Gợi ý phần thân bài
1. Đại ý: Đoạn thơ là một cái nhìn toàn cảnh về quê hương Kinh Bắc từ quá khứ đến hiện tại
2. Hai câu đầu:Cần khai thác:
- Giọng điệu câu thơ như một lời an ủi vỗ về, lời hứa hẹn trở về quê hương.
- Nhân vật “em” là một hình tượng nghệ thuật, là sự phân thân của tác giả để tạo ra đối thoại nhằm mục đích để tác giả bày tỏ nỗi buồn trước hoàn cảnh quê hương bị giặc tàn phá.
- Hình ảnh sông Đuống vừa mang ý nghĩa tả thực chỉ con sông ở Kinh Bắc vừa mang ý nghĩa biểu trưng chỉ quê hương Kinh Bắc.
- Nghệ thuật phối thanh: Sử dụng chủ yếu thanh bằng, nhạc điệu nhẹ nhàng phù hợp để an ủi vỗ về nỗi buồn.
3.Hình ảnh quê hương trong quá khứ:
- Hình ảnh:cát trắng phẳng lì / lấp lánh ->miêu tả vẻ đẹp tươi tắn, rực rỡ của con sông
- Hình ảnh : trôi đi miêu tả dáng chảy êm đềm, gợi liên tưởng đến sự thanh bình yên ả của quê hương trong quá khứ.
- Các từ láy biêng biếc, xanh xanh cùng với các từ liệt kê các cây hoa màu như ngô, khoai, mía, dâu gợi nên tính chất trù phú của vùng đất Kinh Bắc
=> Đoạn thơ thể hiện niềm tự hào của tác giả về Kinh Bắc trong quá khứ. Đó là một vừng đất tươi đẹp, thanh bình và trù phú.
4. Kinh Bắc trong hiện tại: Câu thơ “Sông Đuống nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ” đã sử dụng biện pháp nhân hóa, miêu tả con sông như một sinh thể sống động có hồn, có tâm trạng. Tư thế “Nằm nghiêng nghiêng” là một tư thế chứa đựng niềm lo âu, trăn trở của tác giả trước hiện tại của quê hương.
5. Tâm trạng tác giả: Tập trung thể hiện ở hai câu cuối.
- Thông qua việc sử dụng điệp câu hỏi tu từ, tác giả nhấn mạnh tâm trạng ngổn ngang : nhớ - tiếc - xót xa trước hoàn cảnh quê hương.
- Nghệ thuật so sánh “Xót xa như rụng bàn tay” nhằm cực tả nỗi đau, nỗi đau như cứa vào da thịt. Từ nỗi đau đó, ta cảm nhận quê hương là một phần trong đời sống của tác giả. Điều đó thể hiện tình cảm sâu sắc của Hoàng Cầm đối với quê hương.