Lịch sử

Đỗ Phương Nam
Xem chi tiết
Phạm Đức Thắng
2 tháng 2 2016 lúc 12:55

* Tình hình hai miền Bắc - Nam :

- Miền Bắc :

   + Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện, đã xây dựng được những cơ sở vật chất - kỹ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội.

    + Miền Bắc khắc phục hậu quả nặng nề do hai cuộc chiến tranh phá hoại của Mĩ để lại.

- Miền Nam :

    + Đã hoàn toàn giải phóng, chế độ thực dân mới của Mĩ cùng bộ máy chính quyền Sài Gòn ở trung ương bị sụp đổ, nhưng cơ sở chính quyền này ở địa phương cùng bao di hại xã hội vẫn còn tồn tại.

    + Vẫn còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế mang tính chất của nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ và phân tán phát triển mất cân đối

* Hai miền Bắc - Nam khắc phục :

- Ở miền Bắc, đến giữa 1976 mới căn bản hoàn thành nhiệm vụ và khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế. Miền Bắc còn làm nghĩa vụ của căn cứ địa cách mạng và nghĩa vụ quốc tế  với Lào, Campuchia trong giai đoạn mới.

- Ở miền Nam, công việc tiếp quản vùng mới giải phòng từ thành thị đến nông thôn, từ đất liền đến hải đảo, từ căn cứ quân sự đén các cơ sở sản xuất, hành chính, văn hóa được tiến hành khẩn trương.

   + Ở vùng mới giải phóng, việc thành lập chính quyền cách mạng và đoàn thể quần chúng các cấp nhanh chóng thực hiện.

   + Hàng triệu đồng bào ta trong thời gian chiến tranh bị dồn vào các "ấp chiến lược" hay bỏ chạy vào các thành phố không có việc làm được hồi hương, chuyển về nông thôn sản xuất hoặc đi xây dựng vùng kinh tế mới.

   + Chính quyền cách mạng tịch thu tài sản và ruộng đất của bọn phản động trốn ra ngoài, tuyên bố xóa bỏ hình thức bóc lột phong kiến, tiến hành điều chính ruộng đất trong nội bộ nông dân, quốc hữu hóa ngân hàng, thay đồng tiền cũ bằng đồng tiền mới của cách mạng.

Bình luận (0)
Nguyễn  Hai My
Xem chi tiết
Trần Anh Tài
2 tháng 2 2016 lúc 12:45

* Khác nhau :

- Đứng trước tình thế một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, Đảng và Chính phủ ta đã phải sử dụng sách lược mềm dẻo để phân hóa kẻ thù. Sách lược đó thể hiện sự khác nhau, đó là :

    + Trước 6/3/1946, hòa với Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc, tập trung lực lượng đánh Pháp ở Nam Bộ.

    + Sau 6/3/1946, hòa với Pháp để đuổi Trung Hoa dân Quốc ra khỏi miền Bắc.

* Phân tích sự khác nhau :

- Trước ngày 6/3/1946, ta nhân nhượng với Trung Hoa dân Quóc để tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù trong lúc lực lượng của ta còn non yếu.

     + Sau khi ta nhân nhượng với Trung Hoa Dân quốc để đánh Pháp ở Nam Bộ thì Pháp và Trung Hoa Dân quốc kí Hiệp với nhau  Hiệp ước Hoa - Pháp vào 28/2/1946. Theo đó Pháp nhượng cho Trung Hoa dân Quốc một số quyền lợi ở Trung Quốc và chấp nhận cho Trung Hoa Dân Quốc vận chuyển hàng hóa từ Hải Phòng sang cho Hoa Nam, không phải đóng thuế; còn Trung Hoa dân Quốc chấp nhận cho Pháp đưa quân ra Bắc để cùng với Trung Hoa Dân Quốc giải giáp phát xít Nhật.

