Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Minh Thư
Xem chi tiết
Truong Vu Xuan
28 tháng 6 2018 lúc 8:51

ta có:

khi hai ca nô gặp nhau:

(V+v)t1+(V-v)t1=9

\(\Leftrightarrow2Vt_1=9\)

\(\Rightarrow t_1=\dfrac{9}{2V}\)

do thời gian di chuyển của hai ca nô cách nhau 1,5 giờ nên:

t2-t3=1,5

\(\Leftrightarrow\dfrac{\left(V+v\right)t_1}{V-v}-\dfrac{\left(V-v\right)t_1}{V+v}=1,5\)

\(\Leftrightarrow\dfrac{9\left(v+V\right)}{2V\left(V-v\right)}-\dfrac{9\left(V-v\right)}{2V\left(V+v\right)}=1,5\)

\(\Leftrightarrow\dfrac{\left(V+v\right)^2-\left(V-v\right)^2}{\left(V-v\right)\left(V+v\right)}=\dfrac{V}{3}\)

\(\Leftrightarrow\dfrac{V^2+2Vv+v^2-\left(v^2-2Vv+V^2\right)}{\left(V-v\right)\left(V+v\right)}=\dfrac{V}{3}\)

\(\Leftrightarrow\dfrac{4v}{V^2-v^2}=\dfrac{1}{3}\)

\(\Leftrightarrow12v=V^2-v^2\)

\(\Rightarrow V^2=12v+v^2\)

nếu đi với vận tốc là 2V:

(2V+v)t1+(2V-v)t1=9

\(\Leftrightarrow t_1=\dfrac{9}{4V}\)

do thời gian về của hai ca nô cách nhau 18' nên:

\(\dfrac{\left(2V+v\right)t_1}{2V-v}-\dfrac{\left(2V-v\right)t_1}{2V+v}=0,3\)

\(\Leftrightarrow\dfrac{8Vv}{4V^2-v^2}=\dfrac{2V}{15}\)

\(\Leftrightarrow60v=4V^2-v^2\)

\(\Leftrightarrow4V^2=60v+v^2\)

\(\Leftrightarrow4\left(12v+v^2\right)=60v+v^2\)

\(\Leftrightarrow3v^2-12v=0\)

\(\Rightarrow v=4\) km/h

\(\Rightarrow V=8\) km/h

lê trọng đại(Hội Con 🐄)...
5 tháng 12 2018 lúc 20:14

cho r =0

Dellinger
Xem chi tiết
Quang Minh Trần
21 tháng 5 2017 lúc 21:18

Cơ học lớp 8

a) Trọng lượng khối gỗ là:

P = 10m = 10.25 = 250 (N)

Gọi I là trung điểm của AB

=> AI = 0,5.AB = 0,5.CD = 35 (cm)

vì vật có thể quay quanh bản lề tại A nên A là điểm tựa

vì trọng lượng vuông góc với mặt đất và đặt tại trọng tâm của khối gỗ nên AI chính là cánh tay đòn trọng lực

vì lực F có phương CD nên AD chính là cánh tay đòn của lực F

Theo định luật về công, để nhấc CD khỏi sàn gỗ thì công của lực ép sinh ra ít nhất phải bằng công do trọng lực khối gỗ sinh ra

AF = AP

<=> F.AD = P.AI

<=> F = \(\dfrac{P.AI}{AD}=\dfrac{250.35}{100}=87,5\left(N\right)\)

Vậy cần tác dụng lực F có độ lớn ít nhất là 87,5N vào điểm C theo phương CD để nhấc khối gỗ khỏi sàn

Hoàng Nguyên Vũ
21 tháng 5 2017 lúc 22:15

Hỏi đáp Vật lý

a) Có thể coi khối gỗ là một đòn bẩy có điểm tựa tại A.

Phân tích các lực tác dụng lên đòn bẩy:

- Trọng lực \(\overrightarrow{P}\) của khối gỗ có chiều từ trên xuống dưới, điểm đặt tại trọng tâm O của khối gỗ, cánh tay đòn là đoạn AH (H là giao điểm của đường vuông góc kẻ từ O đến đoạn thẳng AB với đoạn thẳng AB).

