Bài viết số 5 - Văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Bùi Khánh Duy

Hãy lập dàn ý và viết một bài viết chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn luôn sống theo đạo lí: 'Ăn quả nhớ kẻ trồng cây', 'Uống nước nhớ nguồn'

Hai ngày nữa mình nộp bài rùi mấy bạn giúp mình với nha, thanks !

_silverlining
25 tháng 2 2017 lúc 16:06

Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thức trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta.
Câu tục ngữ này mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu.

Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng đều là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu nhân nghĩa
Tóm lại câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nó không tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩn chứa trong câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộc sống trên hành tinh này.

Phương Thảo
25 tháng 2 2017 lúc 16:31

Mở bài: Câu tục ngữ thể hiện một truyền thống đạo lý tốt đẹp: lòng biết ơn những người đã tạo nên thành quả cho chúng ta thừa hưởng.


Thân bài:
a.Giải thích ý nghĩa hai câu tục ngữ

(1) “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
a) Nghĩa đen: “Quả” là trái cây. Được ăn quả cây chín, ngon ngọt là một sự hưởng thụ sung sướng, phải biết nhớ ơn nguời trồng cây.
b) Nghĩa bóng: « Quả » là thành quả lao động. Mọi giá trị- vật chất và tinh thần- đều phải từ lao động mà có.Được hưởng thụ thành quả lao động phải biết nhớ ơn những người đã có công tạo dựng nên.
(2) « Uống nước nhớ nguồn »
a) Nghĩa đen: Uống ngụm nước mát thì phải biết nước ấy từ đâu mà có. « Nguồn » là nơi bắt đầu của dòng nước.
b) Nghĩa bóng: Được hưởng thụ một thành quả nào phải biết thành quả ấy từ đâu mà có. « Nguồn » là nguồn gốc, là cội nguồn. Câu tục ngữ không chỉ nhắn nhủ một bài học về lòng biết ơn, mà còn gợi lên tình cảm cội nguồn sâu xa và thiêng liêng trong tâm linh người Việt.

Cả hai câu đều dùng hai hình tượng gợi liên tưởng “quả” và “cây”, “nước” và “nguồn” => phải biết ơn những thế hệ đi trước khi mình hôm nay được thừa hưởng những thành quả của họ.
b. Đưa ra các luận điểm phụ:
- Từ xưa,dân tộc Việt Nam ta đã luôn luôn nhớ tới cội nguồn,luôn luôn biết ơn những người đã cho mình được hưởng những thành quả,những niềm vui sướng trong cuộc sống.
-Đến nay, đạo lí ấy vẫn được những con người Việt Nam của thời hiện đại tiếp tục giữ gìn và phát huy.

- Đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” là biểu hiện của lòng biết ơn, biểu hiện ân nghĩa thuỷ chung của con người Việt Nam giàu tình cảm.
- Được thừa hưởng những giá trị vật chất và tinh thần ngày nay. Chúng ta phải biết ơn, hướng về nơi xuất phát ấy để tỏ lòng kính trọng và cũng phải hành động để trả phần nào cái ơn đó.

c. Dẫn chứng

Những biểu hiện:
*Những lễ hội tưởng nhớ tổ tiên:
- Giỗ Tổ Hùng Vương 10-3 âm lịch.
- Giỗ Tổ Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương.
Lễ hội Đống Đa kỷ niệm Quang Trung đại phá quânThanh.
*Ngày cúng giỗ trong gia đình có ý nghĩa:
- Giỗ ông bà, cha mẹ những người đã khuất.
- Nhớ tới công ơn sinh thành, xây đắp vun vén cho gia đình để cho con cháu được thừa hưởng hôm nay
* Những ngày:
- Thương binh liệt sĩ ...
- Nhà giáo Việt Nam
- Quốc tế phụ nữ
3.Kết bài: Cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

Nguyễn Trần Thành Đạt
25 tháng 2 2017 lúc 18:00

Chuẩn bị :

1.TÌm hiểu đề :

-Vấn đề cần chứng minh : chứng minh một đạo lí sống đẹp của người Việt : luôn biết ơn, nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả ( vật chất, tinh thần) cho chúng ta được hưởng hôm nay.

-Tư liệu dùng để chứng minh :

+Lí lẽ

+Dẫn chứng : trong sách vở và thực tiễn đời sống.

2.Tìm ý

a.Giải thích câu tục ngữ :

-Ăn quả nhớ kẻ trồng cây : khi hưởng hoa thơm, trái ngọt phải nhớ người trồng, chăm sóc, vun xới.