     + Tình hình đó, đặt nhân dân ta trước hai con đường phải lựa chọn : Hoặc cùng một lúc đánh cả Pháp lẫn Trung Hoa Dân Quốc; hoặc hòa với một kẻ thù để đánh một kẻ thù. Ta đã lựa chọn con đường hòa với Pháp để dùng Pháp đuổi Trung Hoa Dân Quốc ra khỏi miền Bắc.

Bình luận (0)
Vũ Bá Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Trọng Phúc
2 tháng 2 2016 lúc 12:36

- Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập từ tháng 6/1925, tại Quảng Châu - Trung Quốc, do Nguyễn Ái Quốc sáng lập.

- Năm 1928, Hội thực hiện chủ trương "vô sản hóa", đưa cán bộ về nước hoạt động phong trào công nhân nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác _ Lênin cho họ.

- Khi công trào công nhân phát triển mạnh mẽ, yêu cầu phải có chính đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo, vai trò của Hội Việt Nam không còn phù hợp nữa.

- Từ đó, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phân hóa :

   + Một số thành viên của Hội ở Bắc Kì tiến tới thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929)

   + Một số thành viên của Hội ở Nam Kì và Quảng Châu - Trung Quốc tiến tới thành lập An Nam Cộng sản Đảng (8/1929).

- Đến năm 1930, cả hai tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam

Bình luận (0)
Đỗ Xuân Long
Xem chi tiết
Liên Hồng Phúc
2 tháng 2 2016 lúc 10:55

 Hoàn cảnh lịch sử:
- Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các nước Đồng minh:
+ Việc nhanh chóng đánh bại phát xít.
+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
+ Việc phân chia thành quả chiến thắng.
- Tháng 2/1945, Mỹ (Ru dơ ven), Anh (Sớc sin), Liên Xô (Xtalin) họp hội nghị quốc tế ở I-an-ta (Liên Xô) để thỏa thuận việc giải quyết những vấn đề bức thiết sau chiến tranh và hình thành một trật tự thế giới mới.


 Nội dung của hội nghị ( những quyết định quan trọng):
- Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
- Nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.
- Thành lập tổ chức Liên hiệp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới 
- Thỏa thuận việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và Á :
+ Ở châu Âu: Liên Xô chiếm Đông Đức, Đông Âu;Đông Béc lin : Mỹ, Anh, Pháp chiếm Tây Đức, Tây Â, Tây Béc lin.
+ Ở châu Á:
* Vùng ảnh hưởng của Liên Xô: Mông Cổ, Bắc Triều Tiên, Nam Xa-kha-lin, 4 đảo thuộc quần đảo Cu-rin; 
* Vùng ảnh hưởng của Mỹ và phương Tây:Nhật Bản,Nam Triều Tiên;Đông Nam Á,Nam Á, Tây Á …
* Ở Đông Dương : việc giải giáp quân N hật giao cho quân Anh ở phía Nam và quân Trung Hoa Dân quốc ở phía Bắc.
* Trung Quốc trở thành quốc gia thống nhất. 


Những quyết định của hội nghị Yalta (I-an-ta) đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là "Trật tự hai cực Ianta".

Hệ quả của những quyết định trên:
- Đặt nền tảng cho việc thành lập tổ chức Liên Hiệp Quốc để duy trì hòa bình và an ninh thế giới sau chiến tranh .
- Sự nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc. sẽ hạn chế sự thao túng hoàn toàn của chủ nghĩa tư bản với các tổ chức quốc tế 
- Thỏa thuận việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít và phạm vi ảnh hưởng của chúng dẫn đến sự mở rộng ảnh hưởng của Liên Xô và Mỹ ở Châu Âu và Châu Á .
- Những quyết định của Hội nghị chỉ là sự thoả thuận của Liên Xô , Mỹ và Anh , nhưng ảnh hưởng đến việc giải quyết các vấn đề của thế giới sau chiến tranh .
- Một trật tự thế giới được hình thành trên khuôn khổ của những thoả thuận tại hội nghị này , được gọi là "Trật tự hai cực Ianta".