- Lực đẩy \(\overrightarrow{F}\) có chiều từ trái sang phải phương trùng với cạnh CD, điểm đặt tại cạnh C, cánh tay đòn là đoạn DA.

Giả sử F là lực tối đa tác dụng vào cạnh C để khối gỗ vẫn giữ nguyên trạng thái cân bằng. Theo điều kiện cân bằng của đòn bẩy ta có:

\(\dfrac{F}{P}=\dfrac{AH}{DA}\)

Ta có AH = AB/2

\(\Rightarrow\dfrac{F}{P}=\dfrac{\dfrac{AB}{2}}{DA}\Leftrightarrow F=\dfrac{\dfrac{AB}{2}}{DA}\cdot10m\\ =\dfrac{\dfrac{70}{2}}{100}\cdot250=87,5\left(N\right)\)

Vậy lực tối thiểu cần tác dụng vào cạnh C theo phương CD để nhấc khối gỗ lên khỏi sàn là \(F>87,5N\)

b) Để lực F có độ lớn nhỏ nhất thì cánh tay đòn của lực F phải là lớn nhất.

Ta thấy trong các đoạn thẳng kẻ từ đoạn thẳng CD đến đoạn thẳng AB thì AC là đường lớn nhất do AC là đường xiên của hình chiếu lớn nhất là đoạn AB.

Vậy để lực F là nhỏ nhất thì nó phải có phương vuông góc với đoạn thẳng AC.

Theo điều kiện cân bằng của đòn bẩy ta có:

\(\dfrac{F}{P}=\dfrac{AH}{AC} \Leftrightarrow F=\dfrac{AH}{AC}\cdot P\\ =\dfrac{\dfrac{AB}{2}}{\sqrt{AB^2+BC^2}}\cdot10m=\dfrac{\dfrac{70}{2}}{\sqrt{70^2+100^2}}\cdot250\approx71,68\left(N\right)\)

Vậy lực F nhỏ nhất để có thể nhấc khối gỗ lên khỏi sàn là 71,68N

Để lực F có độ lớn lớn nhất thì cánh tay đòn của lực F phải là nhỏ nhất.

Ta thấy cánh tay đòn nhỏ nhất của lực F là đoạn AB. Vậy để lực F là lớn nhất thì nó phải có phương vuông góc với đoạn thẳng AB tức là phương trùng với đoạn thẳng BC.

Theo điều kiện cân bằng của đòn bẩy ta có:

\(\dfrac{F}{P}=\dfrac{AH}{AB}\Leftrightarrow F=\dfrac{AH}{AB}\cdot P\\ =\dfrac{\dfrac{70}{2}}{70}\cdot250=125\left(N\right)\)

Vậy lực F lớn nhất để có thể nhấc khối gỗ lên khỏi sàn là 125N

Dellinger
21 tháng 5 2017 lúc 22:21

umk cảm ơn hai bạn ngaingung

Trần Trọng Nghĩa
Xem chi tiết
Hoàng Nguyên Vũ
21 tháng 5 2017 lúc 9:44

Gọi chiều dài của hai thanh là l, S là tiết diện của mỗi thanh.

a) Hệ thông hai thanh là một đòn bẩy có điểm tựa tại O.

Cơ học lớp 8

Gọi chiều dài phần bị cắt là l1.

