảng 5,35 triệu ha đất trồng đồi trọc.

b. Các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất.

             - Đối với vùng đồi núi, để chống xói mòn trên đất dốc phải áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác nông – lâm như: làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá, trồng cây theo băng. Cải tạo đất hoang, đồi núi trọc bằng các biện pháp nông lâm kết hợp. Bảo vệ rừng và đất rừng, ngăn chặn nạn du canh du cư.

              - Đất nông nghiệp vốn đã ít, nên chúng ta cần có biện pháp quản lý chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp. Đồng thời với thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh tác sử dụng đất hợp lý, chống bạc màu, glây, nhiễm mặn, nhiễm phèn. Bón phân cải tạo đất thích hợp. Để bảo vệ đất còn cần có biện pháp chống ô nhiễm làm thoái hóa đất do chất độc hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp chứa chất độc hại, chất bẩn chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh hại cây trồng.

Bình luận (0)
Xin Lỗi 1 Tình Yêu
4 tháng 9 2019 lúc 19:18

Tình trạng suy thoái tài nguyên đất:

Diện tích đất trống, đồi trọc giảm mạnh (năm 2006, cả nuớe chỉ còn khoảng 5,35 triệu ha diện tích đất hoang, đồi núi trọc (giảm gần 1/2 diện tích so với năm 1990). Diện tích đất bị suy thoái vẫn còn rất lớn (hiện nay có khoảng 9,3 triệu ha đất bị đe doạ sa mạc hóa).

Các biện pháp bảo vệ đất ở vùng đồi núi và vùng đồng bằng:
Vùng đồi núi:

Áp dụng các biện pháp canh tác như làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá, xen canh thâm canh. Cải tạo đất hoang, đất trong bằng cách thâm canh nông-lâm kết hợp Bảo vệ đất rừng

Vùng đồng bằng:

Có kế hoạch thích hợp để mở rộng sản xuất nông nghiệp Canh tác hợp lí, chống xói mòn, bạc màu đất canh tác Bón phân hợp lí và thích hợp
Bình luận (0)
Trần Quang Hoàng
Xem chi tiết
Nguyễn An Khang
26 tháng 1 2016 lúc 15:58

- Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. Hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên ở nước ta ngày càng được mở rộng. Đến năm 2007, đã có 30 vườn quốc gia, 65 khu dự trữ thiên nhiên, bảo tồn loài – sinh cảnh, 6 khu được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới.

- Ban hành “Sách đỏ Việt Nam”. Để bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng, đã có 360 loài thực vật và 350 loài động vật thuộc loại quý hiếm được đưa vào “Sách đỏ Việt Nam”. Trong “Sách đỏ Việt Nam” cũng đã quy định danh sách 38 loài cá nước ngọt và 37 loài cá biển, 59 loài động vật không xương sống cần được bảo vệ.

- Quy định khai thác. Nhà nước đã ban hành các quy định trong khai thác như : cấm khai thác gỗ quý, khai thác gỗ trong rừng cấm, rừng non, gây cháy rừng, cấm săn bắn động vật trái phép, cấm dùng chất nổ đánh bắt cá và các dụng cụ đánh bắt cá con, cá bột, cấm gây độc hại cho môi trường nước

Bình luận (0)
Xin Lỗi 1 Tình Yêu
4 tháng 9 2019 lúc 19:31

* Tham Khảo

- Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên. Năm 1986 nước ta có 87 khu với 7 vườn quốc gia, năm 2007 có 30 vườn quốc gia, 65 khu dự trữ thiên nhiên, bảo tồn loài – sinh cảnh, trong đó có 6 khu được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

- Ban hành Sách đỏ Việt Nam: đã có 360 loài thực vật và 350 loài động vật quý hiếm được đưa vào.

- Quy định việc khai thác: cấm khai thác gỗ quý, khai thác gỗ trong rừng non, cấm dùng chất đánh bắt cá và các dụng cụ đánh bắt cá con, cá bột...

- Thực hiện các chương trình giáo dục, truyền thông về đa dạng sinh học, nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ vốn rừng và sinh vật quý.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thanh Hằng
Xem chi tiết
Ngô Thị Ánh Hoàng
26 tháng 1 2016 lúc 15:56

- Khai thác tài nguyên sinh vật vượt quá mức sinh sản của sinh vật.

- Rừng bị giảm diện tích, sinh vật mất nơi cư trú.

- Ô nhiễm và tình trạng mất cân bằng sinh thái cũng de dọa sự sông của sinh vật.

- Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm nghèo tính đa dạng của các kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen.

- Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt nguồn hải sản của nước ta cũng bị giảm sút rõ rệt. Đó là hậu quả của sự khai thác quá mức và tình trạng ô nhiễm môi trường nước, nhất là vùng cửa sông, ven biển.

