Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thức trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay câu "Uống nước nhớ nguồn".
Mở bài: Dân tộc Việt Na vốn có truyền thống nhân nghĩa thủy chung. Lòng biết ơn đối với người khác, người có công với mình là biểu hiện của truyền thống nhân nghĩa thể hiện đạo đức, nhân cách con người. Để ghi nhớ và nhắc nhở con cháu đời sau, cha ông ta đã đúc kết và lưu truyền trong hai câu tục ngữ đó là:
"Uống nước nhớ nguồn và Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
Trong suốt chiều dài 4000 năm lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam,ông cha ta đã không nghừng nghỉ đúc kết những kinh nghiệm trong đời sống và truyền đạt lại cho con cháu đời sau những đạo lí làm người.Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều câu tục ngữ,thành ngữ,ca dao nói về các đạo lí ấy do người đời trước để lại,ví dụ như đạo lí "Lá lành đùm lá rách" hay "Tôn sư trọng đạo".Nhưng còn có một đạo lí quan trọng hơn cả,đó là "Uống nước nhớ nguồn" , "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".Nhân dân ta từ trước tới nay vẫn luôn sống theo đạo lí ấy.
Đạo đức, nhân cách là những điều vô cùng quan trọng, nó được thể hiện trong thói quen, lối sống, nó là giá trị cao quí nhất của con người để người khác đánh giá về bản thân mình. Một trong số đó chính là lòng biết ơn. Đất nước chúng ta có 4000 truyền thống văn hóa, ông cha ta đã đúc kết những bài học, những đạo lý mà nhân dân đời đời gìn giữ để truyền lại cho con cháu đời sau. Và bài học về lòng biết ơn từ xưa của nhân dân ta đã thể hiện ở câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn. Đó là một đạo lý mà nhân dân ta luôn sống và làm theo nó.
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống nhân nghĩa thuỷ chung son sắt. Lòng biết ơn đôi với người khác - người có công ơn với mình là một biểu hiện của truyền thống nhân nghĩa đó. Để ghi nhớ và nhắc nhở con cháu đời sau, cha ông xưa đã đúc kết và lưu truyền trong những câu tục ngữ vô cùng ý nghĩa:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Uống nước nhớ nguồn
Ca dao xưa có câu: Con người có tổ có tông Như cây có cội, như sông có nguồn để nói lên rằng: bất cứ ai cũng có cội nguồn, gốc rễ và câu ca dao như lời nhắc nhở đối với mỗi chúng ta là hãy biết trân trọng, biết ơn những thế hệ đi trước và đó cũng chính là đạo lí muôn đời được thể hiện ở câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn”. Đó là đạo lí cao đẹp thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với lớp cha anh đi trước, những người đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho sự nghiệp dựng nước, giữ nước, những người đã ngày đêm lao động miệt mài để chúng ta có thể hưởng cuộc sống ấm no đầy đủ. Câu ca dao mang ý nghĩa sâu sắc, khẳng định một lẽ sống có tình nghĩa, thủy chung, ân tình. Truyền thống biết ơn đó đã được gìn giữ phát huy từ xưa cho đến nay.