Phân tích các lực tác dụng lên đòn bẩy:

- Trọng lượng \(\overrightarrow{P_1}\) của thanh thứ nhất, do phần thanh bị cắt đã được đặt lên chính giữa phần còn lại nên trọng lực của thanh sẽ có điểm đặt tại trung điểm của phần còn lại của thanh, cánh tay đòn của trọng lực này là \(\dfrac{l-l_1}{2}\)

- Trọng lượng \(\overrightarrow{P_2}\) của thanh thứ hai, điểm đặt tại trung điểm của thanh thứ hai, cánh tay đòn là \(\dfrac{l}{2}\)

Do hai thanh đã cân bằng nên theo điều kiện cân bằng của đòn bẩy ta có:

\(P_1\cdot\dfrac{l-l_1}{2}=P_2\cdot\dfrac{l}{2}\\ \Rightarrow d_1.l.S\dfrac{l-l_1}{2}=d_2.l.S\dfrac{l}{2}\\ \Leftrightarrow1,25d_2\cdot\dfrac{l-l_1}{2}=d_2\cdot\dfrac{l}{2}\\ \Leftrightarrow1,25\cdot\dfrac{l-l_1}{2}=\dfrac{l}{2}\\ \Leftrightarrow l_1=l-2\dfrac{\dfrac{l}{2}}{1,25}\\ =20-2\dfrac{\dfrac{20}{2}}{1,25}=4\left(cm\right)\)

b)

Cơ học lớp 8

Gọi chiều dài phần bị cắt là l2, trọng lượng của phần bị cắt là P1'

Phân tích các lực tác dụng lên đòn bẩy:

- Trọng lượng của phần còn lại của thanh thứ nhất có độ lớn là P1 - P1', điểm đặt tại trung điểm phần còn lại của thanh thứ nhất, cánh tay đòn là \(\dfrac{l-l_2}{2}\)

- Thanh thứ hai vẫn như phần a.

Do hai thanh đã cân bằng nên theo điều kiện cân bằng của đòn bẩy ta có:

\(\left(P_1-P_1'\right)\cdot\dfrac{l-l_2}{2}=P_2\cdot\dfrac{l}{2}\\ \Rightarrow\left(d_1.S.l-d_1.S.l_2\right)\dfrac{l-l_2}{2}=d_2.l.S\dfrac{l}{2}\\ \Leftrightarrow1,25d_2.S\left(l-l_2\right)\cdot\dfrac{l-l_2}{2}=d_2.l.S\dfrac{l}{2}\\ \Leftrightarrow1,25\left(l-l_2\right)\dfrac{l-l_2}{2}=l\dfrac{l}{2}\\ \Leftrightarrow1,25\dfrac{\left(l-l_2\right)^2}{2}=l\dfrac{l}{2}\\ \Leftrightarrow\left(l-l_2\right)^2=2\dfrac{l\dfrac{l}{2}}{1,25}=2\dfrac{20\dfrac{20}{2}}{1,25}=320\\ \Leftrightarrow l_2=20-\sqrt{320}\approx2,11\left(cm\right)\)

Do l2 > 0

Duong Tran Nhat
28 tháng 5 2017 lúc 15:48

tịu

Trần Thu Hà
Xem chi tiết
Hoàng Nguyên Vũ
20 tháng 5 2017 lúc 18:43

30cm = 0,3m

Diện tích đáy của thùng sắt là:

\(S=r^2.3,14=0,3^2.3,14=0,2826\left(m^2\right)\)

Áp suất thùng sắt tác dụng lên mặt đất là:

\(p_1=\dfrac{P_1}{S}=\dfrac{10m}{S}=\dfrac{130}{0,2826}\approx460,014\left(Pa\right)\)

Áp suất lượng dầu hỏa tác dụng lên đáy thùng cũng như tác dụng lên mặt đất là:

\(p_2=p-p_1=5000-460,014=4539,986\left(Pa\right)\)

Trọng lượng dầu hỏa có trong thùng là:

\(P_2=p_2.S=4539,986.0,2826\approx1283\left(N\right)\)

Thể tích dầu hỏa trong thùng là:

\(V=\dfrac{P_2}{d}=\dfrac{P_2}{10D}=\dfrac{1283}{80000}\approx0,01604\left(m^3\right)=16,04\left(l\right)\)

Dương Lê
Xem chi tiết
Hoàng Nguyên Vũ
19 tháng 5 2017 lúc 23:24

Giải bài tập bằng đồ thị.