 

Bình luận (0)
Xin Lỗi 1 Tình Yêu
4 tháng 9 2019 lúc 19:32
. là do giá lơng thực, thực phẩm tăng cao. Tuy vậy đời sống tầng lớp nhân dân vẫn ổn định và đợc cải thiện. tiền lơng danh 5 phối lại vợt quá số của cải trong nớc làm ra cộng với số vay nợ . Sự ... phi mà và siêu lạm phát ở nớc ta 3III. một số nguyên nhân gây ra lạm phát phi mà và siêu lạm phát ở nớc ta 51.Nguyên nhân khách quan 52. nguyên nhân chủ quan 5iv. Hậu quả của lạm phát phi ... nhất.III. một sốnguyên nhân gây ra lạm phát phi mà và siêu lạm phát ở n-ớc taLạm phát là kết quả của tổng hoà nguyênnhân kinh tế xà hội, mỗi loại lạm phát có những nguyên nhân và đặc trng”

Tác động của con người (khai thác rừng bừa bãi.

-Tác động của con người (khai thác rừng bừa bãi, không hợp lí, đốt rừng : làm nương rẫy; Tình trạng khai thác thủy sản quá mức,...) đã làm suy giảm số lượng loài động, thực vật tự nhiên.

-Ngoài ra, còn do cháy rừng, ô nhiễm môi nường (nước, đất,...).

Bình luận (0)
Vũ Minh Chiến
Xem chi tiết
Dương Thị Thu Hà
26 tháng 1 2016 lúc 15:53

a. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

            - Ranh giới: dọc theo tả ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam đồng bằng Bắc Bộ.

            - Đặc điểm:

            + Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế, hướng vòng cung của các dãy núi, các hệ thống sông lớn và đồng bằng mở rộng.

            + Hướng nghiêng chung là tây bắc – đông nam

            + Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh mẽ tạo nên một mùa đông lạnh.

            + Sự hạ thấp đai cao cận nhiệt đới với nhiều loài cây thực vật phương Bắc và sự thay đổi cảnh quan thiên nhiên theo mùa.

            + Sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi và tính không ổn định của thời tiết là những trở ngại lớn trong quá trình sử dụng tự nhiên của miền.

 

b. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

            - Giới hạn: từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã.

            - Đặc điểm:

            + Địa hình cao, các dãy núi xen kẽ các dòng sông chạy song song theo hướng tây bắc – đông nam với dải đồng bằng thu hẹp

            + Sự suy yếu, giảm sút ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

            + Tính chất nhiệt đới tăng dần với sự có mặt của thành phần thực vật phương Nam.

            + Đây là miền duy nhất có địa hình núi cao ở Việt Nam với đủ ba đai cao. Địa hình núi chiếm ưu thế, trong vùng núi có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên,  nhiều lòng chảo và thung lũng rộng.   

 

c. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

            - Giới hạn: từ dãy núi Bạch Mã trở vào Nam.

            - Đặc điểm:

            + Cấu trúc địa chất – địa hình phức tạp, gồm các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên bóc mòn và bề mặt cao nguyên badan, đồng bằng châu thổ sông và đồng bằng ven biển.

            + Khí hậu cận xích đạo gió mùa. Điều này được thể hiện ở nền nhiệt cao, biên độ nhiệt năm nhỏ và sự phân chia hai mùa mưa, khô rõ rệt.

Bình luận (0)
Dương Nguyễn
5 tháng 8 2016 lúc 10:54

a/ Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

-Ranh giới phía tây-tây nam của miền dọc theo hữu ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam đồng bằng Bắc Bộ.

-Các đặc điểm cơ bản:

+ Đồi núi thấp chiếm ưu thế; hướng vòng cung của các dãy núi; các thung lũng sông lớn với đồng bằng mở rộng.

+ Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh tạo nên một mùa đông lạnh làm hạ thấp đai cao cận nhiệt đới với nhiều loài thực vật phương Bắc và sự thay đổi cảnh quan thiên nhiên theo mùa.

- Địa hình bờ biển đa dạng: nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo. Vùng biển có đáy nông, tuy nhiên vẫn có vịnh nước sâu thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.

- Tài nguyên khoáng sản giàu than, đá vôi, thiếc, chì kẽm…Vùng thềm vịnh Bắc Bộ có bể dầu khí Sông Hồng.

-Những trở ngại lớn trong quá trình sử dụng tự nhiên:

+ Sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi.

+ Tính không ổn định của thời tiết.

b)Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

-Giới hạn của miền từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã.

-Các đặc điểm cơ bản:

+ Địa hình cao, các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông theo hướng tây bắc-đông nam với dải đồng bằng thu hẹp.

+ Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm sút làm cho tính chất nhiệt đới tăng dần (so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ), với sự có mặt của thành phần thực vật phương Nam.

- Là miền núi duy nhất có địa hình núi cao ở Việt Nam với đủ ba đai cao. Địa hình núi ưu thế, trong vùng núi có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, nhiều lòng chảo,…thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp, phát triển nông-lâm kết hợp.

- Rừng còn tương đối nhiều ở vùng núi Nghệ An, Hà Tĩnh (chỉ sau Tây Nguyên).

- Khoáng sản: sắt, crôm, titan, thiếc, apatit, vật liệu xây dựng.

