Bài viết số 5 - Văn lớp 8

Ánh Vũ Ngọc
Xem chi tiết
Đạt Trần
23 tháng 2 2018 lúc 21:38

Không chỉ tô điểm cho không gian ngày Tết thêm ấm cúng, tươi vui, hoa đào còn được người xưa gửi gắm rất nhiều tầng ý nghĩa.Trước hết, đào được coi là tinh hoa của Ngũ hành, có thể xua đuổi bách quỷ mang đến cho con người cuộc sống bình an, hạnh phúc.Không chỉ vậy, hoa đào còn tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở. Ai cũng mong muốn có một năm an khang thịnh vượng, làm ăn thuận lợi, phát tài, gia đình vui vẻ. Hoa đào như gieo vào lòng người niềm tin, hi vọng về những điều tốt đẹp trong tương lai.Hoa đào đem đến nguồn sinh khí mới, mọi người trong gia đình dồi dào sức khỏe, vạn sự như ý.Vẻ đẹp của loài hoa này còn tượng trưng cho người con gái xứ Bắc: dịu dàng, e lệ, kiều diễm …Hoa đào còn gợi người ta nhớ tới tình nghĩa thủy chung. Trong Tam quốc, ba vị: Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi trong vườn đào đã cùng kết nghĩa huynh đệ và nguyện: “Không sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm nhưng nguyện chết cùng ngày cùng tháng.” Vườn đào là nơi đã chứng kiến cho tình bạn thắm thiết thật đáng khâm phục của ba con người.Thời gian cứ dần trôi qua, không phải ai cũng biết hết ý nghĩa của loại cây này, chỉ biết rằng, vào dịp Tết Nguyên Đán, việc trang trí ngôi nhà bằng những cây đào, cành đào đã trở thành một tục lệ.

Bình luận (0)
Bùi Thị Thu Hồng
23 tháng 2 2018 lúc 21:32

Cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, hoa đào lại rực rỡ khoe sắc khắp đất trời xứ Bắc. Từ trong nhà, ngoài vườn và cả trên đường phố, người ta đều bắt gặp sắc hồng của loài hoa này.

Thế nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của nó. Và tại sao hoa đào lại là biểu tượng của ngày xuân phương Bắc?

Y-nghia-cua-hoa-dao-ngay-tet1

1. Sự tích cây đào ngày Tết

Người thì bảo đào có nguồn gốc từ Ba Tư, nhưng cũng lại có ghi chép cho rằng tổ tiên của đào là từ đất Trung Quốc, tên khoa học là Prunus persica thuộc họ Rosaaceae. Đào được nhắc đến không chỉ là một loại cây phổ biến ở vùng châu Á mà còn gắn liền với câu chuyện tín ngưỡng giải thích tại sao đào là loại cây không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền.

Tương truyền, trên ngọn núi Sóc Sơn có một cây đào cổ thụ cành lá xum xuê che phủ một vùng đất rộng lớn. Ở đó có hai vị thần là Trà và Uất Lũy cư ngụ, dùng quyền năng của mình bảo hộ người dân khỏi sự quấy rối của ma quỷ, do đó chỉ cần nhìn cây đào thôi cũng đủ khiến tà ma phải khiếp sợ bỏ chạy. Vì thế, dân làng nơi đây quanh năm có một cuộc sống bình yên và sung túc. Nhưng đến những ngày cuối năm, hai vị Thần phải về thiên đình trình báo Ngọc Hoàng thì bọn yêu ma được dịp hoành hành can nhiễu tới cuộc sống người dân. Khi hai vị Thần quay lại, sau khi nghe dân làng kể lại sự tình, Thần bảo con người ngày Tết hãy chặt những cành đào rồi cắm trong nhà, nhìn thấy đào cũng như thấy Thần, tà ma sẽ khiếp sợ cũng phải tránh xa. Do vậy, cứ đến Tết, hầu như nhà ai cũng có cành hoặc cây đào, không chỉ để trang trí mà còn vì ý nghĩa sâu xa này.

Bình luận (0)
༺ℒữ༒ℬố༻
Xem chi tiết
༺ℒữ༒ℬố༻
22 tháng 2 2018 lúc 17:27

co j nho cc ban ua bai nhayhanh 4-6 phần hộ mk nhé

Chùa Bố Hạ- Huyện Yên Thế- Tỉnh Bắc Giang theo tài liệu lưu trữ của điạ phương được xây dựng từ thời Lê có tên tự là “ Quang Bố Tự” chùa được xây dựng với quy mô nhỏ giản đơn, tượng phât cũng ít. đến cuối thế kỷ XIX vào thời Nguyễn chùa được tu tạo to đẹp hơn.
Chùa được xây dựng cùng thế đất cùng hướng với Đìng Bố Hạ nhìn xuống dòng sông Thương thơ mộng tại phố Gia Lâm- Huyện Yên thế- Tỉnh Bắc Giang, ở giữa có đài tưởng niệm thờ các Anh hùng liệt sĩ
Chùa được xây dựng kiến trúc theo kiểu truyền thống chữ Đinh gồm hai toà đó là: Toà Tiền Đường, Toà Thượng Điện
Toà Tiền Đường: Gồm 5 gian bằng gỗ lim theo lối kẻ truyền, có khắc hoa văn theo kiểu Long, Ly, Quy, Phượng, Cúc Trúc, Mai, Đào.
Toà Thượng Điện: Gồm 3 giam kiến trúc lối kẻ truyền không trạm khắc.
Trong hai toà đều có tượng phật và các đồ tế tự.
Tượng được tạc hoàn toần bằng gỗ và được sơn son thiếp vàng- gồm các tượng phật sau:
- Tam thế Phật: là 3 pho tượng phật được đặt trên cùng đó là( 3 pho tượng thời gian) gồm phật quá khứ Adiđà, phật hiện tại là Thích Ca MầuNi. Phật Tương lai Di Lạc
- Tượng Quan Âm 16 tay
- Tượng Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Thánh Ca, Đức Ông, Nhiếp Ca, Tuyết sơn, Hộ pháp
- Đặc biệt toà Cửu Long được đúc bằng đồng đây là một di vật độc đáo của vùng( hiện nay không còn nữa) được thay bằng chất liệu gỗ
Ngôi chùa cổ Bố Hạ xa xưa nhỏ rất đơn sơ. nhưng lại là một hình ảnh rất thân thương, tín ngưỡng thiêng liêng rất gần gũi quen thuộc với nếp sống hiền hoà của những người dân quê, mộc mạc vùng Bo Bố hạ
Những năm kháng chiến chùa Bố Hạ với Đình là nơi hội họp, là nơi dùng làm trung tâm văn hoá, lớp học cho trẻ, đặc biểt trong cuộc chiến tranh chống Mĩ chùa Bố hạ cũng như đình Bố Hạ bị hoang phế.
Được sự quan tâm của cấp uỷ, cùng địa phương và sự đồng thuận của nhân dân vùng Bo Bố Hạ và những người con thành đạt xa quê hương ủng hộ. Năm 1993- 1994 chùa Bố Hạ được đi vào trùng tu, một số câu đối có nội dung về thiền phái Trúc Lâm được cung tiến vào chùa.

Câu đối 1: Lão du cảnh. ấu diệu du gia trưởng ấu tôn thắng cộng lạc
Xã vi tư, tôn tắc vi am, xuân hạ thu đông phụng sự
Dịch nghĩa:
Lão đi chơi cảnh chùa, trẻ vui ở nhà, trẻ nhà thăng hoa vui vẻ
Xã có chùa, có thôn miếu, xuân hạ thu đông thờ cúng.

Câu đối 2: Sắc thị không, không thị sắc, gia chi vĩnh sơn hả cổ
Tâm tức phật, phật tức tâm, đạo chi trường, thiên địa cửu.
Dịch nghĩa:
Sắc là không, không là sắc, nhà bền lâu sông núi vữn âu vàng.
Phật tức tâm, tâm tức phật đao trường tồn, trời đát vĩnh cửu.

Câu đối 3: Đáo tự tâm cầu tế độ thân.
Nhập môm khấu diệu di đà phật.
Nghĩa là: Đến chùa lòng mong cứu độ.
Qua cửa niệm cầu di đà phật.

Câu đối 4: Phụ mẫu sinh thành chi đức trọng.
Sự trưởng giáo huấn chi ân thâm.
Nghĩa là: Phải quý trọng đức sinh thành của cha mẹ.
Phải ơn sâu công lao dậy dỗ của thầy.

Câu đối 5: Tứ thời khánh đáo vọng ân quang.
Mạc tính hương thôn mong thánh đức.
Dịch nghĩa:
Bốn mùa khách đến đây ngưỡng vọng ân sáng láng của thánh thần.
Không họ nào trong lòng không được hưởng âm đức thánh ban cho.

Năm 2007 chùa được trùng tu mở rộng. Chùa mới có 5 gian tiền đường và 3 gian hậu cung. 5 gian tiền đường( có 3 gian chính và 2 gian dĩ) hệ thống cột, kẻ truyền đều làm bằng bê tông. Tượng thờ tổng cộng có 22 pho trong đó có pho tượng quan âm 8 tay, Toà Cửu Long được tạc bằng gỗ thay cho toà Cửu Long bằng đồng trước đây, sân chùa được sửa rộng.
Đăc biệt năm 2008 tai sân chùa được đặt 2 pho tượng bằng đá thạch anh, pho tượng Phật Bà Quan Âm đứng nhìn xuống sông Thương. và pho tượng Thích ca đặt năm sau Phật Bà.
Phía bên phải chùa có một dẫy nhà thờ mẫu đầu A hướng xuống sông, cửa quay nhìn hướng Bắc
Chùa Bố Hạ đã được Bộ văn hoá Thông tin quyết định xếp hạng “Di tích lịch sử văn hoá” ngày 30/08/1991.
Ngôi chùa như ngôi nhà chung của cộng đồng đó là điểm đến của nhân dân địa phương va du khách để chiêm ngưỡng lễ phật, sinh hoạt văn hoá tâm linh, nhớ về cội nguồn tổ tiên hướng thiện hy vong quốc thái dân an, xóm làng que hương hưng thịnh..
Hàng năm vào ngày 14, 15 tháng hai( âm lịch) chùa Bố Hạ cùng Đình Bố Hạ lại vào lễ hội Đình Chùa được tổ chức khá quy mô bao gồm: Lễ vá Hội mở các trò chơi dân gian vật đánh cờ, múa lân, chọi gà….cuốn hút cac cư dân vùng Bo Bố Hạ và khách thập phương, trai gái các dân tộc Kinh, Tầy, Nùng ca hát hát giao duyên, hát dân ca…dập dình bên xóm phố, mầu quần áo bên sông xanh núi thắm.
Ngôi chùa Bố Hạ rất quan trọng đối với nhân dân địa phương vì vậy ngôi chùa đã được trùng tu nhiều lần, khuôn viên được mở rộng thêm, chùa ngày càng đẹp hơn, đã đáp úng được nhu cầu tín ngưỡng, thờ phụng, lễ bái, tu học, hướng dẫn con người hướng thiện. Cùng với Đình nhân dân vùng Bo Bố Hạ tôn thờ hướng lòng tri ân với các bậc tiền nhân. Từ đó chung tay xây dựng vùng quê ngày càng to đẹp hơn cùng với nhân dân trong trách nhiệm bảo vệ khu di tích lịch sở văn hoá chùa Bố Hạ. Hưởng ứng phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực Trường tiểu học thị trấn Bố Hạ- Huyện Yên Thế đã đăng ký nhận chăm sóc khu di tích lịch sử chùa, với việc làm rất nhỏ như vệ sinh, dọn khu di tích, hy vọng góp phần giáo dục các em học sinh các thế hệ hiểu và bảo vệ những di sản văn hoá của địa phương. Để những di sản văn hoá được trường tồn với thời gian, có tác dụng góp phần nâng cao đạo dức văn hoá xã hội, xây dựng quê hương phát triển giầu đẹp hơn.
Bình luận (1)
༺ℒữ༒ℬố༻
22 tháng 2 2018 lúc 17:29

chữ phần thành chữ đoạn nhé ở dòng 1 ý

Bình luận (0)
Yen Le
Xem chi tiết
Trần Thị Bích Trâm
31 tháng 1 2018 lúc 21:44

Nhắc đến những món ăn được làm từ vịt: vịt quay Bắc Kinh, vịt quay Lạng Sơn, vịt nướng,... ai ai cũng nghĩ đến một món ăn béo ngậy. Nhưng có một món ăn cũng được chế biến từ vịt mà không hề gây cảm giác béo ngấy. Đó là món vịt quay me.

Nguyên liệu làm món vịt quay me khá cầu kì. Trước hết, ta cần có một con vịt cân nặng chừng 1,5 kg, chú ý mua vịt còn sống, tránh mua vịt làm sẵn; một miếng gừng khoảng 50 gram; ba thìa (muỗng) rượu trắng, hành ta, tỏi, tiêu, muối, đường, bột ngọt, dấm, hai thìa cà phê dầu mè, một quả dừa xiêm, hai thìa súp tương hột, một vắt me chín to, một muỗng súp bột năng, 100 gram xà lách xoong, hai quả cà chua, hai quả ớt, hành lá, một củ cà rốt, một củ cải trắng, hai chiếc bánh mì.

Khi đã có đủ những nguyên liệu cần thiết, ta tiến hành sơ chế. Trước hết, với hành và tỏi ta cần băm nhỏ. Với vịt, cần cắt tiết, làm sạch lông, rửa sạch rồi moi dưới bụng lấy bộ lòng ra. Gừng giã nhỏ, hoà với rượu, vắt lấy nước, tẩm vào vịt, để độ nửa giờ để vịt bớt tanh. Sau đó, rửa sạch vịt, để ráo, ướp vào vịt những gia vị sau: hành tỏi băm nhỏ, một chút tiêu, muối, đường, bột ngọt và dầu mè sao cho vừa ăn. Tiếp đến cho vịt vào chảo mỡ đã khử tỏi, rán (chiên) vàng. Vịt rán xong đem chặt miếng vừa ăn.

Me chín ta cho nước nóng vào, tán cho me ra chất chua. Với cà chua, ớt, hành lá thì tỉa hoa; riêng ớt ta để lại một chút đem băm nhỏ, lọc bỏ hạt. Cà rốt, củ cải trắng cũng tỉa hoa rồi đem ngâm dấm và đường.

Sau những việc trên, ta cho vịt đã chiên vàng vào xoong, chế nước dừa vào cho ngập, bắc lên bếp, nấu cho vịt mềm.

Tiếp theo, bắc chảo mỡ nóng, phi thơm hành tỏi, cho tương hột và nước me vào, nêm chút đường, bột ngọt, tiêu vừa ăn, cho vào đó vịt đang hầm, nấu tiếp cho vịt thật mềm là được, nếm lại cho vừa ăn. Bột năng hoà nước cho vào cho nước nấu được sanh sánh, nhắc xuống.

Vậy là công đoạn nấu nướng đã xong, để việc chuẩn bị thưởng thức món vịt quay me được trọn vẹn, ta cần trang trí món ăn sao cho đẹp mắt. Ta xẻ vịt ra đĩa sao cho giống hình dáng con vịt đang ngồi, miệng vịt cho ngậm hoa ớt, đùi vịt quấn giấy cắt tua, giữa để cà chua và ớt tỉa hoa, xung quanh để xà lách xoong và cà rốt, củ cải trắng tỉa hoa cho xen kẽ. Món ăn này nên dùng nóng với bánh mì.

Món vịt quay me thường được thấy trong thực đơn của những nhà hàng sang trọng. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể tự làm món ăn này trong những ngày nghỉ rảnh rỗi có nhiều thời gian. Khi ấy, cả gia đình quây quần cùng thưởng thức món ăn sang trọng này thì thật thú vị!


Bình luận (0)
OkeyMan
31 tháng 1 2018 lúc 21:46

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trên thế giới đều có nhưng món ăn truyền thống của dân tộc mình. Mỗi món ăn đều mang một ý nghĩa và bản sắc riêng. Ở Việt Nam, có một món ăn truyền thống vừa độc đáo, vừa ngon, bổ dưỡng và gắn liền với truyền thuyết lâu đời của dân tộc ta. Bánh chưng, bánh dầy, món ăn tuy đơn giản nhưng mang nhiều ý nghĩa sâu xa về vũ trụ và nhân sinh.
Theo triết lý âm dương thì bánh chưng với dáng dấp của mặt đất hình vuông, mang một màu xanh của sự sống và thịnh vượng, là âm. Bánh dầy có hinh tròn, màu nếp trắng, tượng trưng cho trời, là dương. Và theo quan niệm của người Việt Nam ta thì " vuông tròn" là một điều rất tốt.


Nếp là nguyên liệu chính để gói bánhBánh chưng, bánh dầy được coi là một trong nhưng món thức ăn trang trọng , cao quý của dân tộc Việt Nam. Theo người Việt Nam quan niệm rằng bánh chưng là âm tượng trưng cho mẹ, bánh dầy là dương tương xứng với cha. Vì thế bánh chưng, bánh dầy được dùng để cúng tổ tiên, ông bà, trời đất thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn , nhớ công ơn sinh thành nuôi dưỡng, bao la như trời bể của cha mẹ.
Bánh chưng, bánh dầy cho tới ngày nay vẫn là món ăn duy nhất được sách sử Việt Nam ghi chép lại. Theo truyền thuyết, bánh chưng bánh dầy có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân.Vua muốn truyền ngôi cho con, nhân dịp đầu xuân, mới hội các con mà bảo rằng: "Con nào tìm được thức ngon lành để bày cỗ có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho".