Người đi bộ đi với vận tốc 5km/h và đi được 5km thì nghỉ 0,5h nên cứ đi 1h thì người đó nghỉ 0,5h.

Người đi xe đạp đi với vận tốc 20km/h và chuyển động qua lại trong 2 điểm A và B cách nhau 20km vậy nên cứ sau 1h thì người đi xe đạp sẽ quay lại tại một điểm A hoặc B.

Vận tốc

* Lần đầu tiên hai người gặp nhau tại C lúc người đi bộ đang chuyển động và hai người đang chuyển động ngược chiều.

Công thức xác định vị trí của người bộ và người đi xe đạp so với mốc A sau một thời gian t chuyển động.

\(x_1=v_1.t;x_2=20-v_2.t\)

Sau thời gian t1 thì hai người gặp nhau lần thứ nhất. Thời gian từ lúc khởi hành đến lúc gặp nhau lần thứ nhất là:

\(20-v_2.t_1=v_1.t_1\\ \Rightarrow t_1=\dfrac{20}{20+5}=0,8\left(h\right)\)

Vị trí gặp nhau lần thứ nhất cách A là: \(s_1=v_1.t_1=5.0,8=4\left(km\right)\)

* Lần thứ hai người đi xe đạp gặp người đi bộ lúc người đi bộ đang nghỉ lần thứ nhất, vị trí gặp nhau cách A là s2 = 5km.

* Lần thứ ba người đi xe đạp gặp người đi bộ lúc người đi bộ bắt đầu nghỉ lần thứ hai, vị trí gặp nhau cách A là s3 = 10km.

* Lần thứ tư hai người gặp nhau lúc người đi bộ đang chuyển động và hai người chuyển động cùng chiều.

Công thức xác định vị trí của người bộ và người đi xe đạp so với mốc A sau một thời gian t chuyển động (tính từ thời điểm người đi bộ nghỉ xong lần thứ 2).

\(x_1'=10+v_1.t;x_2'=v_2\left(t-3\right)\)

Sau thời gian t4 thì hai người gặp nhau lần thứ tư. Thời gian từ lúc người đi bộ nghỉ xong lần thứ hai đến lúc gặp nhau lần thứ tư là:

\(10+v_1.t_4=v_2\left(t_4-3\right)\\ \Rightarrow10+5.t_4=20\left(t_4-3\right)\\ \Leftrightarrow t_4=\dfrac{11}{3}\left(h\right)\)

Vị trí gặp nhau lần thứ tư cách A là: \(s_4=20\left(\dfrac{11}{3}-3\right)\approx13,33\left(km\right)\)

* Lần thứ năm người đi xe đạp gặp người đi bộ lúc người đi bộ bắt đầu nghỉ lần thứ năm vị trí gặp nhau cách A là s5 = 15km.

* Lần thứ sáu người đi xe đạp gặp người đi bộ tại B vị trí gặp nhau cách A là s6 = sAB = 20km.

Nguyễn Hải Dương
19 tháng 5 2017 lúc 20:14
Dương Lê
19 tháng 5 2017 lúc 20:10

làm hộ tí đi nào

Nguyễn Đăng Nhật
Xem chi tiết
Hoàng Nguyên Vũ
16 tháng 5 2017 lúc 14:49

Gọi m1 là khối lượng của pít tông 1, m2 là khối lượng của pít tông 2.

Gọi S là tiết diện của hai nhánh S = 50cm2 = 5.10-3m3.

* Trường hợp đặt quả cân lên pít tông 1.

Áp suất lỏng - Bình thông nhau

Gọi h là độ chênh lệch mực nước giữa hai nhánh của bình thông nhau h = 5cm = 0,05m.

Xét 2 điểm A và B cùng nằm trên một mặt phẳng nằm ngang đi qua mặt dưới của pít tông 1, gọi áp suất tại hai điểm này là pA và pB. Ta có:

\(p_A=p_B\\ \Rightarrow\dfrac{10m+10m_1}{S}=\dfrac{10m_2}{S}+10D.h\\ \Rightarrow\dfrac{10m+10m_1}{5.10^{-3}}=\dfrac{10m_2}{5.10^{-3}}+10000.0,05\\ \Leftrightarrow10m+10m_1=10m_2+2,5\\ \Leftrightarrow m_1=m_2+0,25-m\left(1\right)\)

* Trường hợp đặt quả cân lên pít tông 2.

