Áp dụng hệ thức bất định Heisenberg để tính độ bất định về vị trí cho trường hợp electron chuyển động trong nguyên tử với giả thiết Δvx = 106 m/s. Cho biết me = 9,1.10-31 kg; h = 6,625.10-34 J.s.
Bài Giải:
Ta có hệ thức Heisenberg là :
\(\Delta p_x\).\(\Delta x\) \(\ge\frac{h}{2\pi}\)
\(p_x\): là động lượng của electron chuyển động trong nguyên tử (kg.m/s)
x: là tọa độ (m)
Ta có : \(\Delta p_x\).\(\Delta x\) \(=m.\Delta x.\Delta v_{x_{ }}\)\(\le\frac{h}{2\pi}\)
Vậy vị trí của electron chuyển động trong nguyên tử được xác định là: \(\Delta x\le\frac{h}{2.m.\pi.\Delta v_x}=\frac{6,625.10^{-34}}{2.\pi.10^6.9,1.10^{-31}}\approx1,2.10^{-10}\)(m)
hay là : \(1,2A^o\)
" Thưa thầy, đây là bài giải của em cho bài 2 trong phần cấu tạo chất. Trình bày bài như thế này có được không ạ? Thầy bổ sung cho em với ạ. "
Thầy rất hoan nghênh bạn Thắng đã làm bài tập, cố gắng làm nhiều bài tập hơn nữa để được cộng điểm.
Bài giải của bạn đối với câu hỏi 2 ra kết quả đúng rồi, tuy nhiên cần lưu ý: khi tính độ bất định về vị trí hoặc vận tốc người ta sử dụng hệ thức bất định Heisenberg và thay dấu bất phương trình bằng dấu = để giải cho đơn giản nhé.
Thầy rất hoan nghênh bạn Thắng đã làm bài tập, cố gắng làm nhiều bài tập hơn nữa để được cộng điểm.
Bài giải của bạn đối với câu hỏi 2 ra kết quả đúng rồi, tuy nhiên cần lưu ý: khi tính độ bất định về vị trí hoặc vận tốc người ta sử dụng hệ thức bất định Heisenberg và thay dấu bất phương trình bằng dấu = để giải cho đơn giản nhé.