Gói bánh
Các con trai đua nhau kiếm của con vật lạ, hy vọng được làm vua. Người con trai thứ mười tám của Hùng Vương thứ 6 là Lang Lèo (tên chữ gọi là Tiết Liêu), tính tình thuần hậu, chí hiếu, song vì mẹ mất sớm, không có người mẹ chỉ vẽ cho, nên rất lo lắng không biết làm sao, bỗng nằm mơ thấy Thần Đèn bảo: "Vật trong trời đất không có gì quí bằng gạo, là thức ăn nuôi sống người. Nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng Trời Đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành".
Lang Lèo (sau có người gọi Lang Liêu) tỉnh dậy, mừng rỡ làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp, đậu xanh thật tốt, thịt lợn (heo) ba rọi dày thật tươi.


Nấu bánh Đến hẹn, các lang (con vua) đều đem cỗ tới, đủ cả sơn hào hải vị. Lang Lèo chỉ có bánh Dầy bánh Chưng. Vua lấy làm lạ hỏi, ông đem thần mộng tâu lên. Vua nếm bánh, thấy ngon, lại khen có ý nghĩa hay, bèn truyền ngôi cho Lang Lèo, tức đời vua Hùng Vương thứ 7.
Từ đó, cứ đến Têt nguyên đán hay các đám cưới, đám tang, dân gian bắt chước làm theo, sau thành tục lệ để cúng Tổ tiên, cúng Trời Đất. Món bánh chưng, một món bánh độc đáo và rất ngon nhưng được làm với những nguyên liệu rất đơn giản mộc mạc, rất dễ tìm kiếm. Không phân biệt vùng miền, mọi nơi trên đất nước Việt Nam đều có thể tìm thấy nguyên liệu để làm ra bánh. Bánh chưng được làm từ các nguyên liệu gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và gói trong lá dong... Lúa gạo thì tượng trưng cho nền văn hóa lúa nước, nhiệt đới, nóng và ẩm, mang tính đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, thịt lợn hay thịt heo được coi là loại lành nhất, đậu xanh vừa ngon lành vừa bổ dưỡng. Mang tất cả những thức đó kết hợp với nhau sẽ tạo ra một hương vị rất thơm ngon, đủ chất và bổ dưỡng.

Bình luận (0)
Hoàng Thúy An
31 tháng 1 2018 lúc 21:46

Dân tộc nào cũng có thức ăn truyền thống. Song chưa thấy dân tộc nào có một thức ăn vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời, lại vừa có nhiều ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh như bánh chưng, bánh dầy của Việt Nam.
Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất, âm. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Đông Phương nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng.
Bánh chưng âm giành cho Mẹ, bánh dầy dương giành cho Cha. Bánh chưng bánh dầy là thức ăn trang trọng, cao quí nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.
Theo truyền thuyết, bánh chưng bánh dầy có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân.Vua muốn truyền ngôi cho con, nhân dịp đầu xuân, mới hội các con mà bảo rằng: ”Con nào tìm được thức ngon lành để bày cỗ có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho”.
Các con trai đua nhau kiếm của con vật lạ, hy vọng được làm vua. Người con trai thứ mười tám của Hùng Vương thứ 6 là Lang Lèo (tên chữ gọi là Tiết Liêu), tính tình thuần hậu, chí hiếu, song vì mẹ mất sớm, không có người mẹ chỉ vẽ cho, nên rất lo lắng không biết làm sao, bỗng nằm mơ thấy Thần Đèn bảo: ”Vật trong trời đất không có gì quí bằng gạo, là thức ăn nuôi sống người. Nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng Trời Đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành”.
Lang Lèo (sau có người gọi Lang Liêu) tỉnh dậy, mừng rỡ làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp, đậu xanh thật tốt, thịt lợn (heo) ba rọi dày thật tươi.
Đến hẹn, các lang (con vua) đều đem cỗ tới, đủ cả sơn hào hải vị. Lang Lèo chỉ có bánh Dầy bánh Chưng. Vua lấy làm lạ hỏi, ông đem thần mộng tâu lên. Vua nếm bánh, thấy ngon, lại khen có ý nghĩa hay, bèn truyền ngôi cho Lang Lèo, tức đời vua Hùng Vương thứ 7.
Từ đó, cứ đến Têt nguyên đán hay các đám cưới, đám tang, dân gian bắt chước làm theo, sau thành tục lệ để cúng Tổ tiên, cúng Trời Đất.
Bánh chưng độc đáo, sáng tạo, đậm đà bản sắc dân tộc còn ở những vật liệu và cách gói, cách nấu. Lúa gạo thì tượng trưng cho nền văn hóa lúa nước, nhiệt đới, nóng và ẩm, được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau, mang tính đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam hay Đông Nam Á. Người Trung Hoa ưa chế biến từ bột mì hơn; người Ấn Độ thì ưa chế biến từ kê…
Thịt lợn hay heo được coi là lành nhất, nên các bệnh viện ngày nay thường chỉ sử dụng lọai thịt heo chứ không dùng thịt bò hay thịt gà là thức ăn chính cho bệnh nhân. Người Việt thích thịt luộc hay nấu. Đậu xanh vừa ngon lành vừa bổ dưỡng. Bánh chưng như thế rất nhiều chất, đặc trưng của các món ăn Việt Nam.
Độc đáo hơn nữa, khi nấu trong một thời gian khá dài thường trên 10 tiếng, phải để lửa râm râm, bánh mới ngon. Nấu bằng lò gas, tuy nhanh, nóng quá cũng sẽ không ngon. Vì được gói bằng lá dong, bánh chưng vừa xanh vừa đẹp, thơm hơn lá chuối. Phải gói thật kín, không cho nước vào trong, bánh mới ngon. Lạt phải buộc thật chật, chắc; gói lỏng tay, ăn không ngon. Song nếu chắc quá, bánh cũng không ngon.
Tuy gọi là luộc (người Việt Nam thích luộc, người Trung Quốc thích quay), song vì nước không tiếp xúc với vật liệu được luộc, nên lại là hình thức hấp hay chưng (chưng cách thủy), khiến giữ nguyên được chất ngọt của gạo, thịt, đậu!
Có lẽ vì cách chế biến bằng chưng, nên mới gọi là bánh chưng. Vì thời gian chưng lâu nên các hạt gạo mềm nhừ quyện lấy nhau, khác hẳn với xôi khi người ta “đồ”, khi hạt gạo nhừ quyện vào nhau như thế, người ta gọi bánh chưng “rền”. Vì nấu lâu như thế, các vật liệu như thịt (phải là thịt vừa nạc vừa mỡ mới ngon; chỉ thịt nạc, nhân bánh sẽ khô), gạo, đậu đều nhừ. Cũng vì thời gian chưng lâu, khiến các chất như thịt, gạo đậu nhừ, có đủ thời gian chan hòa, ngấm vào nhau, trở thành hương vị tổng hợp độc đáo, cũng mang một triết lý sống chan hòa, hòa đồng của dân tộc ta.
Cách chế biến như thế rất độc đáo, công phu. Bánh chưng nhất là bánh dầy có thể để lâu được. Khi ăn bánh chưng, người ta có thể chấm với các lọai mật hay với nước mắm thật ngon, giàu chất đạm; cũng có thể ăn thêm với củ hành muối, củ cải dầm hay dưa món… Dân Bắc Ninh xưa thích nấu bánh chưng, nhân vừa thịt vừa đường!
Bánh chưng, bánh dầy quả thật là một món ăn độc đáo có một không hai của dân tộc. Bánh chưng là một trong những bằng chứng cụ thể chứng tỏ văn hóa ẩm thực Việt Nam có nhiều tiềm năng khiến Việt Nam trở thành một cường quốc về văn hóa ẩm thực!

Bình luận (0)
Nguyễn Đức Anh
Xem chi tiết
Huy Giang Pham Huy
17 tháng 1 2017 lúc 22:00

Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Nguyên liệu làm bánh bao gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong, bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt, cũng như ngày giổ tổ Hùng Vương) (mùng 10 tháng 3 âm lịch
Nguyên liệu

Lá: Thường là lá cây dong tươi. Lá dong chọn lá dong rừng bánh tẻ, to bản, đều nhau, không bị rách, màu xanh mướt. Tuy nhiên, tùy theo địa phương, dân tộc, điều kiện và hoàn cảnh, lá gói bánh có thể là lá chít (một loại tre), lá chuối hay thậm chí cả lá bàng , giấy bạc.

Lạt buộc: Bánh chưng thường dùng lạt giang được chẻ từ ống cây giang. Lạt được ngâm nước muối hay hấp cho mềm trước khi gói.

Gạo nếp: Gạo nếp thường dùng gạo thu hoạch vụ mùa. Gạo vụ này có hạt to, tròn, dẻo đều và mới thu hoạch sẽ thơm dẻo hơn các vụ khác. Nhiều người chọn nếp cái hoa vàng hay nếp nương, thực ra không đến nỗi cầu kỳ như thế vì đây là loại bánh mang tính đại chúng.

Đỗ xanh: Đỗ thường được lựa chọn công phu, tốt nhất là loại đỗ trồng ở vùng đồi trung du Việt Nam (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Phú Thọ v.v. sẽ thơm và bở hơn). Sau thu hoạch đỗ cần phơi nắng đều thật khô, sàng sẩy hết rác, bụi, hạt lép, phân loại hạt rồi đóng vào hũ, lọ bằng sành là tốt nhất

Thịt: Thường là thịt lợn, chọn lợn ỉ được nuôi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công (nuôi chuồng hoặc nuôi thả, thức ăn bằng cám rau tự nhiên không dùng thuốc tăng trọng hoặc thức ăn gia súc). Thịt ba chỉ (ba dọi) với sự kết hợp của mỡ và nạc cho nhân bánh vị béo đậm đà, không khô bã như các loại thịt mông, thịt nạc thăn. Một số nơi, như tại Trường Sa, những người lính còn làm món bánh chưng với nhân độc nhất vô nhị là dùng thịt chó hay thịt gà.
Gia vị các loại: Hạt tiêu, hành củ dùng để ướp thịt làm nhân. Muối dùng để trộn vào gạo, đỗ xanh và ướp thịt. Đặc biệt thịt ướp không nên dùng nước mắm vì bánh sẽ chóng bị ôi, thiu. Ngoài ra một số loại gia vị khác ít phổ biến hơn cũng được sử dụng như thảo quả, tinh dầu cà cuống thường sử dụng tẩm ướp trong nhân bánh tại Hà Nội xưa, tuy nay ít nơi còn cầu kỳ gia thêm loại gia vị này.

Phụ gia tạo màu: Bánh chưng với màu xanh của nếp được tạo thành bằng cách quay mặt trên của lá dong, lá chuối (mặt có màu xanh thẫm) vào trong, áp với bề mặt của gạo nếp. Một số nơi còn sử dụng các phụ gia khác như lá dứa hay lá giềng xay nhuyễn vắt lấy nước trộn gạo vừa tạo hương thơm vừa tạo cho bánh có màu xanh ngọc.

Chuẩn bị

Lá dong: Rửa từng lá thật sạch hai mặt và lau thật khô. Rửa càng sạch bánh càng đỡ bị mốc về sau. Trước khi gói lá dong được người gói bánh dùng dao bài mài thật sắc (loại dao nhỏ chuyên dùng để gọt) cắt lột bỏ bớt cuộng dọc sống lưng lá để lá bớt cứng, để ráo nước (nếu lá quá giòn có thể hấp một chút để lá mềm dễ gói).

Gạo nếp: Nhặt loại bỏ hết những hạt gạo khác lẫn vào, vo sạch, ngâm gạo ngập trong nước cùng 0,3% muối trong thời gian khoảng 12-14 giờ tùy loại gạo và tùy thời tiết, sau đó vớt ra để ráo. Có thể xóc với muối sau khi ngâm gạo thay vì ngâm nước muối.

Đỗ xanh: Đỗ làm dập vỡ thành các mảnh nhỏ, ngâm nước ấm 40° trong 2 giờ cho mềm và nở, đãi bỏ hết vỏ, vớt ra để ráo. Nhiều nơi dùng đỗ hạt đã đãi vỏ trong khi những nơi khác cho vào chõ đồ chín, mang ra dùng đũa cả đánh thật tơi đều mịn và sau đó chia ra theo từng nắm, mỗi chiếc bánh chưng được gói với hai nắm đậu xanh nhỏ. Cũng có một số nơi nhét sẵn thịt lợn vào giữa nắm đỗ.
Thịt lợn: Thái thành miếng to bản và dài, tẩm ướp chút muối, hạt tiêu bột (tốt nhất là hạt tiêu đã được rang thơm, tán nhỏ), hành củ, không dùng nước mắm khi ướp.

Gói bánh

Bánh chưng được gói không khuôn tại một gia đình, với chiếc lá trong cùng quay mặt xanh vào trong để tạo màu cho gạo, 2 lá quay mặt xanh ra ngoài với dụng ý hình thức.Thông thường có hai cách gói bánh chưng: gói bằng tay không hoặc gói theo khuôn hình vuông khoảng 20 cm x 20 cm x 7cm sẵn có. Khuôn thường làm bằng gỗ.

Cách gói tay thông thường

Rải lạt xuống mâm tròn tạo hình chữ thập. Đặt 2 chiếc lá dong lên trên lạt, nằm chồng 1/2 theo chiều dài lá lên nhau, chú ý phải quay mặt trên của 2 lá ra phía ngoài và mặt kém xanh hơn (mặt dưới) vào trong. Lượt sau: 2 lá rải như lượt đầu nhưng vuông góc với lượt đầu, chú ý là lần này lại phải làm ngược lại, quay mặt trên lá (xanh hơn) lên trên, mặt kém xanh hơn, úp xuống dưới.

Gạo nếp, xúc 1 bát đầy đổ vào tâm của hình chữ thập, dùng tay gạt đều, tạo hình vuông mỗi cạnh 20 cm. Lấy 1 nắm đỗ xanh bóp nhẹ và rải đều vào giữa vuông gạo đến gần hết bìa gạo.

Thịt lợn, lấy 1, 2 miếng tùy cỡ đã thái rải đều vào giữa bánh

Lấy tiếp 1 nắm đỗ xanh nữa bóp nhẹ rải đều phủ lên trên thịt

Xúc 1 bát gạo nếp đổ lên trên và phủ khỏa đều, che kín hết thịt và đỗ

Gấp đồng thời 2 lá dong lớp trên vào, vừa gấp vừa vỗ nhẹ để tạo hình khối vuông

Gấp tiếp đồng thời 2 lá dong lớp dưới vào như lớp trên, vừa gấp vừa lèn chặt tay

Dùng lạt buộc xoắn lại tạo thành hình chữ thập

Hai bánh chưng buộc úp vào nhau thành một cặp

Với cách gói có khuôn các giai đoạn cũng được tiến hành như trên. Tuy nhiên, người ta cắt tỉa bớt lá dong cho gọn (vừa kích thước khuôn) và đặt trước các lớp lá xen kẽ nhau vào trong khuôn (Ba hoặc bốn lá, nếu gói bốn lá, bánh sẽ vuông đẹp hơn. Khi đó thường thì hai lá xanh quay ra ngoài xếp tại hai góc đối xứng nhau, và hai lá xanh quay vào trong để tạo màu cho bánh). Sau khi đã cho nhân vào trong, các lớp lá lần lượt được gấp lại và sau đó được buộc lạt.

Cách gói bánh có khuôn thì bánh đều nhau hơn và chặt hơn do được vỗ đều gạo, nén chặt, còn gói không khuôn thì bánh được gói nhanh hơn do đỡ mất công đo cắt lá theo kích thước khuôn. Bánh được gói không khuôn thì mặt trên lá được quay ra ngoài, còn với bánh có khuôn thì mặt dưới lá lại được quay ra ngoài.

Luộc bánh

Lấy xoong to, dầy với dung tích trên 100 lít tùy theo số lượng bánh đã được gói. Rải cuộng lá dong thừa xuống dưới kín đáy nhằm mục đích tránh cho bánh bị cháy. Xếp lần lượt từng lớp bánh lên đến đầy xoong và xen kẽ các cuộng lá thừa cho kín nồi. Đổ ngập nước nồi và đậy vung đun. Người nấu bánh thường canh giờ tính từ thời điểm nước sôi trong nồi và duy trì nước sôi liên tục trong 10 đến 12 giờ. Trong quá trình đun, thỉnh thoảng bổ sung thêm nước nóng để đảm bảo nước luôn ngập bánh (người thực hiện thường đặt sẵn ấm nước bên cạnh bếp đun bánh để tận dụng nhiệt lượng). Những chiếc bánh ở trên có thể được lật giở để giúp bánh chín đều hơn, tránh tình trạng bị lại gạo sau này. Trong lúc đun, có thể lấy bánh ra, rửa qua trong nước lạnh, thay một lượt nước mới khác, bánh sẽ rền, ngon hơn.