Áp suất lỏng - Bình thông nhau

Xét 2 điểm A' và B' cùng nằm trên một mặt phẳng nằm ngang đi qua mặt dưới của hai pít tông, gọi áp suất tại hai điểm này là pA' và pB'. Ta có:

\(p_{A'}=p_{B'}\\ \Rightarrow\dfrac{10m_1}{S}=\dfrac{10m_2+10m}{S}\\ \Leftrightarrow10m_1=10m_2+10m\\ \Leftrightarrow m_1=m_2+m\left(2\right)\)

* Từ (1) và (2) ta có:

\(m_2+0,25-m=m_2+m\\ \Leftrightarrow0,25=2m\\ \Leftrightarrow m=0,125\left(kg\right)\)

Nguyễn Ngọc Anh
Xem chi tiết
Hoàng Nguyên Vũ
15 tháng 5 2017 lúc 11:37

Cơ học lớp 8

Phân tích các lực tác dụng lên hệ thống:

- Trọng lượng của hai khối hộp là P1 và P2 có chiều từ trên xuống.

- Lực đẩy Ác-si-mét nước tác dụng lên hai khối hộp là FA1 và FA2 có chiều từ dưới lên.

- Lực căng sợi dây tác dụng lên khối hộp thứ nhất có chiều từ trên xuống, tác dụng lên khối hộp thứ hai là từ dưới lên lực căng dây bằng nhau là T.

a) Gọi trọng lượng riêng của hai khối hộp lần lượt là d1 và d2, thể tích của hai khối hộp là V. Hai khối hộp có cùng thể tích và trọng lượng của khối bên dưới gấp 4 lần khối bên trên nên trọng lượng riêng của khối bên dưới cũng gấp 4 lần khối bên trên d2 = 4d1.

Khi hai khối hộp cân bằng ta có:

\(P_1+P_2=F_{A1}+F_{A2}\\ \Rightarrow d_1.V+d_2.V=d\cdot\dfrac{V}{2}+d.V\\ \Leftrightarrow d_1.V+4d_1.V=d\cdot\dfrac{V}{2}+d.V\\ \Leftrightarrow d_1=\dfrac{d\cdot\dfrac{V}{2}+d.V}{V+4V}\\ =\dfrac{10000\cdot\dfrac{0,001}{2}+10000.0,001}{0,001+4.0,001}=3000\left(\text{ }N\text{/}m^3\right)\\ \Rightarrow d_2=12000\left(\text{ }N\text{/}m^3\right)\)

b) Sợi dây tác dụng một lực căng có chiều từ trên xuống lên khối hộp thứ nhất nên, khối hộp còn chịu tác dụng của trọng lực và lực đẩy Ác-si-mét nên.

\(F_{A1}=P_1+T\left(1\right)\)

Khối hộp thứ hai thì chịu tác dụng của lực căng dây có chiều từ dưới lên trên nên.

\(P_2=F_{A2}+T\left(2\right)\)

Từ (1) và (2)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}P_1+T=F_{A1}\\F_{A2}+T=P_2\end{matrix}\right.\\ \Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}d_1.V+T=d\cdot\dfrac{V}{2}\\d.V+T=d_2.V\end{matrix}\right.\\ \Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}3000.0,001+T=10000\cdot\dfrac{0,001}{2}\\10000.0,001+T=12000.0,001\end{matrix}\right.\\ \Leftrightarrow T=2\left(N\right)\)

c) Gọi trọng lượng của vật nặng cần đặt lên để khối hộp thứ nhất vừa chìm dưới mặt nước là P3, FA1' là lực đẩy Ác-si-mét nước tác dụng lên khối hợp thứ nhất sau khi để vật nặng lên.

