Bài viết số 5 - Văn lớp 8

Anh Chu
Xem chi tiết
Bùi Thị Huyền Mai
4 tháng 4 2018 lúc 23:03

'' cuộc đời cách mạng thật là sang''

tuy rằng Bác ở nơi rất cực khổ nhưng mọi thứ vẫn đầy đủ Bác cảm thấy rằng khi lm cách mạng ở bất cứ đâu bất cứ chỗ nào cx cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc

Bình luận (0)
Nguyễn Linh
5 tháng 4 2018 lúc 10:43

“Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng”

Người đời Đường, đời Thanh (Trung Quốc) cho rằng tứ tuyệt khó nhất ở câu ba. Đại đa số các bài tứ tuyệt, chuyển ở câu ấy, có khi kết ở câu ấy, biến hóa, đổi dời câu ấy.

Từ không khí thiên nhiên: suối hang, sớm tối, chuyển qua không khí hoạt động xã hội: Đảng, sử, dịch sử Đảng... Từ những chữ cái mềm mại. suối băng, rau cháo chuyến qua bàn đá, chất đá rắn chắc. Từ những âm bằng êm đềm, chuyển qua những dấu trắc nặng (dịch), sắc (đá), hỏi (sử) đanh thép, rắn rỏi.

Chuyển nhưng rất hồn nhiên, nhẹ nhàng, chả có gì là gãy đứt với bên trên. Trong khung cảnh hang suối ấy, người xưa san thi, định Dịch “Kinh Dịch chấm son mài”. Và ngày nay Bác ngồi dịch sử Đảng. Nhưng khác nhau một vực một trời.

Tôi đã về Pác Bó. Không có tấm đá nào như bàn cả. Chỉ có tấm lòng vững như bàn thạch của người cách mạng đã nhìn đá ra bàn. Tinh thế trong nước, trên thế giới lúc ấy khá chông chênh. Nhưng chông chênh là gì thì chông chênh, dựa lên tình hình cách mạng, tấm lòng cách mạng lúc ấy, Bác vẫn tiến hành sáng tạo ra lịch sử. Dịch, chỉ là một chữ khiêm tốn của Bác đấy thôi. Bác đâu chỉ có dịch. Bác đang viết sử Việt Nam, cả sử thế giới bằng thơ lục bát dân tộc. Và Bác đang tổ chức, lãnh đạo phong trào sáng tạo nên lịch sử Việt Nam. Chữ dịch ngoài ra còn nói lên sự gắn bó với phong trào cách mạng quốc tế của Bác.

“Cuộc đời cách mạng thật là sang”

Một nhà thơ khác có thể kết thúc bằng một câu thơ tả tình, tả cảnh, chìm trong cảm tính, nhập vào cảnh vật. Bác không' thích làm văn nghệ, “Ngâm thơ ta vốn không ham”, Bác làm thơ là để nói lên ý của mình, nói trắng ra ý của mình.

Nhưng câu thơ không thẳng dựng. Câu thơ vẫn tươi mát nhẹ nhàng, vì trong ấy có một cái mỉm cười, một tí mỉm cười. Bác lạc quan, hay cười nhưng đôi lúc không tránh khỏi cười chua chát. Như thời ở nhà ngục Quảng Tây bị ghẻ, Bác bảo là “mặc áo gấm”, gãi ghẻ Bác bảo là “tựa gảy dàn”.

Lần này thì không phải thế. Lần này là cái cười hơi triết lí một chút, của một người, đã từng chứng kiến tất cả những cái sang trọng giàu có nhất trên đời, lẫn những cái cùng cực đau khổ nhất trên đời. Và bây giờ với tấm lòng từng trải nên bao dung đó, đánh giá sự vật. Ông chủ báo “Người cùng khổ” cũng là người đã từng sống trong khách sạn vương giả nhất châu Âu. Cuộc đời cách mạng thật là sang như thế là so với tất cả cuộc đời khác mà Bác đã từng chứng kiến, hay từng sống.

Bình luận (0)
LD Bảo Hoàng
Xem chi tiết
Bích Ngọc Huỳnh
21 tháng 3 2018 lúc 16:21

Nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao là hình ảnh tiêu biểu về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám chịu nhiều bất hạnh nhưng vẫn sáng ngời phẩm chất. Bằng những hiểu biết của mình, em hãy làm sáng rõ nhận định trên.

Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc nhất của Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Trong cuộc đời cầm bút ngắn ngủi của mình, ông đã kịp để lại cho dân tộc ta những sáng tác vô giá, những kiệt tác văn chương bất hủ mà truyện ngắn Lão Hạc là một tác phẩm tiêu biểu.

Lão Hạc là một truyện ngắn viết về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Nhân vật chính của tác phẩm là lão Hạc, một con người mà cuộc đời đã nếm trải bao đắng cay, bất hạnh, một con người luôn tỏa rạng những phẩm chất cao đẹp.

Cuộc đời lão Hạc là một chuỗi những đau khổ và bất hạnh, một kiếp đời chua chát và đắng cay! Góa vợ từ lúc còn trẻ, một mình lão gà trống nuôi con trong cảnh đói nghèo, lam lũ, những mong con khôn lớn trưởng thành làm chỗ nương tựa lúc ốm đau, khi tuổi già. Nhưng hạnh phúc nhỏ nhoi ấy đã không đến với lão. Vì không đủ tiền cưới vợ, anh con trai phẫn chí đăng tên làm phu đồn điền cao su. Cảnh chia ly của cha con. Lão Hạc không hẹn ngày sum họp. Lão Hạc đã mất vợ, nay lại mất con. Cảnh khổ vật chất hòa trong nỗi đau tinh thần thành dòng lệ chảy trong trái tim chờ đợi khắc khoải của người cha.

Cuộc đời dường như vẫn chưa buông tha lão. Bất hạnh rồi bất hạnh dồn dập giáng xuống cuộc đời của một lão già khốn khổ. Kiệt sức vì lam lũ, lầm than, vì mòn mỏi đợi chờ, lão ôm nặng. Trận ốm hai tháng mười tám ngày đã ngốn sạch số tiền mà lão chắt chiu, gom góp, cướp đi luôn cả cái ước vọng nho nhỏ của người cha muốn dành dụm để cưới vợ cho con. Thật tội nghiệp cho lão Hạc!

Bất hạnh này kéo theo bất hạnh khác. Sau trận ôm nặng, lão yếu đi nhiều, không thể làm được những việc nặng. Làng mất nghề sợi, đàn bà rỗi rãi nhiều, có việc nhẹ nào họ đều tranh hết. Lão Hạc đâm ra thất nghiệp. Lão Hạc đã rơi vào cảnh bần cùng hóa hoàn toàn, lão sống vật vờ với con ốc, con trai, củ ráy, sung luộc… Những thứ ấy cũng chẳng dễ gì kiếm được với một lão già đã cạn kiệt sức lực. Cùng đường sống, lão Hạc tìm đến cái chết, lấy cái chết để tự giải thoát cho mình. Cái chết của lão Hạc mới đau đớn, vật vã làm sao. Nó như bóp nghẹt trái tim người đọc!

Lão Hạc sống nghèo khổ về vật chất nhưng rất giàu tình cảm. Tình yêu thương con nồng nàn sâu sắc của lão là câu truyện cảm động về tình cha con. Thương con sớm mồ côi mẹ lão Hạc không nỡ tục huyền. Nhìn con đau khổ vì không có đủ tiền cưới vợ, lão Hạc khổ tâm vô cùng. Lão thấy mình có lỗi với con và điều này làm cho lão day dứt mãi. Khi người con phẫn chí đăng tên làm phu đồn điền cao su, trái tim người cha thật sự tan nát. Nỗi thương nhớ mong chờ con thường trực trong lòng người cha biến thành sự khắc khoải ngóng trông: Thằng cháu nhà tôi dễ hơn một năm nay không có giấy má gì đấy ông giáo ạ. Ta đọc được trong câu nói ấy cái tình cảm ấm áp của người cha. Thương nhớ con, lão dồn tình cảm âu yếm vào cậu Vàng, kỉ vật của người con để lại. Cái tên cậu Vàng (tên lão Hạc đặt cho con chó) đă chứa đựng tất cả tình quý mến và thân thiết đối với một con vật. Hình ảnh lão Hạc: Miệng méo xệch, khóc hu hu, khi nghĩ rằng mình đánh lừa một con chó, là hiện thân của tấm lòng nhân ái cao cả.

Bao nhiêu tình thương yêu con, lão dồn vào việc quyết giữ bằng được mảnh vườn cho con. Khi đã hết đường sinh nhai, Lão Hạc có thể bán vườn đi, nhưng lão không làm thế, thà chết chứ không chịu bán đi một sào. Thậm chí, trước khi chết, lão còn tìm nơi nhờ cậy, gửi gắm mảnh vườn ấy. Thật xúc động biết bao cái tình của một người cha!

Cuộc đời lão Hạc thật bi thương. Nhưng giữa cuộc đời khốn khổ, lão Hạc vẫn ý thức được nhân phẩm của mình. Lòng tự trọng của một người cha không cho phép lão tiêu vào mảnh vườn do người mẹ để lại cho đứa con. Lòng tự trọng của một con người không cho phép lão nhận sự giúp đỡ của ông giáo mà lão biết cũng chẳng sướng gì hơn lão, càng không cho phép lão làm phiền lụy đến bà con lối xóm. Lão biết họ đã khốn khổ lắm rồi, lão không thể là gánh nặng cho họ. Ý thức được điều đó một cách sâu sắc, Lão Hạc đã nhịn ăn để dành tiền làm ma cho mình. Thật là một tấm lòng cao thượng và vị tha hiếm có! Ta nhận thấy ở lão Hạc một triết lí sống giản dị nhưng đẹp biết nhường nào.

Dưới một chế độ xã hội đen tối, ngột ngạt, không ít người đã đánh mất nhân phẩm, tha hóa, biến chất. Ta dễ dàng tìm thấy họ trong một loạt các sáng tác của Nam Cao. Khác với họ, dù nghèo đến đâu, lão Hạc vẫn sống trong sạch và lương thiện. Chính nhân vật ông giáo đã nhận xét về lão: Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa gì lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Cùng kế sinh nhai, lão có thể chọn con đường theo Binh Tư. Nhưng lão Hạc không làm thế. Lão thà chết chứ không bán linh hồn mình cho quỷ dữ. Cuối cùng lão đã chọn cái chết để giữ trọn sự trong sạch và lương thiện trong tâm hồn mình. Một cách sống và xử thế thật đáng trân trọng, phù hợp với đạo lí: Chết trong hơn sống đục của nhân dân ta.

Xây dựng nhân vật lão Hạc, Nam Cao đã gửi gắm vào đó những triết lí sống đẹp và bộc lộ thái độ yêu thương và trân trọng con người.

Nhân vật lão Hạc là một hình tượng điển hình bất hủ về người nông dân lao động Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Cùng với nhân vật chị Dậu (trong tác phẩm Tát đèn của Ngô Tất Tố), nhân vật lão Hạc làm sáng ngời thêm những nét đẹp trong tâm hồn và phẩm chất của người nông dân lao dộng Việt Nam.

Bình luận (0)
Đạt Trần
19 tháng 3 2018 lúc 22:00

Việt Nam, đất nước nông nghiệp, cái nôi của nền văn minh lúa nước. Trước cách mạng tháng Tám hơn 90% dân số sống bằng nghề nông. Và từ buổi đầu khi văn học ra đời và phát triển, đề tài người nông dân đã trở thành mảnh đất tốt để ươm lên những mầm cây văn học với những tác phẩm đặc sắc. "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố và "Lão Hạc" của Nam Cao là hai tác phẩm như vậy. Đọc những sáng tác này ta thấy vẻ đẹp toả sáng trong tâm hồn của tầng lớp lao động: "Mặc dù gặp nhiều đau khổ bất hạnh nhưng người nông dân trước cách mạng tháng Tám vẫn giữ trọn phẩm chất tốt đẹp của mình".