Ép bánh, bảo quản

Sau khi luộc xong, vớt bánh ra rửa sạch lá trong nước lạnh cho hết nhựa, để ráo. Xếp bánh thành nhiều lớp, dùng vật nặng đè lên để ép bánh cho ra nước, chắc mịn (tục gọi là để cho rền bánh) và phẳng đều trong vài giờ. Hoàn tất công đoạn ép bánh, bánh được treo lên chỗ khô ráo trong nhà để bảo quản.

Bánh thường được treo ở nơi thoáng mát, không bụi bặm, ẩm thấp để tránh bị mốc và ôi thiu, tùy thời tiết có thể để được hàng tháng trời không hỏng. Nhiều vùng ngày xưa còn đưa bánh xuống ngâm dưới ao hoặc giếng nước để bảo quản, lá bánh với nhựa của gạo khi nấu là lớp màng ngăn nước lọt vào làm hỏng bánh. Cách ngâm nước bảo quản bánh chưng tương truyền gắn với sự tích vua Quang Trung tiến quân ra Bắc Hà vào dịp tết nguyên đán năm Kỷ Dậu (1789), nhân dân bỏ bánh chưng xuống ao, ngừng ăn tết nhằm hoàn tất đại cuộc phá Thanh và ăn tết muộn sau đó. Tuy nhiên, hiện cũng ít nơi còn sử dụng phương thức bảo quản này.

Trên bàn thờ ngày tết không thể thiếu bánh chưng và bánh thường được bày theo cặp. Nhiều người cầu kỳ còn bóc bỏ lớp lá bên ngoài của bánh và gói lại bằng lá tươi mới, sau đó buộc lạt màu đỏ trước khi đặt lên bàn thờ.
Trên mâm cỗ ngày Tết, bánh chưng vuông thường được cắt chéo bằng chính lạt gói bánh đó, bánh chưng dài thường cắt lát ngang, gọi là "đồng bánh", để ăn cùng với dưa hành, nước mắm rắc chút bột tiêu. Ra sau tết, bánh có thể bị lại gạo, bị cứng, khi đó người ta thường đem rán vàng trong chảo mỡ và ăn kèm với dưa góp.

Trên đây là các công đoạn chuẩn bị và cách gói bánh chưng thông thường tại các gia đình cộng đồng người Việt vào dịp Tết.

Bình luận (0)
Ngọc Nguyễn Minh
18 tháng 1 2017 lúc 13:17

Ngày tết là một ngày mà tất cả mọi người đều coi trọng. Đó à những ngày được coi là ngày hen sui cả năm. Nên mọi người chọn gì để trưng bày ngày tết, ăn uống trong ngày tết rất được chú ý. Tại sao mọi người lại chọn gà để cúng đầu năm mà không chọn vịt? đó là vì gà đem lại may mắn cho họ. Ngày đầu năm có rất nhiều thứ, nhiều món ăn rất kiên kỵ.

Các món ăn được mọi người chọn lựa một cách kỹ càng. Để cầu may cho cả gia đình. Ví dụ như đầu năm người ta thường làm bánh chưng, bánh tét để cúng ong bà tổ tiên của họ. Nguyện liệu được làm bằng nếp, gạo để diễn tả cho sự may mắn, quanh năm đều có gạo, nếp trong nhà. Còn thể hiện sự đầy đủ, cơm ăn áo mặc. Không chỉ vậy, trái cây còn được mọi người chuẩn bị rất đầy đủ như đu đủ, dừa, mãng cầu và một số loại nữa thể hiện cho sự cầu vừa đủ xài trong năm.

Nói đến món ăn không thể nào khớt từ được chiếc bánh chưng trong ngày tết. Chiếc bánh chưng thể hiện cho nét văn hóa dân toccj từ bao đời nay. Nó có từ rất lâu, thể hiện cho những công đoạn cực khổ mới có được nó. Như từ khi gieo hạt, trồng cấy, thu hái, xay giã, gói luộc đối với người nông dân ở miền xuôi, miền ngược, miền Bắc, miền Nam. Và, bánh chưng cũng có thể được mua như mua các loại hàng hoá khác đối với những người dân các vùng đô thị trong nước và ở nước ngoài. Chiếc bánh chưng ngày tết dù tự túc, tự sản hay được mua bán như những thứ hàng hoá khác nhưng đều có chung một điểm: Đó là sản vật không thể thiếu để dâng cúng lên cha mẹ, ông bà, tổ tiên trong ngày Tết.

Không chỉ vậy, khi chúng ta ăn một miếng bánh chưng sau khi cúng lễ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, dư vị thời gian, không gian huyền thoại của lịch sử như cùng quy tụ trong màu xanh của bánh, mùi thơm thảo của hạt nếp tiền nhân để cùng suy ngẫm về ý nghĩa triết học và giá trị nhân văn của các truyền thuyết, các sự tích về bánh chưng của người Việt. Bên cạnh đó, chiếc bánh chưng làm ta nhớ đến những nét đẹp văn hóa từ bao đời nay và đó cũng là một cách di dưỡng tinh thần, làm giàu thêm bản sắc văn hoá tâm linh và văn hoá ẩm thực Việt Nam.

Bình luận (0)
Trần Văn Thái
18 tháng 1 2017 lúc 19:39

Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.

Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon và đậm đà nhất. Về phần nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.

Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..

Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.

Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.

Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.

ĐỐi với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.

Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.

Bình luận (0)
Kafu Chino
Xem chi tiết
Ngô Thị Thu Trang
31 tháng 1 2018 lúc 21:19

Mỗi khi Tết đến xuân về là dịp mà mọi người thân trong gia đình quây quần về với mâm cơm ấm áp cùng gia đình. Những món ăn truyền thống như dưa hành bánh tét luôn luôn là những món được các thành viên trong gia đình nhớ mãi. Và món thịt kho tàu hầu như được ưu ái hơn cả và thuyết minh về món ăn ngày tết thịt kho tàu được khá nhiều người tìm hiểu nhằm muốn 1 cái tết đủ vị đủ lễ. Sau đây là một số ý chính trong bài văn nên có mời chị em cùng tìm hiểu.

Thịt kho tàu, cùng với bánh tét, dưa hấu, canh khổ qua dồn thịt, đã trở thành món không thể thiếu trong thực đơn ngày Tết của người Nam Bộ.

Miếng thịt mềm rục có cả màu đỏ au của thịt nạc, trong trong của mỡ, nâu nâu của bì hầm nhừ, sóng sánh vàng ươm của nước màu chưng đường, kèm vị bùi của nước dừa xiêm, vị mặn của nước mắm đã được làm thanh đi bằng đường, thi thoảng có thêm vị hắc của chút xì dầu, điểm xuyết thêm mấy hột vịt luộc mà nước thịt ngấm đều từ trong lòng đỏ đến lòng trắng.

Món thịt kho đặt cạnh bát cơm trắng thơm nức trên bàn thờ ông bà, bên cạnh đĩa dưa chua, dường như đã thành truyền thống trong mâm cơm cúng tưởng nhớ ông bà tổ tiên.

Rất nhiều người Việt nghe nói đến kho tàu” thì đều nghĩ, món ăn này được bắt nguồn từ Trung Quốc. Tuy nhiên người Hoa lại rất ít người ăn món này.

Theo nhà văn người nam bộ Bình Nguyên Lộc, chữ "tàu", ở đây, theo nghĩa của người "miền dưới" là "lạt", như sông Cái Tàu Thượng, sông Cái Tàu Hạ là hai con sông nước lợ. Như vậy thịt kho tàu không phải là thịt kho của người Trung Hoa, mà chỉ đơn giản là món thịt kho lạt.

Cũng có thuyết rằng, món thịt kho bên Tàu từ cái ông tể tướng Vương An Thạch đời Tống nghĩ ra, nhưng xem lại thì cái món thịt kho của ông, chẳng giống gì cái cách mà chúng ta thấy ở miếng thịt kho tàu xứ Việt.

Vậy hóa ra cái món thịt kho mà được cả miền Nam hâm mộ ấy, đúng như lời giáo sư Trần Văn Khê nói: món thịt kho "tàu" hóa ra lại là "ta" hoàn toàn, món Việt trăm phần trăm.

Thịt kho tàu cũng như bao món kho khác, được nấu như món ăn để lưu trữ dài ngày vào dịp Tết.

Nấu thịt kho tàu không khó, nhưng để nấu ngon, cũng không dễ chút nào. Miếng thịt mềm nhừ mà không nát, không bị quắt lại, màu thịt đỏ au ánh lên màu cánh gián, trứng vịt thấm đẫm nước thịt mà không đen, nước thịt vàng trong, không quá nhiều nước nhưng cũng không quá cạn làm khô miếng thịt.

Mỗi lần ăn có thể mang ra đun lại, càng nhiều lửa, thịt càng rục, càng mềm, càng ngon. Thịt kho tàu có thể được ăn với nhiều món, cơm trắng, dưa kiệu, dưa giá nhưng có lẽ phổ biến nhất là ăn kèm với dưa cải chua. Có lẽ vì mặn, vị ngọt, vị bùi béo của thịt kho tàu kết hợp với vị chua xen lẫn cay cay của dưa cải muối xối, tạo nên hương vị quyến rũ đến bất ngờ.

Bình luận (0)
Anh và em
31 tháng 1 2018 lúc 21:22

Thịt kho tàu, cùng với bánh tét, dưa hấu, canh khổ qua dồn thịt, đã trở thành món không thể thiếu trong thực đơn ngày Tết của người Nam Bộ.

Miếng thịt mềm rục có cả màu đỏ au của thịt nạc, trong trong của mỡ, nâu nâu của bì hầm nhừ, sóng sánh vàng ươm của nước màu chưng đường, kèm vị bùi của nước dừa xiêm, vị mặn của nước mắm đã được làm thanh đi bằng đường, thi thoảng có thêm vị hắc của chút xì dầu, điểm xuyết thêm mấy hột vịt luộc mà nước thịt ngấm đều từ trong lòng đỏ đến lòng trắng.

Món thịt kho đặt cạnh bát cơm trắng thơm nức trên bàn thờ ông bà, bên cạnh đĩa dưa chua, dường như đã thành truyền thống trong mâm cơm cúng tưởng nhớ ông bà tổ tiên.

Rất nhiều người Việt nghe nói đến kho tàu” thì đều nghĩ, món ăn này được bắt nguồn từ Trung Quốc. Tuy nhiên người Hoa lại rất ít người ăn món này.

Theo nhà văn người nam bộ Bình Nguyên Lộc, chữ "tàu", ở đây, theo nghĩa của người "miền dưới" là "lạt", như sông Cái Tàu Thượng, sông Cái Tàu Hạ là hai con sông nước lợ. Như vậy thịt kho tàu không phải là thịt kho của người Trung Hoa, mà chỉ đơn giản là món thịt kho lạt.

Cũng có thuyết rằng, món thịt kho bên Tàu từ cái ông tể tướng Vương An Thạch đời Tống nghĩ ra, nhưng xem lại thì cái món thịt kho của ông, chẳng giống gì cái cách mà chúng ta thấy ở miếng thịt kho tàu xứ Việt.

Vậy hóa ra cái món thịt kho mà được cả miền Nam hâm mộ ấy, đúng như lời giáo sư Trần Văn Khê nói: món thịt kho "tàu" hóa ra lại là "ta" hoàn toàn, món Việt trăm phần trăm.

Thịt kho tàu cũng như bao món kho khác, được nấu như món ăn để lưu trữ dài ngày vào dịp Tết.

Nấu thịt kho tàu không khó, nhưng để nấu ngon, cũng không dễ chút nào. Miếng thịt mềm nhừ mà không nát, không bị quắt lại, màu thịt đỏ au ánh lên màu cánh gián, trứng vịt thấm đẫm nước thịt mà không đen, nước thịt vàng trong, không quá nhiều nước nhưng cũng không quá cạn làm khô miếng thịt.

Mỗi lần ăn có thể mang ra đun lại, càng nhiều lửa, thịt càng rục, càng mềm, càng ngon. Thịt kho tàu có thể được ăn với nhiều món, cơm trắng, dưa kiệu, dưa giá nhưng có lẽ phổ biến nhất là ăn kèm với dưa cải chua. Có lẽ vì mặn, vị ngọt, vị bùi béo của thịt kho tàu kết hợp với vị chua xen lẫn cay cay của dưa cải muối xối, tạo nên hương vị quyến rũ đến bất ngờ.

Bình luận (0)
nguyễn thị thảo ngân
31 tháng 1 2018 lúc 21:28

Thịt đông là lời chúc "trong trẻo vận niên, tình duyên tốt đẹp". Với gia đình tôi, thịt đông là một món đặc biệt mà ai cũng mong ngóng mỗi dịp xuân về...

Ngày tôi còn bé, hình ảnh mẹ tôi cặm cụi bên bếp lửa chuẩn bị các món ăn cho bố con tôi luôn mang đến cho tôi những thích thú lẫn xúc động sâu sắc. Nhưng khoảnh khắc khiến tôi náo nức và chờ đón nhất là những ngày Tết đến, tôi cùng các anh chị phụ bếp và xem mẹ cẩn thận nấu món thịt đông để dùng trong suốt dịp Tết.

Mẹ tôi bảo, có những món chỉ nên ăn vào dịp Tết mới đúng điệu và mới cảm nhận được đầy đủ hương vị của món ăn. Vì thế, với gia đình tôi lúc đó, thịt đông là một món đặc biệt mà ai cũng mong ngóng mỗi dịp xuân về.

Mẹ tôi nấu thịt đông rất ngon, anh cả tôi vẫn thường thắc mắc không biết mẹ làm thế nào mà nấu được món thịt đông "độc nhất vô nhị" như vậy. Ngay cả sau này khi đã lớn lên, tôi chưa gặp một ai nấu món thịt đông đặc biệt như mẹ tôi ngày xưa. Miếng thịt mềm mà không nát, miếng da heo cũng chẳng mất độ dai, lớp mỡ trong veo và miếng đông thì lại ngon tuyệt.

Cơm nóng mà gắp một miếng thịt đông thật chắc, chấm vào bát nước mắm tiêu cay nhè nhẹ, phụ hợp với vài miếng dưa cải chua thơm hăng hăng rồi thong thả nhai để cảm nhận lớp mỡ đang tan ra như một thứ kem mát dịu trên đầu lưỡi, thấm tháp cái vị ngon ngọt của miếng thịt, chao ôi là ngon!

Cũng như mẹ, giờ đây tôi lại nấu món thịt đông ngày Tết. Tôi chọn mua thịt chân giò vì phải nấu bằng chân giò thì bát thịt mới đông nhanh và đông chắc, cắt những miếng thịt vừa ăn, không to (sẽ lâu mềm) không nhỏ (sau khi mềm sẽ không đẹp).

Thêm vào nồi một ít bì thăn lợn, cho nước xâm xấp rồi nêm hạt nêm để tăng vị thơm ngon, đậm đà của món ăn. Trong suốt quá trình nấu, phải thường xuyên vớt bọt và váng mỡ để thịt trong và không bị vỡ. Cứ thế riu riu lửa cho đến khi dùng chiếc đũa xăm vào thấy thịt mềm là được.

Chuẩn bị một ít bát để múc ra. Trước khi múc cho một ít tiêu vào bát rồi mới chia thịt ra đều các bát, cuối cùng mới chan nước vào, nước chỉ sát mặt thịt và để đông rồi cho vào tủ lạnh. Ngày xưa nhà tôi không có tủ lạnh nhưng mùa xuân cao nguyên tiết trời lạnh giá nên những bát thịt đông vẫn chắc và không bị vỡ khi cắt ra dùng.

Thịt đông với nguyên liệu chính là mỡ và thịt hòa quyện, xen kẽ nhau tạo thành một bảng màu nhè nhẹ, dìu dịu chan hòa vào nhau, trong suốt như lời chúc "Trong trẻo vận niên, Tình duyên tốt đẹp". Bây giờ, những khi làm thịt đông hay ngồi gắp miếng thịt đông cho các con, tôi vẫn thầm mong các con tôi có thể cảm nhận được tâm tình và lời ước nguyện của tôi gửi gắm trong những lát thịt thơm tho, trong trẻo và mềm mướt ấy.

Tết phải có thật nhiều món ăn mới là Tết, để khi chỉ mới nghĩ đến hoặc mới nhìn đã thấy tràn ngập hương vị trong hồn, trong tâm, trên lưỡi. Riêng với tôi, thịt đông là một trang sách đầy sắc màu, hương vị và ý nghĩa trong cuốn sách lừng danh gọi là Chúc Tết.

Bình luận (0)
Kafu Chino
Xem chi tiết
Thảo Phương
31 tháng 1 2018 lúc 21:38
Nem là món ăn truyền thống của người Việt. Món nem rất dễ thực hiện, nguyên liệu phổ biến. Vì vậy, để có được món nem rán giòn trong bữa cơm ngày Tết cũng như bữa cơm thường ngày chúng ta chỉ cần mất chút ít thời gian. Dưới đây là công thức và cách chế biến món nem rán giòn ngày Tết.

Món nem rán giòn là một trong những món ăn giàu dinh dưỡng, được coi là món khoái khẩu của nhiều người. Trong bữa cơm ngày Tết không thể thiếu đi món nem thơm ngon, rán giòn.