Lúc này tác dụng lên khối hộp thứ nhất có trọng lượng của khối hộp, lực đẩy Ác-si-mét, lực căng dây và trọng lượng của vật nặng. Khối hộp chìm hoàn toàn trong nước, khi khối hộp cân bằng thì các lực tác dụng từ trên xuống cân bằng với các lực tác dụng từ dưới lên ta có:

\(P_1+T+P_3=F_{A1}'\\ \Rightarrow d_1.V+T+P_3=d.V\\ \Leftrightarrow P_3=d.V-d_1.V-T\\ =10000.0,001-3000.0,001-2=5\left(N\right)\)

Vật vật nặng cần đặt lên khối hộp thứ nhất để nó chìm hoàn toàn phải có trọng lượng là:

\(P_3\ge5\left(N\right)\)

Hoàng Nguyên Vũ
15 tháng 5 2017 lúc 17:15

a)

Thể tích nước trong hai bình thông nhau là:

\(V=S_1.h_1+S_2.h_2=6.20+14.40=680\left(cm^3\right)\)

Sau khi mở khóa K thì nước sẽ di chuyển qua giữa các bình nhưng vẫn giữ nguyên thể tích. Sau khi mực nước ở hai bình cân bằng thì chúng có độ cao bằng nhau gọi độ cao đó là h. Ta có:

\(V=S_1.h+S_2.h\\ \Rightarrow h=\dfrac{V}{S_1+S_2}=\dfrac{680}{6+14}=34\left(cm\right)\)

b)

Cơ học lớp 8

Gọi h1 là độ cao cột dầu có khối lượng m1 được đổ vào bình A. Ta có:

\(10m_1=S_1.h_1.d_d\Rightarrow h_1=\dfrac{10m_1}{S_1.d_d}=\dfrac{0,48}{0,0006.8000}=0,1\left(m\right)\)

Xét hai điểm A và B cùng nằm trên một mặt phẳng nằm ngang đi qua mặt phân cách giữ dầu và nước ở bình A, gọi áp suất tại hai điểm này là pA và pB. Gọi h2 là độ cao cột nước ở trên điểm B. Ta có:

\(p_A=p_B\\ \Rightarrow d_d.h_1=d_n.h_2\\ \Rightarrow h_2=\dfrac{d_d.h_1}{d_n}=\dfrac{8000.0,1}{10000}=0,08\left(m\right)\)

Độ chênh lệch mực chất lỏng giữa hai bình là: \(h_1-h_2=0,1-0,08=0,02\left(m\right)=2\left(cm\right)\)

c)

Cơ học lớp 8

Áp suất do cột dầu tác dụng lên mặt nước ở bình A là: \(h_1.d_1=0,1.8000=800\left(Pa\right)\)

Áp suất do pít tông tác dụng lên mặt nước ở bình B là: \(\dfrac{10m_2}{S_2}=\dfrac{0,56}{0,0014}=400\left(Pa\right)\)

Ta thấy áp suất do cột dầu tác dụng lên mặt nước ở bình A lớn hơn áp suất do pít tông tác dụng lên mặt nước ở bình B nên mực nước ở bình A sẽ thấp hơn mực nước ở bình B sau khi đặt pít tông lên.

Xét hai điểm A' và B' cùng nằm trên một mặt phẳng nằm ngang đi qua mặt dưới của pít tông ở bình B, gọi áp suất tại hai điểm mày là pA' và pB'. Gọi độ cao cột dầu trên điểm A' là h3. Ta có:

\(p_{A'}=p_{B'}\\ \Rightarrow h_3.d_1=\dfrac{10m_2}{S_2}\\ \Leftrightarrow h_3=\dfrac{\dfrac{10m_2}{S_2}}{d_1}=\dfrac{\dfrac{0,56}{0,0014}}{8000}=0,05\left(m\right)=5cm\)

Vậy độ chênh lệch mực chất lỏng ở hai bình sau khi đặt thêm pít tông lên bình B là 5cm.

