Ngữ văn

46.Tường Vy 6/7
Xem chi tiết
minh nguyet
21 tháng 11 2021 lúc 16:30

Câu ca dao là lời ngỏ ý muốn hỏi nhà cô gái của chàng trai. 

Bình luận (0)
Rantee Trương
Xem chi tiết
︵✰Ah
21 tháng 11 2021 lúc 16:24

Có từ" Trốc"

Bình luận (0)
lạc lạc
21 tháng 11 2021 lúc 16:25

trốc nhé

Bình luận (0)
ttl169
Xem chi tiết
27 - Tuyết Mai
6 tháng 12 2021 lúc 15:11

  Dịch Covid 19 là một đại dịch khủng khiếp đã gây khiếp sợ cho toàn nhân loại.Để ngăn chặn sự lây lan cỉa dịch, đòi hỏi nhân dân ta phải có tính thần đoàn kết, yêu thương lẫn nhau. Nhân dân ta từ xưa đã vinh danh tính thần đoàn kết. Từ những cuộc đấu tranh thời phong kiến đến những cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ , đều phần nào nhờ đến tình thần đoàn kết của nhân dân ta. Và ngày nay, tình thần đoàn kết đó lại một lần nữa được thể hiện của những người dân nơi tổ quốc cờ đỏ sao vàng. Chúng ta cùng nhau quyên góp đồ ăn, những vật dụng hàng ngày cho những vùng cí dịch. Giúp đỡ những nơi cách ly, những nơi đang gặp khó khăn. Hơn thế nữa, nhân dân ta còn ủng hộ rất nhiều tiền cho quỹ vắc xin phòng Covid 19. Chúng ta tuân thủ theo mệnh lệnh của thủ tướng, ở yên tại nhà, thực hiện thông điệp 5K. Tất cả những điều trên đều đã thể hiện lòng yêu nước và tình thần đoàn kết của nhân dân ta. Hi vọng trong tương lai, tinh thần đoàn kết ấy vẫn luôn sống nãi trong lòng người dân VN ta

Bình luận (0)
hằng lê
Xem chi tiết
Đại Tiểu Thư
21 tháng 11 2021 lúc 16:16

tham khảo:

Qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ: "trắng" là màu sắc của làn da, "tròn" là vẻ đẹp đầy đặn phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ "tấm lòng son". Sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ "ba chìm bảy nổi" được tác giả biến đổi thành "bảy nổi ba chìm", từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến.

Bình luận (0)
Phương Mai
Xem chi tiết
lạc lạc
21 tháng 11 2021 lúc 16:15

1. Gió đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu lời đắng cay.
2. Chàng ơi giận thiếp làm chi
Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng.
3. Bài thơ " LƯỢM" của Tố Hữu ấy

Bình luận (0)
lạc lạc
21 tháng 11 2021 lúc 16:16

TK

2.

– Giống nhau:

+ Không nói đúng thực tế của sự việc, hiện tượng.

+ Cả 2 đều là biện pháp tu từ thường được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày, trong văn học thơ ca.

– Khác nhau:

+ Nói quá nhằm phóng đại sự việc lên, làm tăng thêm sự nổi bật của vấn đề cần nói, tạo ấn tượng mạnh cho người nghe.

+ Còn nói giảm nói tránh thì làm giảm bớt đi so với thực tế nhằm giúp sự việc hiện tượng trở nên nhẹ nhàng hơn, lịch sự hơn hoặc tâm lý hơn qua đó người nghe cảm thấy dễ chịu hơn.

Bình luận (0)
phuongnguyen
Xem chi tiết
minh nguyet
21 tháng 11 2021 lúc 16:10

Câu trần thuật

Bình luận (0)
Lan Phương
21 tháng 11 2021 lúc 16:11

câu trần thuật

Bình luận (0)
Cao Tùng Lâm
21 tháng 11 2021 lúc 16:16

Câu kể

 

Bình luận (1)
Phan Hoàng Linh Ân
Xem chi tiết
lạc lạc
21 tháng 11 2021 lúc 16:29

 

Những tấm lòng bao dung, nhân hậu của các cụ già, người khuyết tật, người nghèo đã lan tỏa đến cả thế hệ măng non. Ở nhiều địa phương, các em thiếu niên, nhi đồng cũng có những hành động thiết thực đóng góp cho công tác phòng, chống dịch. Em Nguyễn Ngọc Ánh, học sinh lớp 7, Trường THCS Vĩnh Tường, ở thôn Cao Xá, xã Cao Đại, huyện Vĩnh Tường đã mang con lợn tiết kiệm của mình với số tiền 1.036.000 đồng tới UBND xã Cao Đại để ủng hộ địa phương trong phòng, chống dịch Covid-19. Đây là số tiền do Ngọc Ánh cùng em gái tiết kiệm tiền ăn sáng, tiền tiêu vặt của mình trong hơn một năm qua. Thông qua các chương trình thời sự, hệ thống truyền thanh của thôn, xã và sau khi biết được tấm gương trong xã có bác Cường (là người cao tuổi bị khuyết tật) cũng đã tham gia ủng hộ phòng, chống dịch, em Ánh đã quyết định cùng em gái đập lợn, dùng hơn một triệu đồng tiền tiết kiệm để ủng hộ công tác phòng, chống dịch ở địa phương. Hay các em học sinh trường tiểu học Tam Quan (Tam Đảo); Đống Đa, Định Trung (Vĩnh Yên) đã ủng hộ số tiền gần 3 triệu đồng...