Để chuẩn bị món nem rán cho bữa cơm Tết không hề khó và mất quá nhiều thời gian như nhiều người nghĩ. Dưới đây là cách làm món nem rán giòn cho bữa cơm Tết.

Nguyên liệu làm nem ngon:

Thịt sấn vai: 400g

Hành tây: 1 củ nhỏ

Giá đỗ: 150gr

Miến: 100gr

Nấm hương: vài cái

Mộc nhĩ: vài tai

Cà rốt: 1 củ

Trứng: 2 quả

Hành hoa, rau mùi, hạt tiêu, mắm, gia vị.

Vỏ bánh đa nem: 35 – 40 cái

Thực hiện làm món nem rán:

Thịt đem rửa sạch, xay (hoặc băm nhỏ).

Hành tây, cà rốt thái nhỏ (hoặc xay thô nhỏ).

Miến ngâm nước ấm tầm 30 độ C khoảng 5 phút cho mềm, cắt ngắn.

Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nở, thái nhỏ.

Giá đỗ, hành hoa, rau mùi rửa sạch, thái nhỏ.

Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị ở các bước trên vào một âu lớn. Rưới vào âu một thìa ăn cơm dầu ăn, thêm hạt tiêu, mắm, gia vị, hạt nêm (nên cho nhạt vì khi ăn còn chấm cùng mắm chua ngọt).

Đập vào âu 2 quả trứng (nếu nhiều nhân nem thì có thể cho nhiều trứng hơn) rồi trộn đều lên để các nguyên liệu quyện vào với nhau.

Trải bánh đa nem ra, dùng tay nhúng vào bia rồi xoa đều quanh mặt chiếc bánh (bia có tác dụng làm vỏ bánh được giòn). Xúc một ít nhân cho vào 1 đầu của chiếc bánh rồi cuốn lại (khi cuốn không nên cuốn chặt quá, khi rán nem sẽ bị bục).

Đun sôi dầu ăn, cho nem vào rán qua, khi ăn sẽ rán nem lại 1 lần nữa cho chín vàng đều là được (nên rán nem ngập dầu và lửa to sẽ làm nem không bị ngậm quá nhiều dầu ăn).

.Nếu muốn làm nem cho bữa sau dùng dần, các bạn có thể làm 1 lúc thật nhiều nem, rán qua rồi cho vào hộp, cất vào ngăn đá tủ lạnh để dùng dần. Khi nào ăn chỉ cần lấy nem ra và rán cho chín vàng giòn luôn mà không cần phải rã đông.

Bình luận (0)
Anh và em
31 tháng 1 2018 lúc 21:42

Ngày nay, mặc dù có nhiều cách làm nem rán ngon như nem rán hải sản, nem rán chay, chả giò... nhưng món nem rán truyền thống vẫn là món ăn ngon được người miền Bắc yêu thích và làm trong dịp ngày rằm, lễ Tết cổ truyền.

Nhân nem của miền Bắc có nhiều rau, củ quả hơn, ngoài ra còn có nấm hương, mộc nhĩ, thậm chí là miến. Đặc biệt nem miền Bắc được gói bằng bánh đa nem mỏng dính, cuốn nhiều lớp tới lúc rán lên thì thấy giòn nhưng cắn lại mềm.

Thịt nạc vai rửa sạch, băm hoặc xay nhỏ. Mộc nhĩ ngâm nước cho nở mềm, sau đó rửa sạch, thái sợi, xắt nhỏ. Miến cũng ngâm sơ qua nước lạnh cho mềm, vớt ra để ráo, dùng kéo cắt khúc cỡ 1,5-2cm. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng sau đó thái sợi. Giá đỗ rửa sạch, vớt ra để ráo, dùng tay bóp nát cho bớt nước để nhân nem không bị ra nước khi gói. Hành lá cắt rễ, rửa sạch, xắt nhỏ. Để món nem ngon, không bị nát thì các nguyên liệu không xắt nhỏ quá và độ dài của các loại nguyên liệu nên dài ngắn khác nhau.

Cho tất cả các nguyên liệu trên vào một cái tô lớn, trộn đều với chút gia vị, tiêu cho vừa khẩu vị, để khoảng 5 phút cho nhân ngấm gia vị, sau đó cho trứng vào trộn đều. Nếu bánh đa nem bị khô thì có thể bôi một lớp nước đã pha dấm lên bánh, nước pha dấm này vừa có tác dụng làm mềm bánh đa nem, vừa giúp cho nem giòn hơn khi rán. Đặt bánh đa nem lên mặt thớt sạch, múc khoảng 1 tới 1, 5 thìa nhân đã trộn, dàn trải nhân tạo hình nem, sau đó kéo bánh đa nem và bắt đầu cuốn một vòng cho chặt tay. Dùng ngón tay chỉnh hai đầu nem cho cân rồi gập 2 mép bánh đa nem lại rồi cuốn tròn tiếp là xong. Làm thế đến khi hết nguyên liệu.

Sau khi cuốn hết nem thì cho dầu vào chảo, không cần ngập dầu nhưng cũng phải ngập ít nhất nửa cái nem, đun nóng dầu ăn rồi thả nem vào chiên. Cho từng cái nem vào chảo và lấy đũa lăn nem tròn trên chảo để định hình và giữ cho hình dáng của nem tròn rồi mới xếp vào vị trí. Nếu mọi người cho nem vào chảo và cứ để như vậy cho tới khi vàng mặt rồi mới đảo mặt kia rán thì nem sẽ bị bẹt, không đẹp mắt.

Nếu ăn nem trong mâm cỗ Tết phải có bát nước chấm chua ngọt và ăn kèm với rau sống. Ai ăn bao nhiêu thì gắp vì đặc biệt nem chỉ chấm cái ăn liền mới giữ được độ giòn của vỏ bánh đa nem.

Ngày nay, do sự giao thoa về văn hóa, mâm cỗ Tết mỗi miền có thêm sự góp mặt của món ăn miền khác, tùy theo sở thích của gia đình. Vì vậy, món ăn ngày Tết ngày càng trở nên phong phú, đa dạng và ngon miệng hơn. Bữa cơm ngày Tết là thời điểm hết sức đầm ấm, gắn kết mọi người lại ôn chuyện năm cũ, bàn chuyện năm mới. Bởi thế mà, trong sâu thẳm tiềm thức của mỗi người dân đất Việt dù ở vùng nào, xứ nào thì mâm cơm ngày Tết luôn gắn kết tình thân và luôn mang ý nghĩa thiêng liêng trong mỗi gia đình Việt.

Bình luận (0)
OkeyMan
31 tháng 1 2018 lúc 22:00
Nem rán từ lâu đã là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm tất niên của người Việt. Dù được gọi với nhiều cái tên khác nhau nhưng với cách làm đơn giản, nem rán đã trở thành một trong những dấu ấn của ẩm thực Việt Nam. Tuy bắt nguồn từ một món ăn Trung Quốc nhưng nem rán đã được Việt hóa và trở thành một món ăn dân tộc, đặc sản tinh túy của ẩm thực Việt Nam. Nhưng chẳng ở đâu nem rán có sự hòa quyện của nhiều nguyên liệu độc đáo như tại Việt Nam. Trong nem rán có sự hóa thân của hạt gạo thành bột mịn tráng lá đa nem, những giọt nước mắm thơm lừng làm từ tôm, cá, có sự hòa quyện của nhiều thực phẩm và hương liệu thiên nhiên. Cũng vì vậy, chế biến nem rán đòi hỏi sự kì công ngay từ khâu chuẩn bị nguyên liệu với đầy đủ các thành phần gồm thịt băm, trứng, miến, một số loại củ để nem rán giòn lâu hơn. Để nem được thơm, nguyên liệu còn có thêm cả nấm hương, mộc nhĩ, hành củ, hành tươi và rau mùi. Ngoài ra, để vừa ăn, trong nhân nem cũng nêm thêm một số gia vị như đường, nước mắm, hạt tiêu... Và tất nhiên, không thể thiếu bánh đa nem. Sau khi chuẩn bị xong nguyên liệu, chúng ta bắt tay vào sơ chế. Nếu dùng miến thì ngâm nước đến khi mềm thì cắt nhỏ. Mộc nhĩ và nấm hương ngâm nước nóng cho nở đểu, rửa sạch rồi thái nhỏ. Các loại củ rửa sạch, gọt vỏ, thái sợi. Hành và tỏi đập dập, băm nhỏ. Sơ chế xong nguyên liệu, chúng ta trộn đều và nhuyễn tất cả các nguyên liệu trên, nêm cho vừa gia vị, sau đó đập trứng và đảo đều. Việc cuộn nem đòi hỏi sự khéo léo sao cho nem tròn đều, không bị rách vỡ. So với bước chuẩn bị và sơ chế, công đoạn chế biến nem lại đơn giản hơn. Đặt chảo lên bếp, đổ dầu vào, đợi đến khi dầu nóng, chúng ta nhẹ nhàng cho nem vào chảo để rán. Khi rán, phải thật khéo léo cho nem chín đều. Món nem rán như thế là đã hoàn thành được một nửa. Khâu quan trọng còn lại là pha nước chấm. Để có một bát nước chấm ngon nên pha bằng nước ấm và hòa tan đường, mì chính trước. Sau đó mới cho thêm giấm, nước cốt chanh, nước mắm. Với bạn bè quốc tế, các món ăn như phở, nem, nộm... đã trở thành những dấu ấn hấp dẫn về ẩm thực Việt Nam. Nhưng có lẽ, vẻ đẹp tiềm ẩn bề sâu của món ăn này nằm ở ý nghĩa đẹp đẽ của nó.
Bình luận (0)
hoàng thị yến chi
Xem chi tiết
Từ Thị Hương Trà
19 tháng 2 2018 lúc 8:26

Chùa Thiên Mụ là một trong những thắng cảnh đẹp được nhắc đến nhiều nhất tại Huế. Không chỉ đi vào những bài thơ lãng mạn của xứ Huế mà còn trong cả câu ca, Thiên Mụ cũng được coi là một ngôi chùa linh thiêng và những cảnh không thể bỏ qua của bất cứ du khách nào khi đặt chân đến thủ đô cổ xưa này.

Chùa Thiên Mụ (còn gọi là chùa Linh Mụ) nằm ở đồi Hà Khê, trên bờ bắc sông Hương, phường Kim Long. Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía tây. Được xây dựng vào năm 1601 bởi chúa Tiên Nguyễn Hoàng - vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong, chùa Thiên Mụ có thể được coi là ngôi chùa cổ nhất ở Huế.

Nhờ sự gia tăng và thời kỳ hoàng kim của Phật giáo Đàng Trong, chùa đã được xây dựng lại trong một quy mô đáng kể dưới thời Chúa Quốc - Nguyễn Phúc Chu (1691-1725). Năm 1710, chúa Quốc cho đúc chiếc chuông Đại Hồng Chung nặng tới trên hai tấn và có khắc một bài minh trên đó.Chúa sau đó mở rộng một loạt các dự án xây dựng. Điển hình năm 1714 là giai đoạn mở rộng lớn nhất trong lịch sử của chùa, cụ thể là điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phòng Tăng, nhà Thiền... Nhiều công trình kiến trúc trong đó không còn tồn tại đến ngày nay. Chúa Quốc còn đích thân viết và khắc vào bia lớn (cao 2,6m và 1,2 m rộng) nói về việc xây dựng các công trình kiến trúc ở đây. Bia được đặt trên lưng một con rùa đá rất lớn, trang trí đơn giản nhưng đẹp.Với vẻ đẹp tự nhiên của nó và quy mô mở rộng kể từ thời điểm đó, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất ở Đàng Trong. Thông qua các sự kiện lịch sử, chùa Thiên Mụ đã được tái phục hồi nhiều lần trong suốt triều đại của các vua nhà Nguyễn. Vua Thiệu Trị, người kế vị Minh Mạng, đã dựng lên Từ Nhân Tháp vào năm 1844, mà bây giờ được gọi là tháp Phước Duyên.Tháp cao 21m với hình dạng bát giác và có bảy tầng, mỗi tầng trong đó là dành cho một vị Phật khác nhau. Đứng trên tòa tháp du khách có thể nhìn dòng sông Hương phẳng lặng và ngắm những Du thuyền nhẹ trôi trên sông.Chùa còn có bức tượng của một con rùa bằng đá cẩm thạch lớn, biểu tượng của sự trường thọ.

Ở Hai bên tháp có hai nhà tứ giác đặt hai tấm bia ghi lại lịch sử kiến trúc của tháp, cũng như những bài thơ sáng tác của Thiệu Trị.

Thiên Mụ Chung Thanh

Cao cương cổ sát trấn điền xuyên

Nguyệt tướng thường viên tự tại thiên

Bách bát hồng thanh tiêu bách kết

Tam thiên thế giới tỉnh tam duyên

Tăng hoằng ngọ nhật u minh cảm

Liêu lượng dần tiêu đạo vị huyền

Phật tích Thánh công thùy hải vũ

Thiện nhân tăng quả phổ cai diên.

Dịch thơ: Tiếng Chuông Thiên Mụ

Trên bến gò xưa chùa lập ra

Bên trời tự tại mãi Gương Nga

Bình luận (0)
Dương Sảng
19 tháng 2 2018 lúc 12:26

DÀN Ý CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

Giới thiệu:

- Chùa Thiên Mụ là một trong những ngôi chùa khá nổi tiếng của Huế.

- Là ngôi chùa cổ nhất ở Huế.

II.THÂN BÀI

1. Nguồn gốc, xuất xứ

- Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây.

- Chùa Thiên Mụ chính thức khởi xây năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng, vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.

- Có thể nói Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất của 1 Huế.

2. Kết cấu

- Chùa được bao quanh bằng khuôn tường xây đá hai vòng trong, ngoài.

- Khuôn viên chùa được chia làm hai khu vực. Khu vực trước cửa Nghi Môn gồm có các công trinh kiến trúc: Bến thuyền đúc bê tông có 24 bậc tam cấp lên vuông, cống tam quan là bốn trụ biêu xây sát đường cái, từ công tam quan bước lên 15 bậc tam cấp là đình Hương Nguyện (nay chỉ còn lại nền đất và bộ móng xây bảng đá thanh), sau đình Hương Nguyện là tháp Phước Duyên xây bằng gạch vồ bảy tầng cao vòi vọi, hai bên Hương Nguyện có hai lầu hình tứ giác (dựng từ thời Triệu Trị), lui về phía trong có hai lầu hình lục giác - một lầu để bia và một lầu để chuông (dựng thời Nguyễn Phúc Chu).

- Đây là những công trình có tính chất lưu niệm (bia, tháp).

- Khu vực phía trong của Nghi Môn gồm các điện: Đại Hùng, Địa Tạng, Quan Âm, nhà trai, nhà khách, vườn hoa, sau cùng là vườn thông tĩnh mịch.

3. Ý nghĩa

- Chùa Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất, kiến trúc đồ sộ nhất và cùng là ngôi chùa đẹp nhất của xứ Huế.

- Vua Thiệu Trị Liệt cảnh chùa Thiên Mụ vào một trong 20 thắng cảnh thể hiện trong bài thơ Thiên Mụ chung Thanh.

- Năm 1695, chúa Nguyễn Phúc Chu đã mở đại giới đàn rất long trọng chùa và mời ngài Thích Đại Sán - một vị cao tăng người Trung Ọuốc tới Phú Xuân.

III. KẾT BÀI

- Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa cổ và đẹp của Việt Nam.

- Chúng ta cần phải trân trọng và giữ gìn nó trường tồn cùng thời gian.

BÀI VIẾT THAM KHẢO

Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Mà Khê, tả ngạn sông Hương cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính - khởi xây năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng, vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Có thể nói Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất của Huế.

Lúc đó, nó chỉ là một ngôi thảo am nhỏ do người dân mới di cư đến vùng lập nên. Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì vào năm 1601, chúa Nguyễn Hoàng qua đây thấy cảnh trí đẹp và được nhân dân địa phương kể chuyện rằng: Có một tiên áo đỏ quần lục xuất hiện trên ngọn đồi này và nói rồi đây sẽ có bậc chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí cho bền long mạch. Nói dứt lời, bà tiên biến mất. Từ nhân dân gọi là đồi Thiên Mụ (người đàn bà nhà trời). Chúa liền cho dựng trên đồi và đặt tên là Linh Mụ Tự. Các đời chúa sau nhu Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687) và Nguyễn Phúc Chu (1691 - 1725) cũng đã tu bổ và mở rộng chùa thành một chùa lớn. Năm 1844, vua Thiệu Trị cho dựng tháp Phước Duyên.

Năm Giáp Thìn (1904), bão lớn ở Huế làm cho chùa bị đổ nát. Năm 1907. Thành Thái cho trùng tu, quy mô chùa từ đấy không còn to lớn như trước nhưng vẫn cổ kính, trang nghiêm.

