Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 4
Số lượng câu trả lời 3
Điểm GP 2
Điểm SP 7

Người theo dõi (1)

Phạm Ngọc Anh

Đang theo dõi (0)


Tố Hữu sáng tác bài thơ Khi con tu hú tại nhà lao Thừa Phủ (Huế) vào mùa hè năm 1939, sau khi bị thực dân Pháp bắt giam vì “tội” yêu nước và làm cách mạng. Bài thơ thể hiện tâm trạng xốn xang, bức bối của người thanh niên cộng sản đang bị cầm tù, khi nghe thấy tiếng chim tu hú báo hiệu mùa hè đến đã muốn phá tung xiềng xích để trở về với đồng bào, đồng chí yêu thương.

 

Tiếng chim tu hú gọi bầy gợi cho nhà thơ nghĩ đến khung trời lồng lộng ở bên ngoài và càng cảm thấy ngột ngạt trong xà lim chật chội, càng khao khát cháy bỏng cuộc sống tự do. Tiếng chim là yếu tố gợi mở để mạch cảm xúc trào dâng mãnh liệt:

 

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần

 

Đó là tín hiệu của mùa hè rực rỡ, của sự sống tưng bừng sinh sôi nảy nở. Tiếng chim vô tình tác động đến tâm hồn người tù trẻ tuổi. Nằm trong xà lim chật hẹp, tối tăm, cách biệt với thế giới bên ngoài, nhà thơ lắng nghe tiếng chim rộn rã, lắng nghe mọi âm thanh cuộc đời bằng tâm hồn và trái tim nhạy cảm của người nghệ sĩ. Một tiếng chim thôi cũng gợi trong tâm tưởng nhà thơ cả một trời thương nhớ về những mùa hè nồng nàn của quê hương.

 

Mùa hè là mùa của Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần dưới cái nắng vàng óng như mật của miền Trung. Những âm thanh rạo rực và hình ảnh tươi đẹp, tràn đầy sức sống của mùa hè nối nhau hiện lên trong kí ức nhà thơ:

 

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…

 

Ôi tiếng ve! Tiếng ve ngân dài suốt thời thơ ấu, suốt tuổi học trò, làm sao quên được ! Tiếng ve gợi nhớ về những khu vườn râm mát bóng cây, những sân phơi bắp (ngô) đầy ắp nắng đào. Màu vàng của lúa, bắp; màu hồng của nắng; màu xanh của trời tạo nên những mảng màu sắc lung linh, rực rỡ của bức tranh quê. Thoang thoảng đâu đây hương lúa, hương thơm trái chín đầu mùa. Xa xa, tiếng chim tu hú lảnh lót, tiếng ve ngân ra rả trong vòm lá. Trên bầu trời cao rộng, những cánh diều chao lượn, tiếng sáo vi vu trong gió nam mát rượi chiều hè… Phải gắn bó, yêu mến quê hương sâu đậm đến độ nào thì nhà thơ mới hình dung ra một bức tranh mùa hè xứ Huế sống động đến như vậy. Đó là những mùa hè mà chàng thanh niên mười tám còn được sống tự do giữa gia đình, bè bạn, đồng bào, đồng chí thân thương.

 

Sáu câu-thơ lục bát uyển chuyển mở ra cả một thế giới rộn ràng, tràn trề nhựa sống. Nhiều âm thanh, hình ảnh tiêu biểu của mùa hè được đưa vào bài thơ: tiếng ve ngân trong vườn cây, lúa chiêm chín vàng trên cánh đồng, bầu trời cao rộng với cánh diều chao lượn, trái cây chín mọng ngọt lành… Tiếng chim tu hú khởi đầu và bắt nhịp cho mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ màu sắc, ngạt ngào hương vị… trong cảm nhận của người tù. Đoạn thơ thể hiện khả năng cảm nhận tinh tế và khát vọng tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ trung, yêu đời nhưng đang bị quân thù tước mất tự do.

 

Đang hồi tưởng về quá khứ, nhà thơ trở lại với thực tại phũ phàng của chốn lao tù:

 

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

 

Thi hứng được khơi nguồn bắt đầu từ tiếng chim tu hú. Tiếng chim nhắc nhớ đến mùa hè và tạo nên sự xao động lớn trong tâm hồn thi sĩ. Cảm xúc cứ dâng lên từng đợt, từng đợt như sóng dậy, thôi thúc con người biỉt tung xiềng xích, phá tan tù ngục để trở về với cuộc sống phóng khoáng, tự do.

 

Dường như sức nóng của mùa hè đang rừng rực cháy trong huyết quản người thanh niên yêu nước Tố Hữu. Sức sống mãnh liệt của mùa hè chính là sức sống mãnh liệt của tuổi trẻ khát khao lí tưởng cách mạng, khát khao hoạt động, cống hiến cho dân, cho nước.