Những tấm lòng nhân ái tràn đầy yêu thương, sẻ chia với cộng đồng của các cụ già, em nhỏ, người nghèo, người khuyết tật đã thắp lên niềm tin, góp sức cho cuộc chiến đẩy lùi dịch Covid-19. Những tấm gương sáng, những tấm lòng nhân ái đó rất đáng được hoan nghênh và cần được khuyến khích, lan toả sâu rộng hơn nữa trong cộng đồng

Bình luận (0)
Nguyễn Hà My
Xem chi tiết
Nguyễn Hà My
21 tháng 11 2021 lúc 16:05

giúp mình với

Bình luận (0)
hằng lê
Xem chi tiết
Huyền^^
21 tháng 11 2021 lúc 16:05

Tham khảo!!!

Chủ nghĩa yêu nước là một trong số những nội dung lớn của văn học Việt Nam nói chung và văn học trung đại nói riêng. Và có thể nói, "Sông núi nước Nam" của Lý Thường Kiệt và "Phò giá về kinh" của Trần Quang Khải là những tác phẩm tiêu biểu về chủ nghĩa yêu nước trong kho tàng văn học trung đại Việt Nam. Mặc dù thời gian ra đời của hai tác phẩm cách xa nhau nhưng cả hai tác phẩm đều thể hiện rõ nét lòng yêu nước và tự hào dân tộc.

Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa yêu nước là một nội dung lớn của nền văn học từ xưa đến nay và mỗi tác phẩm lại có những cách biểu hiện khác nhau. Và lòng yêu nước qua hai bài thơ "Sông núi nước Nam" và "Phò giá về kinh" trước hết được thể hiện ở lòng tự hào, tự tôn dân tộc và khẳng định về chủ quyền lãnh thổ của đất nước. Đọc "Sông núi nước Nam" - tác phẩm được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc, chắc hẳn người đọc sẽ không thể nào quên được hai câu thơ mở đầu bài thơ với lời khẳng định đanh thép, hùng hồn về chủ quyền lãnh thổ của nước Nam.

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư

(Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở)

Trước hết, tác giả đã khẳng định chủ quyền dân tộc của nước Nam với việc sử dụng cụm từ "Nam đế cư", điều đó khẳng định nước Nam là của vua Nam, của toàn thể nhân dân Đại Việt, không bất cứ kẻ thủ nào có thể xâm hại được. Câu thơ mở đầu với hào khí mạnh mẽ đã dõng dạc khẳng định chủ quyền của nước Đại Việt và hơn thế nữa, để khẳng định cho chủ quyền ấy, tác giả còn mượn hình ảnh "thiên thư' trong câu thơ tiếp theo. "Thiên thư" chính là sách trời, nó chính là chân lí, là niềm tin bất diệt của con người và rõ ràng rằng, sách trời đã phân định lãnh thổ cho nước Nam một cách rõ ràng, rạch mạch - đó là điều không bất cứ ai, không bất cứ điều gì có thể chối cãi và thay đổi. Và như vậy, với giọng thơ hùng hồn, đanh thép, hai câu thơ mở đầu bài thơ đã khẳng định chủ quyền lãnh thổ của nước Đại Việt và qua đó thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc.

Và với Phò giá về kinh của Trần Quang Khải cùng vậy, hai câu thơ mở đầu bài thơ đã thể hiện lòng tự hào dân tộc thông qua việc tái hiện hào khí chiến thắng của quân ta trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược.

Bình luận (0)
Nhất Đinh
Xem chi tiết
lạc lạc
21 tháng 11 2021 lúc 16:31

tham khảo

Đã qua ba năm kể từ khi bà tôi về với đất. Ba năm sao mà nhanh đến thế, tôi cũng lớn lên nhiều mang theo cả những lời dạy bảo của bà càng ngày càng trở nên thấm thía đối với tôi. Và có một bài học mà bà dạy cho tôi mà cả đời tôi không bao giờ có thể quên đó là bài học về lòng nhân ái. Tôi còn nhớ như in câu chuyện chiều hôm ấy, năm tôi mới chỉ bảy, tám tuổi và còn vô tư hồn nhiên đối với mọi sự đời. Đó là một buổi chiều mưa gió mà tôi chỉ muốn cuốn chăn ngủ một giấc say ở nhà và tưởng chừng như chẳn ai muốn ra đường thì có bóng ai đó đang thấp thoáng ở cổng và có ý gọi vào nhà, tôi ngó ra trong lúc bà của mình mở cồng mời người đó vào. Đó là một ông lão ăn xin trong vẻ bề ngoài xấu xí bẩn thủi lại bị ướt vì mưa, tôi không hề muốn để ông vào nhà tí nào. Nhưng thái độ của bà của khác hoàn toàn, bà ân cần y như người quen khiến tôi lạ lắm, bà mời ông vào nhà rót nước mời ông, còn lấy cơm canh cho ông ăn, đợi mưa ngớt mới chịu để ông ấy rời đi. Nhìn những hành động ấy, tôi không hiểu lắm, khi ông đã đi, tôi mới thắc mắc hỏi xem đó có phải người quen của bà không nhưng bà chỉ nói một câu khiến tôi nhớ suốt đời: “Ta không quen ông ấy con à nhưng con hãy nhìn ông ấy đi, cùng là con người với nhau, ông ấy đâu khác gì chúng ta vậy thì cần gì phải xét xem chúng ta có quen nhau hay không?”. Câu nói ấy tôi không thể hiểu ngay mà phải chờ đến nhiều năm sau mới hiểu rõ nhưng nó đã ngấm vào tôi từ lúc nào với tinh thần mà bà truyền cho tôi: “Sống ở trên đời đã là con người thì điều quan trọng chính là yêu thương lấy nhau”.

Bình luận (0)