Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 11
Số lượng câu trả lời 47
Điểm GP 4
Điểm SP 43

Người theo dõi (6)

Đang theo dõi (3)

Tạ Thanh Huyền
Học 24h
Võ Bảo Vân

Câu trả lời:

Việt Nam được biết đến như một trung tâm ĐDSH của thế giới với các hệ sinh thái tự nhiên phong phú và đa dạng. Các hệ sinh thái rừng, đất ngập nước, biển, núi đá vôi… với những nét đặc trưng của vùng nhiệt đới và là nơi sinh sống, phát triển của nhiều loài hoang dã đặc hữu, có giá trị, trong đó có những loài không tìm thấy ở nơi nào khác trên thế giới. Trong những thập kỷ gần đây, sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế đem lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội nhưng đồng thời cũng gây ra nhiều áp lực đối với ĐDSH. Dân số tăng từ dưới 73 triệu người năm 1995 lên trên 91,7 triệu người trong năm 2016, đưa Việt Nam trở thành nước đông dân số thứ 13 trên thế giới và đã tạo ra một nhu cầu rất lớn về tiêu thụ tài nguyên. Thêm vào đó, tác động do ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, nước biển dâng với xu hướng dự báo ngày càng tăng đang để lại những hậu quả đối với ĐDSH, các hệ sinh thái tự nhiên trên cạn cũng như dưới nước. Các yếu tố nêu trên làm ĐDSH ở nước ta đang bị suy thoái với tốc độ nhanh, diện tích một số hệ sinh thái tự nhiên quan trọng bị thu hẹp, ảnh hưởng đến việc cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái. Số loài và số lượng cá thể của các loài hoang dã bị suy giảm mạnh, nhiều loài bị đe dọa tuyệt chủng. Các nguồn gen hoang dã cũng đang trên đà suy thoái nhanh và thất thoát nhiều. Số lượng các loài thủy sinh vật, đặc biệt các loài thủy sản có giá trị kinh tế trong tự nhiên bị giảm sút nhanh chóng. Các giống bản địa đang bị mất đi do sự du nhập các giống mới, đặc biệt là các giống lai, giống biến đổi gen có năng suất cao và một số ưu điểm khác. Suy thoái ĐDSH dẫn đến mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước.

Câu trả lời:

Nghị luận về Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Bài làm:

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là nhà cách mạng vĩ đại mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn. Người đã để lại cho dân tộc Việt Nam di sản văn học có giá trị, gắn liền với tiến trình phát triển của cách mạng và đời sống tinh thần của dân tộc. Trong đó có bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được trích trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam.

Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” nói về lòng yêu nước, nồng nàn và sôi sục khi giặc ngoại xâm lấn tới. Bằng những dẫn chứng hết sức cụ thể, phong phú và giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc, tinh thần ấy vốn có ở tất cả các dân tộc trên thế giới. Song, tư tưởng ấy được hình thành sớm hay muộn và mức độ biểu hiện cũng như chiều hướng phát triển của nó lại tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử đặc thù của từng dân tộc. Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sứ mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam là lịch sử đất tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập từ tay kẻ thù xâm lược. Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngầm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đâu. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết : "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.

Trong lịch sử, có rất nhiều các cuộc kháng chiến vĩ đại chứng minh cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Từ thế kỷ thứ III trước công nguyên, dân tộc ta đã đánh tan cuộc xâm lược đầu tiên của bọn phong kiến phương Bắc do nhà Tần tiến hành. Từ năm 179 trước công nguyên đến năm 938, nước ta tiếp tục nằm dưới sự đô hộ của phương Bắc. Đây là thời kỳ đầy máu và nước mắt, nhưng cũng là thời kỳ biểu hiện sức mạnh quật cường, sự vươn lên thần kỳ của dân tộc ta và kết thúc với chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt. Tiếp sau thời kỳ này là hàng loạt các chiến thắng vang dội khác: Lê Hoàn đánh tan quân Tống, nhà Trần ba lần đánh bại quân Nguyên – Mông,... Trong những cuộc chiến tranh tàn khốc đó, lòng yêu nước ở mỗi người dân Việt nam đã được thể hiện ở tinh thần dám xả thân vì nước, sẵn sàng đặt lợi ích cúa quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích riêng tư của bản thân mình, đấu tranh không biết mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng đất nước, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Biết bao người con của dân tộc đã tự nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho đất nước và đã anh dũng hy sinh nơi chiến trường. Biết bao nhiêu người mẹ, người vợ đã tiễn chồng, tiễn con ra mặt trận mà không bao giờ còn được đón họ trở về, tất cả những công dân Việt Nam, họ biết họ đang đối mặt với sự sống và cái chết nhưng họ gạt bỏ tất cả nỗi sợ hãi.! Đây là sự hy sinh to lớn được thúc đẩy bởi tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta. Bấy nhiêu thôi cũng đã quá đủ để có thể thấy rằng, tư tưởng yêu nước không phải là một triết lý đế án đàm, nó là kim chỉ nam cho hành động, đem lại một sức mạnh to lớn, thúc đẩy dân tộc ta tiến lên.

Chính vì vậy, mà bản thân mỗi người dân Việt Nam như bọn em cần phải biết kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, thể hiện niềm tự hào dân tộc bằng những việc làm đơn giản như ra sức: học tập, rèn luyện,… Để sau này khi lớn lên có thể góp một phần nhỏ của mình vào công cuộc phát triển đất nước.

Lòng yêu nước là một truyền thống vô cùng tốt đẹp và đáng tự hào của dân tộc ta. Truyền thống ấy có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển đất nước. Chính ý nghĩa to lớn đó mà em tự hứa sẽ làm theo lời bác Hồ đã căn dặn: non sông Việt Nam có trở lên tươi đẹp được hay không, chính là nhờ một phần vào công học tập của các em.