 

Tiếng chim tu hú là tiếng gọi thôi thúc của cuộc sống đối với người chiến sĩ cách mạng đang bị giam cầm. Bên ngoài là tự do, phóng khoáng, còn nơi đây là tù túng, bức bối:

 

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

 

Tâm trạng đau khổ, uất ức bật thốt thành lời thơ thống thiết. Cách ngắt nhịp bất thường kết hợp với các từ ngữ có khả năng đặc tả và những từ cảm thán như truyền đến độc giả cái cảm giác uất hận cao độ và niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh tù ngục, trở về với cuộc sống tự do bên ngoài của người thanh niên yêu nước đang bị giam cầm trong lao tù đế quốc.

 

Câu thơ chứa đựng nỗi khắc khoải, vật vã, day dứt khôn nguôi cả về thể xác lẫn tâm hồn của nhà thơ trẻ. Trong hoàn cảnh ấy, thời khắc ấy, người cộng sản phải tự đấu tranh với bản thân để làm chủ mình, vượt lên những đắng cay nghiệt ngã của lao tù đế quốc, nuôi dưỡng ý chí, giữ vững khí tiết và tinh thần đấu tranh cách mạng. Đó là một hình thức đấu tranh tích cực mà Bác Hồ rất tâm đắc khi Người rơi vào chốn lao tú của Tưởng Giới Thạch: Thân thể ở trong lao, Tinh thần ở ngoài lao. Các chiến sĩ cách mạng tiền bối trung kiên cũng đã khẳng định: Giam người khóa cả chân tay lại, Chẳng thể ngăn ta nghĩ tự do. (Xuân Thủy).

 

Tiếng chim tu hú cứ kêu hoài như nhắc nhở tới nghịch cảnh của nhà thơ, giục giã nhà thơ phá tung tù ngục để giành lại tự do.

 

Bài thơ Khi con tu hú làm theo thể thơ lục bát rất phù hợp với việc diễn tả tâm tư nhân vật. Sáu câu đầu nhịp điệu thong thả, từ ngữ trong sáng, hình ảnh tươi vui, tạo nên bức tranh mùa hè tuyệt đẹp. Bốn câu thơ sau nhịp điệu thay đổi hẳn. Câu thơ căng thẳng như chứa đựng một sức mạnh bị dồn nén chỉ chực bật tung ra. Đó là tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi hoạt động chưa được bao lâu đã lâm vào cảnh tù ngục, lúc nào cũng khao khát tự do, muốn thoát khỏi bốn bức tường xà-lim lạnh lẽo để trở về với đồng bào, đồng chí thân yêu.

 

Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ được tạo nên từ rung động tột đỉnh của cảm xúc kết hợp với bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật vừa chân thực vừa tinh tế. Tiếng chim tu hú chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi đã làm dậy lên tất cả cảnh và tình mùa hè trong tâm tưởng nhà thơ. Người tù thấu hiểu được cảnh ngộ trớ trêu của mình trong chốn lao tù ngột ngạt, giữa lúc cuộc sống bên ngoài đang nảy nở, sinh sôi. Phải bứt tung xiềng xích, phá tan những nhà ngục hữu hình và vô hình đang giam hãm cả dân tộc trong vòng nô lệ.

 

Bài thơ Khi con tu hú là tiếng lòng của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi tuy đang phải sống trong cảnh lao tù nhưng vẫn tràn đầy sức sống, sức trẻ, chan chứa tình yêu con người, tình yêu cuộc sống.

Câu trả lời:

                      Mẹ mới mua cho em tôi con gà bông đẹp lắm. Thế là cả hai chị em xúm vào, chí chóe giành nhau món đồ chơi ấy. Bất chợt mẹ tôi nói: “Ngày xưa con cũng có một con gà còn gì!”. Con gà, con gà... ừ nhỉ, tôi cũng đã từng có một con gà...  

                      Trong đầu tôi vẫn giữ nguyên hình ảnh ấy, thực như người ta giữ kĩ một cuốn sách và giờ đây đem ra đọc lại. Sáng hôm ấy, bà tôi dắt tôi ra chợ Tết mua gà. Đông vui và tấp nập lắm - Hàng gà đầy người, họ mua mua bán bán cãi nhau õm tỏi. Nhưng có điều khác giữa tôi và họ là họ mua gà về để ăn tết còn tôi mua về để nuôi, để bắt đầu một năm mới. 