- Vùng ven biển có nhiều cồn cát, đầm phá, nhiều bãi tắm đẹp; nhiều nơi có thể xây dựng cảng biển.

-Thiên tai thường xảy ra: bão lũ, trượt lở đất, hạn hán.

c)Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

-Giới hạn từ dãy núi Bạch Mã trở vào Nam.

- Cấu trúc địa chất-địa hình khá phức tạp, gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn và các cao nguyên badan, đồng bằng châu thổ sông lớn ở Nam Bộ và đồng bằng nhỏ hẹp ven biển Nam Trung Bộ.

- Sự tương phản về địa hình, khí hậu, thủy văn giữa hai sườn Đông-Tây của Trường Sơn Nam biểu hiện rõ rệt.

- Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vịnh biển sâu được che chắn bởi các đảo ven bờ.

-Đặc điểm cơ bản của miền: có khí hậu cận xích đạo gió mùa, được thể hiện ở nền nhiệt cao, biên độ nhiệt năm nhỏ và sự phân chia hai mùa mưa, khô rõ rệt.

- Rừng cây họ Dầu phát triển với các loài thú lớn như voi, hổ, bò rừng, trâu rừng…Ven biển, rừng ngập mặn phát triển, trong rừng có các loài trăn, rắn, cá sấu đầm lầy, chim ….; dưới nước nhiều cá, tôm.

-Khoáng sản: dầu khí (có trữ lượng lớn ở thềm lục địa); bôxít (Tây Nguyên).

- Khó khăn lớn nhất trong sử dụng đất đai của miền:

+ Xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi núi.

+Ngập lụt trên diện rộng ở đồng bằng Nam Bộ và ở hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa.

+ Thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.

Bình luận (0)
Xin Lỗi 1 Tình Yêu
4 tháng 9 2019 lúc 19:34

Thứ nhất, miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

+ Đặc điểm cơ bản:

Đồi núi thấp chiếm ưu thế; hướng vòng cung của các dãy núi; các thung lũng sông lớn với đồng bằng mở rộng. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh tạo nên một mùa đông lạnh làm hạ thấp đai cao cận nhiệt đới với nhiều loài thực vật phương Bắc và sự thay đổi cảnh quan thiên nhiên theo mùa.

+ Thuận lợi:

Địa hình bờ biển đa dạng: nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo. Vùng biển có đáy nông, tuy nhiên vẫn có vịnh nước sâu thuận lợi cho phát triển kinh tế biển. Tài nguyên khoáng sản giàu than, đá vôi, thiếc, chì kẽm…Vùng thềm vịnh Bắc Bộ có bể dầu khí Sông Hồng.

+ Khó khăn:

Sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi. Tính không ổn định của thời tiết.

Thứ hai, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

+ Đặc điểm cơ bản:

Địa hình cao, các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông theo hướng tây bắc-đông nam với dải đồng bằng thu hẹp. Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm sút làm cho tính chất nhiệt đới tăng dần (so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ), với sự có mặt của thành phần thực vật phương Nam.

+Thuận lợi:

Địa hình núi ưu thế, trong vùng núi có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, nhiều lòng chảo,…thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp, phát triển nông-lâm kết hợp. Rừng còn tương đối nhiều ở vùng núi Nghệ An, Hà Tĩnh (chỉ sau Tây Nguyên). Khoáng sản: sắt, crôm, titan, thiếc, apatit, vật liệu xây dựng. Vùng ven biển có nhiều cồn cát, đầm phá, nhiều bãi tắm đẹp; nhiều nơi có thể xây dựng cảng biển.

+ Khó khăn:

Thiên tai thường xảy ra: bão lũ, trượt lở đất, hạn hán.

Thứ ba, miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

+ Đặc điểm cơ bản:

Cấu trúc địa chất-địa hình khá phức tạp, gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn và các cao nguyên badan, đồng bằng châu thổ sông lớn ở Nam Bộ và đồng bằng nhỏ hẹp ven biển Nam Trung Bộ. Sự tương phản về địa hình, khí hậu, thủy văn giữa hai sườn Đông-Tây của Trường Sơn Nam biểu hiện rõ rệt. Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vịnh biển sâu được che chắn bởi các đảo ven bờ. Khí hậu cận xích đạo gió mùa, được thể hiện ở nền nhiệt cao, biên độ nhiệt năm nhỏ và sự phân chia hai mùa mưa, khô rõ rệt.

+ Thuận lợi:

Rừng cây họ Dầu phát triển với các loài thú lớn như voi, hổ, bò rừng, trâu rừng…Ven biển, rừng ngập mặn phát triển, trong rừng có các loài trăn, rắn, cá sấu đầm lầy, chim ….; dưới nước nhiều cá, tôm. Khoáng sản: dầu khí (có trữ lượng lớn ở thềm lục địa); bôxít (Tây Nguyên).

+ Khó khăn:

Xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi núi. Ngập lụt trên diện rộng ở đồng bằng Nam Bộ và ở hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa. Thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.
Bình luận (0)