Không có dòng điện chạy qua vật nào dưới đây
A. Quạt điện đang quay liên tục.
B. Đèn điện đang sáng.
C. Thước nhựa bị nhiễm điện.
D. Rađiô đang nói.
Không có dòng điện chạy qua vật nào dưới đây
A. Quạt điện đang quay liên tục.
B. Đèn điện đang sáng.
C. Thước nhựa bị nhiễm điện.
D. Rađiô đang nói.
C, thước nhựa bị nhiễm điễm điện thì chỉ tích điện thôi chứ không có dòng điện đâu :)
Không có dòng điện chạy qua :
C. Thước nhựa bị nhiễm điện
Đang có dòng điện chạy qua trong vật nào dưới đây?
A. Một mảnh ni lông đã được cọ xát.
B. Chiếc pin tròn được đặt tách riêng trên bàn.
C. Đồng hồ dùng pin đang chạy.
D. Đường dây điện trong gia đình khi không sử dụng bất cứ một thiết bị điện nào.
C. Đồng hồ dùng pin đang chạy thì có dòng điện
Điền từ hoặc cụm từ:
Dòng điện lâu dài chạy trong dây điện nối liền các thiết bị điện với .....................................................
Làm thế nào để biết một vật có bị nhiễm điện hay không?Dương hay âm?
Ta chỉ cần đưa vật đó lại gần các mẩu giấy vụn nếu nó hút các mẩu giấy thì nó bị nhiễm điện và ngược lại.Còn nếu muốn biết vật nhiễm điện gì thì ta đưa một thanh nhựa lại gần(theo quy ước thanh nhựa nhiễm điện âm) nếu vật hút thanh nhựa thì vật đó mang điện tích dương, còn vật đó đẩy thanh nhựa thì nó mang điện tích âm^^.
Cọ xát thanh thủy tinh vào lụa,rồi đưa lại gần một quả cầu nhỏ bằng kim loại treo trên giá.Quả cầu bị hút về phía thanh thủy tinh.Có thể khẳng định quả cầu đã bị nhiễm điện tích dương được k°?Giải thích.
Không thể khẳng định quả cầu bị nhiễm điện dương vì cũng có thể sau khi cọ sát quả cầu sẽ thêm hoặc mất đi êlectron đồng nghĩa với việc nó sẽ mang điện tích âm hoặc điện tích dương
không, bởi vì thủy tinh cọ xát với mảnh lụa mang điện tích dương mà hai vật có cùng điện tích sẽ đẩy nhau nên quả cầu đó chỉ có thể mang điện tích âm hoặc trung hòa về điện
Không thể khẳng định quả cầu bị nhiễm điện dương vì cũng có thể sau khi cọ sát quả cầu sẽ thêm hoặc mất đi êlectron đồng nghĩa với việc nó sẽ mang điện tích âm hoặc điện tích dương.
Tại sao 1 vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác
Là vì khi cọ sát 1 vật nào đó thì sẽ có nhiều electron , đưa lại 1 vật khác thì electron của vật này chuyển sang vật đó nên hút nhau , chắc vậy
Các chất đều được cấu tạo bởi các nguyên tử mà trong nguyên tử có các hạt electron chuyển động khi vật bị nhiễm điện thì các hạt elactrong duy chuyển nhanh hơn nên chúng truyền từ vật này sạng vật kia nên 1 vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác
theo tớ là vậy
Làm thế nào để biết vật bị nhiễm điện âm,vật bị nhiễm điện dương?
Could you tell me how?
Câu này rất đơn giản.
Để biết một vật nhiễm điện hay không chỉ cần để vật đó ở gần các vụn giấy nhỏ. Nếu vật đó hút các vụn giấy nhỏ thì đã nhiễm điện, còn không hút thì không nhiễm điện.