Trước hết đọc hai văn bản điều làm ta ấn tượng về người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám chính là cuộc sống đau khổ, bất hạnh với cảnh lầm than khổ cực.

Chị Dậu trong "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố là một hình tượng tiêu biểu. Chị Dậu đầu tắt mặt tối không dám chơi ngày nào mà vẫn "cơm không đủ no, áo không đủ mặc". Gia đình chị đã "lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh". Chồng chị ốm đau, vụ thuế đến cùng biết bao tai hoạ... Nào là phải chạy đôn, chạy đáo để cho đủ số tiền nộp sưu cho chồng mà không có một hạt cơm nào vào bụng. Chị như phải mò kim dưới đáy bể, như lạc vào cái sa mạc cát nóng bỏng, gió thổi tạt vào người như lửa. Trong cảnh "nửa đêm thuế thúc trống dồn" không có tiền nộp sưu cho chồng, vay mượn thì đều là bạn nghèo ai cũng không có, kẻ nhà giàu địa chủ thì đòi trả lãi với giá cắt cổ, chị đành phải bán đứa con ngoan ngoãn bé bỏng mà chị đã mang nặng đẻ đau, mà đã đến lúc nó có thể giúp chị rất nhiều. Chúng ta có thể cảm nhận được nỗi đau như đứt từng khúc ruột của chị khi bán cái Tý. Cái cảnh chị nuốt nước mắt vào trong mà van lạy cái Tý, thằng Dần để chúng đồng ý cho chị dẫn cái Tý sang nhà Nghị Quế làm người đọc không cầm lòng được. Cuộc đời chị bất hạnh này lại nối tiếp khổ đau kia. Sau khi bán con và đàn chó mới đẻ, cóp nhặt đem tiềm nộp sưu cho chồng xong tưởng chừng nạn kiếp đã xong mà cố gắng sống những ngày bình yên bên người chồng ốm yếu, nhưng bọn lý trưởng, chánh tổng trong làng lợi dụng thuế má muốn đục nước béo cò bắt chị phải nộp thêm suất sưu cho em chồng đã chết từ năm ngoái. Người đã chết, đã đi vào cõi hư vô, còn đâu mà bắt người ta đóng thuế, thật quá bất công. Rồi chị còn phải chứng kiến cảnh chổng ốm đau bệnh tật, rũ rượi như một chiếc lá héo khô bị ném vào nhà, chị chăm sóc cho anh chưa kịp hoàn hồn thì bọn cai lệ và người nhà lý trưởng xông vào định bắt trói anh điệu ra đình vì thiếu sưu của em mình. Trong hoàn cảnh ấy không thể chịu đựng được nữa, tình yêu thương chồng và nỗi tức giận bị đè nén bấy lâu đã thôi thúc chị hành động. Chị đã xông vào bọn chúng đánh trả quyết liệt sau những lời van xin thiết tha không hiệu nghiệm để rồi kết quả là cả hai vợ chồng chị bị bắt giải ra đình để quan tư phủ xử tội vì đã chống lại "người nhà nước". Những khổ cực mà chị Dậu phải chịu cũng như những tâm lý uất ức trào dâng bột phát thể hiện thành hành động phản kháng của chị chính là hình ảnh chân thực về cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng Tám.

Nếu đọc "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, ta cảm thương cho thân phận của người phụ nữ nông dân dưới chế độ phong kiến thực dân bao nhiêu thì khi đọc "Lão Hạc" của Nam Cao ta lại càng thương cảm và xót xa cho số phận của người nông dân với cuộc sống mòn mỏi trong chờ đợi và hy vọng mong manh mà cuộc sống cô đơn gặm nhấm tâm hồn và thể xác già nua của lão Hạc. Lão phải sống cô đơn buồn tủi, trong những ngày xa con, lão chỉ có "cậu Vàng" làm bạn. "Vàng" là kỷ niệm thiêng liêng của đứa con để lại, càng thương nhớ con lão càng quý mến con Vàng. Lão âu yếm trò chuyện với nó như người ông hiền hậu ân cần với đứa cháu ngoan. Yêu thương cậu vàng như vậy nhưng bị dồn vào nước đường cùng, lão đành làm một việc nhẫn tâm là phải bán nó đi. Khi kể lại với ông giáo, lão đau đớn xót xa tột cùng: "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít...”. Lão khổ tâm dằn vặt vì chuyện bán chó. Và cái đói cứ đeo đẳng làm cho lão dù đã phải bòn củ chuối, rau má, sung luộc để kiếm bữa cho qua ngày mà vẫn không xong. Cuối cùng lão phải kết liễu cuộc đời bằng liều bả chó xin được của Binh Tư. Ôi cái chết thật đau đớn và dữ dội, lão "vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, áo quần xộc xệch, lão tru tréo, bọt mép sùi ra...". Hình ảnh lão Hạc gợi trong ta ký ức buồn đau của thảm cảnh 2 triệu người chết đói năm 1945 trước khi cách mạng tháng Tám nổ ra.

Người nông dân trong xã hội cũ gặp nhiều đau khổ bất hạnh là thế nhưng vượt lên trên những đau khổ bất hạnh đó, họ vẫn luôn giữ trọn những phẩm chất cao đẹp của mình mà đọc tác phẩm dù hiện thực có buồn thương nhưng nhân cách và phẩm chất cao quý của họ vẫn ngời sáng trong đêm tối khiến ta thêm tin yêu con người, tin yêu cuộc sống.

Ngay trong hoàn cảnh bất hạnh khổ cực vì bị hà hiếp bóc lột chị Dậu vẫn thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ yêu thương chồng con đảm đang tháo vát. Trong văn bản "Tức nước vỡ bờ" hình ảnh chị dùng những lời lẽ van xin thảm thiết và dám xông vào chống trả quyết liệt tên cai lệ và người nhà lý trưởng để cứu chồng là biểu hiện sâu sắc nhất tình cảm yêu thương hy sinh vì chồng con của chị Dậu. Cử chỉ bê bát cháo đến bên chồng với những lời nói tự nhiên như tấm lòng chân thành của chị đối với chồng Thầy em cố dậy húp ít cháo cho đỡ mệt..." đã làm người đọc xúc động thực sự trước tấm lòng thơm thảo, vẻ đẹp nữ tính dịu dàng với tình cảm mộc mạc của người phụ nữ ấy. Ở chị là sự hội tụ những vẻ đẹp tự nhiên của người phụ nữ Việt Nam mà Ngô Tất Tố muốn ngợi ca.

Cũng xuất phát từ tình yêu chồng mà chị đã vùng lên quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng để bảo vệ chồng. Hành động của chị dù là bột phát nhưng suy nghĩ đầy ý thức "Thà ngồi tù, để cho nó làm tình làm tội mãi thế tôi không chịu được". Ý thức đó phải chăng là ý thức phản kháng tiềm tàng trong người nông dân mà Ngô Tất Tố dường như đang "xui người nông dân nổi loạn" (theo nhận xét của Nguyễn Tuân) để nhằm phản ánh quy luật: có áp bức có đấu tranh, "Tức nước vỡ bờ".

Nếu như chị Dậu tiêu biểu cho người phụ nữ nông dân trong những vẻ đẹp nhân ái vị tha và tiềm tàng sức sống, sự phản kháng mãnh liệt thì ở nhân vật lão Hạc ta lại cảm nhận được tâm hồn và tình yêu tha thiết, niềm tin cháy bỏng và một nhân cách cao thượng đáng nể trọng của người nông dần già nua nghèo hèn phải tìm đến cõi chết. Nếu nói lão Hạc chết vì đói nghèo quả là hoàn toàn chưa hiểu hết ý đồ của nhà văn. Nam Cao đã khơi vào "luồng chưa ai khơi" trong hiện thực lúc bấy giờ là tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương nhân ái, đức hy sinh cao cả của người cha trong hoàn cảnh vật lộn với cái đói. Lão Hạc chết là để bảo toàn danh dự và nhân cách, để giữ trọn tình yêu cho con, để thanh thản ra đi sau những gửi gắm về mảnh vườn, tiền cưới vợ cho con, tiền lo ma chay để khi ra về nơi miền cực lạc xa xôi còn có hàng xóm lo cho. Chính sự chất phác lương thiện đã giúp lão có những hành động đầy tự trọng ấy, lão không muôn liên luỵ đến ai mà chỉ âm thầm chịu khổ một mình.

Lão Hạc còn là người rất đôn hậu và cao cả, lão đã khóc hu hu, đã xót xa đến tột cùng khi phải bán con chó, lão ân hận, lão khóc như người có tội, lương tâm lão bị dày vò, cắn dứt chỉ vì không thuỷ chung với một con chó. Lòng nhân ái của lão khiến ta cảm động biết nhường nào.

Những đức tính khiến chúng ta phải cảm phục nhất ở lão Hạc đó là lòng yêu thương con bao la, đức hy sinh cao cả. Chính tình yêu con đã giúp lão ngăn con không bán vườn. Lúc khoẻ lão cố cày thuê cuốc mướn, đồng áng từ lúc bình minh đến khi hoàng hôn buông xuống, tất cả chỉ để dành dụm cho con ít tiền. Nhưng sau trận ốm, lão đã chẳng còn gì, thương con nên lão không muốn tiêu phạm vào một đồng tiền nào dành cho con. Lão nhịn ăn, nhịn mặc, một lòng vì con: để rồi lão đã chọn con đường quyên sinh để giữ trọn mảnh vườn cho con. Cái chết dữ dội và kinh hoàng lắm. Lão thương con ngay đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời, nhưng lòng lão thanh thản đến êm dịu.

Cảm ơn Ngô Tất Tố, cảm ơn Nam Cao! Họ đã cho chúng ta hiểu rõ cái cuộc sống cùng quẫn, bi thảm của người nông dân, làm chúng ta càng cảm phục trước những phẩm chất cảo quý, đẹp đẽ và trong sáng của họ. Giữa bùn đen nhưng tâm hồn họ vẫn toả hương thơm ngát như đoá hoa sen đồng nội. Nhìn vào cuộc sống của người nông dân ngày nay ta càng xót xa cho cha ông thuở trước và thêm tin yêu cuộc sống mới.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Lan Hương
19 tháng 3 2018 lúc 23:42

Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, một nhà báo kháng chiến, một trong những nhà văn tiêu biểu nhất thế kỉ XX. Nhắc đến Nam Cao là nhắc đến cách mạng, là nhắc đến quá khứ hào hùng, anh dũng của dân tộc hay là nhắc đến những đau buồn, mất mát mà ông cha ta xưa kia phải gánh chịu dưới ách áp bức của thực dân Pháp. Thấu hiểu được nỗi đau dân tộc, dưới ngòi bút của ông, cuộc đời của một người nông dân nghèo khổ hiện lên thật rõ ràng, người nông dân đó đại diện cho những người nông dân thời phong kiến, đó là nhân vật Lão Hạc trong văn bản cùng tên.

Lão Hạc là một lão nông nghèo, vợ mất sớm, một mình lão Hạc "gà trống nuôi con", đến khi cậu con trai lớn, do không đủ tiền cưới vợ, cậu đã bỏ nhà đi đồn điền cao su và để lại cho người cha một con chó. Với niềm thương nhớ cậu con trai, lão đã yêu thương con chó cậu để lại. Lão coi con chó như người con, người cháu của mình vậy, lão ân cần gọi con chó là "Cậu Vàng". Có gì lão cũng dành phần cho cậu, tuy nhà nghèo nhưng lão vẫn để cậu miếng ngon và cậu còn được ăn trong bát của nhà giàu. Tuy già yếu nhưng vì cái nghèo, cái đói mà lão vẫn phải cực nhọc làm việc kiếm từng đồng sống qua ngày. Người nông dân nghèo ấy đôi khi lại mang nỗi buồn và niềm hi vọng trong tim ra để tâm sự, trêu đùa với con chó. Lão và cậu Vàng như đôi bạn đồng hành luôn bên nhau.

