Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Xem chi tiết
tran trong
20 tháng 3 lúc 20:21

Bài này dựa vào trải nghiệm thực tế của em nhé. Dưới đây chỉ là gợi ý hoạt động mà thầy đã tham gia.

Hoạt động tham gia nấu ăn cho các cụ già tại viện dưỡng lão.

Kết quả sau khi thực hiện:

- Đã hoàn thành cùng các bạn 120 suất ăn dành cho các cụ.

- Tặng quà và thăm hỏi các cụ ở viện dưỡng lão.

- Bản thân cảm thấy hạnh phúc vì được nói chuyện, chia sẻ, tâm sự cùng các cụ, giúp các cụ vui hơn trong cuộc sống.

- Các cụ thì có một thời gian hạnh phúc không chỉ với những suất quà nhỏ của bọn mình mà còn vì những tình cảm chân thành mà các bạn trẻ đem đến.

Xem chi tiết
tran trong
20 tháng 3 lúc 20:05

Chủ đề cụ thể có thể là "Giảm thiểu ô nhiễm từ giao thông để giảm biến đổi khí hậu". Dưới đây là một kế hoạch tuyên truyền:

Xác định mục tiêu: Tăng cường nhận thức về vai trò của giao thông đường bộ trong tăng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và thúc đẩy hành động cá nhân và cộng đồng để giảm thiểu ô nhiễm từ giao thông.

Nội dung truyền thông:

Tạo ra các hình ảnh, video ngắn và infographic minh họa về tác động của khí thải giao thông đến biến đổi khí hậu.Giới thiệu các biện pháp cụ thể như sử dụng phương tiện công cộng, đi bộ, đạp xe, chia sẻ xe, và sử dụng xe điện để giảm thiểu lượng khí thải từ giao thông cá nhân.Thúc đẩy việc duy trì và cải thiện các công cụ và hạ tầng giao thông công cộng như đường sắt, xe buýt, và đường dành cho xe đạp.

Phương tiện truyền thông:

Sử dụng mạng xã hội để chia sẻ nội dung truyền thông và kích thích thảo luận.Tổ chức các sự kiện trực tiếp như buổi thảo luận, hội thảo, và cuộc thi về ý tưởng giảm thiểu ô nhiễm từ giao thông.Liên kết với các phương tiện truyền thông địa phương như radio và báo chí để lan truyền thông điệp đến cộng đồng rộng lớn.

Liên kết với cộng đồng:

Tạo ra các hoạt động tương tác như buổi gặp gỡ, hoạt động vận động, và chiến dịch quảng cáo đường phố để thu hút sự quan tâm và tham gia từ cộng đồng.Hợp tác với các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp địa phương để lan toả thông điệp và tạo ra các cơ hội hành động cụ thể.

Đo lường và đánh giá:

Tiến hành cuộc khảo sát trước và sau hoạt động để đánh giá sự thay đổi trong nhận thức và hành vi của cộng đồng.Đo lường lượng người tham gia, tương tác trực tuyến, và sự tham gia từ các đối tác địa phương để đánh giá hiệu quả của hoạt động.

Bằng cách thực hiện những hoạt động này, chúng ta có thể tăng cường nhận thức và hành động trong việc giảm thiểu ô nhiễm từ giao thông và ứng phó với biến đổi khí hậu.

toul24
Xem chi tiết
tran trong
17 tháng 3 lúc 21:23

Ví dụ quản lí tiền:

- Xác định các khoản thu trong 1 tháng với học sinh là 100.000 tiền bố mẹ cho.

- Xác định khoản chi là: Mua đồ dùng học tập 50.000; còn 50.000 tiết kiệm bỏ lợn.

Minh
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
12 tháng 3 lúc 23:28

- Hiểu rõ các hành vi bạo lực học đường, bao gồm bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần và bạo lực mạng.
- Nắm rõ hậu quả nghiêm trọng của bạo lực học đường đối với bản thân, bạn bè và nhà trường.
- Biết cách lắng nghe, thấu hiểu và giải quyết mâu thuẫn một cách ôn hòa.
- Học cách kiểm soát cơn tức giận và giải quyết vấn đề một cách bình tĩnh.
- Tin tưởng vào bản thân và biết cách bảo vệ mình khỏi những hành vi bạo lực.
- Không tham gia vào các hành vi bắt nạt, đánh nhau hay xúc phạm bạn bè.
- Can ngăn và báo cáo ngay cho thầy cô giáo hoặc người lớn có trách nhiệm khi chứng kiến hành vi bạo lực học đường.