Chùa được bao quanh bằng khuôn tường xây đá hai vòng trong, ngoài. Khuôn viên chùa được chia làm hai khu vực. Khu vực trước cửa Nghi Môn gồm có các công trình kiến trúc: Bến thuyền đúc bê tông có 24 bậc tam cấp lên xuống, cổng tam quan là bốn trụ biểu xây sát đường cái, từ cổng tam quan bước lên 15 bậc tam cấp là đình Hương Nguyện (nay chỉ còn lại nền đất và bộ móng xây bằng đá thanh), sau đình Hương Nguyện là tháp Phước Duyên xây bằng gạch vồ bảy tầng cao vòi vọi, hai bên Hương Nguyện có hai lầu hình tứ giác (dựng từ thời Triệu Trị lui về phía trong có hai lầu hình lục giác - một lầu để bia và một lầu để chuông (dựng thời Nguyễn Phúc Chu). Đây là những công trình có tính chất lưu niệm (bia, tháp). Khu vực phía trong của Nghi Môn gồm các điện: Đại Hùng, Địa Tạng, Quan Âm, nhà trai, nhà khách, vườn hoa, sau cùng là vườn thông tĩnh mịch.

Chùa Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất, kiến trúc đồ sộ nhất và cũng là ngôi chui đẹp nhất của xứ Huế. Vua Thiệu Trị Liệt cánh chùa Thiên Mụ vào một trong 21 thẳng cảnh được the hiện trong bài thơ Thiên Mụ chung Thanh. Nãm 1695, chúa Nguyễn Phúc Chu đã mở đại giới đàn rất long trọng tại chùa và mời ngài Thích Đại Sán - một vị cao tăng người Trung Quốc tới Phú Xuân.

Ngày nay, chùa Thiên Mụ vẫn huy hoàng, tráng lệ chính nhờ công lao trùng tu và xây dựng của nhiều vị chân tu và đạo hữu xa gần suốt mấy chục năm qua.

Bình luận (0)
Dương Sảng
19 tháng 2 2018 lúc 12:27

Huế vốn là nơi qui tụ nhiều di tích thắng cảnh, nhiều ngôi chùa cổ kính nổi tiếng của Việt Nam. Nhưng ngôi chùa xưa nhất có lẽ phải kể đến chùa Thiên Mụ - nơi có sự tích ra đời gắn liền với bước chân mở đường của vị chúa Nguyễn đầu tiên xứ Đàng Trong.

Truyền thuyết kể rằng, khi Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa, ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên phía đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại. Hỏi ra mới biết, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê. Người dân địa phương cho biết, nơi đây ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh“. Vì thế, nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn (núi Thiên Mụ). Tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng dường như cùng bắt nhịp được với ý nguyện của dân chúng. Ông cho dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là “Thiên Mụ Tự” (chùa Thiên Mụ).

Trong thực tế, ở đây đã từng tồn tại một ngôi chùa của người Chàm - di tích được nhắc đến trong sách Ô châu cận lục của Dương Văn An vào năm 1553. Nhưng phải đến năm 1601 với quyết định của chúa Nguyễn Hoàng, chùa mới chính thức được xây dựng.

Theo đà phát triển và hưng thịnh của Phật giáo xứ Đàng Trong, chùa được xây dựng lại quy mô hơn dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725). Năm 1710, chúa cho đúc một chiếc chuông lớn có khắc một bài minh trên đó. Đến năm 1714, chúa lại cho đại trùng tu chùa với hàng chục công trình kiến trúc hết sức quy mô như điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phòng Tăng, nhà Thiền... mà nhiều công trình trong số đó ngày nay không còn nữa. Ông còn đích thân viết bài văn bia nói về việc xây dựng các công trình kiến trúc ở đây, ca tụng triết lý của đạo Phật, ghi rõ sự tích Hòa thượng Thạch Liêm - người có công lớn trong việc giúp chúa Nguyễn chấn hưng Phật giáo ở Đàng Trong. Bia được đặt trên lưng một con rùa đá rất lớn, trang trí đơn sơ nhưng tuyệt đẹp.

Với quy mô được mở rộng và cảnh đẹp tự nhiên, ngay từ thời đó, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong. Trải qua bao biến cố lịch sử, chùa Thiên Mụ đã từng được dùng làm đàn Tế Đất dưới triều Tây Sơn (khoảng năm 1788), rồi được trùng tu tái thiết nhiều lần dưới triều các vua nhà Nguyễn. Năm 1844, nhân dịp mừng lễ “bát thọ“ (mừng sinh nhật thứ tám mươi) của bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (vợ vua Gia Long, bà nội của vua Thiệu Trị), vua Thiệu Trị kiến trúc lại ngôi chùa một cách quy mô hơn: Xây thêm tháp Từ Nhân (sau đổi là Phước Duyên), đình Hương Nguyện và dựng 2 tấm bia ghi chép thơ văn của nhà vua.

Tháp Phước Duyên là một biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ. Tháp cao 21m, gồm bảy tầng, được xây dựng ở phía trước chùa. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng. Phía trước tháp là đình Hương Nguyện.

Chùa Thiên Mụ được xếp vào hai mươi thắng cảnh đất Thần Kinh với bài thơ “Thiên Mụ chung thanh” do đích thân vua Thiệu trị sáng tác và được ghi vào bia đá dựng gần cổng chùa. Năm 1862, dưới thời vua Tự Đức, để cầu mong có con nối dõi, nhà vua sợ chữ “Thiên” phạm đến Trời nên cho đổi từ “Thiên Mụ” thành “Linh Mụ” (Bà mụ linh thiêng). Mãi đến năm 1869, vua mới cho dùng lại tên Thiên Mụ như trước. Bởi vậy trong dân gian, người ta vẫn dùng cả hai tên khi muốn nhắc đến chùa này.

Trận bão khủng khiếp năm 1904 đã tàn phá chùa nặng nề. Nhiều công trình bị hư hỏng, trong đó đình Hương Nguyện bị sụp đổ hoàn toàn. Qua nhiều đợt trùng tu lớn nhỏ, ngoài những công trình kiến trúc như tháp Phước Duyên, điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan Âm... cùng bia đá, chuông đồng, chùa Thiên Mụ ngày nay còn là nơi có nhiều cổ vật qúi giá không chỉ về mặt lịch sử mà còn cả về nghệ thuật. Những bức tượng Hộ Pháp, tượng Thập Vương, tượng Phật Di Lặc, tượng Tam Thế Phật... hay những hoành phi, câu đối ở đây đều ghi dấu những thời kỳ lịch sử vàng son của chùa Thiên Mụ.

Trong khuôn viên của chùa là cả một vườn hoa cỏ được chăm sóc vun trồng hàng ngày. Ở đó, hòn non bộ của vị tổ nghề hát tuồng Việt Nam Đào Tấn được đặt gần chiếc xe ô tô - di vật của cố Hòa thượng Thích Quảng Đức để lại trước khi châm lửa tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm năm 1963. Cuối khu vườn là khu mộ tháp của cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu, vị trụ trì nổi tiếng của chùa Thiên Mụ, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho những hoạt động ích đạo giúp đời.

Tọa lạc bên bờ sông Hương thơ mộng của miền Trung, chùa Thiên Mụ với kiến trúc cổ kính đã góp phần điểm tô cho bức tranh thiên nhiên nơi đây càng thêm duyên dáng, thi vị. Tiếng chuông chùa như linh hồn của Huế, vang vọng mãi theo dòng nước sông Hương chảy qua trước Kinh Thành, xuôi về cửa biển, đọng lại trong lòng khách phương xa đến Huế một nỗi niềm vương vấn chốn Thiền Kinh.

Bình luận (0)
Phạm Hương
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
11 tháng 2 2018 lúc 11:05

Bánh chưng là món ăn dân tộc mà ngày Tết gia đình nào cũng có để thờ cúng tổ tiên, sau đó là ăn trong dịp Tết. Với nhiều người dân, bánh chưng là biểu tượng của sự sum vầy, đầy đủ trong năm mới. Đây cũng là món ăn có bề dày lịch sử lâu đời trong ẩm thực nước nhà.

Theo lịch sử ghi chép lại bánh chưng ra đời thời vua Hùng thứ 6. Sau khi đánh dẹp giặc ngoại xâm nhà vua yêu cầu các hoàng tử, quan lại hãy dâng lên vua cha thứ quí nhất để cúng lên bàn thờ tổ tiên. Lang Liêu trăn trở chưa tìm được thứ gì quý giá dâng lên vua, khi nằm mơ chàng thấy vị thần đến chỉ cho cách làm một loại bánh từ lúa gạo và những nguyên liệu có sẵn gần gũi với người nông dân, quả thực thứ bánh đó làm vua cha rất hài lòng. Bánh chưng bánh dày ra đời từ đó và được lưu truyền đến ngày nay.

Dù cách xa nhiều thế hệ nhưng cách làm bánh chưng truyền thống vẫn không có nhiều sự thay đổi. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh đã được giã nhỏ. Nếp khi mua phải chọn những hạt tròn, không bị mốc khi nấu lên sẽ có mùi thơm. Đậu xanh phải là loại đậu có màu vàng, đậu xanh sẽ được sử dụng làm nhân bánh. Phần thịt cũng làm nhân nên cần phải chọn thật tỉ mỉ, thông thường sẽ mua thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Phần cuối cùng đó là mua lá dong gói bên ngoài tạo nên sự thẩm mỹ cho chiếc bánh chưng. Lá dong phải còn tươi, có gân, màu xanh đậm. Khi mua lá dong về phải rửa bằng nước, cắt phần cuống.

Khi mua xong các nguyên liệu cần thiết, bắt tay vào gói bánh chưng, công đoạn này yêu cầu người làm phải khéo léo, cẩn thận mới tạo nên chiếc bánh chưng đẹp. Thông thường gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh là phần nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Người làm phải chuẩn bị dây để gói, cố định phần ruột bên trọng được chắc chắn khi đó nấu bánh sẽ thuận lợi.

Sau quá trình gói bánh người thực hiện chuyển sang nấu bánh, nấu bánh chưng với ngọn lửa từ củi khô, cho bánh vào trong một nồi lớn, đổ đầy nước và nấu liên tục trong thời gian từ 8-12 tiếng. Khi nấu đủ thời gian trên bánh sẽ dẻo, ngon hơn.

Bánh chưng không chỉ là món ăn dân tộc mà còn mang biểu tượng may mắn, sum vầy trong năm mới. Dịp Tết có những chiếc bánh chưng trên bàn thờ tổ tiên là cách để tỏ lòng tôn kính, biết ơn với thế hệ trước. Bánh chưng còn dùng làm quà biếu cho người thân, bạn bè.

Bình luận (0)
Thảo Phương
11 tháng 2 2018 lúc 11:42

Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Nguyên liệu làm bánh bao gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong, bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt, cũng như ngày giổ tổ Hùng Vương) (mùng 10 tháng 3 âm lịch
Nguyên liệu

Lá: Thường là lá cây dong tươi. Lá dong chọn lá dong rừng bánh tẻ, to bản, đều nhau, không bị rách, màu xanh mướt. Tuy nhiên, tùy theo địa phương, dân tộc, điều kiện và hoàn cảnh, lá gói bánh có thể là lá chít (một loại tre), lá chuối hay thậm chí cả lá bàng , giấy bạc.

Lạt buộc: Bánh chưng thường dùng lạt giang được chẻ từ ống cây giang. Lạt được ngâm nước muối hay hấp cho mềm trước khi gói.

Gạo nếp: Gạo nếp thường dùng gạo thu hoạch vụ mùa. Gạo vụ này có hạt to, tròn, dẻo đều và mới thu hoạch sẽ thơm dẻo hơn các vụ khác. Nhiều người chọn nếp cái hoa vàng hay nếp nương, thực ra không đến nỗi cầu kỳ như thế vì đây là loại bánh mang tính đại chúng.

Đỗ xanh: Đỗ thường được lựa chọn công phu, tốt nhất là loại đỗ trồng ở vùng đồi trung du Việt Nam (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Phú Thọ v.v. sẽ thơm và bở hơn). Sau thu hoạch đỗ cần phơi nắng đều thật khô, sàng sẩy hết rác, bụi, hạt lép, phân loại hạt rồi đóng vào hũ, lọ bằng sành là tốt nhất

Thịt: Thường là thịt lợn, chọn lợn ỉ được nuôi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công (nuôi chuồng hoặc nuôi thả, thức ăn bằng cám rau tự nhiên không dùng thuốc tăng trọng hoặc thức ăn gia súc). Thịt ba chỉ (ba dọi) với sự kết hợp của mỡ và nạc cho nhân bánh vị béo đậm đà, không khô bã như các loại thịt mông, thịt nạc thăn. Một số nơi, như tại Trường Sa, những người lính còn làm món bánh chưng với nhân độc nhất vô nhị là dùng thịt chó hay thịt gà.
Gia vị các loại: Hạt tiêu, hành củ dùng để ướp thịt làm nhân. Muối dùng để trộn vào gạo, đỗ xanh và ướp thịt. Đặc biệt thịt ướp không nên dùng nước mắm vì bánh sẽ chóng bị ôi, thiu. Ngoài ra một số loại gia vị khác ít phổ biến hơn cũng được sử dụng như thảo quả, tinh dầu cà cuống thường sử dụng tẩm ướp trong nhân bánh tại Hà Nội xưa, tuy nay ít nơi còn cầu kỳ gia thêm loại gia vị này.

Phụ gia tạo màu: Bánh chưng với màu xanh của nếp được tạo thành bằng cách quay mặt trên của lá dong, lá chuối (mặt có màu xanh thẫm) vào trong, áp với bề mặt của gạo nếp. Một số nơi còn sử dụng các phụ gia khác như lá dứa hay lá giềng xay nhuyễn vắt lấy nước trộn gạo vừa tạo hương thơm vừa tạo cho bánh có màu xanh ngọc.

Chuẩn bị

Lá dong: Rửa từng lá thật sạch hai mặt và lau thật khô. Rửa càng sạch bánh càng đỡ bị mốc về sau. Trước khi gói lá dong được người gói bánh dùng dao bài mài thật sắc (loại dao nhỏ chuyên dùng để gọt) cắt lột bỏ bớt cuộng dọc sống lưng lá để lá bớt cứng, để ráo nước (nếu lá quá giòn có thể hấp một chút để lá mềm dễ gói).

Gạo nếp: Nhặt loại bỏ hết những hạt gạo khác lẫn vào, vo sạch, ngâm gạo ngập trong nước cùng 0,3% muối trong thời gian khoảng 12-14 giờ tùy loại gạo và tùy thời tiết, sau đó vớt ra để ráo. Có thể xóc với muối sau khi ngâm gạo thay vì ngâm nước muối.

Đỗ xanh: Đỗ làm dập vỡ thành các mảnh nhỏ, ngâm nước ấm 40° trong 2 giờ cho mềm và nở, đãi bỏ hết vỏ, vớt ra để ráo. Nhiều nơi dùng đỗ hạt đã đãi vỏ trong khi những nơi khác cho vào chõ đồ chín, mang ra dùng đũa cả đánh thật tơi đều mịn và sau đó chia ra theo từng nắm, mỗi chiếc bánh chưng được gói với hai nắm đậu xanh nhỏ. Cũng có một số nơi nhét sẵn thịt lợn vào giữa nắm đỗ.
Thịt lợn: Thái thành miếng to bản và dài, tẩm ướp chút muối, hạt tiêu bột (tốt nhất là hạt tiêu đã được rang thơm, tán nhỏ), hành củ, không dùng nước mắm khi ướp.

Gói bánh

Bánh chưng được gói không khuôn tại một gia đình, với chiếc lá trong cùng quay mặt xanh vào trong để tạo màu cho gạo, 2 lá quay mặt xanh ra ngoài với dụng ý hình thức.Thông thường có hai cách gói bánh chưng: gói bằng tay không hoặc gói theo khuôn hình vuông khoảng 20 cm x 20 cm x 7cm sẵn có. Khuôn thường làm bằng gỗ.

Cách gói tay thông thường

Rải lạt xuống mâm tròn tạo hình chữ thập. Đặt 2 chiếc lá dong lên trên lạt, nằm chồng 1/2 theo chiều dài lá lên nhau, chú ý phải quay mặt trên của 2 lá ra phía ngoài và mặt kém xanh hơn (mặt dưới) vào trong. Lượt sau: 2 lá rải như lượt đầu nhưng vuông góc với lượt đầu, chú ý là lần này lại phải làm ngược lại, quay mặt trên lá (xanh hơn) lên trên, mặt kém xanh hơn, úp xuống dưới.

Gạo nếp, xúc 1 bát đầy đổ vào tâm của hình chữ thập, dùng tay gạt đều, tạo hình vuông mỗi cạnh 20 cm. Lấy 1 nắm đỗ xanh bóp nhẹ và rải đều vào giữa vuông gạo đến gần hết bìa gạo.