Có bữa Lão Hạc ốm nặng, xong lão lại càng yếu thêm không đủ sức làm việc, tiền kiếm ra cũng chỉ đủ mua thuốc thang chữa bệnh. Tuy rằng lão vẫn còn dăm đồng tiền với mảnh vườn trước khi người vợ mất đã để lại cho con nhưng vì thương con nên lão chẳng dám phạm đến sợ khi con trai về sẽ không có đất, có tiền. Nhưng lão chẳng đủ khả năng nuôi cậu Vàng nữa và lão đã đau xót đem bán cậu Vàng, "lão cố làm ra vẻ vui vẻ nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...". Lão cứ tự trách bản thân sao mà độc ác, nỡ lừa 1 con chó. Lão đã rất thương cậu Vàng, con chó từng là người bạn an ủi lão từng ngày.

Sau ngày bán cậu Vàng, lão Hạc lại một mình cô độc trong nỗi nhớ, ngaỳ ngày lão đi kiếm những củ khoai, củ sắn để ăn. Ông giáo ngỏ ý giúp đỡ thì lão từ chối, lão hiểu là vợ ông giáo không muốn ông giáo giúp lão, lão cũng không muốn ông giáo phải khổ. Một ngày, lão Hạc sang nhà ông giáo nhờ ông giáo trông hộ mảnh vườn và nếu con lão về, nhờ ông giáo gửi cho con số tiền lão đã luôn gìn giữ, ông giáo đồng ý. Lão Hạc vừa ra về thì Binh Tư, người hàng xóm làm nghề ăn trộm vào nhà ông giáo kể là hôm qua lão Hạc mới xin hắn ít bả chó bảo có con chó nhà nào cứ đến vườn nhà lão, lão định cho nó xơi một bữa. Nếu trúng, lão với hắn uống rượu. Ông giáo đã rất buồn và thất vọng "Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng giềng.. Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót binhTư để có ăn ư ? Cuộc đời quả thật cứ một ngày một thêm đáng buồn...". Sáng hôm sau mọi người đã tập trung ở nhà lão Hạc, thấy kì lạ, ông giáo và Binh Tư cũng vào xem "lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, giật nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồiđè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội". Không ai biết vì sao lão chết, chỉ có ông giáo và Binh Tư hiểu. "Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác".

Ôi! Lão Hạc! Đến cuối cùng, người nông dân nghèo ấy đã chọn cái chết thật dữ dội để tự kết thúc 1 cuộc đời đau khổ, lão đã tự ăn bả chó như một lời xin lỗi cậu Vàng. Đến cuối cùng, lão vẫn luôn giữ gìn mảnh vườn và số tiền người vợ để lại, đến lúc chết, lão vẫn không phạm vào dù với số tiền và mảnh vườn đó lão sẽ được sung túc cả phần đời còn lại. Nhưng vì tình yêu của người cha ấy lớn quá, vì phải chịu nhiều mất mát quá, vì chế độ thực dân quá độc ác đã đẩy lão đến nỗi đau cùng cực và phải tự kết thúc sự sống mới có lối thoát.

Lão Hạc là người nông dân có cuộc đời bất hạnh nhưng tình yêu bao la, lòng tự trọng và trái tim nhân hậu ấy sẽ còn mãi. Những phẩm chất cao đẹp của người nông dân ấy sẽ là bông hoa sen tinh khôi luôn nở rực rỡ giữa đời.haha

Bình luận (0)
trantran
Xem chi tiết
Quỳnh Nhi
8 tháng 3 2018 lúc 20:45

Từ Hà Nội đi theo quốc lộ 1 khoảng 95km đến thị xã Ninh Bình rồi sẽ theo đường số 10 chừng 28km sẽ tới thị trấn nhỏ nhưng rất nổi tiếng. Phát Diệm – nơi có nhà thờ cổ nhất VN, một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo mang đậm dáng dấp phương Đông.

Khu nhà thờ Phát Diệm được cha Phêrô Trần Lục (còn gọi là cụ sáu), chánh xứ Phát Diệm, xây từ năm 1876 đến khi cụ qua đời (6-7- 1899) mới hoàn thành. Khu nhà thờ có diện tích khoảng 2.000m2, bao gồm nhiều công trình như ao hồ, phương đình, nhà thờ lớn, nhà thờ đá, bốn nhà thờ nhỏ, ba hang đá nhân tạo… Trong đó, phương đình được coi là công trình nổi bật hơn cả. Phương đình có nghĩa là "nhà vuông”, kích thước cũng gần như vuông: chiều ngang 24m, sâu 17m, cao 25m và chia làm ba tầng. Tầng dưới lớn nhất được xây dựng toàn bằng đá xanh vuông vắn, trên đó tạc những bức phù điêu diễn tả sự tích Chúa Giê su và một vài vị thánh. Tầng giữa cũng được xây bằng đá có đặt một chiếc trống cái. Ở bốn gốc tầng này là bốn tháp nhỏ có mái cong. Tầng trên cùng lại được xây bằng gỗ, nơi đây đặt một quả chuông cao tới 1,9m, đường kính 1,10m, nặng gần 2 tấn. Âm thanh của chuông ngân vang, vọng xa đến cả chục cây số. Đứng ở tầng này có thể đưa tầm quan sát cả một vùng non nước xung quanh.

Từ phương đình ta nhìn thấy mặt tiền của nhà thờ lớn với năm lối vào bằng đá, phía trên là ba tháp vuông bằng gạch có mái cong. Đứng trước mặt tiền nhà thờ lớn, ta được chiêm ngưỡng một kiến trúc vừa mĩ lệ, tinh xảo, vừa thanh thoát, lôi cuốn. Nhà thờ lớn dài 74m, rộng 21m. Bước vào bên trong nhà thờ, phải một lúc mới nhìn rõ vì rất tối. Điều đầu tiên làm ta chú ý là hai hàng cột lớn ở giữa dẫn đến bàn thờ bằng đá, sau bàn thờ là bức vách bằng gỗ được chạm khắc tinh xảo và sơn son thếp vàng rực rỡ.

Phía tây nhà thờ lớn là nhà thờ Thánh Giuse và nhà thờ Thánh Phê rô; phía đông là nhà thờ trái tim Ghúa Gie su và nhà thờ Thánh Rôcô. Cả bốn nhà thờ này đều có kích cỡ như nhau, cấu trúc tương tự nhau, song lại có vẻ độc đáo riêng. Còn một nhà thờ nữa là nhà thờ Trái tim Đức Mẹ. Nhà thờ này dài 18m, rộng 9m, cao 5m, từ nền, cột, xà, tường, chấn song đến tháp, bàn thờ đều bằng đá nên còn có tên gọi là "nhà thờ đá”. Điều đặc biệt là nhà thờ này có hàng chữ khắc bằng Việt ngữ duy nhất trong toàn bộ khu nhà thờ Phát Diệm: Trái tim thánh Đức Bà chẳng hề mắc tội tổ tông truyền, cầu cho chúng tôi”.

Trước những công trình đồ sộ, độc đáo như vậy, du khách không khỏi ngạc nhiên, thán phục tài ba của cụ Sáu và những nghệ nhân vô danh đã làm nên những bức tường, những chiếc sập, những bức phù điêu toàn bằng đá, những cột gỗ cao hơn chục mét, nặng tới 7 tấn, những nét chạm trổ tinh vi, điêu luyện… Tất cả đều đẹp tới mức hoàn hảo.

Đến Phát Diệm, bạn có cảm giác tâm hồn được thanh thản bởi không gian tĩnh lặng, tôn nghiêm, không khí trong lành, thoáng đãng. Và thật đánh tiếc nếu đến Phát Diệm mà lại không chụp vài “pô” ảnh trước nhà thờ lớn làm kỉ niệm. Nếu không có máy ảnh, xin bạn cứ yên tâm và tin tưởng vào đội ngũ thợ ảnh ở đây. Họ sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của bạn. Còn nếu bạn muốn mua quà lưu niệm thì Phát Diệm cũng rất sẵn, đặc biệt là đồ bằng cói: mũ, dép, thảm, giỏ xách… với giá chỉ trên dưới 4.000 đồng/chiếc…

Trải qua hơn một thế kỉ với bao sự xói mòn của thời gian và tàn phá của bom đạn chiến tranh, nhà thờ Phát Diệm vẫn uy nghiêm tồn tại. Nhà thờ Phát Diệm không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo của Việt Nam từ hơn một thế kỉ nay mà còn là địa điểm du lịch nổi tiếng nằm trong vùng du lịch Ninh Bình – Hoa Lư – Bích Động – Địch Lộng – Cúc Phương, hằng năm đón hàng chục nghìn khách du lịch bốn phương. Quần thể kiến trúc Phát Diệm đã được Bộ Văn hóa nước ta xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa chung của cả nước.