-Uống nước nhớ nguồn

=>Nghĩa bóng 2 câu : khi được hưởng thành quả thì phải luôn nhớ và biết ơn người đã tạo ra thành quả đó.

-Yêu cầu lập luận : đưa ra và phân tích những dẫn chứng thích hợp để chứng minh luận điểm đó là đúng đắn.

b.

Nội dung đạo lí : phải luôn nhớ và trân trọng, biết ơn những người đã tạo ra thành quả mà mình được hưởng.

.

c.Những biểu hiện trong thực tế đời sống :

-Những lễ hội tưởng nhớ tổ tiên

-Truyền thống thờ cúng ông bà, tổ tiên đã khuất.

-Thăm hỏi, chăm nom những người công với đất nước, có công dạy dỗ, những người đã giúp đỡ bản thân…

-Các lễ hội cũng là một hình thức tưởng nhớ các vị tổ tiên :

Ví dụ : Lễ hội đền Hùng ( giỗ tổ Hùng Vương), hội đền Sòng ( mẫu Liễu Hạnh),….

-Ý nghĩa ngày cúng giỗ trong gia đình :

+Tưởng nhớ những người đã khuất

+Nhớ tới công ơn sinh thành, xây đắp vun vén cho gia đình để con cháu được thừa hưởng hôm nay.

-Những ngày Thương binh liệt sĩ, Nhà giáo VN …=> nhớ và biết ơn những người có công với đất nước, những người dạy dỗ bản thân..

-Người VN không thể sống thiếu các phong tục, lễ hội đó.

d.Đạo lí gợi suy nghĩ

+Đó là 1 quan niệm sống, đạo lí sống đẹp.

+Là truyền thống đẹp, cần được gìn giữ, phát huy.

+Nhắc nhở trách nhiệm của mọi người : phải biết ơn những người đã tạo ra thành quả đó, đồng thời hãy sống và làm việc theo truyền thống tốt đẹp đó.

3. lập dàn ý

a.Mở bài

-nêu luận điểm cần chứng minh : đạo lí sống nhớ ơn người đã tạo ra thành quả mình được hưởng.

-Đạo lí thể hiện trong hai câu tục ngữ.

b.Thân bài

*Giải thích ngắn gọn nội dung đạo lí, làm rõ vấn đề cần chứng minh.

* Chứng minh nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí đó

-Dẫn chứng trong sách vở : con chim ăn khế trả ơn, trạng nồi thi đỗ => quay về báo đáp nhà đã cho mượn nồi vét cơm,…

-Dẫn chứng thực tế :

+Các lễ hội văn hóa

+Truyền thống thờ cúng ông bà, tổ tiên

+HỌc trò biết ơn thầy cô giáo

+Các phong trào đền ơn đáp nghĩa

+…

c.Kết bài

-Khẳng định giá trị và sự đúng đắn của đạo lí đó.

-Tự hào và trách nhiệm phát huy truyền thống đạo lí đó

4. Viết bài

Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thức trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “Uống nước nhớ nguồn” .
Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta.
Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng chỉ là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có.
Đến câu tục ngữ thứ hai “Uống nước nhớ nguồn”. Cũng giống câu tục ngữ thứ nhất. Câu tục ngữ này đều mang ý ẩn dụ dưới hình thức cụ thể, sinh động. Nước chính là thứ chúng ta hưởng thụ còn nguồn chính là người tạo ra cái để chúng ta hưởng thụ đó. Câu tục ngữ này chỉ vẻn vẹn có bốn chữ mà ý tứ sâu xa ẩn dưới cấu trúc mô hình điều kiện, hệ quả. Nói đến nước trong nguồn là nói đến sự mát mẻ, thanh tao. Và nguồn nước sẽ mãi không bao giờ vơi cạn. Chữ “nhớ” trong câu là một từ quan trọng, tâm điểm của câu tục ngữ. Ý nghĩa câu tục ngữ này thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu cảm xúc.
Tóm lại hai câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nó không tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩn chứa trong hai câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộc sống trên hành tinh này.

Bình Trần Thị
25 tháng 2 2017 lúc 18:34

a. Mở bài:

Dân tộc Việt Nam có truyền thống đạo đức tốt đẹp được xây dựng trên nền tảng của tư tưởng nhân nghĩa.