Thịt lợn, lấy 1, 2 miếng tùy cỡ đã thái rải đều vào giữa bánh

Lấy tiếp 1 nắm đỗ xanh nữa bóp nhẹ rải đều phủ lên trên thịt

Xúc 1 bát gạo nếp đổ lên trên và phủ khỏa đều, che kín hết thịt và đỗ

Gấp đồng thời 2 lá dong lớp trên vào, vừa gấp vừa vỗ nhẹ để tạo hình khối vuông

Gấp tiếp đồng thời 2 lá dong lớp dưới vào như lớp trên, vừa gấp vừa lèn chặt tay

Dùng lạt buộc xoắn lại tạo thành hình chữ thập

Hai bánh chưng buộc úp vào nhau thành một cặp

Với cách gói có khuôn các giai đoạn cũng được tiến hành như trên. Tuy nhiên, người ta cắt tỉa bớt lá dong cho gọn (vừa kích thước khuôn) và đặt trước các lớp lá xen kẽ nhau vào trong khuôn (Ba hoặc bốn lá, nếu gói bốn lá, bánh sẽ vuông đẹp hơn. Khi đó thường thì hai lá xanh quay ra ngoài xếp tại hai góc đối xứng nhau, và hai lá xanh quay vào trong để tạo màu cho bánh). Sau khi đã cho nhân vào trong, các lớp lá lần lượt được gấp lại và sau đó được buộc lạt.

Cách gói bánh có khuôn thì bánh đều nhau hơn và chặt hơn do được vỗ đều gạo, nén chặt, còn gói không khuôn thì bánh được gói nhanh hơn do đỡ mất công đo cắt lá theo kích thước khuôn. Bánh được gói không khuôn thì mặt trên lá được quay ra ngoài, còn với bánh có khuôn thì mặt dưới lá lại được quay ra ngoài.

Luộc bánh

Lấy xoong to, dầy với dung tích trên 100 lít tùy theo số lượng bánh đã được gói. Rải cuộng lá dong thừa xuống dưới kín đáy nhằm mục đích tránh cho bánh bị cháy. Xếp lần lượt từng lớp bánh lên đến đầy xoong và xen kẽ các cuộng lá thừa cho kín nồi. Đổ ngập nước nồi và đậy vung đun. Người nấu bánh thường canh giờ tính từ thời điểm nước sôi trong nồi và duy trì nước sôi liên tục trong 10 đến 12 giờ. Trong quá trình đun, thỉnh thoảng bổ sung thêm nước nóng để đảm bảo nước luôn ngập bánh (người thực hiện thường đặt sẵn ấm nước bên cạnh bếp đun bánh để tận dụng nhiệt lượng). Những chiếc bánh ở trên có thể được lật giở để giúp bánh chín đều hơn, tránh tình trạng bị lại gạo sau này. Trong lúc đun, có thể lấy bánh ra, rửa qua trong nước lạnh, thay một lượt nước mới khác, bánh sẽ rền, ngon hơn.

Ép bánh, bảo quản

Sau khi luộc xong, vớt bánh ra rửa sạch lá trong nước lạnh cho hết nhựa, để ráo. Xếp bánh thành nhiều lớp, dùng vật nặng đè lên để ép bánh cho ra nước, chắc mịn (tục gọi là để cho rền bánh) và phẳng đều trong vài giờ. Hoàn tất công đoạn ép bánh, bánh được treo lên chỗ khô ráo trong nhà để bảo quản.

Bánh thường được treo ở nơi thoáng mát, không bụi bặm, ẩm thấp để tránh bị mốc và ôi thiu, tùy thời tiết có thể để được hàng tháng trời không hỏng. Nhiều vùng ngày xưa còn đưa bánh xuống ngâm dưới ao hoặc giếng nước để bảo quản, lá bánh với nhựa của gạo khi nấu là lớp màng ngăn nước lọt vào làm hỏng bánh. Cách ngâm nước bảo quản bánh chưng tương truyền gắn với sự tích vua Quang Trung tiến quân ra Bắc Hà vào dịp tết nguyên đán năm Kỷ Dậu (1789), nhân dân bỏ bánh chưng xuống ao, ngừng ăn tết nhằm hoàn tất đại cuộc phá Thanh và ăn tết muộn sau đó. Tuy nhiên, hiện cũng ít nơi còn sử dụng phương thức bảo quản này.

Trên bàn thờ ngày tết không thể thiếu bánh chưng và bánh thường được bày theo cặp. Nhiều người cầu kỳ còn bóc bỏ lớp lá bên ngoài của bánh và gói lại bằng lá tươi mới, sau đó buộc lạt màu đỏ trước khi đặt lên bàn thờ.
Trên mâm cỗ ngày Tết, bánh chưng vuông thường được cắt chéo bằng chính lạt gói bánh đó, bánh chưng dài thường cắt lát ngang, gọi là "đồng bánh", để ăn cùng với dưa hành, nước mắm rắc chút bột tiêu. Ra sau tết, bánh có thể bị lại gạo, bị cứng, khi đó người ta thường đem rán vàng trong chảo mỡ và ăn kèm với dưa góp.

Trên đây là các công đoạn chuẩn bị và cách gói bánh chưng thông thường tại các gia đình cộng đồng người Việt vào dịp Tết.

Bình luận (0)
Thảo Phương
11 tháng 2 2018 lúc 11:43

Nguyên liệu:
1. Khi mua lá, phải chọn lá nếp: lá tròn và xanh. Lá thì mua lá vừa phải, đừng to và đừng bé quá.
2. Gạo phải chọn đc gạo ngon, nếu đc nếp cái hoa vàng thì ngon lắm.
3. Đỗ xanh thì nên mua loại nguyên hạt, để tránh bị hóa chất, cũng có thể mua đỗ đã đc tách làm đôi. Và nhớ mua đỗ tiêu: lòng vàng thì ngon và bánh đẹp.
4. Lạt thì phải mua được lạt mềm, dài và đừng quá nhiều nòng. Lạt đẹp thì bánh mới đẹp
5. Thịt lợn nên mua loại nửa lạc nửa mỡ, như thế bánh mới không bị khô. Và nên chọn con lợn chắc thịt, như thế khi luộc thì ko nát quá.
6. Lá riềng để nhuộm gạo cho gạo xanh và bánh thơm

Cách chuẩn bị nguyên liệu:
1. Lá mua về rửa sạch, nhớ phải thật sạch thì bánh mới lâu hỏng (meo và thiu). Sau đó tước dọc sống lá đi, sao cho lá mềm, đến khi gói rất dễ mà bánh lại đẹp. Sau đó lau lại bằng khăn khô thật sạch và khô.
2. Đỗ xanh ngâm đến khi dóc vỏ, rồi mang ra đãi sạch vỏ. Cho vào nấu cơm đậu nhớ cho thêm tý muối, nhớ cho hơi nát thì đến khi gói đậu sẽ ko rơi vãi lung tung.
Khi đậu chín thì nắm thành từng nắm có đường kính khoảng 6.5-7cm, một nắm này là một cái bánh chưng)
3. Thịt lợn rửa sạch, cạo sạch lông (để nguyên bì) rồi thái bản to khoảng 7*7*2cm (dài*rộng* dầy) là đẹp nhất. Sau đó ướp với nước mắm ngon, hạt tiêu (tương đối nhiều, mà hạt tiêu ko xay mịn, xay ti to tot một chút thì sẽ ngon hơn), mì chính nữa. ướp từ sáng đến khoảng 5h chiều mang ra gói (nhớ để tủ lạnh)
4. Lá riềng cho thêm tý nước rồi cho vào máy sinh tố, xay nhuyễn lấy nước (ngày trc nhà mình toàn phải giã thôi). Sau đó chắt lấy nước xanh để ra cái bát.
5. Khi chuẩn bị gói thì vo gạo để ráo, trộn thêm ít muối cho bánh vừa vặn. Khi gạo ráo nước thì vẩy nước lá riềng vào, sao cho gạo xanh đều.
Bắt đầu gói
Bt nhà mình thường gói bánh ko to lắm. Chỉ 2 bát ăn cơm gạo một cái bánh.
Nếu bạn gói khuôn thì bạn cần gấp lá. Nhà mình chả ai biết gói khuôn cả. Toàn gói trực tiếp luôn, nên bánh chắc hơn.
Thông thường thì mình gói như saumình bỏ qua công đoạn đặt lá nhé, vì bạn gói khuôn mà)
Mình cho khoảng 3/4 bát ăn cơm gạo vào lá, dàn mỏng ở giữa sao cho khi cho đậu vào, đậu nằm ở trong gạo.
Chia đôi nắm đậu ra, bóp nhẹ cho vụn rồi cho vào lòng của chỗ gạo vừa đổ vào lá ở trên.
Cho tiếp 2 miếng thịt lên trên đậu. Nhớ quay đầu thịt nhé. Để 2 phía có bì ra 2 bên.
Cho tiếp nửa nắm đậu lên trên thịt.
Cuối cùng là đổ tiếp khoảng hơn một bát ăn cơm gạo phủ lên trên. Rồi gói lá lại là xong.

Cách luộc:
Lót ở dưới đáy nồi một lớp cuống lá rồi Xếp bánh vào nồi, nhưng ko nên xếp chặt quá, bánh to thì cho xuống dưới và bánh bé cho lên trên, mà cũng ko đc lỏng quá. Sau đó đổ nước ngập bánh cho lên bếp đun.
Thời gian luộc tính từ lúc sôi, là khoảng 10-12h. Tùy bánh to bánh bé.
Trong quá trình luộc, để ý, nếu cạn nước xuống dưới mặt bánh là phải bổ sung nước, sao cho nước luôn ngập bánh. và lửa luôn đều đều, đừng để bếp tắt or cháy to quá.
Khi luộc gần chín, trước khoảng 15' nên tắt bếp cho nước tự sôi và nguội bớt đi để vớt bánh cho dễ.
Khi vớt phải chuẩn bị hai chậu nước to. Vớt bánh ra khỏi nổi phải rửa thật sạch bằng nước sạch nhằm để bánh đc lâu hơn mà ko bị mốc vỏ.
Rửa sạch rồi, ta xếp bánh thứ tự cứ 2 cái chồng lên nhau và xếp thành từng hàng. Nhớ lót cái gì ở dưới, VD lá chuối hoặc bao tải dứa sạch. Tiếp theo lấy một miếng ván hoặc cái gì tương tự đặt lên trên chỗ bánh đó. Đặt thêm một vật nặng ở phía trên, để ép hết nước trong bánh ra. Ép khoảng 30-60' là đc.
Bánh khi được nên treo ở chỗ thoáng mát.
Theo cách làm này, bánh chưng nhà em có thể để đc 15-20 ngày (trời nóng) còn lạnh thì hơn một tháng vô tư.

Bình luận (0)
Dân Nguyễn Chí
Xem chi tiết
Phạm Thị Trâm Anh
20 tháng 3 2017 lúc 17:21

Tham khảo nhé!

Có rất nhiều loài vật đã được con người thuần hoá, nuôi dưỡng và trở thành "thú cưng" trong mỗi giã đình. Nhưng trong số đó, có thể nói mèo là loài vật được yêu chiều, nâng niu nhất.

Mèo nhà là một phần loài trong họ mèo (trong họ mèo còn có báo, linh miêu..). Theo những căn cứ khoa học đáng tin cậy thì chúng đã sống gần gũi với loài người trong khoảng từ 3.500 năm đến 8.000 năm.

Có rất nhiều các giống mèo khác nhau, một số không có lông hoặc không có đuôi. Các màu lông mèo rất đa dạng: màu trắng, màu vàng, màu xám tro... Có những chú mèo mang nhiều màu lông nên có những tên gọi như mèo tam thể (có ba màu lông), mèo vằn (hai màu lông chạy xen nhau), mèo đốm,...

Mèo con từ 1 tháng tuổi trở lên đã được mèo mẹ dạy các động tác săn bắt mồi như chạy, nhảy, leo trèo, rình và vồ mồi. Mèo 4 tháng tuổi có thể bắt được chuột, gián, thạch sùng... Chúng giao tiếp bằng cách kêu "meo”, "mi-ao", "gừ-gừ", rít, gầm gừ và ngôn ngữ cơ thể. Mèo trong các bầy đàn sử dụng cả âm thanh lẫn ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp với nhau.

Thông thường mèo nặng từ 2,5 kg đến 7 kg. Cá biệt, một số chú mèo từng đạt tới trọng lượng 23 kg vì được cho ăn quá nhiều. Trái lại, cũng có những chú mèo rất nhỏ (chưa tới 1,8 kg), ở tình trạng nuôi trong nhà, mèo thường sống được từ 14 năm tới 20 năm. Chú mèo già nhất từng biết đến trên thế giới đã sống 36 năm. Mèo giữ năng lượng bằng cách ngủ nhiều hơn đa số các loài động vật khác, đặc biệt khi chúng già đi. Thời gian ngủ hàng ngày có khác nhau, thường là 12 giờ đến 16 giờ, mức trung bình 13 giờ đến 14 giờ. Một số chú mèo có thể ngủ 20 giờ trong ngày. Vì thường chỉ hoạt động nhiều lúc mặt trời lặn, mèo rất hiếu động và hay đùa nghịch vào buổi tối và sáng sớm.

Mèo là những "vận động viên điền kinh" tài giỏi có thể chạy rất nhanh và nhảy xuống đất từ độ cao lớn. Có điều đó vì chúng có cấu tạo cơ thể rất đặc biệt.

Mèo có bốn chân, mỗi bàn chân đều có vuốt và đệm thịt ở phần tiếp xúc với mặt đất. Giống như mọi thành viên khác của họ mèo, vuốt của mèo thu lại được. Bình thường, ở vị trí nghỉ các vuốt được thu lại trong da và lông quanh đệm ngón. Điều này giữ vuốt luôn sắc bởi chúng không tiếp xúc với mặt đất cũng như cho phép mèo đi nhẹ nhàng rình mồi. Các vuốt chân trước thường sắc hơn so với phía sau. Mèo có thể giương một hay nhiều vuốt ra tùy theo nhu cầu. Khi rơi từ trên cao xuống, mèo có thể sử dụng cảm giác thăng bằng sắc bén và khả năng phản xạ của nó tự xoay thân tới vị trí thích hợp. Khả năng này được gọi là "phản xạ thăng bằng." Nó luôn chỉnh lại thăng bằng cơ thể theo một cách, khiến chúng luôn có đủ thời gian thực hiện phản xạ này khi rơi. Giống như chó, mèo là loài vật đi trên đầu ngón chân: chúng bước trực tiếp trên các ngón, các xương bàn chân của chúng tạo thành phần thấp nhìn thấy được của cẳng chân. Mèo có thể bước rất chính xác, bởi vì khi đi, chúng đặt bàn chân sau (hầu như) trực tiếp lên đầu của bàn chân trước, giảm thiểu tiếng ồn và dấu vết để lại. Điều này cũng giúp chúng có vị trí đặt chân sau tốt khi bước đi trên bề mặt ghồ ghề.

Hỗ trợ đắc lực cho mèo trong quá trình di chuyển, ngoài chân ra còn có đuôi. Đuôi mèo dài và uyển chuyển, chúng được dùng để xua đuổi ruồi muỗi. Nhưng chức năng chủ yếu là giữ thăng bằng khi chạy nhảy leo trèo.

Tai mèo khá thính. Đa số mèo có tai thẳng vểnh cao. Nhờ tính năng động cao của cơ tai mà mèo có thể quay người về một hướng và vểnh tai theo hướng khác. Mắt mèo cũng là một bộ phận khá đặc hiệt. Nghiên cứu cho thấy tầm nhìn của mèo tốt nhất vào ban đêm so với người, và kém nhất vào ban ngày. Màu mắt của mèo khá đa dạng: màu vàng, màu đen, màu nâu, màu xanh... về thính giác, con người và mèo có tầm thính giác ở mức thấp tương tự như nhau, nhưng mèo có thể nghe được những âm thanh ở độ cao lớn hơn, thậm chí tốt hơn cả chó. Khi nghe âm thanh nào đó, tai mèo sẽ xoay về hướng đó; mỗi vành tai mèo có thể quay độc lập về hướng nguồn âm thanh. Khứu giác của mèo cũng rất phát triển. Nó mạnh gấp 14 lần so với của con người. Số lượng tế bào khứu giác ở mũi của chúng cũng nhiều gấp đôi, do dó mèo có thể ngửi thấy những mùi mà chúng ta không nhận thấy được.

Mèo là động vật ăn thịt thế nên đối tượng để nó săn mồi cho nhu cầu sinh tồn là những loài vật nhỏ như: chuột, rắn, cóc nhái, cá... Vũ khí để săn mồi là móng vuốt. Khi gặp con mồi, nó thường đứng từ xa cách con mồi khoảng chừng 5 đến 6 mét. Sau đó nó nằm bẹp hạ cơ thể xuống sát đất, mắt chăm chăm nhìn không nháy mắt đến đối tượng đồng thời bước tới con mồi cần săn rất nhẹ nhàng. Khi đến gần khoảng cách mà nó cảm thấy ăn chắc, loài mèo tung ra sức mạnh cuối cùng bằng cách đẩy mạnh 2 chân sau và đồng thời phóng mạnh toàn cơ thể tới phía trước và dùng móng sắc nhọn duỗi thẳng ra và chụp lấy con mồi. Ngày nay, loài mèo luôn sống với người qua nhiều thế hệ con cháu. Cho nên, thức ăn của loài mèo là cơm hoặc thức ăn sẵn. Nhưng thức ăn ưa thích nhất của loài mèo vẫn là món cá.