Bình luận (1)
Huỳnh lê thảo vy
20 tháng 2 2019 lúc 17:35

Ninh Bình là tỉnh ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ. Thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng làm say lòng du khách thập phương. Trong đó, không thể không nhắc đến khu "Tam Cốc-Bích Động". Đây là danh thắng được ngợi ca là "Nam thiên đệ nhị động" (tức Động đẹp thứ nhì trời Nam)
Tam Cốc - Bích Động thuộc xã Ninh Hải, cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây cách quốc lộ 1A 2km, cách thủ đô Hà Nội 100km về phía Nam, cách thành phố Ninh Bình 7km về phía Nam. Nơi đây có diện tích 350,3 ha. Thiên nhiên Tam Cốc-Bích Động được ví như "Vịnh Hạ Long trên cạn" là điểm du lịch nổi tiếng cho những du khách muốn tẩy sạch bụi trần.
Cái thú là ta đến với Tam Cốc bằng thuyền con. Tam cốc gồm 3 hang: hang Cả, hang Hai và hang Ba. Cả 3 hang đều được tạo thành bởi dòng sông Ngô Đồng đâm xuyên qua núi. Hang nào cũng lung linh huyền ảo sắc màu với hàng nghìn nhũ đá và bao huyền tích. . Cảnh rồng cuộn hổ quỳ, cảnh tiên nga tắm mát, cảnh tiều phu gánh củi, cảnh ngư ông râu tóc bạc phơ ngồi ở trên thạch bàn câu cá, cảnh đàn công vũ hội,... thấp thoáng ẩn hiện trên vòm hang vách động, như dẫn hồn du khách vào chốn Bồng Lai. Sóng vỗ nhẹ vào mạn thuyền, vào vách hang lúc nghe rì rào, róc rách, lao xao hòa cùng tiếng gió thì thầm thì thào như tiếng thần Núi từ cõi linh thiêng ngàn xưa vọng về.
Hang Cả là hang đẹp nhất của Tam Cốc, còn được gọi là hang Ngoài, hang Lớn, có chiều dài khoảng 180m, chiều rộng ước chừng 30m. Tràn hang cao hơn 5m. Đây là hang có nhiều nhũ đá đẹp rủ xuống. Do có vòm hang cao nên vào mùa lũ nước hầu như koong lên tới trần hang ít có sự bào mòn các nhũ đá. Bởi vậy, trong hang có nhiều nhũ đá hơn hẳn so với hai hang còn lại. Về mùa hè không khí trong hang mát lạnh, ai cũng cảm thấy khoan khoái, thư thái tâm hồn.
Hang Hai còn được gọi là hang Giữa, hang Trung dài khoảng 90m. Miệng hang phía ngoài rộng khoảng 30m, phía trong hơn 30m, phần giữa của hang hơi thắt lại. Trần hang cao khoảng 3,5m có nhiều nhũ đá rất đẹp.
Hang Ba còn được gọi là hang Bé có chiều dài hơn 80m. Miệng hang phía ngoài rộng khoảng 20m phía trong hơi loe ra rộng khoảng hơn 30m. Độ cao của trần hang dưới 3m. Hang thường xuyên bị ngập nước khi mưa nhiều dẫn đến các nhũ đá bị bào mòn, nhiều chỗ thành vệt nhẵn. Từ hang Ba trở vào là cảnh sông, suối, rừng, núi.
Bích Động nằm cách bến Tam Cốc 2km có nghĩa là "động xanh". Xanh trời, xanh ruộng, xanh suối, xanh núi, xanh hang, xanh động mênh mông. Đây là tên do tể tướng Nguyễn Nghiễm, cha của Nguyễn du đặt cho động năm 1773, chùa Bích Động là một ngôi chùa cổ gắn với núi đá mang đậm phong cách Á Đông. Chùa được xây dựng đầu đời nhà Hậu Lê. Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh chùa và động Bích Động là sự kết hợp hài hòa giữa cảnh đẹp kì thú của hang động, núi non với sự tài hoa khéo léo của con người... Các kiến trúc ở đây chủ yếu dựa vào vách đá tạo thành một khối thống nhất vững chắc. Toàn cảnh chùa được bố cục theo kiểu "tam tòa" phía dưới là chùa Hạ, tiếp đến là chùa Trung, trên cùng là chùa Thượng. Bên cạnh đó người xưa đã lợi dụng hang tối để đặt tượng phật và những vách đá để dựng những ngọn tháp khiến vẻ linh thiêng cổ kính của ngôi chùa được tăng thêm nhiều phần.
Các chùa ở Bích Động có nhiều mộ tháp bàn đá nhấp nhô trong vườn chùa, có nhiều tượng phất rất cổ kính quý giá. Vườn chùa xanh um cây ăn trái, hàng trăm loài hoa đẹp đua sắc khoe hương quanh năm. Bích Động có năm ngọn núi bao quanh, chầu về gọi là Ngũ Nhạc Sơn. Chỉ một tiếng chuông chùa ngân lên tức thì có năm tiếng chuông từ vách núi Ngũ Nhạc Sơn vọng lại nghe thật êm ái, du dương..
Tóm lại, giữa sông nước mênh mông của núi non hùng vĩ ở Tam Cốc-Bích Động con người như bé nhỏ lại. Tới đây, mỗi du khách như được hòa mình vào thiên nhiên tận hưởng không khí trong lành, tâm hồn được thư thái. Không chỉ là một danh lam thắng cảnh, Tam Cốc-Bích Động còn là một điểm du lịch tâm linh ở Ninh Bình sẵn sàng chào đón du khách thập phương

Bình luận (0)
Kieu Diem
20 tháng 2 2019 lúc 18:36

Trên đất nước Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như là: Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu, Bến Nhà Rồng,... Nhưng có một nơi rất nổi tiếng ở quê hương tôi đó là Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh.

Vịnh Hạ Long là một tuyệt tác đã có từ rất lâu do thiên nhiên tạo thành. Vịnh có rất nhiều hang động, có động nước và động khô. Bên trong những hang động có rất nhiều đá vôi. Ngoài ra, còn có rất nhiều đảo và cồn đá. Để đi ra được những hang động đó bạn cần phải đi xuồng hoặc đi bằng thuyền. Mặt nước ở Vịnh Hạ Long rất đẹp. những làn sóng nhẹ nhàng đánh vào bờ tạo nên một khung cảnh thơ mộng khi bạn đứng ngắm Vịnh Hạ Long. Chiều về bạn có thể thấy hoàng hôn từ phía xa chiếu lên mặt nước như đang có đến tận hai mặt trời. Vì thế, mà Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

Hằng năm, hàng ngàn người khắp thế giới đi đến Vịnh Hạ Long đế du lịch. Vịnh Hạ Long đã thu hút du khách trên khấp thế giới. Vịnh Hạ Long được coi là cái nôi của nước Việt Nam về nền lịch sử khảo cổ lâu đời. Ngoài ra, Vịnh Hạ Long còn có những hòn và tập trung nhiều động vật và thực vật quý hiếm. Có nhiều khu lịch sinh thái với hàng ngàn động vật dưới nước phong phú. Tên gọi của Vịnh Hạ Long đã thay đổi qua rất nhiều thời kì lịch sử, thời Bắc thuộc được gọi là Lục Châu Lục Hải sau đó được người Pháp gọi là Vịnh Hạ Long từ đó và phổ biến đến ngày nay.

Từ trên cao nhìn xuống, Vịnh Hạ Long như một bức tranh tuyệt hảo do thiên nhiên tạo thành gồm có những hang động và những hòn. Bên trong là những hang động người ta có thể tham quan, ngắm cảnh. Có những thạch nhũ có hình thù kì lạ do thiên nhiên tạo ra bên trong hang. Vịnh Hạ Long nhìn từ xa thấy như những người lính khổng lồ canh giữ biển Việt Nam. Mỗi buổi sảng, những chú chim én lại đi kiếm mồi và cho con người tổ của mình để có thể bồi dưỡng cơ thể. Vịnh Hạ Long nhiều lần cũng đã trở thành địa điểm lý tưởng của các nhà làm phim và các diễn viên.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những trường hợp vút rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường làm mất đi nét đẹp văn hoá của Việt Nam. Để đảm bảo mọi người không vứt rác bừa bãi cùng đã có những thùng rác đổ bỏ vào. Người ta còn làm sạch nước sông và cọ rửa các hòn đảo.

Vịnh Hạ Long đúng là một cảnh đẹp thiên nhiên trên thế giới. Tôi tự hào là một người ở Quảng Ninh và sở hữu một cảnh đẹp thiên nhiên thế giới.



Bình luận (0)
Pokiwar!!
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Hiền
14 tháng 1 2017 lúc 19:47

Đền Ngọc Sơn:

Đền được xây dựng trên đảo Ngọc, trong hồ Hoàn Kiếm cùng với Tháp Bút, Đài Nghiên, cầu Thê Húc (cầu đậu nắng ban mai), lầu Đắc Nguyệt (lầu được trăng), đình Trấn Ba (đình chắn sóng) và đền chính hợp thành cụm di tích lịch sử kiến trúc - nghệ thuật và danh lam, thắng cảnh tiêu biểu của thủ đô.

Đảo Ngọc Sơn xưa được gọi là Tượng Nhĩ (tai voi), vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đặt tên là Ngọc Tượng, đến thời Trần đổi thành Ngọc Sơn. Truyền thuyết kể rằng, ở gò trong hồ đá, có các tiên nữ thường về đây múa hát. Thời vua Lê, Chúa Trịnh xây cung Khánh Thụy ở Ngọc Sơn làm nơi vui chơi. Cuối thời Lê, xây chùa Ngọc Sơn thờ Phật. Đến thời Nguyễn, chuyển thành đền thờ Văn Xương - Đế Quân, rồi lại phối thờ Lã Động Tân, Quan Đế (tức Quan Vân Trường), phật A Di Đà và đặc biệt là tướng quân Trần Hưng Đạo. Điều này thể hiện quan niệm Tam giáo đồng nguyên của người Việt.

Năm Tự Đức thứ mười tám (1865), nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu bổ lại đền. Đền mới sửa đắp thêm đất và xây kè đá chung quanh, xây đình Trấn Ba, bắc một cầu từ bờ đông đi vào gọi là cầu Thê Húc.

Trên núi Độc Tôn cũ, ông cho xây một tháp đá, đỉnh tháp hình ngọn bút lông, thân tháp có khắc ba chữ "Tả Thanh Thiên" (viết lên trời xanh), ngày nay thường gọi đó là Tháp Bút. Tiếp đến là một cửa cuốn gọi là Đài Nghiên, trên có đặt một cái nghiên mực bằng đá hình nửa quả đào bổ đôi theo chiều dọc, có hình ba con ếch đội. Trên nghiên có khắc một bài minh nói về công dụng của cái nghiên mực xét về phương diện triết học. Người đời sau ca ngợi là: Nhất đài Phương Đình bút.

Từ cổng ngoài đi vào có hai bức tường hai bên, một bên là bảng rồng, một bên là bảng hổ, tượng trưng cho hai bảng cao quý nêu tên những người thi đỗ, khiến cho các sĩ tử đi qua càng gắng công học hành.

Tên cầu Thê Húc nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời. Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, còn gọi là Đắc Nguyệt Lâu (lầu được trăng) dưới bóng cây đa cổ thụ, ở giữa một vùng cây cối um tùm, trông như từ dưới nước nhô lên.

Đền chính gồm hai ngôi nối liền nhau, ngôi đền thứ nhất về phía bắc thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Tượng đặt ở hậu cung trên bệ đá cao khoảng 1m, hai bên có hai cầu thang bằng đá. Tượng Văn Xương đứng, tay cầm bút. Phía nam có đình Trấn Ba (đình chắn sóng - ngụ ý là cột trụ đứng vững giữa làn sóng không lành mạnh trong nền văn hoá đương thời). Đình hình vuông có tám mái, mái hai tầng có tám cột chống đỡ, bốn cột ngoài bằng đá, bốn cột trong bằng gỗ.

Tuy là một ngôi đền kiến trúc mới, song đền Ngọc Sơn là một điển hình về không gian và tạo tác kiến trúc. Sự kết hợp giữa đền và hồ đã tạo thành một tổng thể kiến trúc Thiên - Nhân hợp nhất, tạo vẻ đẹp cổ kính, hài hoà, đăng đối cho đền và hồ, gợi nên những cảm giác chan hoà giữa con người và thiên nhiên. Đền và hồ đã trở thành những chứng tích gợi lại những hoài niệm về lịch sử dân tộc, thức tỉnh niềm tự hào chính đáng, lòng yêu nước, cũng như tâm linh, ý thức mỗi người Việt Nam trước sự trường tồn của dân tộc.

Bình luận (2)
Huy Giang Pham Huy
14 tháng 1 2017 lúc 21:17

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long.

Nơi đây là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, hiện được đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: Hồ Văn, vườn Giám và Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám.Điểm nổi bật tại di tích này chính là Khuê văn các (nghĩa là "gác vẻ đẹp của sao Khuê"), được xây dựng vào năm 1805. Gác Khuê Văn vốn là nơi xưa kia dùng để họp bình những bài văn hay của các sĩ tử đã thi trúng khoa thi hội.

Hiện nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng Giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi.

Bình luận (4)
Dương Khánh Thư
15 tháng 1 2017 lúc 11:22

Nói đến thành cổ Loa bạn sẽ liên tưởng ngay đến câu chuyện truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, một câu chuyện đầy bi thương về tình cảm đôi lứa và tình yêu đất nước. Được An Dương Vương xây dựng vào thế kỷ 3 trước Công nguyên, thành cổ Loa xây theo kiểu vòng ốc vô cùng vững chắc và nhiều tường thành bao quanh.

Hiện nay các ban ngành của thành phố Hà Nội đang bắt tay vào dự án quy hoạch di tích Cổ Loa, với nhiều nét mới độc đáo, nơi đây ngày nay đã trở thành địa điểm du lịch cho tất cả du khách và các bạn sinh viên muốn cứu về lịch sử dân tộc.