Bình luận (0)
Đào Thành Lộc
Xem chi tiết
Liên Hồng Phúc
2 tháng 2 2016 lúc 10:55

Nội dung cơ bản của đường lối cải cách Trung Quốc : lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản (con đường xã hội chủ nghĩa, chuyên chính dân chủ nhân dân, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chủ nghĩa Mác-Leenin, tư tưởng Mao Trạch Đông) ; tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn nhằm hiện đại hóa, xây dựng chủ nghĩa xã hội mang tính đặc sắc Trung Quốc với mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh.

-Thành tựu : Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là trên 8%. Năm 2000, GDP của Trung Quốc đat hơn 1000 tỉ USD. Cơ cấu kinh tế đã có những chuyển dịch căn bản, thu nhập công nghiệp và xây dựng chiếm 51%, dịch vụ 33%, nông nghiệp chỉ còn 16%. Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng cao.

Khoa học- kỹ thuật, quốc phòng, văn hóa, giáo dục, y tế không ngừng lớn mạnh (năm 1964 chế tạo thành công bom nguyên tử, năm 2003 đưa con người bay vào không gian vũ trụ)

Về đối ngoại, năm 1979, Trung Quốc thiết lập mối quan hệ ngoại giao với Mĩ; từ những năm 80 cải thiện quan hệ với Liên Xô, sau này là Liên bang Nga và Cộng đồng các quốc gia độc lập, bình thường hóa mối quan hệ với Ấn Độ, Mông Cổ, Inđônêxia và các nước khác.

Tháng 11-1991, Trung Quốc và Việt Nam đã khôi phục quan hệ ngoại giao.

Tháng 7-1997, Hồng Công và tháng 12-1999, Ma Cao đã trở về thuộc chủ quyền  của Trung Quốc. Quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan từng bước cải thiện.

Bình luận (0)
Nguyễn Khánh
Xem chi tiết
Liên Hồng Phúc
2 tháng 2 2016 lúc 10:57

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ là thiên anh hùng ca bất hủ trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong cuộc đụng đầu lịch sử ấy, quân và dân ta đã đánh thắng hàng nghìn trận, mở hàng chục chiến dịch lớn, mà đỉnh cao là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Phân tích nguyên nhân thắng lợi trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước là việc làm mang nhiều ý nghĩa, rất cần thiết cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

1. Sự lãnh đạo tài tình và đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định hàng đầu bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đại hội lần thứ IV của Đảng đã khẳng định: ''Thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta trước hết là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân sự độc lập, tự chủ đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta''. Trong cuộc kháng chiến này, Đảng ta đã nhận rõ sứ mạng, trọng trách lịch sử của mình trước giai cấp, trước dân tộc và phong trào cách mạng thế giới, đã ra sức xây dựng mình vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã kịp thời đưa ra đường lối phương pháp cách mạng đúng đắn, sáng tạo, đồng thời kiên quyết chỉ đạo thực hiện bằng được mục tiêu, con đường, nhiệm vụ cách mạng đặt ra.

2. Cả nước đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, trên dưới một lòng, triệu người như một, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đứng trước những khó khăn thử thách, truyền thống quý báu đó càng được phát huy cao độ. Sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã trở thành nhân tố quan trọng, sức mạnh to lớn, góp phần đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược

3. Kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, tạo thành sức mạnh tổng hợp đánh Mỹ và thắng Mỹ. Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng ta ra sức tăng cường đoàn kết quốc tế, phát huy tối đa sức mạnh của thời đại, coi đó là một bộ phận hợp thành của đường lối chống Mỹ, cứu nước và đặt hoạt động đối ngoại, đấu tranh ngoại giao thành một mặt trận có tầm quan trọng chiến lược góp phần tạo nên sự vượt trội về thế và lực của nhân dân ta để đánh thắng kẻ thù. Dưới tác động của hoạt động đối ngoại và của chính cuộc kháng chiến của nhân dân ta, một mặt trận rộng lớn của nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam và ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lược đã hình thành và phát triển. Đó là Liên Xô, Trung Quốc, hệ thống các nước XHCN, phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân, phong trào cách mạng, lực lượng hoà bình, dân chủ, tiến bộ trên toàn thế giới, kể cả đông đảo nhân dân Mỹ yêu chuộng hoà bình và công lý. Chính những yếu tố này đã tạo ra một tập hợp lực lượng mạnh mẽ bao vây cô lập và tiến công đế quốc Mỹ từ mọi phía.

4. Nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân đã phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc. Mỗi khi Tổ quốc bị lâm nguy, dân tộc ta triệu người như một, sẵn sàng đứng lên chống giặc cứu nước, chiến đấu dũng cảm ngoan cường, bền bỉ, lao động quên mình vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội và vì quyền sống của con người. Đó là thắng lợi của cuộc chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh, ngoan cường, bền bỉ và anh dũng; thắng lợi của bản lĩnh và trí tuệ của nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân ta trong cả nước, của hàng chục triệu đồng bào yêu nước trên tuyến đầu Tổ quốc đã nêu cao tấm gương kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm.

5. Phát huy sức mạnh đoàn kết chiến đấu của ba dân tộc việt Nam, Lào, Campuchia để cùng nhau đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược. Phát huy truyền thống láng giềng anh em gắn bó về lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội, quốc phòng và cùng kháng chiến chống Pháp thắng lợi, nhân dân Việt Nam đã chủ động đoàn kết, liên minh với nhân dân Lào, nhân dân Campuchia chiến đấu, chiến thắng kẻ thù chung là đế quốc Mỹ. Sự đoàn kết liên minh đó được thể hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, lợi ích của mỗi nước, cùng nhau đoàn kết chống kẻ thù chung, bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia cho cả ba dân tộc; thể hiện sự hiệp đồng chiến đấu của quân đội ta với quân đội Lào, Campuchia, cho nên đã tạo ra thế chiến lược tiến công chung cho cả 3 nước, đánh bại từng kế hoạch, từng biện pháp chiến lược lớn của địch trên toàn Đông Dương.

Với đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên hoà bình, độc lập, thống nhất và cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Chúng ta đã thực hiện trọn vẹn lời tiên đoán, điều mong mỏi thiết tha, lời căn dặn thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu: Cuộc chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn... Tổ quốc ta nhất định thống nhất. Đồng bào Nam - Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà.

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Khang
Xem chi tiết
Liên Hồng Phúc
2 tháng 2 2016 lúc 10:57

Từ bản Tuyên ngôn Ðộc lập năm 1776 của nước Mỹ và bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791, bản Tuyên ngôn 2/9 đã nêu ra một chân lý lịch sử: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do,” “đó là lẽ phải không ai chối cãi được.”

Tuyên ngôn Độc lập là bản “Thiên cổ hùng văn,” kết tinh truyền thống lịch sử kiên cường, bất khuất của dân tộc ta, là bản anh hùng ca mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập tự do và góp phần làm phong phú về quyền tự quyết của các dân tộc trên thế giới - quyền độc lập tự do.

Tuyên ngôn Ðộc lập đã kết thúc với một quyết tâm sắt đá: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.”

Bản Tuyên ngôn chính thức chỉ ra một chính quyền cách mạng mới của nhân dân Việt Nam được xây dựng và trưởng thành theo đúng ý nguyện của mọi tầng lớp nhân dân và cả dân tộc Việt Nam. Tuyên ngôn độc lập khẳng định ý chí sắt đá không gì lay chuyển nổi và đồng thời là triết lý nhân sinh vĩnh hằng của dân tộc Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh phát hiện “Không có gì quý hơn độc lập tự do.”