                      Ở góc khuất của hàng gà có một đôi gà con. Một con màu vàng xinh lắm với một con màu nâu gầy xọp, ấy là tôi nhớ vậy. Bà đã mua cho tôi một con nhưng... đó không phải là con màu vàng mà tôi ao ước, mà là con màu nâu xấu xí kia. Quá thất vọng, tôi chẳng muốn cầm con gà về nhà. Về nhà bà thả nó ra sân. Cái cách con gà này làm quen với mọi người thực là kì cục. Với dáng điệu vênh vang, nó đi khệnh khạng quanh sân tự giới thiệu mình với mội người như thể ông chủ mới, thi thoảng lại đủng đỉnh gõ mỏ đập xuống sân như vừa được ăn thóc. Ra cái vẻ “bề trên’, nó ra mổ vào trán con mèo mun của ông tôi. Bị giáng một cú bất ngờ đau điếng, nó ngoạc mồm kêu “meo..." rồi chạy vụt lên mái nhà. Quá khoái chí, nó - con gà ấy lại định đưa hai cái chân nâu nâu bé tí lèo khèo ra trêu con Mực rồi bị con Mực gầm lên một tiếng. Sợ quá, nó co giò chạy, nhưng để giữ cái sĩ diện của một “ông chủ mới”, nó cứ chạy được một quảng thì lại đứng lại quay nhìn con Mực. Thế là cuộc trình diễn đã xong. 

                      Từ lúc chưa có con gà, chưa có con nâu ấy, cả nhà cưng chiều tôi lắm. Sáng dậy mẹ đã chuẩn bị sẵn nào bàn chải, khăn mặt, nào bữa ăn sáng. Còn bây giờ, tôi phải tự làm hết, bơi vì mẹ tôi - còn cho em Nâu ăn. Nhưng cũng từ đó, tôi đã trở thành con bé tự giác, một con bé khỏe mạnh thay cho một con bé ốm yếu hay vòi vĩnh xưa kia. 

                      Con gà ấy có đôi chân chì. Lông ở cổ hoe hoe vàng, lông đuôi cụt ngủn, nhưng nó là một con gà “có-tư-cách”. Bé tí thế thôi mà nó cũng đã “lập được chiến công". Mấy con chó bên hàng xóm hay sang bắt nạt con Mực nhỏ của ông tôi thì nay bị con Nâu dạy cho bài học nhớ đời. Con Nâu hai chân xoạc rộng, hai cánh vắt sau lông, và như một dũng sĩ oai phong, quả cảm. Nó nhảy bên này, nhảy bên kia làm lũ chó sợ quá chạy mất. Với chiến công đó, tôi đem khoe khắp xóm. Và từ lúc ấy, tôi câm thấy mình yêu quý con gà biết bao. Tôi không còn ghét cái điệu bộ đi nghênh ngang của nó nữa mà tôi yêu nó, yêu cái đầu lơ thơ lông nâu tía của nó. Đã thế, tôi còn đeo cho nó một cái lục lạc lên cổ. Tôi và nó đã thực sự như những người bạn. Nhưng rồi một ngày...  

                     Chiều hôm ấy, tôi ở trường Mầm non về. Vừa mới học dược bài hát mới nên tôi vui lắm, vừa đi vừa nháy nhót “Con chim Manh manh, nó đậu cành chanh...” Quái lạ! Tôi thầm nghĩ: “Sao hôm nay mọi người lại có vẻ buồn thế, hay là …”. Tôi vụt chạy ra cái lồng gà bé xinh xinh để tìm con Nâu mà chẳng thấy, lẽ nào, lẽ nào...  Mắt tôi bắt đầu ầng ậc nước, miệng tôi mếu máo: “Mẹ ơi, gà của con đâu?” Bố dẫn tôi ra góc sân. Con Nâu nằm đó, vẫn bộ lông nâu thưa thớt, vẫn cái chân chì nhưng nó không còn động đậy được nữa. Bố tôi an ủi: “Không có con Nâu, con còn nhiều người bạn khác mà!” và tôi òa lên mà khóc, khóc nức nở như vừa mất đi thứ gì quý giá. Từng giọt nước mắt lăn trên má, tôi bồi hồi nhớ lại từng kỉ niệm của tôi với nó. Nghe mẹ kể lại, con Nâu lang thang chơi rồi bị rơi xuống cái ao ở sau vườn. Thật tội nghiệp cho nó! Suốt mấy ngày sau, lúc nào hình ánh con Nâu cũng hiện lên trong lòng tôi. Tôi như vẫn thấy bóng dáng nó đi lại trong sân, trêu chọc con Miu và con Mực. Cả con Miu và con Mực cũng như buồn hẳn di vì thiếu vắng cái bóng nghịch ngợm của con Nâu...  

                    Tôi ngắm nghía con gà bông ấy. Công nhận là nó đẹp thật, nhưng làm sao bằng được với con Nâu của tôi. Con Nâu của tôi có thể xấu hơn, lông không vàng óng ả như nó nhưng quan trọng hơn hết, nó đã là một phần của tuổi thơ tôi, một phần rất đỗi tuyệt vời đánh thức cái tự giác trong tôi, giúp tôi hoàn thiện hơn. Nó là một con gà đã giúp tôi từ một con bé ngỗ ngược, ốm yếu và hay vòi vĩnh đã trở thành tự giác, trở nên khỏe mạnh hơn bao giờ hết...