Bình luận (1)
Ánh Vũ Ngọc
Xem chi tiết
meo con
5 tháng 3 2018 lúc 17:01

A. Mở bài:
Nêu luận đề: Tự do trong cuộc sống là vấn đề hết sức thiêng liêng, là khát vọng vĩnh cửu của con người mọi thời đại.
B. Thân bài:
1. Thế nào là tự do trong cuộc sống?
- Tự do cho mỗi cá nhân, mỗi con người là khả năng biểu hiện ý chí, làm theo ý muốn của mình trên cơ sở nhận thức được quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội,…
- Khi đất nước có tự do, khi dân tộc không bị một thế lực ngoại bang nào thống trị thì con người trên đất nước đó, con người của dân tộc đó mới có tự do thực sự, đó là tự do chân chính.
2. Làm thế nào để có được tự do?
- Đối với mỗi cá nhân: ý thức đúng – sai, tốt – xấu; có quan điểm, lập trường trong cuộc sống; hướng đến điều thiện, lẽ phải, lánh đục, khơi trong,…
- Đối với đất nước, dân tộc: Tự do của mỗi cá nhân gắn bó mật thiết với tự do của đất nước, dân tộc. Để có được tự do, biết bao thế hệ cha anh phải đổ máu, hi sinh tuổi thanh xuân. Cái giá của tự do vô cùng lớn,…
- Dùng dẫn chứng trong tác phẩm văn học, trong thực tế để chứng minh.
3. Quan điểm về vấn đề tự do của thành niên trong thời kì hội nhập của thế kỉ XXI:
- Rèn đức, luyện tài, am hiểu luật pháp để trở thành người tự do sống có ích.
- Yêu nước, có ý thức bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, độc lập tự do của dân tộc.
4. Liên hệ bản thân.
C. Kết bài:
Khẳng định lại suy nghĩ của bản thân, nâng lên tầm khái quát vấn đề tự do trong cuộc sống.

Bình luận (0)
Nguyễn Xuân Mong
5 tháng 3 2018 lúc 17:48

Cuộc sống bao giờ cũng đầy rẫy những khó khăn, thử thách. Nhiều người tự hỏi bản thần họ sẽ làm gì để vượt qua những khó khăn ấy và có thế hướng tới một cuộc sống hạnh phúc, những điều tốt đẹp nhất. Câu trả lời cho họ chính là chúng ta hãy sống có ích từng ngày từng giờ để cuộc sống của chúng ta không phải là một màu đen mà thay vào đó chúng ta có quyền lựa chọn cuộc sống, khát vọng mà ta mong muốn.

"Sống có ích" không phải là điều dễ dàng cũng không thật sự là một điều khó khăn. Mấu chốt của việc sống có ích chính là từ ý thức bản thân của mỗi người. Ắt hẳn sẽ có nhiều người băn khoăn về việc sống có ích, sông có ích chính là lối sống tích cực phù hợp với thời đại; làm đẹp cho cuộc sống bản thân, sống hòa hợp với mọi người xung quanh, được nhiều người thừa nhận. Sống có ích còn phải có những hành động việc làm (giá trị vật chất), những tình cảm tốt đẹp (giá trị tinh thần) đem lại hiệu quả thiết thực cho cá nhân cũng như cho cộng đồng.

Sống có ích là khi chúng ta biết nghĩ đến người khác, biết hi sinh những cái nhỏ nhặt, từ bỏ những cám dỗ của xã hội và biết rộng mở vòng tay để có chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh hơn chúng ta. Sống có ích là khi chúng ta phạm phải những lỗi lầm và tự hứa với bản thân sẽ sửa đổi và coi đó một kinh nghiệm quý giá trong cuộc sống. Sống có ích là khi chúng ta biết nghĩ đến người khác, không ích kỉ, nhỏ nhen với mọi người.

Cuộc sống không phải lúc nào cũng là một màu hồng thắm tươi, đôi khi sẽ những giọt nước mắt, những đổ vỡ, những cuộc chia ly, những nỗi đau, vết thương không thể nào lành được. Đừng vấp ngã bạn à! Đừng bỏ cuộc! Chúng hãy cố gắng sống có ích mỗi ngày để tìm được giá trị thực sự của cuộc sống, cuộc sống là như thế đôi khi nó buông tay ta nhưng ta phải níu nó lại để tìm được một chút hi vọng, một chút ý nghĩa để có thể biến một màu đen tăm tối thành một màu hồng tươi thắm. Sống có ích có một sức mạnh mãnh liệt giống tâm hồn ta thanh thản sau những vấp ngã, sau những khó khăn và thứ mà ta phải trải qua.

Sống có ích đến từ những hành động thiết thực nhất: sống thật với bản thân, biết cách đối nhân xử thế với mọi người, giúp đỡ những người đang hoạn nạn, lắng nghe và chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh... Sẽ không nếu chúng ta dẹp qua cái tôi và lắng nghe tiếng nói từ bên trong mình.

Ai cũng đều có thể sống có ích, nếu như thế thì xã hội này sẽ tốt đẹp biết bao, sẽ không còn những tệ nạn xã hội, sẽ không còn những mảng tối màu trong cuộc sống. Cuộc sống luôn đầy rẫy những cám dỗ có thể quỵt ngã chúng ta bất kì lúc nào nhưng nếu chúng ta cố gắng nghĩ về những gì tích cực chúng ta sẽ tìm thấy được mục đích sống có ích của mình.

Vì thế chúng ta hãy làm nên sự khác biệt, hãy biết sống có ích mỗi một ngày mới bắt đầu hãy nở một nụ cười và làm nên sự khác biệt để cả thế giới này trở thành một nơi tốt đẹp hơn, những đứa trẻ sẽ có một tương lai sáng hơn vì việc sống có ích của mỗi người, thế giới sẽ không còn chiến tranh không còn đói khát nếu chúng ta biết sống có ích. Hãy là một tấm gương, hãy tìm một mục đích sống của mình để sống có ích từng ngày từng giờ, đừng lãng phí một thời gian nào cả và chúng ta sẽ giúp thế giới trở thành một ngôi nhà tốt đẹp cho mọi người.

Bình luận (1)
Bùi Thị Thu Hồng
22 tháng 2 2018 lúc 20:27

Vườn quốc gia Yok Đôn - Đắk Lắk

Vườn quốc gia Yok Đôn Vườn quốc gia Yok Đôn có hệ sinh thái đặc trưng là rừng khộp - đây là vườn quốc gia duy nhất ở Việt Nam bảo tồn loại rừng đặc biệt này. Yok Don còn tổ chức nhiều hoạt động du lịch sinh thái, khám phá thiên nhiên bổ ích và lý thú.


Giới thiệu về Vườn quốc gia Yok Đôn

Diện tích vùng lõi lên tới 115.545ha, gồm phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 80.947ha, phân khu phục hồi sinh thái 30.426ha và phân khu dịch vụ hành chính 4.172ha. Vùng đệm rộng 133.890ha. Với hệ sinh thái rừng khộp điển hình, đa dạng sinh học Vườn quốc gia Yok Đôn được xếp vào loại A trong các khu bảo vệ có tầm quan trọng quốc tế.

Hệ động vật đã thống kê được 489 loài, gồm 67 loài thú, 196 loài chim, 46 loài bò sát, 15 loài lưỡng cư và hơn 100 loài côn trùng. Nguồn động vật hoang dã ở đây không những đa dạng mà còn rất đặc trưng cho hệ động vật vùng Đông Nam Á. Trong số 56 loài động vật quý hiếm của khu vực Đông Dương thì Vườn quốc gia Yok Đôn có đến 36 loài, và 17 loài được ghi trong sách đỏ thế giới như voi, trâu rừng, bò sừng xoắn, hổ, báo, hươu sao, sơn dương, nai cà tông, kỳ đà nước, gà lôi, sáo, phượng hoàng, chim công, chìa vôi Mê Kông, quắm lớn...

Hệ thực vật cũng rất phong phú với 858 loài, trong đó có tới 116 loài cho gỗ với giá trị cao như: trắc, cà te, cẩm lai, giáng hương, chiêu liêu đen... Đặc biệt, Vườn quốc gia Yok Đôn có hệ sinh thái rừng khộp rộng lớn (rừng thưa cây, rụng lá vào mùa khô) điển hình cho khu vực Đông Dương với những loài cây dầu phổ biến: dầu trà beng, dầu lông, dầu đồng... Hơn nữa, nơi đây còn có hơn 100 loài cây làm thuốc: địa liền, thiên niên kiện, hà thủ ô, sâm bố chính, mã tiền..., hàng chục loài làm cảnh và cung cấp nguyên liệu đan lát, thủ công mỹ nghệ, thực phẩm.

Ngoài ra, vùng đệm Vườn quốc gia Yok Đôn còn có các bản làng định cư lâu đời như buôn Jang Lành, Đrang Phốk, Buôn Đôn. Người dân tộc thiểu số ở đây chủ yếu là Ê đê, M’nông và có thêm một số đồng bào từ nơi khác di cư tới như Lào, Tày, Mường... tạo ra một nền văn hóa đa sắc tộc. Với những giá trị riêng có về thiên nhiên và con người, Yok Don đã trở thành điểm đến thu hút nhiều nhà nghiên cứu, khách du lịch trong và ngoài nước.


Du lịch Vườn quốc gia Yok Đôn

Đến với Yok Don, khách du lịch có thể trải nghiệm các hoạt động cưỡi voi, đạp xe dưới tán rừng khộp, ngồi thuyền độc mộc, thuyền máy trên sông, hay đi bộ đường dài, leo núi... tới khám phá các điểm đến hấp dẫn như:

Thác Bảy Nhánh, nơi duy nhất dòng sông Sêrêpốk huyền thoại chia làm 7 nhánh, hai bên là những tán cổ thụ tỏa bóng mát rượi, phía dưới dòng nước tuôn chảy róc rách qua những ghềnh đá. Hay đến Thác Phật nằm ẩn mình giữa rừng già nguyên sinh, quanh thác có nhiều tảng đá lớn muôn hình tô điểm cho vẻ đẹp hoang sơ. Du khách cũng có thể băng rừng đến bên những dòng suối Đắk Lau, Đắk Te, Đắk Ken để câu cá, bơi lội...

Muốn ngắm nhìn toàn cảnh rừng khộp, bạn hãy chinh phục đỉnh Yok Don - ngọn núi cao nhất được chọn để đặt tên cho Vườn quốc gia Yok Đôn. Nơi đây được bao phủ bởi thảm rừng thường xanh giữa muôn trùng rừng khộp tạo nên một cảnh quan tuyệt đẹp. Người dân bản địa nói rằng, nếu trước khi leo núi mà mang theo ý định xấu như: săn bắn thú rừng hoặc chặt cây lấy gỗ thì người đó sẽ bị lạc đường và không tìm ra lối về.

Đặc biệt, du khách còn có thể đăng ký tour một ngày làm kiểm lâm Vườn quốc gia Yok Đôn. Lúc ấy, bạn sẽ được trang bị đồ đặc dụng, đồng phục và cùng các kiểm lâm của Vườn đi tuần tra, truy tìm dấu vết của những kẻ khai thác tài nguyên trái phép, phá rừng ở Vườn quốc gia Yok Đôn như: chặt cây lấy gỗ, săn, bẫy động vật rừng, đánh cá bằng điện... Đây là một hoạt động ý nghĩa và được trải nghiệm sâu hơn về công việc bảo tồn thiên nhiên.

Hơn nữa, du khách còn có thể xem thú ban đêm, ngắm nhìn các loài động vật hoang dã; hay thử làm nghề quản voi: bắt đầu với việc tìm voi được thả đi ăn trong rừng dựa trên dấu chân, phân voi, vết ăn... Sau đó, bạn được người quản tượng hướng dẫn cách trèo lên voi, điều khiển voi, tắm cho voi, cho voi ăn, chăm sóc voi...