Suốt mấy ngàn năm, nhân dân ta nhắc nhở nhau sống theo đạo lí: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn.

b. Thân bài:

Giải thích: Thế nào là Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn: Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người đã tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.

Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó thể hiện qua hành động, lời ăn tiếng nói hằng ngày:

* Xưa:

Lễ hội: giỗ Quốc Tổ, lễ tế Thần Nông, lễ tịch điền , Tết có lễ tảo mộ, tết thanh minh , tục tết thầy học, tết thầy lang. sau vụ gặt : tết cơm mới ( tế thần và biếu bậc trên , những người tri ân cho mình như bố mẹ, nhạc gia , thầy , ông lang…)

Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà…kính nhớ những người đã khuất. Phụng dưỡng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ lúc tuổi già..

Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối, các vị anh hung có công mở nước và giữ nước.

* Nay

10/3 các nơi vẫn làm lễ giỗ tổ.

Các bảo tàng …. Nhắc mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc.

27/7 viếng các nghĩa trang liệt sĩ …

Các phong trào đền ơn đáp nghĩa….

Các ngày lễ 27/7, 20/11, 8/3, 1/5, giỗ tổ nghề… có ý nghĩa như thế nào?

Các thế hệ sau giữ gìn, vun đắp ,phát huy …

Đáng trách những kẻ vong ân bội nghĩa…

c. Kết bài:

Lòng biết ơn là tình cảm cao quí , thiêng liêng, là thước đo đạo đức, phẩm chất …

Tạo vẻ đẹp tinh thần truyền thống của VN.

_silverlining
25 tháng 2 2017 lúc 18:59

Gợi ý:

- Hai câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”“Uống nước nhớ nguồn” nói lên điều gì?

- Chú ý các từ ngữ gợi dẫn trong đề bài để xác định đúng luận điểm cho bài văn: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây“, “Uống nước nhớ nguồn“.

Luận điểm của bài văn không phải là tính đúng đắn của hai câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây“, “Uống nước nhớ nguồn” mà là từ xưa đến nay nhân dân ta đã luôn luôn sống theo đạo lí đúng đắn được đúc kết trong hai câu này. Việc hiểu ý nghĩa của hai câu tục ngữ là để xác định cái đạo lí mà nhân ta luôn coi trọng ở đây là gì, từ đó mới có thể xác định được các lí lẽ, dẫn chứng cũng như định hướng lập luận cho phù hợp.

- Phân tích lí lẽ: diễn giải ý nghĩa của hai câu tục ngữ; khẳng định rằng từ xưa đến nay nhân dân ta luôn chứng tỏ đạo lí ấy;

- Tìm những biểu hiện cụ thể trong thực tế đời sống để chứng minh rằng nhân dân ta luôn “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây“, “Uống nước nhớ nguồn“. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của bài văn. Có thể tham khảo thêm sách báo, hỏi thêm người lớn để có các dẫn chứng thuyết phục. Có thể dẫn các dẫn chứng theo gợi ý sau:

+ Các lễ hội ở đình, chùa nhằm mục đích gì? Hãy kể một số lễ hội mà em biết (Lễ giỗ tổ Hùng Vương chẳng hạn);

+ Các gia đình người Việt Nam có thường hay thờ cúng tổ tiên không? Ngày cúng giỗ trong mỗi gia đình có ý nghĩa gì?

+ Ý nghĩa của các ngày lễ: Ngày Thương binh liệt sĩ, Ngày Nhà giáo Việt Nam, Ngày phụ nữ Việt Nam, Ngày Thầy thuốc Việt Nam…;

+ Nhà nước phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, con em thương binh liệt sĩ được hưởng chế độ ưu tiên,…

- Có phải các hoạt động trên đã thành nếp sống, thành nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá của người Việt Nam không?

- Bản thân em có suy nghĩ gì về đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây“, “Uống nước nhớ nguồn“? Em đã làm được những việc gì theo đạo lí ấy và sẽ sống thế nào để thực hiện đạo lí ấy?