Manh Manh
19 tháng 3 lúc 22:38

Chấp hành tốt nội quy trường lớp. - Tránh xa bạo lực. nói không với bạo lực. - Nếu thấy hiện tượng bạo lực phải kịp thời báo ngay cho nhà trường, thầy cô giáo hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời can thiệp và xử lí. - Học cách kiềm chế cảm súc.

Cre: Google

tran trong
Xem chi tiết

(1) Chùa Một Cột (Hà Nội)

(2) Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh)

(3) Trống đồng Đông Sơn

(4) Ví dặm Nghệ - Tĩnh

(5) Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái

animepham
12 tháng 3 lúc 9:03

1. Chùa Một Cột

2. Vịnh Hạ Long 

3. Trống Đồng Đông Sơn

4. Hát Ví Dặm

5. Hát Then 

Cục Vàng 9999
12 tháng 3 lúc 9:19

Theo em biết:

1: Chùa một cột

2: Vịnh Hạ Long

3: Trống đồng đông sơn

4: Hát Ví Dặm Của người Nghệ Tĩnh

5: Hát Then của các dân tộc thiểu số( Tày, Nùng,...)

 

 

ygt8yy
Xem chi tiết
Minh Phương
11 tháng 3 lúc 19:44

*Tham khảo:

- Em không đồng tình với ý kiến trên. Việc giữ tiền và quản lý tài chính là một kỹ năng quan trọng mà học sinh cần phải học hỏi từ khi còn trẻ. Việc giữ tiền và biết cách sử dụng tiền một cách có trách nhiệm sẽ giúp học sinh phát triển kỹ năng quản lý tài chính và tự chủ hơn trong cuộc sống. Thay vì tự giữ tiền và sử dụng một cách cẩn thận, học sinh có thể được hướng dẫn để biết cách sử dụng tiền một cách hiệu quả và có ý thức hơn về việc chi tiêu cho những mục đích cần thiết.

Bùi Hoàng Bách
11 tháng 4 lúc 21:05

em không đồng tình với ý kiến của bạn học sinh trên 

Bởi vì học sinh không biết giữ tiền cẩn thận hoặc chi tiêu vào những thứ không cần thiết là do không được bố mẹ, thầy cô dạy bảo, khuyên răn đúng cách.Hơn nữa, xã hội phát triển, rất nhiều nhu cầu của con người cần đến tiền bạc. Học sinh nếu như không giữ tiền, vào lúc cần thiết mà không có người lớn ở bên sẽ rất bất tiện.
ygt8yy
Xem chi tiết
Phan Văn Toàn
11 tháng 3 lúc 19:04

- Để ứng phó với bạo lực học đường:

1. Báo cáo với giáo viên hoặc nhân viên trường: Hãy không ngần ngại thông báo với giáo viên hoặc nhân viên trường về tình hình bạo lực mà bạn đang phải đối mặt. Họ có thể hỗ trợ và giúp bạn giải quyết vấn đề.

2. Tìm sự hỗ trợ từ bạn bè hoặc người thân: Nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi nói chuyện với giáo viên, hãy tìm sự hỗ trợ từ bạn bè hoặc người thân. Họ có thể đưa ra lời khuyên và giúp bạn tìm cách giải quyết tình huống.

3. Tham gia các hoạt động ngoại khóa: Để tạo ra môi trường tích cực và tránh xa bạo lực học đường, hãy tham gia các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ hoặc các hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

4. Tìm kiếm sự hỗ trợ tâm lý: Nếu cảm thấy áp lực và căng thẳng do bị bạo lực học đường, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý để giúp bạn vượt qua tình huống khó khăn.

5. Tham gia các khóa học tự vệ: Để bảo vệ bản thân khỏi bạo lực, bạn có thể tham gia các khóa học tự vệ để học cách tự bảo vệ và đối phó với tình huống xấu.

6 Trước khi xảy ra bạo lực: cần cố gắng để giải quyết mâu thuẫn hoặc nhờ người lớn can thiệp.

Bùi Hoàng Bách
11 tháng 4 lúc 21:07

- Để ứng phó với bạo lực học đường:

+ Trước khi xảy ra bạo lực: cần cố gắng để giải quyết mâu thuẫn hoặc nhờ người lớn can thiệp.

+ Trong khi xảy ra bạo lực: nhanh chóng rời khỏi vị trí, tình huống nguy hiểm và kịp thời nhờ sự hỗ trợ của người khác.

+ Sau khi xảy ra bạo lực: nhờ sự trợ giúp của gia đình, nhà trường về sức khoẻ và tâm lí nếu thấy có sự bất ổn.

ygt8yy
Xem chi tiết
Phan Văn Toàn
11 tháng 3 lúc 18:49

Không, em không đồng ý với việc làm của bạn B. Việc đòi mượn bài kiểm tra của người khác để chép là không đúng và không công bằng. Ngoài ra, việc đe dọa và hành vi bạo lực như đánh người khác là không chấp nhận được. Em nên báo cáo với giáo viên hoặc người có thẩm quyền để giải quyết vấn đề này một cách công bằng và hợp lý.

tran trong
14 tháng 3 lúc 13:55

a. Em không đồng ý với việc làm của bạn B.