Ngoài khám phá những điều kỳ thú trong lòng rừng khộp, thì bạn có thể trở về các buôn làng ở vùng đệm để tìm hiểu nét văn hóa đặc sắc, thưởng thức món ăn truyền thống, giao lưu cồng chiêng Tây Nguyên... Và ở lại đêm thì đã có nhà nghỉ Vườn quốc gia Yok Đôn, hay cắm trại, mắc võng ngủ giữa rừng, hòa mình vào với thiên nhiên.
Bình luận (0)
Ngô Thị Thu Trang
25 tháng 2 2018 lúc 19:31

Vườn quốc gia Yok Đôn là nơi ẩn chứa bao điều kỳ thú, hấp dẫn du khách và các nhà khoa học bởi sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên hoang sơ. Những cánh rừng đại ngàn thuộc hệ sinh thái rừng khộp mang tính đặc trưng của rừng nhiệt đới Đông Nam Á, đan xen trong đó là các cánh rừng ẩm xanh tươi và rừng bụi với nhiều loại cây gỗ quý như giáng hương, cà te, cẩm lai, trắc, gỗ đỏ, sao lá tím…

Địa hình nơi đây tương đối bằng phẳng, trong đó nổi lên các ngọn núi Yok Đôn và Reheng. Rừng nguyên sinh chiếm trên 90% diện tích toàn vườn là môi trường sống lý tưởng cho các loài động thực vật. Theo khảo sát của các nhà khoa học, Yok Đôn hiện có 67 loài thú, 196 loài chim, 46 loài bò sát, 15 loài lưỡng cư và khoảng 100 loài côn trùng sinh sống. Nguồn động vật hoang dã không những phong phú và đa dạng mà còn rất đặc trưng cho hệ động vật vùng Đông Nam Á. Trong số 56 loài động vật quý hiếm của khu vực Đông Dương thì Yok Đôn có đến 36 loài và 17 loài được ghi trong sách đỏ thế giới như voi, trâu rừng, bò sừng xoắn, hươu sao, sơn dương, gà lôi, công, sáo, phượng hoàng… Đây còn là khu vực duy nhất ở Việt Nam có nhiều động vật quý tập trung với số lượng lớn như bò rừng, báo, nai cà tông, kỳ đà nước…Hệ thực vật ở đây rất phong phú và đa dạng với 464 loài, trong đó nhiều loài chỉ có ở khu vực Tây Nguyên. Nơi đây cũng tập hợp nhiều loài hoa quý hiếm, chỉ riêng hoa phong lan đã có trên 23 loài với đủ màu sắc tuyệt đẹp. Yok Đôn là khu vực duy nhất ở Việt Nam bảo tồn kiểu rừng kho cây họ Dầu.

Trong những năm qua, các nhà khoa học đã tiến hành nhiều đề tài nghiên cứu về đa dạng sinh học của vườn quốc gia, nghiên cứu đặc điểm sinh thái các loài động vật hoang dã, nghiên cứu chuyên về các loài động vật hoang dã, nghiên cứu chuyên về từng loài động thực vật như voi, thú móng guốc, hổ báo Đông Dương, các loài chim… Bên cạnh công tác bảo vệ, duy trì và phát triển hệ sinh thái vườn quốc gia Yok Đôn, một trong những nhiệm vụ của Vườn phát triển các loại hình du lịch. Thời gian qua, Ban Quản lý vườn quốc gia đã tích cực phối hợp với ngành Du lịch Đắk Lắc tham gia phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghiên cứu, tham quan thám hiểm rừng nguyên sinh.

Ngoài ra, vườn quốc gia Yok Đôn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc Tây Nguyên như: Êđê, M’Nông, Lào… Buôn Đôn hiện vẫn bảo tồn được khá nhiều kiến trúc nhà sàn truyền thống với những hình chạm khắc đẹp và công phu, thể hiện bàn tay khéo léo và óc sáng tạo tài tình của cư dân nơi đây. Buôn Đôn còn là vùng đất nổi tiếng với nghề săn bắt và thuần dưỡng voi. Khách đến đây sẽ được tận mắt xem các dụng cụ dùng để săn bắt voi và có thể cưỡi voi đi dạo giữa những cánh rừng đại ngàn hoặc cùng voi vượt qua dòng sông Sêrêpôk lại chảy từ đông sang tây trong khi hầu hết các con sông thường chảy từ tây sang đông rồi đổ ra biển. Bắt nguồn từ vùng núi Nam Đà (huyện Krông Nô) sông Sêrêpôk cuồn cuộn chảy qua huyện C’Dút về huyện Buôn Đôn, sông Sêrêpôk lững lờ trôi quanh khu vực vườn quốc gia Yok Đôn tạo thành vành đai tự nhiên bảo vệ khu rừng. Những thân cây si cạnh bờ sông mọc ra vô vàn cành, rễ tua tủa đan chéo vào nhau tạo nên những “khu nhà sàn” độc đáo bằng rễ cành cho du khách trèo lên thưởng ngoạn cảnh sông nước, núi rừng. Khi màn đêm buông xuống, du khách được tham gia đêm lửa trại với những giai điệu sôi nổi của các nhạc cụ đầy chất sáng tạo của vùng đất Tây Nguyên như cồng, chiêng, đàn Chinh K’ram, sáo vỗ, Đinh Puốc, T’rưng…Bên cạnh tour cưỡi voi thăm Yok Đôn, Du lịch Đắk Lắk còn tổ chức các tour du lịch dã ngoại, đi bộ, cắm trại trong rừng hoặc thuê nhà nghỉ trong căn chòi nhỏ ven bờ sông để du khách hưởng thú ngắm phong cảnh rừng núi, sông nước khi hoàng hôn xuống.

Khi đến tham quan vườn quốc gia Yok Đôn – Đắk Lắk du khách sẽ được cưỡi voi đi dạo giữa những cánh rừng đại ngàn xanh mát, hoặc cùng voi vượt sông Sêrêpôk ngày đêm cuồn cuộn chảy, thưởng thức những món ăn truyền thống của cư dân bản địa hoặc cùng bà con quây quần bên ché rượu cần nghe già làng kể về những truyền thuyết của vùng đất này. Một lần đến vớivườn quốc gia Yok Đôn – Đắk Lắk bạn sẽ có dịp khám phá những điều kỳ thú và sẽ lưu giữ mãi những ấn tượng không thể nào quên.

Bình luận (0)
Hoàng Nguyễn Huy
Xem chi tiết
Hà Yến Nhi
26 tháng 2 2018 lúc 15:19
Trong các khu du lich nghỉ mát nổi tiếng của Vĩnh Phúc như: Thiền viện trúc lâm Tây Thiên, khu du lịch hồ Đại Lải, khu vui chơi Ao Vua, khu nghỉ mát Đầm Vạc,... Nhưng ấn tượng với em nhất vẫn là dãy núi Tam Đảo uy nghi và hùng vĩ.
Dãy núi Tam Đảo nằm ở trong huyện Tam Đảo. Ở đây có phong cảnh núi non hùng vĩ, bao quát cả một vùng đồng bằng Bắc Bộ rộng lớn. Khí hậu mát mẻ quanh năm, Nhiệt độ trung bình là 18°C->25°C. Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9, nhiêt độ tại các tỉnh đồng bằng thường oi bức từ khoảng 27°C->38°C thì ở Tam Đảo lại là nơi nghỉ mát lý tưởng với sự luân chuyển 4 mùa rõ rệt trong một ngày. Buổi sáng ở Tam Đảo se se gió xuân, buổi trưa nóng ấm mùa hạ, buổi chiều lãng đãng heo may mùa thu, buổi tối và ban đêm lại lạnh giá của mùa đông. Chính vì vậy, Tam Đảo đã trở thành một điểm thu hút tất cả các du khách trong và ngoài nước đến với Vĩnh Phúc.
Khu du lịch Tam Đảo nhỏ bé, xinh xắn với những con dường lên xuống quoằn ngoèo, quanh co, những dòng suối như vệt nước cắt ngang chảy suốt bốn mùa. Nguồn gốc cái tên Tam Đảo có được là do 3 ngọn núi cao: Thạc Bàn, Thiên Nhị và Phù Nghĩa nhô lên trên mấy trười tạo nên.
Không chỉ phong cảnh đẹp và hấp dẫn mà Tam Đảo còn có rất nhiều những địa điểm vui chơi, giải trí và tham quan rất thu hút các khách du lịch. Nhác đến Tam Đảo thì ta phải nhắc đến đầu tiên là: Tháp truyền hình. Tháp truyền hình nằm trên đỉnh núi Thiên Nhị. Đường đi lên Tháp tuy hơi vất vả một chút nhưng rất lãng mạn, nên thơ. Dọc hai bên đường lên là những hàng cây phong lan, cúc quỳ và nhiều loài hoa dại không tên khác. Ở đây cũng có rất nhiều các loài bướm khác nhau, đủ màu sắc bay rập rờn trên hoa lá. Sau khi leo bộ theo những bậc thang lên trên đỉnh Thiên Nhị và đứng dưới chân ngọn tháp truyền hình, ta sẽ cảm thấy rất thoải mái và sảng khoái.
Nổi tiếng của Tam Đảo còn có Thác Bạc ở dưới thung lũng sâu. Lý do vì sao mọi người lại gọi là Thác Bạc là vì: Tháp Bạc giấu mình trong núi, bí ẩn đổ xuống dòng nước trắng bạc, lóng lánh ánh mặt trời phản chiếu sắc cầu vồng. Một dòng suối nhỏ từ trên cao ào ào tuôn nước, thả vào trong gió tiếng suối, tiếng rừng, tiếng lá dội vào vách đá nghe thâm u như tiếng ngàn xưa. Nước ở Thác Bạc rất trong và mát lại thường. Con đường lên xuống thác không quá dài nhưng cheo leo với những bậc đá dựng đứng. Các du khách mặc dù mệt nhoài nhưng vẫn tươi cười đắc ý vì vừa chinh phục được đoạn đường này.
Tam Đảo không chỉ có Tháp truyền hình và Thác Bạc mà còn có rất nhiều các khu vui chơi, giải trí và tham quan khác như: Đền Bà Chúa Thượng Ngàn, đình Rùng Rình, Nhà thờ cổ Tam Đảo, sân Golf, ... Tuy mỗi khu vui chơi, giải trí và tham quan này lại có một sắc thái và vẻ đẹp riêng nhưng đều toát lên được vẻ thiêng liêng và hùng vĩ.
Mỗi nơi nổi tiếng, mỗi khu du lịch hoặc danh lam thắng cảnh đều có những đặc sản riêng của mình. Tam Đảo cũng vậy, đặc sản của Tam Đảo đó chính là món rau Susu. Đến với Tam Đảo, chúng ta có thế nhìn thấy loại rau này có mặt ở khắp nơi. Susu mọc thành giàn chênh vênh trên sườn núi, mơn mởn trước cửa nhà, hai bên đường dẫn vào thị trấn cũng bạt ngàn màu xanh của rau susu. Và đặc biệt nhất đó chính là chất lượng của rau: Rau susu của Tam Đảo đã được cấp thương hiệu là rau sạch, an toàn vì thế chúng ta sẽ không phải lo bị ngộ độc thực phẩm khi thưởng thức món ăn này.
Thiên nhiên đã ban tặng cho Tam Đảo một khung cảnh tuyệt vời: vừ thơ mộng, u tịch, vừa hùng vĩ, huyền ảo trong cảnh mấy gió, sương khối vờn trên đỉnh núi rồi sà xuống những thảm cỏ, những ngôi nhà ven sườn núi. Thế nên Tam Đảo là nơi lý tưởng cho chúng ta nghỉ dưỡng cuối tuần sau một tuần làm việc vất vả. Cái cảm nhận đầu tiên khi ta vừa bước chân xuống Tam Đảo là nơi đây dường như có một cái điều hòa thiên nhiên khổng lồ, đang lặng lẽ phun khí lạnh cho toàn khu vực. Không khí trong lành, mát lạnh đến mê hồn.
Bình luận (0)
Vũ Thúy An
Xem chi tiết
Ngô Thị Thu Trang
25 tháng 2 2018 lúc 19:28

Mở bài
Giới thiệu chung một cách khái quát về đối tượng cần thuyết minh.
Có nhiều cách giới thiệu: Có thể nêu nhận xét khái quát, nêu một ấn tượng đặc biệt sâu sắc, dẫn một câu nói của danh nhân, một đoạn thơ, một câu thơ nói về đối tượng đó.
Thân bài
Giới thiệu sâu, tỉ mỉ, chi tiết, những nét đặc trưng của đối tượng.
Nếu thuyết minh về một danh lam thắng cảnh thì có thể đề cập các ý:
– Vị trí địa lí.
– Những cảnh quan đặc sắc của đốì tượng.
– Cách thưởng ngoạn đối tượng.
Nếu giới thiệu thuyết minh về một phong tục tập quán thì có thể lần lượt nói rõ về lịch sử hình thành, những biểu hiện của nó, cũng như thái độ và tình cảm của con người đối với phong tục tập quán đó.
Nếu đối tượng cần giới thiệu, thuyết minh là một danh nhân văn hóa thì có thể lần lượt giới thiệu hoàn cảnh, xã hội, thân thế và sự nghiệp, đánh giá của xã hội đối với người đó. Tất nhiên là phần thân thế và sự nghiệp chiếm vai trò chủ yếu, có dung lượng lớn nhất trong bài viết.
Kết bài
Trở lại đề tài bài thuyết minh, lưu lại những suy nghĩ cảm xúc lâu bền trong lòng người đọc.