Trần Ngọc Định
25 tháng 2 2017 lúc 19:01

Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn

_Tham khảo link này nhé_

Trần Ngọc Định
25 tháng 2 2017 lúc 19:04

Dàn ý:
a. Đề yêu cầu chứng minh vấn đề:
Phải biết ơn những thế hệ đi trước khi mình hôm nay được thừa hưởng những thành quả của họ.
- Cả hai câu đều dùng hai hình tượng gợi liên tưởng "quả" và "cây"; "nước" và "nguồn", vốn có quan hệ nhân quả.
- Lập luận chứng minh ở đây:
+ Trước hết giải thích ngắn gọn hai câu tục ngữ để hiểu ý cần chứng minh.
+ Sau đó đưa ra các luận điểm phụ và làm sáng tỏ chúng bằng dẫn chứng và lí lẽ.
+ Rút ra bài học, đánh giá tình cảm biết ơn thế hệ đi trước.
b. Đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây","Uống nước nhớ nguồn": là biểu hiện của lòng biết ơn, biểu hiện ân nghĩa thuỷ chung của con người Việt Nam giàu tình cảm.
Được thừa hưởng những giá trị vật chất và tinh thần ngày nay, chúng ta phải biết ơn, hướng về nơi xuất phát ấy để tỏ lòng kính trọng và cũng phải hành động để trả phần nào cái ơn đó.
c. Những biểu hiện:
- Những lễ hội tưởng nhớ tới tổ tiên.
+ Giỗ Tổ Hùng Vương 10 - 3 âm lịch.
+ Giỗ Tổ Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương.
+ Lễ hội Đống Đa kỉ niệm Quang Trung đại phá quân Thanh.
- Ngày cúng giỗ trong gia đình có ý nghĩa.
+ Nhớ tới ông bà cha mẹ - những người đã khuất.
+ Nhớ tới công ơn sinh thành, xây đắp vun vén cho gia đình để cho con cháu được thừa hưởng hôm nay.
+ Để cho người đang sống tự nhận ra những gì đã làm tốt và những gì còn thiếu sót trong lúc khấn vái với ông bà tổ tiên.
- Những ngày:
+ Thương binh liệt sĩ: để nhớ những người đã hi sinh đời mình, hi sinh một phần thân thể của mình vì đất nước, vì hạnh phúc hôm nay.
+ Nhà giáo Việt Nam: tôn vinh và để cho học trò được biết ơn công lao của thầy cô.
+ Quốc tế Phụ nữ: để xã hội biết ơn những người phụ nữ có vai trò to lớn đối với xã hội, với cuộc sống hôm nay.
Tất cả những ngày trên là nhắc lại, nhấn mạnh lại ý nghĩa của những câu tục ngữ trên; là hành động phù hợp với truyền thống đạo lí dân tộc.
d. Đạo lí trên cho em những suy nghĩ sâu sắc: về lòng biết ơn là nét đẹp trong nhân cách làm người.
+ Truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
- Nó cũng luôn cho em tự soi chiếu vào những hành vi hàng ngày; phải biết xấu hổ khi mắc lỗi lầm, biết hạnh phúc hân hoan khi làm được điều tốt.
- Đạo lí trên giúp em phải có nghĩa vụ tham gia vào các phong trào "đền ơn đáp nghĩa"

Thảo Phương
26 tháng 2 2017 lúc 8:14

Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thức trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “Uống nước nhớ nguồn” .
Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta.
Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng chỉ là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có.
Đến câu tục ngữ thứ hai “Uống nước nhớ nguồn”. Cũng giống câu tục ngữ thứ nhất. Câu tục ngữ này đều mang ý ẩn dụ dưới hình thức cụ thể, sinh động. Nước chính là thứ chúng ta hưởng thụ còn nguồn chính là người tạo ra cái để chúng ta hưởng thụ đó. Câu tục ngữ này chỉ vẻn vẹn có bốn chữ mà ý tứ sâu xa ẩn dưới cấu trúc mô hình điều kiện, hệ quả. Nói đến nước trong nguồn là nói đến sự mát mẻ, thanh tao. Và nguồn nước sẽ mãi không bao giờ vơi cạn. Chữ “nhớ” trong câu là một từ quan trọng, tâm điểm của câu tục ngữ. Ý nghĩa câu tục ngữ này thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu cảm xúc.
Tóm lại hai câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nó không tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩn chứa trong hai câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộc sống trên hành tinh này.

Bùi Khánh Duy
26 tháng 2 2017 lúc 15:12

mình cảm ơn mấy bạn nhiều nha !!!!!!!!


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Anh Tuấn
Xem chi tiết
phạm hồng lê
Xem chi tiết
NhuHao2006 Dao
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Long
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Huyền Trang
Xem chi tiết
Hương Giang
Xem chi tiết
cô bé ngốc nghếck
Xem chi tiết
Lê Nguyễn Ngọc Trâm
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Huyền Trang
Xem chi tiết