Tuyên ngôn Độc lập là sản phẩm của sự kết hợp các giá trị của truyền thống anh hùng, bất khuất và ý chí độc lập dân tộc của Việt Nam với sứ mệnh cao cả của giai cấp vô sản được đề cập trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (năm 1848). Nó thể hiện rõ nét cách mạng Việt Nam là một bộ phận hữu cơ của cách mạng thế giới và giai cấp vô sản Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời của giai cấp vô sản thế giới có sứ mệnh lịch sử cao cả và vĩ đại là giải phóng dân tộc và nhân loại. Bản Tuyên ngôn Độc lập là thể hiện lòng trung thành tuyệt đối với chủ nghĩa Marx-Lenin của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bản Tuyên ngôn còn cho thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh có tầm nhìn xa về sự phát triển của lịch sử, có những dự báo thiên tài về tương lai của cách mạng cũng như quá trình hội nhập sâu rộng của cách mạng Việt Nam vào phong trào cách mạng thế giới. 

Tuyên ngôn Độc lập cũng là áng văn chính luận giàu chất trí tuệ, chứa đựng những tư tưởng cao đẹp, giàu giá trị nhân bản. Không khô khan, lý trí mà giàu cảm hứng, không bi lụy, cảm thương, mà có giọng điệu hùng tráng quyết đoán, uyển chuyển, thuyết phục.

Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, do Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp soạn thảo và công bố trước toàn thể nhân dân Việt Nam và thế giới cho thấy trí tuệ sắc sảo và lỗi lạc của Người. Đây là kết quả của một quá trình tư duy khoa học độc đáo và thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều đó càng khẳng định rõ ràng và nhất quán một chân lý hết sức giản dị nhưng có tầm khái quát cao là: Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cũng như trí tuệ sắc sảo của Người mãi mãi soi sáng đường chúng ta đi. 

Với giọng đọc trang trọng, ấm áp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 70 năm đã qua, bản Tuyên ngôn Độc lập đã đi vào lòng người như sự thức tỉnh, khẳng định niềm tin và sức mạnh của dân tộc Việt Nam vào tương lai tươi đẹp. Đó là áng văn bất hủ góp phần làm nên cốt cách và tâm hồn của dân tộc ta.

Bình luận (0)
Nguyễn Tiến Mạnh
2 tháng 2 2016 lúc 11:01

- Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước cuộc mit tinh lớn của hàng chục vạn nhân dân đủ các tầng lớp ở Thủ Đô và các vùng lân cận, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ  lâm thời trịnh trọng đọc "Tuyên ngôn Độc lập", tuyên bố với toàn thể quốc dân và Thế Giới : NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA RA ĐỜI.

- Nôi dung của bản "Tuyên ngôn Độc lập" gồm mấy điểm sau :

     + Nêu những quyền thiêng liêng không ai có thể xâm phạm được. Đó là quyển bình đẳng giữa các dân tộc. "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ quyền không ai có thể xâm phạm được; trong  những quyền ấy, có quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".

     + Tố cáo tội ác của thực dân Pháp  đối với nhân dân  ta gần một thế kỉ, đồng thời tố cáo sự câu kết, áp bức bóc lột của Pháp - Nhật đối với nhân dân ta.

     + Khẳng định chủ quyền của nước trên hai phương diện : Pháp lí và thực tiễn : "Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng minh chống Phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập...và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập."

    + Cuối cùng "Tuyên ngôn" khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền của nhân dâ ta : "Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thàn và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy".

- "Tuyên ngôn Độc lập" là văn kiện lịch sử trọng đại. Ngày 2/9/2145 mãi mãi ghi vào lịch sử Việt Nam là ngày hội lớn, vẻ vang dân tộc Việt Nam- Ngày tuyên bố thành lập nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.

Bình luận (0)
Nguyễn Văn Hưng
Xem chi tiết
Đào Thị Hương Lý
2 tháng 2 2016 lúc 10:44

* Tóm tắt diễn biến của khủng hoảng kinh tế 1929-1933 :

- Trong những năm đầu thế kỷ XX, các nước tư bản huê hoang về thời kỳ hoàng kim của mình.