Bình luận (1)
Vi Trân
Xem chi tiết
Phan Thu An
25 tháng 2 2018 lúc 16:15

Cửa Lò là một trong những bãi biển đẹp nhất ở nước ta. Cửa Lò đang tiến dần đến "công nghiệp du lịch" nhưng thị xã biển này vẫn giữ được nhiều nét hoang sơ. Bãi tắm Cửa Lò dài đến 10 km, dọc đường Bình Minh (con đường rộng, thoáng nhất thị xã) có độ dốc thoai thoải, cát trắng mịn được viền bởi những rặng phi lao bạt ngàn. Rừng cây vừa chắn cát, vừa là điểm dạo chơi lí thú. Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ vài năm gần đây ở hai bên đường dẫn ra biển Cửa Lò mọc lên san sát. Cửa Lò nằm biệt lập với thành phố Vinh bởi những cánh đồng vắng lặng hai bên đoạn đường dài 18 km từ thành phố ra biển.

Mùa hè là lúc gió tây nam vượt Trường Giang đổ về. Buổi sáng gió tây nam đìu hiu ru sóng biển dập dìu. Chiều muộn, trước khi hoàng hôn buông xuống thì cũng là lúc gió tây ngừng thổi nhường chỗ cho gió nồm. Như vậy, trong một ngày du khách ở Cửa Lò sẽ được đón hai luồng gió, với hai cảm giác khác nhau. Cửa Lò rộng dài, là một trong những bãi tắm đẹp nhất nước. Sông Lam đổ ra Cửa Hội, dòng chảy mạnh ra biển Đông theo hải lưu hướng về phía nam mang theo bao phù sa để biển Cửa Lò quanh năm trong xanh, nước biển trong vắt nhìn thấy cả cát .Nước biển Cửa Lò không mặn chát mà vừa phải, thật thích hợp để tắm và bơi lội. Trong cái oi bức cuối ngày, được xắn quần đi dọc những bờ sóng rì rào mát lạnh để con sóng mát-xa đôi bàn chân, quả thật không gì dễ chịu bằng. Trong ánh hoàng hôn, có thể thấy nhiếu thuyền thúng, thuyền chài chuẩn bị ra khơi.




Cửa Lò về đêm mang hình ảnh một thành phố nhấp nhô trên mặt biển. Du khách có thể bắt một chiếc thuyền thúng và cùng ra khơi với ngư dân, tròng trành trên biển đêm để chong đèn vớt những đám mực sim bị ánh sáng thôi miên. Mùa hè, sóng nhẹ, lũ mực thấy sáng là kéo nhau đến vây quanh nên có khi chỉ dùng vợt là có thể vớt được khá nhiều, cảm giác thật là thú vị.Hoặc chỉ việc ngồi trên bãi biển, đợi thuyền thúng vào bờ là có thể đến xem những giã tôm cá còn tươi rói, nháy búng lách tách. Nhiều ngựời thích thú khi được tận tay chọn lựa món mực nháy (loại mực ống, nhỏ như ngón tay, khi vớt lên bờ có những đốm sáng màu tím), tôm càng, cá mú,... với giá rẻ bất ngờ. Cửa Lò càng vế đêm càng sống động với một thế giới đa dạng, vừa mang diện mạo làng chài, vừa là một khu du lịch mới, có thể ăn uống và nhiều thú vui ấn tượng. Khi đêm về, những ánh đèn soi cá vẫn sổ dài, khiến cho mặt biển mang một vê đẹp long lanh, huyền ảo. Du khách có thể ngồi uống nước, tán gẫu, đi dạo trên bãi biển hoặc nằm trên chiếu ở bờ biển lộng gió và nghe trên lưng mình những tiếng roàm roạp điệu nghệ của mấy cậu bé tẩm quất lành nghề, chắc chắn sẽ cảm thấy thật thoải mái, dễ chịu.

Nơi tiếp giáp Cửa Hội, Cửa Lò đang hình thành khu du lịch sinh thái. Khu sinh thái không xây nhà cao tầng mà thay vào đó là những ngôi nhà sàn thoáng mát. Phía đông bắc là đảo Lan Châu như một án sơn trước cảng biển. Xa Xa là Hòn Ngư, Hòn Mắt. Dọc bãi tắm, du khách thường thấy những chiếc thuyến máy phục vụ dã ngoại Đảo Ngư. Đảo Ngư cách bờ khoảng 2, 3 đảo lí, đi thuyền hết khoáng 25 phút là ra tới nơi. Tại đây, bên cạnh việc viếng thăm chùa Đảo Ngư, du khách còn có cơ hội tham quan phong cảnh của đảo, khu nuôi các giò giữa biển và muốn tắm biển thì du khách có thể đi ra "bãi tắm Tiên" nước trong biếc một màu xanh; đồng thời dược thưởng thức món cá giò 7 món cùng Song Ngư tửu - thứ ruợu được trưng cất từ nguồn nước ở giếng Thần.


Nằm cách con đường chính của thị xã Cửa Lò khoảng hơn 2km, làng chài Xuân Thuỷ nhó xinh, tuyệt yên tĩnh đã trở thành điểm khu trú của nhiều khách du lịch ưa thích sự yên tĩnh của cuộc sơng biển cả và con người. Không có nhiều cảnh đẹp nhưng sự ồn ào của chợ phiên buổi sáng, cảnh thuyền về tấp nập, hương vị mặn mòi của biển và những sân phơi cá là những gì bạn có thể gặp và khám phá ở làng chài này. Với những ai mê đồ hải sản, làng chài càng là một địa chỉ nên đến vì tại đây bạn có thể mua rất nhiều loại cá như: các thu cá mực, moi,... rất tươi và ngon. Sức sống của làng chài Xuân Thuỷ đã xuất hiện rất nhiều trong những tác phẩm nhiếp ảnh nổi tiếng, quả thật rất nhiều tay săn ảnh đến đây để kiếm tìm những góc chụp độc đáo.

Đến Cửa Lò, ít ai bỏ lỡ chuyến đi thăm Làng Sen quê Bác, ngắm ngôi nhà Bác đơn sơ, ngăn nắp, ngắm cảnh vườn, sân nhà, những vật dụng giản dị,...nhưng đem lại cảm xúc bồi hồi, xúc động có khi đến nghẹn ngào. Cửa Lò hiện nay được đánh giá là một trong những điểm du lịch du lịch thu hút đông khách đến thăm nhất ở miền Bắc Việt Nam.

Bình luận (3)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
15 tháng 8 2018 lúc 20:09

Trong những ngày gió Lào hầm hập, Cửa Lò chưa hẳn đã là nơi có thể mang lại một chút gì đó dịu mát. Nhưng đến Cửa Lò lại đặc biệt từ khoảng chiều về đêm. Lúc đó, sẽ có một thế giới sinh động tuyệt vời.

Cửa Lò nằm biệt lập với Vinh bởi những cánh đồng vắng lặng hai bên đoạn đường dài 18km từ thành phố ra biển. Không duyên dáng như những bãi biển vùng duyên hải ở Nam Trung bộ, Cửa Lò - nơi dòng sông Lam êm đềm hoà vào biển - mang một dấu ấn riêng khiến người ta nghĩ: đến đây chỉ để ngắm nhìn thôi thì chán lắm, mà phải vọc biển, chạm vào biển và… ăn hải sản! Du khách sẽ thấy biển xôn xao bởi tiếng bọn trẻ chơi đá bóng trên bãi cát rộng, bởi tiếng cười giòn tan của những cô gái giỡn sóng và bởi ngoài khơi bắt đầu tiếng "hò hê" của những đoàn ghe thuyền ra khơi.

Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ vài năm gần đây ở hai bên đường dẫn ra biển Cửa Lò mọc lên san sát chứng tỏ sự phát triển về du lịch của nơi đây. Du khách đến nơi đây đã thấy được sự sạch sẽ của nước biển, một khu nghỉ không quá tải về lượng khách tạo không khí nghỉ ngơi bình yên.

Trong cái oi bức cuối ngày, buổi chiều được xắn quần đi dọc bờ biển có sóng rì rào mát lạnh, quả thật dễ chịu và như một thú vui khi đến bãi biển này. Sóng không quá lớn nhưng cũng không quá nhỏ để dịch ra xa hơn. Bãi cát dài hơn 10 cây số bắt đầu hừng lên màu của hoàng hôn. Cái màu đỏ thẫm

của nắng treo trên đầu những ngọn sóng rồi theo từng đợt gió hắt lên một bãi ghềnh đá vào cuối bãi. Trong ánh hoàng hôn, có thể thấy nhiều thuyền thúng, thuyền chài chuẩn bị ra khơi. Những ngư dân chất phác "ăn sóng, nói gió" và những câu chuyện phiếm xứ Nghệ sẽ không phụ lòng khách phương xa biết đến làm quen, bắt chuyện.


Ở đây, trên ghềnh đá còn có một quán cà phê nhỏ. Đây cũng là nơi có thể vừa nhâm nhi ly cà phê, vừa phóng tầm mắt ngắm hoàng hôn lộng gió. Ghềnh đá này đang được nhiều doanh nghiệp du lịch chọn làm địa điểm xây dựng khu nhà hàng. Mặt trời đỏ như quả cầu lửa lăn qua những ghềnh đá nhọn rồi dừng lại ở dãy núi tím mờ xa.

Khi về đêm, Cửa Lò mang hình ảnh một thành phố nhấp nhô trên mặt biển. Cảnh tượng ấy chỉ có thể có được khi những ghe thuyền đã đồng loạt ra khơi. Du khách có thể bắt một chiếc thuyền và cùng ra khơi với ngư dân, tròng trành trên biển đêm để chong đèn vớt những đám mực sim bị ánh sáng thôi miên. Mùa hè, biển sóng nhẹ, lũ mực chỉ thấy sáng là kéo nhau đến vây quanh, có khi chỉ dùng vợt là có thể vớt được khá nhiều. Còn mỗi giã lưới của ngư dân có khi "gom" được đến chục ký cá, tôm và đặc biệt là mực. Nếu không muốn ra khơi được với ngư dân thì du khách chỉ việc ngồi trên bãi biển, đợi thi thoảng có một chiếc thúng vào là có thể đến xem những giã tôm cá còn tươi rói, nhảy tanh tách.