Mèo thường tránh nơi ẩm ướt và ở rất sạch sẽ. Để làm vệ sinh cho cơ thể, nó thường thè lưỡi ra, tiết nước bọt vào chân của nó rồi bôi lên mặt và toàn thân thể. Hành động này cho thấy mục đích nó muốn xóa sạch các vết bẩn, ngay cả hơi tay của con người vừa mới bồng hay vuốt ve nó. Loài mèo luôn tự làm lấy vệ sinh cho cơ thể nhiều lần trong ngày, thường là lúc nó mới ngủ dậy hay đi đâu đó về. Hành động đó đã trở thành thói quen thường thấy ở loài mèo ngay cả khi cơ thể của nó không có vết bẩn nào cả.

Trải qua một thời gian dài được con người thuần dưỡng, ngày nay, mèo đã trở thành một loài vật cưng trong nhiều gia đình, đặc biệt là các em nhỏ. Mèo không chỉ là một "người bảo vệ", một "dũng sĩ diệt chuột" mà còn là một loài vật cảnh hết sức dễ thương. Có lẽ bởi vậy, tinh cảm giữa con người và loài mèo sẽ ngày càng gắn bó hơn.



Bình luận (0)
Đạt Trần
15 tháng 1 2018 lúc 21:36

Chó là một loài động vật rất có ích cho con người. Nó trung thành, dễ gần và là bạn của con người. Cũng có thể vì thế mà người ta gọi nó là “linh cẩu”.

Chó có rất nhiều loại và từ đó người ta đặt tên cho chúng. Cho là một trong số những loài động vật được thuần dưỡng sớm nhất. Trung bình chó có trọng lượng là từ một đến tám mươi ki-lô-gam.

Chó là giống vật nuôi đầu tiên được con người thuần hóa được cách đây 12.000 năm vào thời kỳ đồ đá. Tổ tiên của loài chó bao gồm cả cáo và chó sói (một loài động vật có vú gần giống như chồn sinh sống ở các hốc cây vào khoảng 400 triệu năm trước). Còn loài chó như chúng ta thấy ngày nay được tiến hóa từ một loài chó nhỏ, màu xám.

Lúc mới ra đời, chó con không có răng nhưng chỉ sau 4 tuần tuổi đã có thể có 28 chiếc răng. Bộ hàm đầy đủ của loài thú này là 42 chiếc.

Mắt chó có đến 3 mí: một mí trên, một mí dưới và mí thứ ba nằm ở giữa, hơi sâu vào phía trong, giúp bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn. Tai của chúng thì cực thính, chúng có thể nhận được 35.000 âm rung chỉ trong một giây. Khứu giác của chúng cũng rất tuyệt vời. Người ta có thể ngửi thấy mùi thức ăn ở đâu đó trong nhà bếp nhưng chó thì có thể phân biệt từng gia vị trong nồi, thậm chí những chú chó săn còn tìm ra những cây nấm con con nằm sâu trong rừng, vì chúng có thể phân biệt gần 220 triệu mùi. Chó phân biệt vật thể đầu tiên là dựa vào chuyển động sau đó đến ánh sáng và cuối cùng là hình dạng. Vì thế thị giác của chúng rất kém. Ta có thấy vào mùa đông lạnh, thỉnh thoảng chó hay đuôi che lấy cái mũi ướt át, đấy là cách chúng giữ ấm cho mình.

Chó có đến 2 lớp lông: lớp bên ngoài như chúng ta đã thấy, còn lớp lót bên trong giúp cho chúng giữ ấm, khô ráo trong nhũng ngày mưa rét, thậm chí còn có nhiệm vụ “hạ nhiệt” trong những ngày oi bức.



Chó là loài động vật có bốn chân, mỗi bàn chân đều có móng vuốt sắc nhưng khi đi thì cụp vào. Chó có bộ não rất phát triển, xương quai hàm cứng. Đặc biệt, tai và mắt chó rất thính và tinh vào ban đêm. Chó vẫy đuôi để biểu hiện tình cảm. Chó là loài động vật có bộ phận tiêu hóa rất tốt.

Chó có đặc tính là chạy rất nhanh bằng bốn chân, tốc độ lao về phía trước khoảng từ bảy mươi đến tám mươi km một giờ. Hơn nữa, chó cũng có khả năng đánh hơi rất tài. Hiện nay chó hoang dã vẫn còn tồn tại, nhưng chó được thuần dưỡng như chó nhà, chó cảnh thì phổ biến hơn.

Chó thuần dưỡng có nhiệm vụ trông, giữ nhà và thường nặng từ mười lăm đến hai mươi ki-lô-gam, có tuổi thọ trung bình từ mười sáu đến mười tám năm. Loại chó bắt được tội phạm được gọi là chó nghiệp vụ, trinh thám, và thường rất to, cao, tai vểnh, hoạt động nhanh nhẹn, linh hoạt và thông minh. Chúng được nuôi rất công phu. Một số loại chó khác như chó săn thường rất khôn. Chó cứu hộ được dùng trong việc cứu nước ở các bến cảng, sân bay,… nơi xảy ra sự cố.

Ở một số nước trên thế giới, chó còn chuyên để kéo xe. Nhưng không hẳn là chỉ có ích, nó còn rất dễ bị bệnh, đó là bệnh “dại”. Thường là thời gian đầu chó rất bình thường, ít người phát hiện ra để đề phòng. Khi bị chó dại cắn, lúc bấy giờ mới thấy rõ việc nguy hiểm đến tính mạng con người. Vì vậy cần phải tiêm phòng cho chó thường xuyên theo định kì để tránh bị mắc bệnh.

Chó là loài động vật rất có ích trong mọi lĩnh vực. Chó còn là bạn của con người bởi sự thông minh, lanh lợi, trung thành và nhiều tác dụng của nó. Chó được coi là loài động vật rất quan trọng và giúp việc đắc lực cho con người.

Con chó luôn ở bên cạnh ta trong phú quý cũng như trong lúc bần hàn, khi khoẻ mạnh cũng như lúc ốm đau. Nó ngủ yên trên nền đất lạnh, dù đông cắt da cắt thịt hay bão tuyết lấp vùi, miễn sao được cận kề bên chủ là được

Bình luận (0)
Đạt Trần
15 tháng 1 2018 lúc 21:35

Có rất nhiều loài vật đã được con người thuần hoá, nuôi dưỡng và trở thành "thú cưng" trong mỗi giã đình. Nhưng trong số đó, có thể nói mèo là loài vật được yêu chiều, nâng niu nhất.

Mèo nhà là một phần loài trong họ mèo (trong họ mèo còn có báo, linh miêu..). Theo những căn cứ khoa học đáng tin cậy thì chúng đã sống gần gũi với loài người trong khoảng từ 3.500 năm đến 8.000 năm.

Có rất nhiều các giống mèo khác nhau, một số không có lông hoặc không có đuôi. Các màu lông mèo rất đa dạng: màu trắng, màu vàng, màu xám tro... Có những chú mèo mang nhiều màu lông nên có những tên gọi như mèo tam thể (có ba màu lông), mèo vằn (hai màu lông chạy xen nhau), mèo đốm,...

Mèo con từ 1 tháng tuổi trở lên đã được mèo mẹ dạy các động tác săn bắt mồi như chạy, nhảy, leo trèo, rình và vồ mồi. Mèo 4 tháng tuổi có thể bắt được chuột, gián, thạch sùng... Chúng giao tiếp bằng cách kêu "meo”, "mi-ao", "gừ-gừ", rít, gầm gừ và ngôn ngữ cơ thể. Mèo trong các bầy đàn sử dụng cả âm thanh lẫn ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp với nhau.

Thông thường mèo nặng từ 2,5 kg đến 7 kg. Cá biệt, một số chú mèo từng đạt tới trọng lượng 23 kg vì được cho ăn quá nhiều. Trái lại, cũng có những chú mèo rất nhỏ (chưa tới 1,8 kg), ở tình trạng nuôi trong nhà, mèo thường sống được từ 14 năm tới 20 năm. Chú mèo già nhất từng biết đến trên thế giới đã sống 36 năm. Mèo giữ năng lượng bằng cách ngủ nhiều hơn đa số các loài động vật khác, đặc biệt khi chúng già đi. Thời gian ngủ hàng ngày có khác nhau, thường là 12 giờ đến 16 giờ, mức trung bình 13 giờ đến 14 giờ. Một số chú mèo có thể ngủ 20 giờ trong ngày. Vì thường chỉ hoạt động nhiều lúc mặt trời lặn, mèo rất hiếu động và hay đùa nghịch vào buổi tối và sáng sớm.

Mèo là những "vận động viên điền kinh" tài giỏi có thể chạy rất nhanh và nhảy xuống đất từ độ cao lớn. Có điều đó vì chúng có cấu tạo cơ thể rất đặc biệt.

Mèo có bốn chân, mỗi bàn chân đều có vuốt và đệm thịt ở phần tiếp xúc với mặt đất. Giống như mọi thành viên khác của họ mèo, vuốt của mèo thu lại được. Bình thường, ở vị trí nghỉ các vuốt được thu lại trong da và lông quanh đệm ngón. Điều này giữ vuốt luôn sắc bởi chúng không tiếp xúc với mặt đất cũng như cho phép mèo đi nhẹ nhàng rình mồi. Các vuốt chân trước thường sắc hơn so với phía sau. Mèo có thể giương một hay nhiều vuốt ra tùy theo nhu cầu. Khi rơi từ trên cao xuống, mèo có thể sử dụng cảm giác thăng bằng sắc bén và khả năng phản xạ của nó tự xoay thân tới vị trí thích hợp. Khả năng này được gọi là "phản xạ thăng bằng." Nó luôn chỉnh lại thăng bằng cơ thể theo một cách, khiến chúng luôn có đủ thời gian thực hiện phản xạ này khi rơi. Giống như chó, mèo là loài vật đi trên đầu ngón chân: chúng bước trực tiếp trên các ngón, các xương bàn chân của chúng tạo thành phần thấp nhìn thấy được của cẳng chân. Mèo có thể bước rất chính xác, bởi vì khi đi, chúng đặt bàn chân sau (hầu như) trực tiếp lên đầu của bàn chân trước, giảm thiểu tiếng ồn và dấu vết để lại. Điều này cũng giúp chúng có vị trí đặt chân sau tốt khi bước đi trên bề mặt ghồ ghề.

Hỗ trợ đắc lực cho mèo trong quá trình di chuyển, ngoài chân ra còn có đuôi. Đuôi mèo dài và uyển chuyển, chúng được dùng để xua đuổi ruồi muỗi. Nhưng chức năng chủ yếu là giữ thăng bằng khi chạy nhảy leo trèo.

Tai mèo khá thính. Đa số mèo có tai thẳng vểnh cao. Nhờ tính năng động cao của cơ tai mà mèo có thể quay người về một hướng và vểnh tai theo hướng khác. Mắt mèo cũng là một bộ phận khá đặc hiệt. Nghiên cứu cho thấy tầm nhìn của mèo tốt nhất vào ban đêm so với người, và kém nhất vào ban ngày. Màu mắt của mèo khá đa dạng: màu vàng, màu đen, màu nâu, màu xanh... về thính giác, con người và mèo có tầm thính giác ở mức thấp tương tự như nhau, nhưng mèo có thể nghe được những âm thanh ở độ cao lớn hơn, thậm chí tốt hơn cả chó. Khi nghe âm thanh nào đó, tai mèo sẽ xoay về hướng đó; mỗi vành tai mèo có thể quay độc lập về hướng nguồn âm thanh. Khứu giác của mèo cũng rất phát triển. Nó mạnh gấp 14 lần so với của con người. Số lượng tế bào khứu giác ở mũi của chúng cũng nhiều gấp đôi, do dó mèo có thể ngửi thấy những mùi mà chúng ta không nhận thấy được.

Mèo là động vật ăn thịt thế nên đối tượng để nó săn mồi cho nhu cầu sinh tồn là những loài vật nhỏ như: chuột, rắn, cóc nhái, cá... Vũ khí để săn mồi là móng vuốt. Khi gặp con mồi, nó thường đứng từ xa cách con mồi khoảng chừng 5 đến 6 mét. Sau đó nó nằm bẹp hạ cơ thể xuống sát đất, mắt chăm chăm nhìn không nháy mắt đến đối tượng đồng thời bước tới con mồi cần săn rất nhẹ nhàng. Khi đến gần khoảng cách mà nó cảm thấy ăn chắc, loài mèo tung ra sức mạnh cuối cùng bằng cách đẩy mạnh 2 chân sau và đồng thời phóng mạnh toàn cơ thể tới phía trước và dùng móng sắc nhọn duỗi thẳng ra và chụp lấy con mồi. Ngày nay, loài mèo luôn sống với người qua nhiều thế hệ con cháu. Cho nên, thức ăn của loài mèo là cơm hoặc thức ăn sẵn. Nhưng thức ăn ưa thích nhất của loài mèo vẫn là món cá.

Mèo thường tránh nơi ẩm ướt và ở rất sạch sẽ. Để làm vệ sinh cho cơ thể, nó thường thè lưỡi ra, tiết nước bọt vào chân của nó rồi bôi lên mặt và toàn thân thể. Hành động này cho thấy mục đích nó muốn xóa sạch các vết bẩn, ngay cả hơi tay của con người vừa mới bồng hay vuốt ve nó. Loài mèo luôn tự làm lấy vệ sinh cho cơ thể nhiều lần trong ngày, thường là lúc nó mới ngủ dậy hay đi đâu đó về. Hành động đó đã trở thành thói quen thường thấy ở loài mèo ngay cả khi cơ thể của nó không có vết bẩn nào cả.

Trải qua một thời gian dài được con người thuần dưỡng, ngày nay, mèo đã trở thành một loài vật cưng trong nhiều gia đình, đặc biệt là các em nhỏ. Mèo không chỉ là một "người bảo vệ", một "dũng sĩ diệt chuột" mà còn là một loài vật cảnh hết sức dễ thương. Có lẽ bởi vậy, tinh cảm giữa con người và loài mèo sẽ ngày càng gắn bó hơn.



Bình luận (0)
Trần Ngọc Nhã Linh
Xem chi tiết
Thảo Phương
8 tháng 2 2018 lúc 20:09
Mở bài:

Nhắc đến tỉnh Phú Yên người ta không thể không nhắc đến Gành Đá Dĩa. Với kết cấu địa chất đặc biệt, xảy ra từ hàng triệu năm trước, Gành Đá Dĩa Phú Yên là một trong ba địa điểm trên thế giới có đặc điểm kiến tạo này.

Thân bài: * Lịch sử hình thành Gành Đá Dĩa Phú Yên:

Gành Đá Dĩa được hình thành từ dung nham núi lửa phun trào cách đây gần 200 triệu năm. Nham thạch nóng bỏng khi phun trào gặp nuớc biển lạnh đột ngột bị đông cứng. Đồng thời xảy ra hiện tuợng ứng lưu làm cho các khối đá nứt theo các chiều dọc, xiên, ngang tạo thành các khối đá nứt hình bát giác, lục giác, ngũ giác…. thẳng đứng hoặc xiên thoai thoải, nửa chìm nửa nổi trên biển.

Theo dòng chảy thời gian, những vết nứt đuợc nước biển bào mòn nhẵn nhụi. Nhưng những khối đá vẫn bám chặt lấy nhau, bền bỉ. Từng khối đá dài với hình dáng đặc biệt xếp chồng lên nhau. Trông xa xa như một tổ ong khổng lồ đựợc xây dựng bên bờ biển. Lúc đến gần thì ta lại có cảm tưởng như đây là những chiếc dĩa lớn xếp chồng lên nhau. Có lẽ đó là lí do người ta đặt cho địa danh này cái tên Gành Đá Dĩa.

* Vị trí:

Gành Đá Dĩa thuộc địa phận xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cách thành phố Tuy Hòa 30km về phía bắc. Nếu tính từ thị trấn Chí Thạnh, trên quốc lộ 1A, men theo con đường khoảng 10km về hướng đông sẽ đến Gành Đá Dĩa. Có thể nói Gành Đá Dĩa là cảnh quan thiên nhiên kỳ thú nhất Việt Nam.

* Đặc điểm cảnh quan Gành Đá Dĩa:

Dọc bờ khu Gành Đá Dĩa dài khoảng 6km tính từ mũi Gành Đèn đến mũi Nước Giao. Sự hình thành Gành Đá Dĩa cũng có liên quan mật thiết đến Vinh Xuân Đài, Đầm Ô Loan và đèo Cả. Đặc điểm thạch học và cấu trúc lượn sóng dưới tác động lâu dài của sóng biển là cơ sở hình thành sự đa dạng của địa hình dải bờ biển Gành Đá Dĩa.

Từ xa nhìn vào gành thấy những tầng đá lô nhô như vườn tượng của các nhà điêu khắc tài danh. Nhưng khi đến gần, gành là những trụ đá nơi cao, nơi thấp hoặc thẳng đứng hoặc hơi nghiêng nghiêng so với mặt nước biển, tạo thành một cảnh quan rất kỳ vĩ. Đứng từ xa nhìn về gành trông giống như một tổ ong khổng lồ nhô ra giữa biển khơi bạc sóng.

Bao quanh gành đá là một bãi cát hình cong lưỡi liềm dài khoảng trên dưới 3 km. Bờ cát trắng mịn, bạc sáng trong nắng ban mai lấp loá, là một bãi tắm rất tốt.