- Đến tháng 10/1929, cuộc khủng hoảng diễn ra đầu tiên ở nước Mĩ, sau đó lan rộng đến các nước tư bản chủ nghĩa.

- Đây là cuộc khủng hoảng thừa, khủng hoảng trầm trọng nhất, kéo dài nhất trong lịch sử khủng hoảng của của chủ nghĩ tư bản.

 * Tác động đến Việt Nam.

- Nước Pháp cũng bị ảnh hưởng rất lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933.

- Đề giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng này, Pháp trút gánh nặng lên nhân dân Việt Nam, vì nền kinh tế Việt Nam lúc này bị cột chặt vào nền kinh tế nước Pháp.

- Thực dân Pháp tập trung đầu tư khai thác thuộc địa để bù đắp vào sự thiếu hụt cho kinh tế chính quốc do khủng hoảng gây ra.

- Kinh tế Việt Nam suy thoái, nạn đói khổ của các tầng lớp nhân dân ngày càng trầm trọng. Mâu thuẩn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng gay gắt.

- Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp bùng nổ, lôi kéo đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Hà Duy
2 tháng 2 2016 lúc 9:58

* Sau chiến tranh lạnh Mĩ phát động chiến tranh lạnh vì :

- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước thắng trận chủ yếu là Anh, Pháp, Mĩ họp ở Vec xai để phân chia thành quả thắng lợi và ký các hiệp ước với các nước bại trận. Lúc đó, Liên Xô nằm trong vòng vây của Chủ nghĩa đế quốc.

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, trước ảnh hưởng ngày càng to lớn của Liên Xô, hệ thống chủ nghĩa Xã hội được mở rộng. Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình và an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa Xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới. Mĩ và các nước tư bản phương Tây muốn câu kết với nhau để chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới.

- Nếu phát động "chiến tranh nóng" mang tính toàn cầu thì sự hủy diệt của bom nguyên tử, cả Mĩ và cả Liên Xô đều không có lợi.

* Tác động đối với cục diện thế giới và Việt Nam.

- Cuộc chiến tranh lạnh đã chi phối toàn cục thế giới, làm tình hình thế giới luôn căng thẳng trong xu thế đối đầu hai phe : Tư bản chủ nghĩa do Mĩ đứng đầu và Xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu. Không một nước nào có thể hoàn toàn đứng ngoài cuộc đấu tranh này và ít nhiều đều phụ thuộc vào quan hệ này.

- Cuộc chiến tranh lạnh, trong những thời điểm lịch sử nhất định của nó đã giúp đỡ, đẩy mạnh và thúc đẩy phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội phát triển, nhưng mặt khác  nó ngăn cản sự đối  thoại, hợp tác, tính độc lập tự chủ của mọi quốc g ia trong xu thế toàn cầu hóa của thời đại khoa học - kỹ thuật phát triển.

- Cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ của Việt Nam chịu tác động sâu sắc của chiến tranh lạnh.

    + Pháp được Mĩ giúp sức, quay trở lại xâm lược Việt Nam, sau đó Mĩ trực tiếp lôi kéo các nước đồng minh vào cuộc.

    + Ngược lại, Việt Nam cũng được Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác viện trợ..