Treo vật đó lên giá. Cọ xát một thước nhựa, thước nhựa sẽ nhiễm điện âm (quy ước). Đưa thước nhựa lại gần vật đó, nếu vật đó bị đẩy ra thì nó nhiễm điện âm, còn nếu bị hút lại thì nhiễm điện dương.
người ta quy ước điện tích của thanh thủy tinh cọ xát vào lụa là điện tích dương
điện tích của thanh nhưa xẫm màu cọ xát vào vải khô là điện tích âm
ta lấy thanh thủy tinh đã cọ xát vào lụa đưa đến gần vật nếu chúng đẩy nhau thì vật mang điện tích dương và ngược lại thì vật mang điện tích âm
tương tự có thể làm vậy bằng thanh nhựa xẫm màu
Vật nhiễm điện âm nấu nhận thêm electron(sinh ra khi cọ xát hai vật với nhau), vật nhiễm điện dương nếu mất bớt electron(sinh ra khi cọ xát hai vật với nhau).
Trong một lần thí nghiệm, Hải đưa một chiếc lược nhựa lại gần một mảnh ni lông thì thấy lược nhựa hút mảnh ni lông. Hải cho rằng lược nhựa và mảnh ni lông bị nhiễm điện khác loại. Nhưng Sơn lại cho rằng chỉ cần một trong hai vật này bị nhiễm điện thì chúng vẫn có thể hút nhau. Theo em thì Sơn hay Hải, ai đúng? Ai sai? làm cách nào để kiểm tra điều này?
Cả 2 bạn Sơn và Hải đều nói đúng.
* Thí nghiệm chứng minh :
- Bạn Hải nói đúng :
Sau khi cọ xát thanh thủy tinh vào mảnh lụa và thanh nhựa sẫm màu vào mảnh vải khô thì đưa thanh thủy tinh lại gần thanh nhựa ta thấy 2 vật trên hút nhau.
- Bạn Sơn nói đúng :
Lấy một thước nhựa sau khi đã cọ xát với mảnh len đưa lại gần những vụn giấy nhỏ ta thấy thước nhựa này hút các vụn giấy.
ta có thể làm thí nghiệm sau để kiểm tra:
lần lượt đưa lược nhựa và mảnh nilong đó lại gần một mảnh nilong không bị nhiễm điện. nếu cả hai vật trên đều hút mảnh nilong thì cả hai vật này đều bị nhiễm điện và mang điện tích trái dấu. nếu chỉ có lược nhựa hoặc mảnh nilong hút vật kia thì ta có một trong hai vật đó bị nhiễm điện.
Có nguyên tử nào có hạt nhân mang điện tích âm còn eelectron mang điện tích dương không ? Nếu có cho VD và giải thích?
Không có nguyên tử nào nhé, vì hạt nhân chứa prôtôn mang điện tích dương, còn electron quay xung quanh hạt nhân mang điện tích âm.
Không bao giờ có chuyện đó vì hạt nhân bao giờ cũng chứa điện tích dương còn êlectrôn chứa điện tích âm.
không có chuyện đấy đâu bạn
có thì chắc Trái đất thành hình tam giác rồi
Có các vật sau: bút chì vỏ gỗ, bút bi vỏ nhựa, lưỡi kéo cắt giấy, chiếc thìa kim loại, lược nhựa, mảnh giấy. Dùng mảnh vải khô cọ xát lần lượt các vật này rồi đưa từng vật đó lại gần các vụn giấy.
a) Những vật bị nhiễm điện là:
b) Những vật không bị nhiễm điện là:
Những vật bị nhiễm điện là : Vỏ bút bi nhựa, lược nhựa.
Những vật không bị nhiễm điện là : Bút chì vỏ gỗ, lưỡi kéo cắt giấy, chiếc thìa kim loại, mảnh giấy.
+Những vật nhiễm điện :
vỏ bút bi bằng nhựạ , lược nhựa
+ Những vật không nhiễm điện :
Bút chì vỏ gỗ , lưỡi kéo cắt giấy , chiếc thìa bằng kim loại , mảnh giấy
-Những vật bị nhiễm điện gồm:
Bút bi vỏ nhựa,lược nhựa
-Những vật không bị nhiễm điện gồm:
Bút chì vỏ gỗ,lưỡi kéo cắt giấy, chiếc thìa kim loại,mảnh giấy
Tick mình nhé!