- Hành vi của bạn B là hành vi gian lận trong thi cử, thiếu trung thực và công bằng, vi phạm kỷ luật nhà trường.

- Hành vi đe doạ của bạn B là hành vi bạo lực học đường gây hậu quả xấu tới bạn A.

b. Những việc em đã làm để phòng, chống bạo lực học đường:

- Đối xử hoà đồng, chân thành với bạn bè.

- Cẩn thận khi nói về lỗi sai của bạn.

- Không đi đến những nơi dễ xảy ra bạo lực học đường.

- Thông báo với thầy cô khi nghi ngờ xảy ra bạo lực học đường với mình.

Bùi Hoàng Bách
11 tháng 4 lúc 21:08

a) Bạn học sinh đó đã gian lận vì đòi chép bài của em rồi, mà bạn lại còn đe doạ, đay là bạo lực học đường. 

b) Em sẽ xử lí bằng cách bảo thầy giáo và bảo thầy hãy ngồi trong lớp (nếu ra chơi) hoặc nhờ thầy chở về nhà. Như thế em sẽ không bị bắt nạt, khi về nhà, em sẽ kể lại chuyện này cho bố mẹ để bố mẹ đưa ra giải pháp hợp lí nhất vì bố mẹ là người lớn

Nguyễn Thu Hà
Xem chi tiết
Trịnh Minh Hoàng
17 tháng 4 lúc 19:57

1. Việc cô giáo yêu cầu chép phạt 100 lần có thể không phải là bạo lực học đường theo nghĩa truyền thống, nhưng nó có thể được xem là một hình thức kỷ luật quá mức và không phù hợp. Bạo lực học đường thường liên quan đến hành vi bạo lực về thể chất hoặc tinh thần. Trong trường hợp này, việc chép phạt không giúp học sinh hiểu rõ về lỗi lầm của mình hay cách cải thiện, mà chỉ tạo ra áp lực và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý học sinh.
2. Trong tình huống này, em có thể chọn bỏ qua nếu cảm thấy không bị đe dọa hoặc không quan trọng. Tuy nhiên, nếu em cảm thấy không an toàn hoặc bất an, em nên tìm cách tránh xa người đó và nếu cần, hãy tìm sự giúp đỡ từ người lớn hoặc bạn bè.
3. Nếu em là học sinh đạt điểm kém và bị cô giáo chê bai, em có thể cảm thấy buồn và tự ti. Tuy nhiên, thay vì phản ứng tiêu cực, em nên xem đây là cơ hội để tự hỏi mình cần cải thiện điều gì và tìm kiếm sự giúp đỡ từ cô giáo hoặc bạn bè để nâng cao kết quả học tập.
4. Việc xa lánh và không chơi với học sinh mới có thể được xem là một hình thức bạo lực học đường về mặt tinh thần, vì nó tạo ra sự cô lập và có thể gây tổn thương cho học sinh đó. Nếu em là GVCN, em sẽ tổ chức các hoạt động tập thể để khuyến khích sự gắn kết và hiểu biết lẫn nhau, đồng thời giáo dục học sinh về tầm quan trọng của việc đối xử công bằng và tôn trọng mọi người.

 

Hà Đức Thọ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
8 tháng 3 lúc 10:21

Nhân ngày 8/3, chúc các bạn nữ của cộng đồng Hoc24 có một ngày thật vui vẻ và tràn ngập hạnh phúc. Em xin được gửi những bông hoa tinh thần tới những cô giáo của chúng em tại Hoc24 này <3

Lê Tuệ Nhi
8 tháng 3 lúc 20:38

Nhân ngày 8/3, chúc các bạn nữ của cộng đồng Hoc24 có một ngày thật vui vẻ và tràn ngập hạnh phúc. Em xin được gửi những bông hoa tinh thần tới những cô giáo của chúng em tại Hoc24 này <3

Lưu Nguyễn Hà An
9 tháng 3 lúc 10:41

Con xin chúc tất cả các bạn nữ, những cô giáo luôn hạnh phúc, tràn ngập sức sống và luôn được yêu thương, <3

     

Con mong:...

Con mong các cô giáo trẻ mãi không già để luôn truyền đạt những kiến thức, hiểu biết cho con!

Con mong các bạn nữ luôn xinh đẹp, trẻ trung để bầu bạn và thấu hiểu con!

Ngày 8/3 là ngày phụ nữ được yêu thương!