=> 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn từ quan hệ "chiến tranh lạnh"

Bình luận (0)
Trịnh Long
13 tháng 3 2020 lúc 9:23

Nguyên nhân khiến sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ và Liên Xô chuyển sang thế đối đầu và Đi đến tình trạng chiến tranh lạnh Là:

a. Mĩ và Liên Xô chuyển sang thế đối đầu…

– Do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc: Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới; Mĩ chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng nhằm bá chủ thế giới.
– Mĩ lo ngại ảnh hưởng của Liên Xô và những thắng lợi của các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, đặc biệt là sự thành công của cách mạng Trung Quốc (1949).
– Chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống thế giới, trải dài từ Đông Âu đến châu Á, ngăn cản mưu đồ bá chủ thế giới của Mĩ.
– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên thành nước tư bản giàu mạnh nhất, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử, tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới.

b. Sự kiện khởi đầu gây nên cuộc Chiến tranh lạnh

– Thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ ngày 12 – 3 – 1947 được xem là sự kiện khởi đầu Chiến tranh lạnh.
– Bản thông điệp khẳng định, sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ, dẫn đến sự thay đổi quan hệ giữa hai minh chống phát xít sang thế đối đầu.

Do Mĩ vươn lên thành một nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử thế nên Mĩ cho mình quyền lãnh đạo thế giới.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đinh Công Duy
Xem chi tiết
Liên Hồng Phúc
2 tháng 2 2016 lúc 9:30

- 1952 – 1960: phát triển nhanh.
- 1960 – 1970 phát triển thần kỳ :
+ Tăng trưởng bình quân hàng năm từ 1960 – 1969 là 10,8%. Từ 1970-1973 có giảm đi nhưng vẫn đạt 7,8% cao hơn rất nhiều những nước TB khác.
+ 1968 Nhật vươn lên đứng thứ 2 thế giới sau Mĩ với GNP là 183 tỉ USD.
+ Đầu thập kỉ 70 Nhật trở thành một trong 3 trung tâm tài chính lớn của thế giới.

Bình luận (0)
Vũ Nguyễn Gia Hiển
2 tháng 2 2016 lúc 9:44

1. Giai đoạn 1945-1952 :

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản phải gánh chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh. 40% đô thị, 80% tàu bè, 34% máy móc công nghiệp bị phá hủy.

- Trong thời kì chiếm đóng ( 1945-1952), Bộ chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) đã thực hiện ba cuộc cải cách lớn :

     + Thủ tiêu chế độ kinh tế tập trung, trước hết là giải tán các " Daibatxu" (Các tập đoàn, công ty độc quyền còn mang nhiều tính chất dòng tộc)

     + Cải cách ruộng đất quy địa chủ chỉ được thông qua không quá 3 ha ruộng, số còn lại chính phủ đem bán cho nông dân.

     + Dân chủ hóa lao động ( Thông qua và hực hiện các đạo luật về lao động)

- Dựa vào nỗ lực của bản thân và viện trợ của Mĩ, đến khoảng những năm 1950-1951, Nhật Bản đã khôi phục được nền kinh tế, đạt mức trước chiến tranh.

2. Giai đoạn 1952-1973

- Sau khi nền kinh tế phục hồi đạt mức trước chiến tranh, từ năm 1952 đến năm 1960, Nhật Bản có bước phát triển nhanh. Từ năm 1960 đến năm 1963, kinh tế Nhật bước vài giai đoạn phát triển "Thần kì".

- Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của Nhật từ năm 1960 đến năm 1969 là 10,8%. Từ năm 1970-1973 tuy có giảm nhưng vẫn đạt bình quân 7.8%, cao hơn các nước phát triển khác. Năm 1968, kinh tế Nhật đã vượt Anh, Pháp, CHLB Đức, vươn lên đứng hàng thứ hai trong thế giới tư bản (sau Mĩ), với GNP là 183 tỉ ÚD.

- Nhật Bản trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới (Sau Mĩ và Tây Âu)

- Ngoài các sản phẩm dân dụng nổi tiếng trên thế giới (như tivi, tủ lạnh, oto...) Nhật Bản còn có thể đóng được tầu trở dầu có trọng tải 1 triệu tấn, xây dựng các công trình to lớn như đường ngầm dưới biển dài 53.8kg nối 2 đảo Hônsu và Hốccaido, cầu đường bộ dài 9.4km nối hai đảo Hônsu và Sicocu..

 

Bình luận (0)