Rằm tháng giêng

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
5 coin

I. Đọc và tìm hiểu chú thích:

1. Đọc.

+ P. âm chữ Hán: 4/3, 2/2/3

+ Dịch thơ: 2/2/2; 2/4/2

=> Thể dịch: Lục bát, thêm vào các từ: lồng lộng, bát ngát, ngân, thiếu: 1 từ xuân (C2), yên ba (C3).

2: Tác giả:

- Hồ Chí Minh (1890 -1969), quê tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

- Người là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam, người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh và giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Hồ Chí Minh là một nhà thơ lớn của dân tộc và là Danh nhân văn hóa thế giới.

- Hồ Chí minh sáng tác nhiều thể loại, để lại một khối lượng tác phẩm lớn:

+ Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến…

+ Truyện, kí: Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.

+ Thơ: Nhật kí trong tù, Thơ Hồ Chí Minh

3: Tác phẩm:

- Bài thơ được sáng tác vào năm 1948, khi BH ở chiến khu VBắc.

II. Đọc - hiểu văn bản.

1. Kiểu văn bản:

- Biểu cảm: (trữ tình hiện đại)

- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.

2. Bố cục:

- Hai câu đầu

- Hai câu cuối

3. Phân tích:

a. Hai câu thơ đầu:

"Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên

Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên"

- Thời gian: đêm rằm tháng giêng

- Cảnh vật: trăng tròn nhất

- Không gian: bầu trời cao rộng, trong trẻo, sáng sủa. bầu trời, dòng sông, mây nước hoà quyện vào nhau.

NT:Điệp từ “xuân” (3 lần)=> Vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân đang tràn ngập cả đất trời: Sông xuân, nước xuân, trời xuân.

=>Hai câu đầu mở ra một không gian cao rộng, mênh mông, tràn đầy ánh sáng và sức sống trong đêm “Nguyên tiêu”. Bầu trời và vầng trăng như không có giới hạn, dòng sông, mặt nước tiếp lẫn, liền với trời. Đây là sông mùa xuân, nước mùa xuân, trời mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, nhưng cũng là dòng sông tuổi trẻ, sức trẻ của tháng giêng, tháng đầu của mùa đầu tiên trong năm- mùa xuân đang tràn ngập cả đất trời.

* Tâm hồn thi sĩ: Tình yêu thiên nhiên mãnh liệt tha thiết.Bằng cách miêu tả khái quát, toàn cảnh, nắm được cái thần của sự vật theo bút pháp truyền thống phương Đông.

 

b. Hai câu cuối (chuyển – hợp)

"Yên ba thâm xứ đàm quân sự

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền"

- Nơi sâu thẳm của dòng sông mịt mù khói sóng, Bác đang cùng các bộ bàn việc quân việc nước.(Cuộc kháng chiến đang ở vào giai đoạn gian khổ nhất)

- Vẽ nên không gian huyền ảo trong đêm trăng "Yên ba thâm xứ "

=>Câu thơ mở ra một không khí thời đại, không khí hội họp luận bàn việc quân, việc nước rất bí mật khẩn trương của Đảng, chính phủ và Bác Hồ trong những năm tháng gay go ấy.

-Hình ảnh con thuyền sau lúc bàn bạc việc quân trở về lướt đi phơi phới trong ngập tràn ánh trăng"ngân đầy thuyền"

Con người hướng về thiên nhiên tươi đẹp đầy ánh trăng.

=> Hai câu cuối với giọng thơ vừa cổ điển, vừa hiện đại, khoẻ khoắn, trẻ trung đã thể hiện tinh thần lạc quan và phong thái ung dung, niềm tin vào ý Đảng, lòng dân, vào cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì gian khổ nhưng nhất định thắng lợi.

Từnhững câu thơ đó toát lên tình yêu thiên nhiên thắm thiết và những rung cảm tinh tế trước thiên nhiên, đất nướccủa Bác. .

4. Tổng kết:

a. Nội dung:

- Tình yêu thiên nhiên.

- Lòng yêu nước, niềm lạc quan cách mạng.

b. Nghệ thuật:

- Kết hợp hài hoà yếu tố cổ điển và hiện đại trong thơ.

- Hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, ngôn ngữ bình dị, tự nhiên.

Khách