Nhiều người thích thú khi được tận tay chọn lựa món mực nháy (tức loại mực ống, nhỏ như ngón tay, khi vớt lên bờ vì còn tươi nên trên lưng có những đốm nháy sáng màu tím) hay tôm càng, cá mú còn sống và hình dung ra một đĩa hấp thơm ngon. Hơn nữa, giá mực và cá tươi ở đây ở dạng bình dân. Với những người đã quen với Cửa Lò thì hãy cứ ngồi ngả lưng trên ghế bố, thể nào cũng có những người dân cắp rổ cá mực hay tôm tươi đến tận nơi mời mọc. Có thể mua, rồi vào những hàng quán hiếu khách và hấp lên là đã có thể đánh chén một bữa hải sản đáng nhớ.

Cửa Lò càng về đêm càng sống động với một thế giới vừa mang đủ diện mạo làng chài, vừa là một khu du lịch mới, có thể ăn uống và có nhiều thú vui ấn tượng. Chẳng lạ gì khi đêm về, khuya khoắt rồi, những ánh đèn soi cá vẫn sổ dài, long lanh mặt biển. Và trên bờ, những đoàn khách phương xa vẫn xắn quần lội nước, chờ những chiếc thuyền đổ bến để có những món hải sản tươi ngon.

Và khi đã ngâm ngấm men rượu, du khách có thể ra bãi biển nằm dài và thể nào cũng có vài chú bé vác chiếu đến mời tẩm quất, và khi đồng ý thì có thể nằm ngay lên chiếu và nghe trên lưng mình những tiếng roàm roạp điệu nghệ của mấy cu cậu tẩm quất bình dân ở Cửa Lò. "Đội quân" này hiện có khoảng vài ba chục em. Là con cái của ngư dân, các em phần lớn phải làm thêm nghề này để có thu nhập. Giá cho một đợt tẩm quất khoản 5.000 - 10.000 đồng.

Đến với Cửa Lò vừa thấy gần gũi lại vừa xa xôi. Gần là vì những ấn tượng thân quen đã trải qua trong những chiều hôm. Và xa là vì chẳng biết khi nào trở lại được ra khơi, ăn sóng nói gió và cảm nhận niềm hạnh phúc khi được nhâm nhi món cá, mực mà tự tay mình vớt lên từ biển.

Bình luận (0)
Nguyễn An Nhiên
Xem chi tiết
๖ۣۜ ghét๖ۣۜ
24 tháng 2 2018 lúc 19:51

Đối với những đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn Việt Nam, chắc chắn sẽ gắn bó với rất nhiều trò chơi dân gian được lưu truyền từ xưa đến nay. Tuổi thơ của họ gắn tràn ngập kỉ niệm về những ngày tháng êm đềm lớn lên bên nhau, cười giòn tan khi được ngắm cánh diều bay cao vút, reo hò ầm ĩ khi chơi trò trốn tìm…Đối với những đứa trẻ xóm chợ ở quê em, có lẽ trò chơi dân gian trốn tìm để lại trong nhau nhiều xúc cảm đáng nhớ nhất.

Từ khi chúng em sinh ra, trò chơi trốn tìm đã có, và cứ thế từ thế hệ này đến thế hệ khác xem đó như một trò chơi cần phải trải qua khi còn ấu thơ. Trò chơi mang đến nhiều tiếng cười reo rộn ràng nhất.

thuyet-minh-tro-choi-dan-gian-lop-8

Trò chơi trốn tìm là trò chơi càng đông càng vui, trong đó sẽ có hai phe, một người đi tìm và một nhóm người sẽ đi trốn. Ai oản tù tỳ thua thì chắc chắn phải làm người đi tìm những người còn lại. Trốn tìm không phải trò chơi cần bất cứ dụng cụ gì hết, chỉ cần có người là có thể chơi được, ở bất cứ nơi đâu, trong nhà hay ngoài sân, trong những bụi rậm…Tuy nhiên mọi người thường chọn những nơi rộng rãi, cõ nhiều chỗ để trốn mới thú vụ.

Người đi tìm phải bịt mắt, úp mặt vào tưởng và mắt đầu đếm từ một đến một trăm; đếm đến lúc nào không nghe tiếng ai trả lời nữa thì bắt đầu công cuộc đi tìm. Còn những người đi trốn thì cần phải khéo léo nhanh nhẹn tìm được nơi ẩn nấp an toàn, bí mật để người kia không tìm ra và mình thành người thắng cuộc. Cuộc chơi chỉ thực sự kết thúc khi người đi tìm tìm được hết số người đi trốn, còn nếu người đi tìm đầu hàng thì coi như đã thua và bắt đầu chơi lại từ đầu.

Thực ra trò chơi trốn tìm rất đơn giản, mang lại nhiều niềm vui, bất ngờ và hứng khởi cho mọi người. Một trò chơi dân gian bình dị, gần gũi và góp phần tạo nên “hồn” riêng của vùng quê nông thôn Việt Nam.

Giữa những đống rơm mẹ mới phơi hôm qua, còn thơm mùi rạ, trẻ con có thể chui rúc vào đó mà trốn đến nghẹt thở. Có những người thì lẻn vào góc nhà không có ánh điện, nín thở và lắng nghe tiếng bước chân của người tìm. Trò chơi đơn giản nhưng đầy hồi hộp và mong chờ, đầy bất ngờ.

KHi người đi tìm mệt mỏi, tìm mãi không ra đành bất lực tớ thua rồi, các bạn ra đi thì người trốn sẽ hét hò ầm ĩ “Tớ ở đây này, dễ thế cũng không tìm ra”. Lúc đấy mắt của cái người đi tìm xị xuống y như bị ai lấy cắp đồ chơi.

TRò chơi trốn tìm như một nét văn hóa của nông thôn, những đứa trẻ lớn lên đều ít nhiều biết đến trò chơi thú vị, đơn giản này. Sẽ thật buồn nếu những đứa trẻ nông thôn nào không được trải qua những giây phút thoải mái, êm đềm, thư giãn và đầy hồi hộp như trò chơi này.

TRò chơi trốn tìm cứ thế ăn sâu vào tiềm thức của rất nhiều đứa trẻ nông thôn, theo chúng lớn lên, theo chúng đến những mảnh đất xa xôi. Mỗi người đều có một ký ức, những dòng chảy thời gian về tuổi thơ cứ thế neo đọng lại mãi trong kí ức. Khi tìm về tuổi thơ, bất chợt thấy mình trưởng thành, trò chơi ấy đang dần dần mất đi. Bất giác giật mình và buồn rười rượi

Bình luận (0)
Ngô Thị Thu Trang
24 tháng 2 2018 lúc 19:55

I MỞ BÀI
Dẫn dắt và giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh: trò chơi dân gian( gọi tên trò chơi mà bạn muốn thuyết minh)

II THÂN BÀI

Nguồn gốc của trò chơi là gì? (vd: từ xa xưa) Đặc điểm trò chơi( kéo co, trốn tìm,…) Cách thức và luật chơi Đối tượng tham gia trò chơi: Tất cả mọi người có nhu cầu giải trí bằng hình thức của trò chơi đó Ý nghĩa của trò chơi dân gian: Giải trí, tạo niềm vui cho con người Nét văn hóa truyền thống của dân tộc


III KẾT BÀI
Khẳng định lại ý nghĩa của trò chơi dân gian trong đời sống tinh thần của con người.

Bình luận (0)
Ngô Thị Thu Trang
24 tháng 2 2018 lúc 19:56

TRÒ CHƠI DÂN GIAN KÉO CO

Việt Nam là một nước đang phát triển và có đời sống vật chất cũng ngày càng tiến bộ. Nhưng không thể phủ nhận đời sống tinh thần dân ta quả thật phong phú và đa dạng từ xa xưa dần dần theo dòng chảy thời gian nó trở thành một nét văn hóa , trong đó có trờ chơi kéo co.

Trò chơi kéo co theo như lời kể thì nó đã có từ rất lâu rồi, từ thời cổ đại ở Ai Cập. Vào những năm 2500 trước công nguyên, trên những ngôi mộ cổ ở Ai Cập có những hình vẽ về một cuộc thi kéo co. Dần dần nó trở thành một trò chơi được ưa chuộng, lan sang Trung Quốc, Hy Lạp,.. Ở Tây u, lịch sử kéo co bắt đầu từ năm 1000 sau Công Nguyên. Các chiến binh Viking thường chơi một trò chơi có tên gọi là "kéo da", trong đó người ta dùng da động vật như da trâu, bò, dê,... thay cho dây thừng để chơi kéo co.

Trò chơi kéo co là một môn thể thao và là một trò chơi dân gian phổ biến trong đời sống. Trò chơi này là một trò chơi mang tính đồng đội cao và nó trọng sức mạnh. Và đặc biệt luật chơi cũng cực kì đơn giản, dễ hiểu đối với tất cả mọi người và ai có đủ sức khỏe cũng có thể tham gia. Khi chơi, ta cần chuẩn bị một chiếc dây thừng to, chắc chắn, độ dài vào khoảng 10 mét hoặc có thể hơn. Cùng với đó là một chiếc khăn được buộc giữa chiếc dây, chiếc dây chính là dấu hiệu chiến thắng trong cuộc đọ sức. Kéo co được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau tù vào tập tục văn hóa của mỗi vùng nhưng về cơ bản, số người tham dự không giới hạn và chia làm hai phe sao cho số lượng người tham gia ở mỗi phe là bằng nhau. Người chơi dùng hết sức lực của mình kéo sợi dây thừng sao cho chiếc khăn buộc giữa dây nghiêng về phía mình và vượt qua vạch giới hạn của mình trước thì bên đó thắng. Trong một cuộc thi đầu kéo co, người ta cử ra một trọng tài, trọng tài sẽ là người phân định thắng thua giữa hai đội chơi. Trong quá trình chơi , đòi hỏi người tham gia phải kéo hết sức lực, tinh thần đoàn kết cao,và khi kéo có thể bị đau rát tay do ma sát với sợi dây thừng,.. nhưng bỏ qua những mệt mỏi, khi ta chiến thắng sẽ rất vui vẻ.

Đối tượng tham gia trò chơi thường là những thanh niên khỏe mạnh, có sự hiếu thắng, tham gia cuộc thi kéo co để đọ sức và khẳng định mình. Có thể là nam cũng có thể là nữ. Trò chơi kéo co đem lại niềm vui, sự thoải mái cho mọi người khi tham gia những trò chơi trong các dịp lễ hội. Ở Việt Nam, kéo co là một trò chơi dân gian truyền thống. Trong các hội hè dã ngoại, trò chơi này luôn hấp dẫn nhiều người tham gia. Vào các dịp lễ tết, kéo co lại là một phần quan trọng trong các lễ hội cổ truyền , được nhiều người dân đón nhận. Trò chơi kéo co còn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đa quốc gia đại diện của nhân loại.

Hiện nay có một vấn đề nổi cộm đó là trò chơi dân gian này đang dần bị lãng quên bởi thế hệ trẻ. Những đứa trẻ say mê với những trò chơi điện tử, mải mê với những bộ phim 3D kịch tính mà quên đi trò chơi truyền thống của dân tộc, không màng đến trò chơi dân gian đã trở thành di sản phi vật thể, là đời sống tinh thần của ông cha ta khi trước. Bởi lẽ đó, chúng ta nên thức tỉnh, dời xa những trò chơi điện tử dù chỉ một ngày để tham gia chơi kéo co, lúc ấy ta mới nhận ra những niềm vui và sự thỏa mãn khi chiến thắng.

Kéo co- một di sản phi vật thể, một trò chơi gần gũi với con người Việt Nam. Trò chơi dân gian ấy luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống tình thần con người mà chúng ta phải luôn nhớ về và giữ gìn nó.

Bình luận (0)