Hoa Hồng Tặng Anh
16 tháng 5 2017 lúc 20:20

a) Sau 1 h xe thứ nhất cách A 30 km

Sau 1h xe thứ hai cách B 40 km=> cách A 40+60=100 km

Sau 1h hai xe chách nhau: 100-30=70 km

Vy Tôn
Xem chi tiết
Hoàng Nguyên Vũ
9 tháng 5 2017 lúc 13:30

Tóm tắt

Q = 129kJ = 129000J

\(\Delta t\) = 50oC

m = 1,8kg

c1 = 880J/kg.K

c2 = 4200J/kg.K

Nhiệt học lớp 8

m1 = ?

m2 = ?

Giải

Ta có: \(m_1+m_2=m\Rightarrow m_2=m-m_1\)

Nhiệt lượng cả nước và bình thu vào để nóng thêm 50oC được tính theo công thức:

\(Q=\left(m_1.c_1+m_2.c_2\right)\Delta t\\ \Leftrightarrow Q=\left[m_1.c_1+\left(m-m_1\right)c_2\right]\Delta t\\ \Leftrightarrow Q=\left(m_1.c_1+c_2.m-c_2.m_1\right)\Delta t\\ \Leftrightarrow Q=\left[m_1\left(c_1-c_2\right)+c_2.m\right]\Delta t\\ \Leftrightarrow m_1=\dfrac{\dfrac{Q}{\Delta t}-c_2.m}{c_1-c_2}\\ =\dfrac{\dfrac{129000}{50}-880.1,8}{4200-880}=0,3\left(kg\right)\\ \Rightarrow m_2=1,5\left(kg\right)\)

Khối lượng của bình nhôm là 0,3kg, khối lượng của nước là 1,5kg.

Như Hồ
Xem chi tiết
Hoàng Nguyên Vũ
8 tháng 5 2017 lúc 17:47

Tóm tắt

h = 2,5cm = 0,025m

t = 1phút = 60s

V = 120000dm3 = 120m3

Cơ học lớp 8

a) A = ?

b) Cơ học lớp 8 = ?

Giải

a) Trọng lượng của lượng nước tuôn xuống trong 1 phút là:

\(P=d.V=120.10000=1200000\left(N\right)\)

Công của dòng nước đó là:

\(A=P.h=1200000.0,025=30000\left(J\right)\)

b) Công suất của dòng nước là:

Cơ học lớp 8\(=\dfrac{A}{t}=\dfrac{30000}{60}=500\left(W\right)\)

Tân Thới
Xem chi tiết
Hoàng Nguyên Vũ
8 tháng 5 2017 lúc 18:38

Tóm tắt

m1 = 500g = 0,5kg

c1 = 380J/kg.K

t1 = 250oC ; t2 = 35oC

c2 = 4200J/kg.K

t = 50oC

Hỏi đáp Vật lý

a) t' = ?

b) Qthu = ?

c) m2 = ?

Giải

a) Nước nóng lên đến 50oC nên nhiệt độ cân bằng của hỗn hợp là 50oC do đó nhiệt độ của thỏi đồng khi cân bằng cũng là t' = 50oC

b) Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra khi hạ nhiệt độ từ t1 = 250oC xuống t = 50oC là:

\(Q_{tỏa}=m_1.c_1\left(t_1-t\right)=0,5.380\left(250-50\right)=38000\left(J\right)\)

Theo phương trình cân bằng nhiệt thì nhiệt lượng nước thu vào bằng nhiệt lượng thỏi đồng tỏa ra

\(\Rightarrow Q_{thu}=Q_{tỏa}=38000\left(J\right)\)

c) Nhiệt lượng nước thu vào là:

\(Q_{thu}=m_2.c_2\left(t-t_2\right)\\ \Rightarrow m_2=\dfrac{Q_{thu}}{c_2\left(t-t_2\right)}\\ =\dfrac{38000}{4200\left(50-35\right)}\approx0,61\left(kg\right)\)

Khối lượng nước là 0,61kg