Đá ở Gành Đá Dĩa có màu đen huyền hoặc nâu vàng xếp thành cột, nửa chìm nửa nổi trên mặt nước biển. Chúng xếp chồng lên nhau như những chồng dĩa. Mỗi viên đá có độ dày từ 60-80 cm. Do đứng nhô ra biển, quanh năm sóng vỗ nên đã tạo thành những lỗ khuyết tròn láng.

Ở giữa gành có một hõm trũng. Nước mưa, nước biển đọng lại lại tạo thành vũng. Trong đó có nhiều loại cá nhỏ, có màu sắc sặc sỡ: xanh, vàng, tím, hồng nhạt… bơi lội tung tăng. Xung quanh hõm nước này, đá dựng thành cột liền khít nhau.

Trên thế giới chỉ có 4 nơi có cấu tạo địa chất đặc biệt như Gành Đá Dĩa Phú Yên. Mặc dù kỳ lạ đến thế nhưng trước đây do nằm ở vị trí trắc trở, đường xá đi lại khó khăn, Gành Đá Dĩa chưa được nhiều người biết đến. Phải đến năm 2011, con đường dẫn từ quốc lộ 1A đi qua các xã dọc biển được khai mở thì mới có nhiều người tìm đến tham quan, chiêm ngưỡng.

* Đặc điểm cấu tạo địa chất Gành Đá Dĩa:

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà địa chất học, đá ở Gành Đá Dĩa được hình thành trong quá trình hoạt động núi lửa vùng cao nguyên Vân Hòa (Sơn Hòa), cách vị trí Gành Đá Dĩa khoảng 30 km về phía tây. Một vùng đất nâu đen còn sót lại dọc trên cánh đồng khu vực Hòa Đa, Bình Kiến hay dải đất bazan đỏ phía Hòa Thành Tuy Hòa là dấu tích di chuyển của các dòng nham thạch xa xưa.

Khoảng 200 triệu năm về trước, thời kì hoạt động mãnh liệt của các núi lửa trong vành đai Thái Bình Dương, dòng nham thạch nóng bỏng chảy từ miệng các núi lửa tràn xuống đồng bằng, tiến sát ra biển, gặp nước biển lạnh nên đột ngột đong cứng lại. Ban đầu. các khối đá kết tụ hình khối lớn. Lâu dần, do hiện tượng ứng lực rạn nức, các khối đá dần tách ra theo các mạch tạo thành cột đá hình lục giác như ngày nay. Trải qua thời gian, do tác động của sóng biển và sự ăn mòn, các khối đá có những hình thù kì lạ trong thật đẹp mắt.

Gành Đá Dĩa nằm chung trong khối kiến tạo địa chất với Gành Đèn. Khác với Gành đèn được kiến tạo từ dá Granic, Gành Đá Dĩa được kiến tạo bửi đá Bazan xếp chồng với hai mũi nhô lên khỏi mặt đất. Ranh giới này có thể quan sát được tại Hòn Khô với một bên là đá Granic đa khối màu phiến trắng, một bên là đá Bazan nâu đen khối nhẵn.

Cột đá Bazan tại Gành Đá Dia nhô ra làm hai mũi nhỏ. Một mũi nhô lên ở phía bắc với dáng đá nằm nghiêng uốn lượn. Một mũi ở phía nam với dáng đá thẳng đứng xếp chồng. Đây là nơi ngư dân thường tập kết ngư cụ chuẩn bị đánh bắt gần bờ.

* Ý nghĩa cảnh quan, địa chất và du lịch Gành Đá Dĩa:

Từ lâu, Gành Đá Dĩa đã trở thành niềm tự hào của người dân Phú Yên. Gành Đá Dĩa chứng kiến cuộc sống thăng trầm, cùng con người vượt qua bao cơn bão tố quyết tâm bám biển. Hình ảnh gành đá trở thành biểu tượng của đức kiên trì, lòng kiên trung, sừng sững kiêu ngạo giữa đất trời thách thức dòng thời gian khắc nghiệt phai mòn. Dãy tường đá kì vĩ, hòa điệu với sóng nước tạo thành bức tranh huyền ảo mang vẻ đẹp kì bí làm say mê khách du lịch trong và ngoài nước không thể rời bước một lần đến nơi đây.

Gành Đá Dĩa là một trong những địa điểm du lịch, mang lại nguồn kinh tế lớn của tỉnh Phú Yên. Năm 1998, Nhà nước Việt Nam công nhận Ghềnh Đá Dĩa là thắng cảnh thiên nhiên cấp quốc gia, khẳng định giá trị của địa danh này trong bản đồ du lịch Việt Nam.

Kết bài:

Gành Đá Dĩa có quang cảnh kì vĩ phi thường, là kiệt tác của mẹ thiên nhiên, là bản trường ca bất tận của đá và nước, xứng đáng là một trong những hùng quan đất Việt.

Bình luận (0)
Thảo Phương
8 tháng 2 2018 lúc 20:10

Nói đến Phú Yên, không thể không nói tới một địa danh, mà tên tuổi của nó không những được ghi dấu trên bản đồ Việt Nam mà ngay cả trên thế giới, không mấy khi sự kết hợp kỳ diệu của tạo hóa đã tạo nên một kỳ quan thiên nhiên với hạ tầng địa chất thuộc vào hàng độc đáo nhất - Ghềnh Đá Đĩa.
Địa danh này nằm tại huyện Tuy An – Phú Yên, đã được Bộ VHTTDL xếp hạng là thắng cảnh quốc gia.
Đúng như tên gọi, nhìn từ trên xuống, Ghềnh Đá Đĩa như một chồng đĩa đen bóng với những viên đá hình tròn và đa giác xếp chồng khít vào nhau trông thật lạ khiến du khách liên tưởng đến trò chơi lego khổng lồ của tạo hóa, cái trò chơi lego nửa chìm nửa nổi trong mảng màu xanh rì rào của nước biển, những chiếc thuyền đánh cá xa xa như ru lòng người vào cõi thiên thai. Đây là một trong những hạ tầng địa chất vô cùng đặc biệt.Nhìn từ xa, khu Ghềnh Đá Đĩa rộng hơn 1 km2 như một tổ ong khổng lồ. Đá ở đây đều tăm tắp được dựng thành từng cột liền khít nhau. Các cột đá có tiết diện hình lục giác hoặc hình vuông hoặc có hình tròn như chiếc đĩa, thoạt nhìn cứ tưởng như có sự xắp sếp của bàn tay con người, nhưng đó phải là người khổng lồ. Bởi lẽ để có được những tảng đá dựng đứng nặng hàng tảng, đều đặn như hình ngũ giác, lớp nọ xếp liền lên lớp kia trên một vùng rộng lớn. Bàn tay của tạo hóa đã nhào nặn nơi đây trở thành một kỳ thắng.
Chồng đĩa thiên nhiên này rộng hàng nghìn mét vuông, nằm sát mép biển, mặc cho sự bào mòn của thời gian và sóng biển, ghềnh đá vẫn giữ nguyên vẻ đẹp ban đầu. Hàng triệu cột đá tựa vào nhau uốn thành từng cụm với hình dạng và độ cao khác nhau.
Theo các nhà địa chất, đây là loại đá bazan hình thành trong quá trình họat động của núi lửa vùng cao nguyên Vân Sơn, cách vị trí Ghềnh Đá Đĩa khoảng 30 km theo đường chim bay cách đây hàng triệu triệu năm. Nham thạch phun ra từ miệng núi lửa gặp nước lạnh đã đông cứng lại và xảy ra sự rạn nứt toàn bộ khối nham thạch. Phần lớn đá nứt theo mạch dọc, tạo thành những chiếc đĩa của người đầu bếp khổng lồ. Ghềnh Đá Đĩa nằm trong một tổng thể gồm các gềnh đá trắng trải dài hàng nghìn mét, tạo nét hài hòa giữa núi đá và biển.
Lại gần, những viên đá có hình trụ chồng lên nhau như chồng chén, đĩa trong các lò sành sứ, người ta gọi nơi đây là Ghềnh Đá Đĩa. Sóng ở Ghềnh Đá Đĩa luôn mạnh, đập vào bờ đá tung bọt trắng xóa. Những đợt sóng đó tuy có vẻ dữ dội nhưng chỉ làm ướt áo ai đó đi ngang qua đây, một liên tưởng sẽ khiến ta có cảm giác thú vị. Những bọt sóng tung cao vừa là lời chào mừng vừa như mời gọi hòa mình vào dòng nước mát lạnh của Ghềnh Đá Đĩa như sự hãnh diện của tự nhiên nơi đây.

Đi dọc theo ghềnh sẽ phát hiện ra giữa gềnh có một chỗ trũng, lâu ngày nước mưa và nước biển đọng lại thành vũng. Nơi đó như một thế giới nước thu nhỏ với những chú nham, tức là loài cua nhỏ, tôm cá nhỏ sinh sống, cả những chú sứa, sao biển theo thủy triều đi lại. Xung quanh lõm, đá dựng tầng tầng, những ai tới với nơi đây đều có thể dựa lưng vào đó để tâm hồn thư thái mà ngắm từ trời cao lồng lộng đến biển rộng mênh mông.
Với muôn hình vạn trạng, ghềnh Đá Đĩa còn hấp dẫn người xem bởi những gam màu biến đổi theo ánh sáng mặt trời. Khi bình minh lên, màu đen tuyền của những khối đá đĩa phủ ánh vàng rực rỡ của tia nắng chói chang đầu ngày đặc trưng vùng duyên hải miền Trung. Còn khi chiều xuống, ráng đỏ hoàng hôn nhuộm hồng các phiến đá. Bởi thế, mỗi khoảnh khắc ghềnh Đá Đĩa lại mang đến cho du khách những cảm nhận khác nhau.Không chỉ nổi danh với vẻ đẹp thiên tạo, Ghềnh Đá Đĩa này đã từng có một thời là cơ sở của cách mạng trong suốt hai thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ. Những phiến đá cong cong hình vòng cung như che chắn cho những người con yêu nước và đâu đó trong những hang động trong lòng đá đã từng nuôi dưỡng những con người sẵn sang hiến dâng tuổi thanh xuân và tính mạng cho sự nghiệp và độc lập tự do của dân tộc. Đá Đĩa còn gắn liền với một địa danh phía trên đó là Hòn đá lực lượng- một hang sâu và rộng lưu truyền những huyền thoại về một thời chiến tranh.
Bên cạnh ghềnh đá Dĩa là bãi cát trắng mịn hình trăng lưỡi liềm dành cho những ai thích tắm biển. Không xa là khu vực bãi Bàng, với những tảng đá màu vàng sáng nằm lặng yên dưới tán cây bàng rợp mát. Đây là nơi nghỉ ngơi, cắm trại, dã ngoại lý tưởng. Lý thú hơn, ở ghềnh đá Dĩa, du khách còn có thể mục sở thị cảnh đánh bắt hải sản của ngư dân hoặc tự tay câu cá dò, cá dìa, cá vẩu. Thậm chí, còn có thể cùng người dân địa phương đi cạy “ vú nàng”- một loài nghêu sống bám vào gành đá. Đôi lúc, còn được mời mua những con hải sâm tươi bổ dưỡng với giá cả ưu đãi…Ghềnh Đá Đĩa không những là một thắng cảnh quốc gia mà còn là một tài sản quý giá với mảnh đất đầy truyền thuyết và danh thắng như Phú Yên, chắc chắn nơi đây sẽ là điểm đến mang lại nhiều hứng thú với du khách. Mong rằng Ghềnh Đá Đĩa sẽ được nhiều người biết đến xứng đáng với sự độc đáo của nó.

Bình luận (1)
Thảo Phương
8 tháng 2 2018 lúc 20:10

Từ thành phố Tuy Hòa, xuôi theo quốc lộ 1A về hướng Bắc 30km, sau đó đến thị trấn Chí Thạnh rẽ phải về hướng Đông 12km là bạn đã đến với ghềnh Đá Đĩa. Với những cột đá hình lăng trụ chất chồng màu đen huyền độc đáo, ghềnh Đá Đĩa nổi bật giữa một vùng trời biển trong xanh của xã An Ninh Đông, huyện Tuy An.

Nhìn từ xa, khu ghềnh Đá Đĩa rộng hơn 50m và kéo dài khoảng 200m như một tổ ong khổng lồ. Những tảng đá đều đặn dựng đứng thành từng cột liền khít nhau, lớp nọ xếp liền lên lớp kia. Các cột đá có tiết diện hình lục giác, hình vuông hoặc có hình tròn như chiếc đĩa, thoạt nhìn như có sự sắp xếp do con người tạo nên. Nhưng chính bàn tay thần kỳ của tạo hóa đã nhào nặn nơi đây trở thành một kỳ thắng.

Theo các nhà khoa học, đây là loại đá bazan hình thành trong quá trình hoạt động của núi lửa vùng cao nguyên Vân Sơn, cách vị trí ghềnh Đá Đĩa khoảng 30 km theo đường chim bay cách đây hàng triệu triệu năm. Nham thạch phun ra từ miệng núi lửa, gặp nước lạnh đông cứng lại và xảy ra sự rạn nứt toàn bộ khối nham thạch. Phần lớn đá nứt theo mạch dọc, tạo thành những cột thẳng đứng hoặc xiên, cũng có những đường xiết ngang cắt cột đá thành những hình tròn, hình đa giác xếp chồng khít vào nhau như những chồng đĩa.

Chồng đĩa thiên nhiên này rộng hàng nghìn mét vuông, nằm sát mép biển, trải qua hàng trăm năm biến đổi khí hậu, mặc cho sự bào mòn của thời gian và sóng biển, ghềnh Đá Đĩa vẫn giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ ban đầu. Những con sóng vỗ mạnh vào bờ đá, tung bọt trắng xóa. Bọt sóng tung cao như lời chào mừng và mời gọi chúng ta hãy nhanh chóng hòa mình vào dòng nước mát lạnh ấy. Thật tuyệt vời khi bạn đặt chân lên từng “mắc” đĩa và cảm nhận những hạt nước biển bắn lên bàn chân mát rượi, rồi thả tâm hồn trong tiếng gió biển, bên khung cảnh thanh bình ngắm trời biển xanh trong và cách đó không xa là những con thuyền đang bồng bềnh trên sóng nước.

Không chỉ cuốn hút ngay ánh nhìn đầu tiên của du khách bởi muôn hình vạn trạng, ghềnh Đá Đĩa còn khiến du khách ấn tượng bởi những gam màu thay đổi theo ánh sáng mặt trời. Khi mặt trời lên cao, những khối đá đĩa đen tuyền phủ ánh sáng rực rỡ như sáp ong, còn khi hoàng hôn buông xuống, ráng đỏ của ánh chiều nhuộm hồng các khối đá.

Sau khi cảm nhận sự thích thú khi bọt biển bắn vào người, bạn đừng quên đi dọc theo ghềnh đá nhé. Bạn sẽ khám phá ra một điều rất thú vị khi ở giữa ghềnh có một lõm trũng, do lâu ngày nước mưa và nước biển đọng lại thành vũng. Nơi đây như một thế giới thu nhỏ với những chú nham (loài cua nhỏ), tôm, cá nhỏ sinh sống, thậm chí cả những chú sứa, sao biển theo thủy triều đi lại. Xung quanh lõm, tầng tầng lớp lớp đá dựng, bạn có thể dựa lưng vào đây mà thư thái ngắm nhìn biển rộng mênh mông gắn liền với trời cao lồng lộng đến vô cùng.

Dọc ven biển miền Trung nước ta có nhiều ghềnh đá, nhưng ghềnh Đá Đĩa ở Phú Yên có một vẻ đẹp tự nhiên, cân xứng đến lạ kỳ. Bên cạnh là Bãi Bàng với những tảng đá màu vàng óng ả và làn nước trong vắt in bóng mây trời, phù hợp cho những ai có mong muốn thỏa thích tắm biển. Một bên là làng chài với những hàng dừa xanh cao vút. Phía Nam ghềnh đá lại có bãi cát hình lưỡi liềm, trắng, sạch và mịn, dài khoảng 3km. Phía Bắc có bãi đá nham thạch trải dài trên 500m, lên đến gành Đèn là cửa vịnh Xuân Đài. Tự nhiên thật “thiên vị” khi đã cố tình tạo cho bức tranh xen lẫn nhiều màu sắc cho ghềnh Đá Đĩa, khiến bất cứ ai đến đây đều ngỡ ngàng không thôi.

Năm 1998, ghềnh Đá Đĩa được Nhà nước cấp chứng nhận danh thắng cấp quốc gia và bắt đầu được tỉnh Phú Yên đưa vào khai thác du lịch. Nhưng do địa hình đường xá đi lại ghập ghềnh, trải qua nhiều làng bản mới vào được nên việc đẩy mạnh du lịch tại nơi đây gặp nhiều khó khăn.

Năm 2010, con đường vào ghềnh Đá Đĩa được trải nhựa hoàn toàn với những biển chỉ lối cụ thể. Ghềnh đá được địa phương quan tâm chăm sóc, biến nơi đây thành nơi tham quan du lịch lý tưởng. Cho đến nay, ghềnh Đá Đĩa càng ngày càng được nhiều người biết đến, vẻ đẹp hoang sơ và tạo hình ấn tượng thú vị của thiên nhiên đã khiến nơi đây là điểm dừng chân thích thú của du khách khi đến với mảnh đất Phú Yên.

Bình luận (0)